Lịch sử Việt-Mỹ
Phỏng vấn ký giả Nguyễn Đình Tú (Phần 4)
Published on
By
Lê Mạnh HùngPhỏng vấn ký giả Nguyễn Đình Tú (Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5)
Nguyễn Đình Tú, bút danh là Nguyễn Tú, một nhà báo nổi tiếng của tờ Chính Luận ở Miền Nam Việt Nam trước 1975.
Người phỏng vấn: TS. Lê Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu lịch sử, tác giả “Vietnamese History In Retrospect”.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện ngày 05/07/2003 tại Alexandria, Virginia, Hoa Kỳ.
Người gỡ băng phỏng vấn: Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ, Đại học Oregon.
Bản dịch tiếng Anh trên US-Vietnam Review, “Nguyen Đinh Tu’s interview” (Part 1, Part 2, Part 3, Part 4, Part 5). Translated by Phan Lê Dũng.
Nguyen Tu 4-Interview-Hung
Người Phỏng Vấn(LMH): Bây giờ cháu xin hỏi chú là khi mà năm 1953 đó, khi chú ra ngoài bắc thì chú làm gì cho bên ông Nguyễn Hữu Trí?
Ông Nguyễn Đình Tú (NĐT): À hồi đó thì chú đương ở Sài Gòn đó, chú đương ở Sài Gòn, chú đi dạy học, thế cùng với anh bạn – anh bạn học ở Lyceé cũ của chú là anh Phạm Chứ, hai người thân với nhau lắm. Thế thì chú dạy học thì có tin rằng thì là ông ông Trần Như Thuần đó, tức là ông thay mặt ông Nguyễn Hữu Trí làm Commissioner đó – là uỷ viên Bình Trị, thế là ông ấy vào. Lúc đó thì chú chưa Bao giờ biết mặt ông Thuần cả. Thế ông thì cho các anh em đã làm với ông ấy, như là Ứng này, Hợi này, với mấy một số các anh em khác cũng ở trong Đại Việt ấy, mà chú biết tên đấy, thì họ đã vào làm trong đó rồi. Thế ông ấy, sau này ra ngoài tới Hà Nội thì họ mới kể, thì họ mới kể rằng thì là họ muốn lôi chú ra để mà làm việc ngoài đó. Thế thì chú nhận được cái bức thư, của Ứng viết vào báo tin trước. Thì lúc ông Thuần tới đó thì chú cũng mời vào chỗ hotel chú ở, gọi hotel cho nó sang nhưng mà cũng là hotel của Tàu, nó ngay ở trước cửa chợ Hoà Bình, trong Chợ Lớn bây giờ đó. Thì hồi đó, cái Hôtel đó, cái khu đó thì là Tây nó chim thâu, nó làm cái trại lính thì đến hồi đó thì nó trả lại hết cả. Thành ra cái chỗ đó, mở mang ra thành một cái khu: vừa là khu buôn bán; vừa là cái khu để mà dân chúng có thể xây nhà, xây cửa để mà ở đấy được. Thế thì cái hotel đó lấy tên là hotel Hoà Bình, sau này thì là cái rạp Ciné Palace ở đó, xây cạnh đó. Thế chú ở đó với Phạm Chứ thì ông Thuần vào, thì là chú cũng đi đón và về đấy, thì chú cũng lấy một cái phòng cho ông ấy ở cùng ấy cả. Thế ông ông ấy kể thì ngoài đấy, lúc bấy giờ anh em cũng cần, cần anh, anh ra để anh giúp. Chú cũng chú thực sự ra, thì chú không muốn ra. Chú mới hỏi: Thế thì anh làm cái gì? Mới bảo: làm cái cơ quan Bình Trị, mà ông Trí thì ông ấy, tôi thì tôi, tôi uỷ nhiệm là uỷ viên chính trị, tức là sau ông Trí là tôi. Thì anh em: Anh Ứng, anh Hợi, với lại mấy anh nữa đó, anh Phấn rồi nọ kia cũng đã làm ở đấy cả rồi, cũng khá bộn, nhiều người đông. Thế hỏi: Công việc của các anh ấy là gì? Thì công việc là(ông Thuần cho biết) công việc là: mỗi một người như thế đó thì là đi xuống tỉnh, ngồi cạnh tỉnh trưởng, vừa làm việc, coi về cái kế hoạch bình định ông tỉnh trưởng làm, có theo đúng cái kế hoạch, với cái chương trình của Phủ Thủ hiến không. Hai nữa là có thể có sáng kiến – coi như cố vấn cho ông tỉnh trưởng đấy, là nên làm cái này thêm, hay là bỏ một cái gì đó đi, thí dụ thế. Chú bảo: Thế thì những người mà nhận một cái nhiệm vụ như thế đó, thì có được huấn luyện gì về cái chuyện Bình Trị của mình không? Thế lúc bấy giờ, ông mới ngưng lại, ông có vẻ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đó. Thì sau ông ấy cũng nói được, là ông ấy có cái, cũng có cái quy tắc riêng, những quy định riêng, để đưa cho các anh đọc, các anh căn cứ vào đấy các anh làm. Thì chú bảo: Thế thì cái điều kiện đòi hỏi cái người Bình Trị viên như vậy đó, là phải như thế nào. Có phải có cái học lực nào, hay có biết nào về cai trị, về cái cái phương pháp cai trị, chẳng hạn như là như các ông đỗ được tri huyện đấy, thì ra phải tập sự nọ kia thế đấy. Thế thì có những cái đó không? Thì ông bảo: Không có, thực sự ra thì bây giờ, cái này là cái cần thiết, cấp thiết quá, thành ra, tin ở các anh, mà mà đặt ra, để mà các anh hành thi hành các quy định, những cái chương trình, kế hoạch của Phủ Thủ hiến thôi. Thế thì những người Bình Trị đó có quyền gì, để mà có quyền, có ý kiến đối với những quy tắc, hay là những chương trình, kế hoạch Bình Trị mà ông ấy Thủ Hiến đưa ra không? Thì anh ta bảo: Cái đó thì tôi nghĩ rằng(ông trả lời đó) tôi nghĩ rằng cũng có thể. Tại vì các anh cũng có sáng kiến mà, có quyền sáng kiến, thì chắc là ấy là thì cứ cho biết, thì là chúng tôi lại lại thay đổi. Thế rằng Chú bảo tiếp: Hiện bây giờ thì cái kế hoạch Bình Trị ở ngoài bắc đối với Cộng Sản, nó như thế nào, đường lối như thế nào, phương tiện như thế nào và cái mối liên hệ của những cái người Bình Trị ấy, với phủ thủ hiến và với ông tỉnh trưởng thì như thế nào? Thế thì ông ấy nói rằng thì là: Các anh chỉ có trực tiếp với chúng tôi (tức là với Thủ hiến đó nhưng mà qua ông ấy, ông ấy là uỷ viên chính trị Bình Trị đó, chứ không có qua một trung gian nào hết). Thứ hai nữa là anh trực tiếp với tỉnh trưởng và tỉnh trưởng không có, không có quyền gì, chẳng hạn như là chấm điểm anh gì cả, cái này là anh thay mặt cho ông Thủ hiến, tới làm việc bên cạnh, chứ không có, không phải dưới quyền tỉnh trưởng.
Thế thì chú mới hỏi thêm rằng thì là trong cái vấn đề Bình Trị, nó có nhiều cái vấn đề lắm. Cái vấn đề Bình Trị là cái vấn đề lớn, trong đó có rất nhiều cái phần vụ, chẳng hạn như là: có chính trị không, có hành chánh không và có quân sự không. Thêm một cái nữa là, mỗi một lần đi đến tỉnh thì bao giờ bên cạnh ông tỉnh trưởng cũng có một người Pháp hoặc là trong quân đội hoặc là dân sự. Thế thì cái mối liên hệ giữa tỉnh trưởng, với với các ông quân sự Pháp nó như thế nào, rồi là còn có những đơn vị của Việt Nam đó ở đấy thì như thế nào. Có định rõ được cái phần vụ của bên – của người Bình trị viên như thế nào không, đối với nó, có thể trực tiếp với người Pháp, nếu mà khi họ cần, hoặc là trực tiếp với ông quận trưởng ở đâu đó. Thì bảo: về cái hệ thống Việt Nam thì các Bình trị viên có quyền. Chẳng hạn như gặp quận trưởng, rồi thì là quận cũng có thể là có ý kiến trực tiếp luôn ngay lúc đó, hoặc là không tiện thì làm tờ trình về cho chúng tôi. Chúng tôi ở Hà Nội, chúng tôi làm chỉ thị xuống cho quận trưởng, nếu mà cái vấn đề đó nó tế nhị. Còn về cái vấn đề quân sự đó thì chính vì anh nói đến quân sự (tức ông nói với chú đó), chính vì anh nói đên quân sự, là bởi vì anh đã được huấn luyện ở trên trường rồi, thì anh nhìn về khía cạnh những anh em nào mà đã đi học ở trên trường đó, thì còn thêm cái nhiệm vụ, là nhìn vào cái hệ thống quân sự, xem rằng thì là nó diễn tiến như thế nào về phía Pháp, và nếu mà có cần sửa đổi gì, thì không phải sửa đổi của người Pháp, nhưng mà có cái nhận định gì, nhận xét gì, thì phúc trình về cho Phủ Thủ hiến biết. Thế thì chú mới hỏi: Tất cả các Bình trị viên, bắt buộc phải có cái căn bản quân sự như thế sao? Bảo: Không, có người không có. Vì các anh có, thành ra chúng tôi nghĩ rằng, thì là mời các anh gia nhập cái đoàn Bình trị viên, có cái mục đích đó, vì có thêm cái phần vụ đó. Thế bấy giờ – à lúc bấy giờ thì ông hỏi: Tôi nói như vậy, anh có thể nào mà anh ra Hà Nội, để cộng tác với chúng tôi không? Thế chú mới bảo rằng là: Cái này anh phải cho tôi nghĩ đã. Với hai nữa rằng thì là chắc anh cũng không thể ngày nay, ngày mai, anh về – về Hà Nội được. Thì anh cứ ở đây 1, 2 hôm, thì tôi cũng có thể, tôi có những cái, nói thẳng ra cũng có cái thắc mắc, để hỏi anh về cái vấn đề này.
LMH: Thế khi mà cuối cùng thì chú nhận, chú đi ra ngoài bắc đó, thì chú thấy tình hình nó như thế nào?
NĐT: Lúc bấy giờ, thì ông ấy thấy rằng chú cũng ngần ngự lắm, ngần ngại lắm, thì lúc bấy giờ ông mở cặp ra, ông đưa ra: Đây là uỷ nhiệm ordre de mission (mission order) của ông Thủ hiến ký sẵn cho anh này. Thành ra chú cười, chú bảo: Thế là các anh ép tôi đấy à? Bảo: Không, cái này chứng tỏ rằng thì chúng tôi cần anh. Ordre de mission của ông Thủ hiến ký sẵn đây, mà bảo tôi đem đi đến đưa anh ngay, thì anh trông thấy rằng mời anh về – à ra Hà Nội. Thì chú lúc bấy giờ, chú cũng chưa quyết đinh. Thì chú bảo: Nếu mà tôi ra đó mà tôi thấy rằng – không, tôi không thấy rằng thì là làm được với khả năng tôi – tôi không làm được đó, thì cái Ordre de mission này có khứ hồi không? Thế ông Thuần bảo: Nếu mà anh anh thấy không được nữa, thì chúng tôi lại sẵn sàng, chúng tôi gửi vé máy bay – à mua vé máy bay, để cho anh trở về Sài Gòn, cái đó không có thành vấn đề. Thế nhưng mà chỉ nghĩ rằng thì là, anh ra ngoài đấy, anh gặp gỡ anh em thì anh hiểu thêm. Thế xong rồi, xong rồi một, hai ngày sau, lúc bấy giờ thì là ông ấy mới đưa cái thư của Ứng, cũng có mấy dòng của Hợi, với mấy anh nữa, 5, 7 anh nữa viết, mỗi anh 1 dòng – vài dòng ấy, thì cứ thúc giục ra. Thì lúc bấy giờ, ông ấy mới đưa cái thư ấy ra.
Thì chú đọc xong rồi, chú bảo: Thôi để ngày mai, tôi trả lời anh. Thế là ông ấy ở đấy, hàng ngày cũng đi ăn cơm với chú, rồi là không nói chuyện, đến cái hôm mà chú hứa, chú trả lời đó, thì chú nhận. Chú cũng nói cho Phạm Chứ biết, là chú nhận cái đó thì chú ra. Lúc bấy giờ là cuối năm 53 – mùa đông rồi đấy, mùa đông ở ngoài bắc rồi đấy. Thì ra, ra ngoài đó thì lúc đầu, thì là ông, cũng đến Phủ Thủ hiến để gặp gỡ anh em đấy, thì cũng mất đến một tuần, để hỏi han với nọ kia, với cái tổ chức nọ kia. Thì thực sự ra thì cái tổ chức đó, nó đi thẳng vào hàng dọc: Từ ông Thủ hiến – nhờ ông Trần Như Thuần (à ông Trần Đức Thuần), rồi đến ngay các anh em trong sở Bình Trị. Thành ra có một cái bộ phận như bộ phận riêng đó, mà sau này chính vì có bộ – một bộ phận riêng như thế đó, mà thành ra người ta cho rằng, là cái này là cái công cụ riêng của ông Thủ hiến.
LMH: Như mà chú thấy cái tình hình Bình Trị như vậy thì ra sao?
NĐT: Lúc ra ngoài đó thì anh Thuần – anh Trần Như Thuần họp tất cả anh em lại, xong thì là mới hỏi chú: Bây giờ, đây biết được tất cả (nghe không rõ 12’53’’) của tỉnh, với những tỉnh này đã có các anh em rồi, thì bây giờ những cái tỉnh này, thì anh chọn. Thì chú cười, chú bảo: Không, tôi tôi không chọn nhưng tôi chỉ có nói thế này này. Tôi ra đây để mà nhận ra, để mà làm việc, chứ tôi không nhận ra đây nhận việc ở một cái tỉnh yên. Vậy thì chỗ nào mà ở đây, ông Thủ hiến nhận thấy rằng thì là, nó không ổn mà không có người nào, mà thôi thì tạm thời nói ông không tin cậy nữa rồi, thì đưa tôi vào đó. Thế, tôi chỉ nói thế thôi, chú nói thế. Thế ông ấy, ông không trả lời ngay. Thế độ ba hôm sau, tự nhiên ông lại mời chú riêng vào phòng ông đó, bảo: Cái chuyện mà anh đi tỉnh ấy thì, lúc anh muốn đi cũng được, mà anh không đi cũng được. Nhưng mà có vấn đề này, là bây giờ ông Trí nói thế – cũng có quan trọng, là tập hợp một số thanh niên ở các xã, ấp tập trung về một nơi, để mà huấn luyện họ. Huấn luyện đây thì là dĩ nhiên một phần quân sự, nhưng mà cũng phần nữa là huấn luyện về cách phòng thủ làng – ở cái qui mô làng, xã thôi. Vấn đề, vấn đề tập bắn súng, với lại hành quân trong cái khung cảnh làng xã thôi. Thế thì ông thủ hiến có cái ý kiến đó, thì anh nghĩ anh có thể đảm nhận được không? Thế chú hỏi ngay: Thế thì cái này mới hay là đã có rồi, mà bây giờ đã có người đang làm? Bảo: Thực sự chưa có ai làm cả? Và vì cần phải có người chẳng như anh, anh nhận cho đó, thì lúc bấy giờ thì mới có thông tư đi các tỉnh, qua làng xã, để đưa người ta về, đưa các thanh niên về ấy, anh có đồng ý không? Thế chú bảo: Nếu mà như thế thì tôi nhận. Tôi trả lời ngay: Như thế thì tôi nhận, thì cho tôi biết địa chỉ, à quên địa điểm ở đâu nọ kia. Thì ông, ông nói ngay, ông bảo địa điểm này, chỗ này thì tôi phải nói trước cho anh rõ là cái trực tiếp với với Việt Minh đấy. Tức là ớ Đáp Cầu, anh ở bên sông này, nó ở bên bờ bên kia rồi, cách có một con sông thôi, nhưng mà cái đồn đó thì là cái đồn của binh sĩ Pháp nữa. Bây giờ ông định bỏ thì ông Thủ hiến lấy cái đó để làm cái chỗ huấn luyện có được không? Tôi bảo: Thế cũng được. Huấn luyện nhưng mà huấn luyện trong một cái tình huống, mà nó có cái sự thật như thế đó, có cái thực tế như thế đó, càng tốt lắm, tôi nhận đấy. Thế nhưng mà trước hết, anh phải cho tôi lên xem cái địa điểm đó đã, xem nó như thế nào đã? Thế là anh ấy lên, anh Thuần anh ấy mới liên lạc với bên phía Pháp. Thì bên phía Pháp, bên cạnh ông Thủ Hiến thì có một ông đại tá – già rồi, nhưng ông ấy phục vụ trong quân đội Pháp ở bên Phi châu ấy, thì ông ấy thuộc cái quân chủng sa mạc. Thì ông ấy – sau này chú có gặp ông, ông ấy tốt lắm, ông ấy nói chuyện Bình Trị với nọ kia với với nhưng sau đó, chú gạt cái chuyện Bình Trị đi, chú không để ý đến Bình Trị nữa.
Lúc bấy giờ, chú chỉ để ý đến cái vấn đề mà chú đã nhận cái công việc đó, huấn luyện, rồi thì bây giờ chú phải làm thế nào, để tổ chức như thế nào và cái nhân viên cộng tác với chú là như thế nào. Thì chú mới hỏi ông Thuần, bảo: Thế thì tôi ra nhận việc, mà chưa có nhân viên thì thế nào? Bảo: Để để anh, tất cả nhân viên thì tự anh, anh chọn lấy. Anh lấy ai thì chúng tôi nhận ngay, không có cái điều kiện gì hết cả. Thế thì chú mới, chú mới thấy, lôi mấy anh cũng ở trường – trường sĩ quan trước đó – à trường Yên Bái trước đó. Thì là có Đặng Văn Đệ (em Sung – à anh Sung), Đặng Văn Đệ, mấy anh nữa, cũng học cùng cùng với chú ở trên đó, mà cùng ở bộ đội với chú, với một, hai anh ở trong Việt Nam Quốc Dân Đảng nữa đó. Thì lúc bấy giờ anh, một anh là anh Trung, hồi ấy anh đã là trung uý ở trong Bảo – Bảo An rồi, Bảo An Đoàn đó. Lúc bấy giờ sau này như là Địa phương quân ấy thì chú lấy. Còn cái hạ sĩ quan, thì chú, chú lấy một anh cũng là ở ở trong đảng, đã thụ huấn cái một lớp hạ sĩ quan ở Hải Phòng. Thì qua anh đó, anh tuyển cho chú hai – à một ông Thượng sĩ, với hai người trung sĩ để mà làm cái chuyện X-táp ở ở trường đấy. Thì sau đó thì, sau đó thì là chú mới viết ra một cái cái kế hoạch, với chương trình huấn luyện, với những phương tiện mà cần có, chẳng hạn như là súng ống, đạn dược, rồi là những cái dụng cụ liên lạc, ra-di-ô nọ kia ấy. Thì chú ra một cái điều kiện này – chú nhận, là: cung cấp cho tôi một cái ra-đi-ô, mà tôi có thể trực tiếp thẳng với ông Thủ hiến, phỏng đến lúc mà cần. Thế thì ông, ông Thuần thì bảo: Để tôi lo (chắc là ông phải nó với bên phía Pháp dữ lắm mới có máy). Thế về nhưng sau này, tất cả những cái đó bằng lòng cho chú hết. Thế tổ chức một cái văn phòng nhỏ ở cái trường đó, ở cái trung tâm đó. Chú bảo: Tôi không có trưng biển gì hết đó, không cần đến. Thì trong cái giấy tờ hay ấy thì đó là một cái trung tâm huấn luyện, thế thôi.
LMH: Thế cái cái chương trình của chú được thực hiện đến bao giờ thì xong?
NĐT: À lúc đó là sau tết đó, sau tết một tháng thì bắt đầu. Thì chú lên đó, vào cái trại binh của Pháp nó cũng qui mô lắm, nó có sẵn có bãi mìn, rồi bê tông lót mê cẩn thận lắm, rộng rãi. Thế thì chú lên thăm đấy, lúc bấy giờ chưa có đưa thanh niên lên. Lên thăm đấy thì nó tốt lắm, bây giờ, chú gặp cái ông trung tá, ông trung tá ấy coi là sếp đó, sector chief Đáp Cầu đó. Ông đó trung tá, cũng có đứng tuổi rồi, thì ngồi nói chuyện với ông, chú mới hỏi. Thì ông có bãi mìn đó thì chúng ta đặt đây. Thế thì Trung tá cho tôi cái cái bản đồ của bãi mìn đó và cho tôi biết rằng thì là cái yểm trợ của các ông đối với cái trường là như thế nào? Bảo: Lúc nào thành hình hẳn rồi đó thì tôi với ông sẽ bàn thảo nhau, để mà có những cái chuyện liên lạc, rồi trả lời cuộc gọi về Ắc-ti-rê, gọi nọ kia kia đó. Bây giờ thì ông cứ đi coi cái trường đó đó, cái nơi đó, xong hết cả rồi thì chúng ta sẽ gặp nhau. Thì cái đó cũng mau, mau lắm. Thì là họ cho hết tất cả những cái bản đồ về bãi mìn xung quanh trường đấy. Bây giờ phải liên lạc với họ như thế nào, thế thì sau đó Phủ Thủ hiến cho biết rằng thì là có một cái ra-đi-ô sẵn rồi, với tất cả những cái phương tiện về cái cách liên lạc thế nào, trực tiếp với ông Thủ hiến ấy. Lúc bấy giờ thì là cho người về lấy.
Thế mới bắt đầu từ đó trở đi, là chú ngồi mất độ 2, 3 ngày viết xong rồi đó, thì đưa cho cho ông Thuần, rồi ông đưa cho ông Thủ hiến. Thì thường thường là y hết. Xong rồi đến có cái này, là cái vấn đề, cái chức vụ của chú, cái chức vụ Bình trị viên rồi đó – anh hỏi, nhưng mà lên trên đấy đặc trách về cái chuyện quân sự ấy thì anh em đấy, chính chú đặt ra: Nếu mà tôi lên với tư cách dân sự, tôi khó nói chuyện với ông ông người Pháp lắm, mà như thế làm thế nào để mà mà chứng minh với những học viên sau này đó, những chiến sĩ ấy là dân sự thôi. Thì chú nói với ông Thuần, bảo: Anh phải nói với ông Thủ hiến về chuyện đó, tôi cần một cấp bậc. Nhưng mà anh nên nhớ là ở đây, tôi không xin về cái danh hão đó, nhưng đây là cái cần thiết, tôi xin cấp bậc của tôi, ít nhất phải là thiếu tá. Vì tất cả những học viên sau này ước lượng ra thì đến hơn một tiểu đoàn rồi. Nếu căn cứ vào cái quân số đó đó, thì đối với phía Pháp đó, tôi tức là Chef de bataillon (Battalion Chief). Vậy thì ít nhất tôi cũng bốn vệt, thì anh nói thẳng với ông Thủ hiến như thế. Nếu không có cái đó, tôi không làm được. Cái đó không phải cho tôi. Trước hết là đối với binh sĩ Pháp, bây giờ họ phải hiểu ằng thì là tôi là cái gì chứ. Tôi chỉ đeo thế đủ rồi, không cần biết nữa. Họ có thể họ tìm hiểu kệ họ, nhưng mà cái đó cho tôi một cái autorité (authority) – một cái uy quyền. Uy quyền ở đây là uy quyền của ông Thủ hiến giao cho tôi, thế thì tôi nhận. Chứ mà không có cái đó đó, dưới bốn vệt, tôi không làm, thế thôi. Thế thì chú – ông thấy chú cương quyết như thế, ông cũng nói: Thôi để tôi lên, tôi trình với ông Thủ hiến. Với ông Thủ hiến, ở trên đó sau này, chú mới biết, mất – các ông ấy mất ba hôm, để các ông tìm cách để làm thế nào mà tự nhiên cho chú bốn vệt.
Về sau này, có lẽ rằng thì là ông ấy bàn thảo với với nhân viên hành chính của ông ấy thế nào. Ông ấy làm cũng hay, ông ấy uỷ nhiệm thư, nghĩa là phong chú cấp hàm đấy là thiếu tá của Bảo An Đoàn. Thì lúc bấy giờ thì là Bảo An Đoàn dưới quyền của ông đại tá Thụ (Thụ bây giờ ông chết rồi), ông ấy là lính của Pháp trước. Thế ông Thủ hiến ký này thì không còn có cơ quan nào, mà phản đối, hay kêu thế nọ thế kia cả. Hướng dẫn để uỷ nhiệm thư tín thiếu tá – cấp bậc thiếu tá thôi, chứ không có nói Bảo An Đoàn, Bảo diếc gì cả. Cấp bậc thiếu tá thì cũng liều đó nhưng ông, ông làm được. Mà sau này thì rồi cái ông đại tá Pháp mà bên cạnh (nghe không rõ…), ông ấy biết thì ông lại cười, ông bảo: Phải làm thế chứ. Nhưng mà ông có hỏi, bảo thế thì thì hỏi, không phải hỏi thẳng – trực tiếp chú. Bảo thế cái mục đích quân sự (sau này ông Thuần cho biết rằng thì là ông cũng nói rồi đấy) Ông này Nhật huấn luyện. Thì lúc bấy giờ Pháp đối với Nhật cũng có một cái hơi tức, cung cách một tý mà. Thế bảo Nhật như thế, chắc là cũng là dân đánh nhau cả.
Thế thì ông Thuần cũng nói: Dân đánh nhau Bắc Việt trên Lào Cai, ông bị thương với chúng nó rồi mới về đó, chứ phải là cái ông này chúng tôi chọn, đâu có phải là cái người không biết tác chiến, không biết quân sự đâu. Thế thì êm, lúc bấy giờ đủ hết tất cả những cái đó rồi, ông ông Thủ hiến ký ngay. Bắt đầu từ đó là chú nhận, nhưng mà trước khi đi lại có bước ngoặc, trước khi đi tự nhiên ông (có lẽ là ông Thủ hiến muốn) bảo gặp tất cả những anh em Bình Trị, anh em Bình Trị mà của Đại Việt thôi đấy, cũng gần 200 người đấy. Thế thì lúc ông Thuần ông ấy, lúc đấy Hợi đó, Hợi chỉ làm chánh văn phòng cho ông ấy, nhưng mà anh ta chỉ được cái cấp hàm trung uý thôi, ngồi ở đấy mà. Thế còn các anh em khác thì không có cấp hàm gì cả, toàn là dân sự không, Ứng cũng vậy, cũng là dân sự thôi. Tất cả đấy, thế thì ông Thuần, ông ấy mời tất cả anh em đến, một buổi chiều: Ông Thủ hiến muốn gặp các anh, các anh chiều mai gặp ông. Thế chú hỏi: Ông Thủ hiến muốn gặp chúng tôi về vấn đề gì? Thì ông cười, ông bảo: Để ông Thủ hiến trả lời anh, tôi không có quyền tôi trả lời thay ông Thủ Hiến. Chắc là ông – hai ông bàn nhau rồi, thế rồi thôi. Chiều – trưa hôm sau, anh em gặp nhau lại ở trên Phủ Thủ hiến, thì mới bàn nhau bảo: Ông lên liên tục thì cũng phải có một thằng đứng gác bàn nói chuyện chứ.
Thế chú thì chú cứ ngồi chú nghe, chú cho là chú dân mới mà, mới ra nên chú không có cái gì cả, cứ kệ thôi. Thế rồi bàn tới, bàn lui, khi thì thằng Ứng, khi thì thằng Hợi, khi thằng Phấn thế nọ thế kia, lung tung cả kia mà. Xong cuối cùng tự nhiên quay ra chỉ bảo: Thôi cho thằng này nó lên đi. Thế chú cười, chú bảo: Không, tao không nhận đâu, tao có biết mẹ gì đâu. Chúng mày ở đây, bình trị mấy tháng – gần cả một năm rồi, còn nói chuyện với ông ấy chứ, tao mới ra, tao có biết gì mà tao nói. Thế bảo: Không, mày nhận. Vậy ít nhất chúng mày phải cho tao biết, lý do tại sao chúng mày đẩy tao đi, để tao nói chứ? Thế chả anh nào nói cả, không nói. Bảo: Thế thì các cậu ở đây làm việc với ông ấy, mà bây giờ ông ấy gặp mặt, các cậu lại cứ đẩy tôi ra – cái thằng mới tới thì tôi biết gì, tôi nói chuyện với ông ấy. Mày cứ nhận đi, sau này có hình như Hợi, chú quên mất – hình như Hợi. Sở dĩ tụi này chọn mày vì mày dám nói. Bảo: Thì đồng ý dám nói, tao nói nhưng mà tao nói gì mới được chứ. Bây giờ thôi được rồi, thí dụ bây giờ tao nhận, thì chúng mày bảo tao là vì nói gì với ông ấy, hay là có khi ông đặt ra một câu hỏi, mà chính ra tao không biết để trả lời thì sao đây. Chúng mày ở đây với ông ấy, làm việc với ông ấy thì chúng mày biết rồi. Thế bây giờ, mày bảo thì là chọn tao, chỉ vì tao là thằng dám nói. Tao dám nói, thì bây giờ tự nhiên tao độp vào mặt ông, tao bảo: đây này đây này. Nói cái gì, chúng mày cho tao biết, làm cái gì, làm cái gì mới được chứ. Thế là các bố mày thì cứ ì ra đó, xuề xà xuề xoà đó, thế xong rồi nói đi họp rồi hẵng hay. Tôi bảo: Không được, các cậu làm cái công việc như thế là không được, tôi như thế là tôi không đi họp, các cậu đi. Thì bằng cái chuyện rằng thì là độp tôi làm cái chuyện, mà tôi không làm được, tôi không biết gì cả tôi làm thì tôi làm cái gì. Thế là thôi, im.
Sau này, chú mới biết các bố nhà ta, không ngờ mỗi người đi chơi hết – à không phải về cái bàn của mình ngồi, thế là tán ngẫu với nhau. Hoá ra Hợi nó vào, nó mới nói với ông Thuần, chắc là nó bảo để cho thằng Tú nhưng mà nó không nhận, nó không muốn đi, tôi hỏi thế thì nói chuyện với ông Trí thế nào, thì nói cái gì? Thế ông Thuần cũng không trả lời được – không trả lời được với với Hợi đấy. Hợi đi ra (thì chắc là hai người bàn với nhau thế nào) thì mới bảo rằng: Chắc là ông Thủ hiến muốn hỏi các anh về cái chuyện rằng thì là các anh làm đây với cái tư cách đảng như thế nào, mối liên hệ như thế nào, thế nào đó, thí dụ thế. Ông ông Thuần, ông ấy mớm kiểu gì (sau này chú biết, chú đoán) mớm cho thằng Hợi, Hợi mới gặp riêng chú bảo: Đây này, có cái vấn đề đảng nọ kia. Vấn đề đảng thì vấn đề đảng, mời tất cả anh em nói ra, việc gì chỉ có mình mày với tao, tất cả ấy.
LMH: Cháu xin ngắt lời chú, cho cháu hỏi: Thế ông Thuần có phải Đại Việt không?
NĐT: Đại Việt. Ông là, ông ấy là tri phủ Quảng Yên trước rồi, thế thì ông là cùng cánh với ông Thủ hiến – thủ túc cả. Thế rồi ông Thủ hiến tin ông, để ông ấy là cái số 2 trong cái chuyện Bình Trị.
LMH: Nhưng mà như vậy, ông ấy gia nhập Đại Việt vào lúc nào?
NĐT: À cái đó thì chú không biết, chỉ biết thì lúc ra thì anh Trí, chú mới hỏi thì anh em bảo ông ấy cũng người Đại Việt đấy. Thế chú hỏi thế thì cũng như là câu hỏi anh Hùng vừa hỏi đó. Bảo, không biết nhưng mà biết ông ấy là Đại Việt thôi. Mà chúng ta có nói chuyện về Đại Việt, ông có nói nhiều cái về về đường lối của Đại Việt nọ kia, thì đúng là người Đại Việt. Thứ hai nữa là ông này ông là quan lại, thì không thể nào ông ấy là Cộng Sản được, thế.
LMH: Bởi vì người ta vẫn nói đến Đại Việt quan lại đó, tức là rất nhiều người quan lại vào Đại Việt. Thì cháu muốn hiểu – hiểu – tức là những cái ông quan lại như vậy: tri phủ, tri huyện, vào Đại Việt vào cái thời nào, có phải thời Tây không, hay là sau đó?
NĐT: Khi mà còn, còn Tây, tức là năm 40 trở đi đó cho đến năm 45 đó, thì thực ra chú không rõ nhưng mà có thể thế này chẳng hạn như Trần Trung Dung, Trần Trung Dung cũng là Đại Việt, Đại Việt thực – chính cống, cũng ở Palace đợt trước đó, ở cái đường bên ngoài thì ông ở cái hẻm ngay bên trong. Chú gặp ông ấy mấy lần, thì là ông ấy vào Đại Việt trong khi ông ấy còn theo Tây. Nhưng mà còn ông Thuần thì chú không biết, không biết.
LMH: Bây giờ cháu xin hỏi chú thêm một cái chuyện, tức là chú biết cái cái mà Tây nó gọi là GAMO (Groupement administratif mobile opérationnel-Quân thứ lưu động)?
NĐT: À có Ga-Mô.
LMH : Thì cái GAMO của Tây, với lại cái chương trình Bình Trị của ông Trí đó, nó có quan hệ với nhau như thế nào?
NĐT: Có quan hệ vì ông Trí có cái Ga-Mô gọi là Quân thứ lưu động đấy, Quân thứ lưu động. Thế thì lúc ấy Vũ Đình Đạm, ông Vũ Đình Đạm – Việt Quốc thì ông coi hẳn cái đó. Thế thì giữa GAMO với Bình Trị , thì thực sự ra thì không có collision (va chạm) gì đâu, không có cọ xát gì đâu. Cái vấn đề của ông GAMO là như thế này, chẳng hạn như bình định được một cái quận, à một cái quận chẳng hạn đó, bình định được rồi thì cái đoàn Quân thứ lưu động ấy, với tất cả nhân viên đã được huấn luyện về hành chánh, thuần về hành chánh thì đến đó làm. Thế còn Bình Trị không dính dáng gì đến chuyện đó, Bình Trị không dính dáng đến công việc họ làm, nhưng Bình Trị chỉ có dính dáng đến rằng thì là xem họ làm như thế nào, còn cái chuyện họ làm kệ họ, ở đây Bình Trị không phải là đi đánh nhau nhưng Bình Trị lại đứng như một thứ gọi là surveillance (giám giám sát) đấy.
Thế thành ra không có, mới lại giữa Vũ Đình Đạm với bên này thì cũng thân mật lắm, không có cái chuyện gì để mà cọ xát cả. Thì anh em Quân thứ lưu động đến thì họ cũng bị nhiều người hi sinh lắm ạ. À họ đi vào, chẳng hạn như Bảo An Đoàn đánh với lại cùng với quân chính qui (thường thường của Pháp đi đánh ấy), mãi sau này lúc ông Việt-Pháp tới, thì mới có những đơn vị Việt Nam, chứ còn thì ở bên Pháp cũng có đơn vị Việt Nam, nhưng mà trực tiếp là lính của họ. Thì đến đấy thì Quân thứ lưu động đặt cái hệ thống hành chánh ngay. Thì cái đồ hành chánh ấy bên Bình Trị không, những người Bình trị viên, Bình trị viên ấy không không cần xía vô. Nhưng mà chỉ nhìn xem rằng thì là cái phía bên bên GAMO tức là hành chánh, với bên Bình Trị đó – bằng quân sự đó, bằng quân sự mà không phải cái Bình Trị này, nhận đảm nhận cái vai trò quân sự thì như thế nào và xem những cái GAMO nó thực hiện được có kết quả không và kết quả thì được bao nhiêu, được như thế nào. Thì Bình Trị có quyền nhìn về cơ sở đó, thế thôi.
LMH: Bây giờ quay trở lại cái cái chuyện, mà cái trung tâm huấn luyện của chú đó, thì cái trung tâm huấn luyện đó hoạt động được bao lâu để thì hết?
NĐT: Đấy thì huấn luyện được 4 tháng, tức là tính bốn tháng thì xong đấy, bốn tháng thì xong đó. Thì tập, ông, cái ông bên bên sous-secteur (sub-sector) của Pháp đó, phân khu Pháp đó, ông đến ông yểm trợ. Thế sau đó thì có một phái đoàn của Mỹ, do một anh đại tá Mỹ ra, với lại một lô thiếu tá, với đại uý, đến cả 10 người đó đi đến, đi đến, không hiểu thế nào mà họ đến thăm trường, đòi thăm cái trường. Thì họ bỏ ra mất cả gần như trọn một ngày đó, thế chú cũng dẫn họ đi coi. Thì đấy, thế thì chính Đại tá hỏi: Với lại ông tổ chức phòng thủ cái này như thế nào, thì chú trình bày hết cả. Chú đưa coi bản đồ, rồi thì chú đưa đi xem các nơi của binh – anh em thanh niên ở đó. Thì cũng vào cái chỗ văn phòng của chú, văn phòng của chú sạch sẽ, sạch sẽ nọ kia, rồi phòng ăn, rồi thì chỗ chiến đấu.
Thế rồi thế thì ông đến một cái chỗ độ – chỉ có độ khoảng độ 30 anh – cứ ngồi yên đấy. Bảo: Yên, ngồi yên làm gì. Bảo: Đây, những cái người này lúc nào không phải ông đến, chúng tôi mới có, với hàng ngày chúng tôi tập đó, thì bao giờ cũng vậy, cũng vẫn có 20 ở đây. Thì làm gì? Đấy là lính canh gác của chúng tôi. Tất cả những cái đi ra ở bốt là hết, mà nếu mà cần thì đi ra ngoài nhưng còn bao giờ phải có lính gác ở đây. Thế thì không phải ông lên đây mà mới có cái chuyện này, mà hàng ngày chúng tôi đều có thế cả. Dĩ nhiên hàng ngày thì thay đổi, lính canh gác phải thay đổi, để cho họ còn ra ngoài, họ đi tập với chúng tôi, tập anh em khác. Nhưng mà nếu mà đến lúc mà đánh nhau thì riêng lính canh gác, thì tất cả anh em nào đó, được tuyển vào canh gác là họ biết là họ phải làm cái gì rồi.
Thế thành ra, cái mục đích của chúng tôi là những cái học viên ở đây ra, thì phải đa năng. Đa năng ở đây là chỉ để cho cái phạm vi làng, xã của họ thôi. Những cái nhu cầu thiết yếu và không cần – à không phải là cái nhu cầu rộng lớn như là một cái đơn vị chính qui. Đây là cái đây, đơn vị đây là đơn vị bảo vệ làng, xã. Thế chú trình bày như thế đó, nó thích lắm. Thế thì sau đó có cả cái buổi họp chung với cái anh Tây. Thì cái ông trung tá Tây đó, chú quên mất tên, thì ông đến buổi chiều thì ông đại tá phái đoàn Mỹ về thì ông ấy gặp riêng chú, ông bảo: Khi nào ông về, ông có dịp ông về Hà Nội, tôi muốn ông gặp tôi, để ta nói chuyện riêng, thế ông cho địa chỉ nọ kia. Thế ông Thuần thấy hai người nói chuyện riêng, ông ấy cũng – có vẻ đa nghi sao. Sau đó tiễn phái đoàn buổi chiều về, thì ông ấy mới hỏi, ông bảo: Ông đại tá, ông ấy hỏi, ông nói chuyện gì với anh đây. Chú cười, bảo: Anh yên tâm, không có gì giữa tôi với ông ấy đâu. Ông chỉ nói rằng thì là khi nào tôi về Hà Nội, thì liên lạc với ông ấy, thế thôi. Thế từ đấy trở đi, là cứ tiếp tục cho đến tháng thứ 4. Có cái buồn cười thế này, là đến tháng tháng thứ 4 đúng là cái tháng thứ 4 là tháng 7.
LMH: Tháng 7 năm 54.
NĐT: Năm 54 – Tháng 7 năm 54, thế thì ông, lúc bấy giờ căng lắm, thì chú tung ra, tung anh em ra tập trận hẳn bên ngoài mấy lần, để dò thì nó êm hết cả. Thế còn chỉ biết bên kia sông nó cũng êm, nó không có cái chi hết cả. Mà cái tin tức đó, nó như thế nào, thì rốt cục lại là anh, có một anh đại uý Pháp – nó trẻ lắm, tự nhiên nó thích, chỉ có cái này mà nó thích. Lúc bấy giờ, chú ra lệnh cho lính ở trong trường chú mà nó canh cổng đấy, bảo: Khi nào, mà bất kỳ người nào mà lạ đó, không cho vào, dù người đó là Pháp và nếu là Pháp đến thăm thì bao giờ cũng cho tôi biết trước rồi, còn không đó thì không cho. Thế có một lần, có cái ông cũng thiếu tá, thiếu tá Pháp, đi xe Jeep đến, vào. Thì bên ngoài dĩ nhiên là mấy anh thanh niên nông thôn không biết tiếng Tây, thì mới kêu, trong đó có thì Đệ, với mấy người đều biết tiếng Pháp cả, ra hỏi. Thế ông ông Battalion Chief ông đi vắng không có nhà, nhất định không cho vào. Ông này vào – sau này – chú mới biết ông vào với cái mục đích là ông để gặp chú, nói chuyên thêm về vấn đề trao đổi về hình, sau này mới biết là tình hình. Thì thằng lính – anh thanh niên, nhất định không cho vào.
Thế ông bực lắm. Thế hôm sau, ông biết là chú về rồi đấy, ông hỏi, ông tới, ông vào thì ông bực bội, ông ấy trách, ông với tôi nọ kia. Chú cười bảo: Ông là nhà binh, tôi cũng là nhà binh, chúng mình đều biết là cái kỷ luật là như thế nào. Tôi sở dĩ, tôi phải cho đây là tiền đồn và ông đến mà ông không biết, không lẽ tôi phải nhắc lại ông, đã có những người lính Pháp, hoặc là Lê dương nọ kia đó, đi làm cho chúng nó và đã có những cái chuyện dưới vùng châu thổ Sông Hồng đấy, có những người giả danh – Pháp thật, nó vào đánh úp đồn. Vì thế cho nên, tôi lấy cái đó, tôi dạy lính, chứ không phải họ có cái gì mà ấy với ông, thì ông nên hiểu cái đó. Tôi tưởng là nếu mà như vậy thì ông nên khen họ, để họ nức, rằng họ rất giữ kỷ luật. Thêm nữa đó, chính tôi, tôi cũng nói cho họ biết, là đừng nên ỷ lại những người da trắng, là vì tưởng là nên là ấy đây. Tôi xin lỗi ông, tôi nói thẳng với lính – à với học trò của tôi như vậy đấy. Thế còn những người nào, tôi đã nói với ông, khi mà tôi lên thăm ông Colonel của ông ấy, là khi nào đến, là cho tôi – chúng tôi biết trước một ngày, các ông xuống, để chúng tôi biết. Tôi chỉ có cái, đáng lý ra lúc đó, tôi phải nói ngay với ông, lý do tại sao, tôi yêu cầu cho tôi biết trước một ngày, hay ít nhất là nửa ngày, hay là sẵn có đường téléphone, nói chuyện téléphone với tôi, không có tôi trả, trả lời thì đừng tới vội. Thế thì ông cũng nên hiểu cái chuyện đó. Nếu mà tôi không dạy cái kỷ luật như thế, thì bây giờ có một người lính Pháp nào đến, thì chúng tôi bị ghét, rồi đến lúc tất cả hệ thống phòng thủ bắt đầu từ cái địa đồn này, nó chạy lên tất cả các đồn của các ông thì có thể làm sao đây.
Thế rồi ông ấy thôi, chú cười, vỗ vai nhau, rồi thôi. Thế ông hiểu rồi, thôi ông bỏ đi, vì sau này ông cũng nói với các anh em dưới quyền ông đó nếu mà có cần liên lạc thì lạc thẳng với chúng tôi một tý trước, để tránh. Thế từ đấy rồi thôi. Thế thì đến, nhân tiện cái chuyện đó thì đến lúc mà gần đến cái chuyện mà tháng 7 đó, đến tháng 7, thì trên này, chú không biết một tý gì về cái diễn tiến về chính trị cả. Nhưng mà chú biết rằng đánh nhau rất giữ và cũng đã có những cái cuộc vận động về phía ở Genève đấy, thế thôi. Thế còn báo chí, vì suốt ngày thì đi với lính thì không còn có thì giờ nào mà nghĩ. Hai nữa, không có ai ở dưới Hà Nội lên cho biết cả. Thì có một anh đại uý Pháp, anh ấy trẻ lắm là xuống, anh nói anh lại anh đến thăm. Thì chú ở nhà, cho vào thăm, nói chuyện. Sau này, chú biết thằng cha ấy khéo. Bảo là: Ông thấy ở đây thế nào, có yên không? Bảo: Cho tới bây giờ thì tôi thấy yên, tôi cho tung cho ra lính, với tập hành quân ra ngoài hơn 2 cây số, không có gì cả.
Trong khi đó một buổi, tụi lính Pháp đi càn quét ở đâu đó về bị thương, với bị chết mấy người, mới đi qua, xin đi qua đồn chú, đi tắt, đi tắt để đi về đó. Thì chú cho mở cửa, cho đi vào, xe tăng vào, người khênh, thì người chết đó. Thế cái anh trưởng đoàn đó bảo chú: Chúng tôi có mấy người chết rồi, thế thành ra tôi phải mượn đường, tôi đưa về ngay, thế thành mới qua qua chỗ ông. Thế thì chú mới chú hỏi có bao nhiêu người chết. Chúng bảo: chúng tôi mất độ 5 người. Thế rồi qua. Thế chú mới ra lệnh cho anh anh thủ sĩ đó, bảo: Ông ra trao cho tôi 5 người vô đây, cầm súng vô đây, tụi kia nó chết để tôi chào nó một tý. Thế thì chính vì cái chuyện đó, thành ra tụi Tây, nó nó cảm động lắm. Nó đi về thua, mà giờ các ông ấy danh sách chết lại có cái hàng rào 5 người lính, với lại ấy, mà chú cũng đứng đấy, chú đứng đấy thì chú chào. Thế thì do đó mà thành ra chúng nó có cảm tình, mà thằng Nhật nhờ có cái đó, mà chú vẫn nghĩ có mua chuộc gì đâu, chỉ nghĩ rằng thì là cùng chiến sĩ cả, thì làm một cái cử chỉ đó, chúng nó chết cho mình.
Thế đến tháng 7 đó, thì cái chuyện đó thì trước tháng 7, thì vào cuối tháng 6 – cái chuyện đó. Thì sang đến tháng 7, thì là cái anh đại uý Pháp trẻ, nó mới đưa hẳn cả một cái xe toàn đạn, đủ hết tất cả các thứ, đủ loại đạn – súng của chú đấy, rồi lựu đạn, rồi thì là cả chân đại liên nọ kia. Thế chú cười, chú bảo: Ông cho tôi quà nhiều thế. Bảo: Cái này có thể có khi ông cần đấy. Thế thì chú biết rồi. Thì chú mới lôi vào trong phòng riêng, rồi ngồi lôi bia ra uống. Thì chú cũng có một câu lạc bộ cho anh em mà – cho lính ấy, cho anh em học viên đó. Thế chú hỏi này: Thế có phải, ông cho tôi cái này để tôi sử dụng, thì cái này, cái này tôi xài ít nhất cũng được 6 tháng đấy. Anh kia bảo: Nhiều khi, ông chỉ sài đến – không phải đến 6 tháng đâu, 3 tháng cũng hết rồi. Thế chú biết rồi, nó nói, nó cười. Thế chú bảo này, vẫn cứ uống rượu bia, nói chuyện bâng quơ. Sau chú bảo, này tôi hỏi thật đại uý: Bây giờ tình hình quân sự như thế nào? Thế lúc bấy giờ, nó mới nói, bảo: Gay lắm. Hoá ra sau này, chính ra chú biết, nó là là thật sự là deuxième bureau– nghĩa là Phòng nhì đó. Thế chú hỏi luôn: Thế chính trị Genève lúc này như thế nào, tôi trên này, tôi không biết gì cả, tôi không có báo chí, tôi cũng không nghe ra-đi-ô gì cả, thì tôi không được biết. Thế mới bảo: Thế cấp trên ông, không cho ông biết à? Bảo: Không, tôi cũng chỉ riêng cái vấn đề này, tôi cũng đủ bao nhiêu – không đủ thì giờ rồi, tôi còn để ý gì đến cái chuyện chính trị, chính trị là việc của các ông ấy. Nó nói, nó bảo: Bây giờ Genève, bây giờ thì có thể đi đến cái chỗ dàn xếp. Nó chỉ nói thế thôi, dàn xếp arrangement nào đó. Thế rồi, nói chuyện thế chú biết rồi, nó cũng nói: Thế Thực ra tôi cũng không biết nhiều đâu, nhưng mà tôi chỉ cùng lắm tôi biết rằng thì là ở đây này: Ông giữ được cái chỗ này mà yên, là chúng tôi mừng lắm rồi.
Thì lúc bấy giờ chú biết là thế, ngoài cái chỗ này ra, những chỗ khác lộn xộn lắm. Nhưng mà thực sự ra thế này, nó đã thử chú đâu mà, nó ở bên kia sông nó bắn. Thứ 2 nữa, nó cho thuyền – đò dọc đó, đò dọc đi ra, thì mỗi một lần có một ông đò dọc đó thì là trên, trên cái terrace (sân thượng) ở đây đó, cái terrace, chú đặt 2 khẩu đại liên: một đại liên về phía này, với một đại liên về phía này. Thì chú ra lệnh mỗi một lần có thuyền đi đến, bắn luôn, ngăn lại đã. Bên này cũng vậy, nếu thuyền đi ngược, với đi xuôi – giữ lại. Thì lúc bấy giờ, chú mới cho quận trưởng biết, mà đấy là bổn phận tôi, ông phải trả lời, tôi yểm trợ cho ông, ông xuống lục soát cái thuyền đó. Bấy giờ quận trưởng sướng quá rồi thì là êm. Thành ra, chú án ngữ được, giúp cho quận trưởng đó và đồng thời là cái tiền đồn cho cái cái bộ chỉ huy của của phân khu. Thế toả ra đi hành quân, tập trận với hành quân thật thì là đi đến 2 – 3 cây số không có gì cả. Thế thì thành ra được, thế nên vì thế cho nên, đến lúc mà đùng một cái, trước ngày 20/4 – một tuần.
LMH: Ngày 20/7 chứ?
NĐT: À quên tháng 7 – một tuần, chú biết, chú bảo: Như thế đây là giữ, làm thế nào để giữ nguyên cái lực lượng này, chứ không để nó chết, vì một tuần nữa là hết rồi. Mà nếu tụi kia nó vào mà rồi thì là thế nào cũng có xô xát, thế chú mới điện về, ra-đi-ô về cho ông, về Phủ Thủ hiến, chú trình bày hết cả qua ra-đi-ô đấy, chắc là trực với ông Thủ hiến đó thì nói bảo thế đấy. Mới mở ra-đi-ô ra để ấy đó, tự nhiên thấy bảo gọi chú về ngay. Thế là ngay chiều hôm đó, chú phóng xe Jeep về, đêm đó ở Hà Nội thì là trình bày ngay cho ông Thủ hiến biết, với một vài anh em, Hợi hiếc, đều biết cả. Thế rồi thế này, chú bảo: Đây này, tất cả ở trên đó thì cái đồn của tôi giữ thì không có sao cả, nhưng mà cái tin tức bên phòng nhì Pháp ở phân khu cho tôi biết như thế này này. Như thế chú trình bày cho cho ông Thuần, với ông Thủ hiến nghe, tất cả biết hết. Thế bây giờ thế nào? Bây giờ thì thế này: Một là tôi có lệnh của ông Thủ hiến, bắt phải giữ cái đồn đó thì tôi vừa xin nói ngay rằng: Chúng tôi giữ cái đồn đó, là chỉ khi nào để mà bảo vệ cái nhu cầu huấn luyện thôi. Bây giờ sang tháng thứ tư là xong rồi, chỉ còn chờ ngày tổ chức ra trường thôi, rồi anh em về.
Thì bây giờ đúng được 1 tuần, thì bây giờ bảo rằng thì là nếu ra lệnh cho tôi để mà ấy đó, thì cái nhiệm vụ của nhà trường này, không phải là nhà trường huấn luyện nữa, mà đây là chiến đấu. Mà chiến đấu thì anh em người ta sẽ đặt câu hỏi cho tôi thì tôi trả lời ra làm sao. Các học viên, họ có quyền họ biết. Chúng tôi đến đây để chúng tôi được huấn luyện, rồi chúng tôi về, chúng tôi bảo vệ làng xã, với gia đình chúng tôi như các ông vẫn nói. Mà bây giờ ở đây, tôi bảo vệ ai, thực ra đây không phải là một cái đơn vị chiến đấu. Tôi sẵn sàng chiến đấu là thế này: đương thời kỳ huấn luyện mà tự nhiên nó tấn công. Thì đấy là cái mừng của chúng tôi – cho anh em thực tập. Ngoài ra nữa, trong cái kế hoạch của chúng tôi, tôi báo cáo về: hàng tuần và hàng tháng đó thì đều là đi ra ngoài tập, thực sự ra đấy là cũng là một cái sự thả phanh quá 2, 3 cây số, người ta như vậy rồi. Nhưng mà đến tận bây giờ, đến về cái vấn đề chính trị đó, mà bảo chúng tôi ở lại, để mà bảo vệ cái này đó thì bảo vệ để làm gì, mà trong khi đó các ông nói…(53’25’’: nghe không rõ) đến đâu rồi. Cái đó không có lý gì để mà giữ trường, tôi đã nói thì là xong rồi, tôi đã có báo cáo, tường trình về xong rồi, và chỉ còn chờ ngày cho phép để làm lễ ra trường.
Thế thì bây giờ sở dĩ có những cái tin tức chính trị như thế đó, tôi xin đưa thanh niên về về Hà Nội, rồi để cho họ về – về ngay địa phương của họ, bảo vệ làng xã của họ, với gia đình của họ. Ông ấy bảo: Khi nào mới ngậy thì thì hãy còn. Ông Thủ hiến nói bảo thế này thì ông cũng nói ngay là ông phân vân lắm. Thế xong chú nói thẳng (nói thẳng với ông Thủ hiến đó), tôi bảo: Anh Trí ạ (lúc bấy giờ mình thường thường đứng trên phương diện đảng đó thì là chú nói, cái này chú quay lại sau) anh để cho tôi làm, anh không làm được, để cho tôi làm. Thế ông bảo: Thế anh làm thì làm. Vậy anh có đồng ý để tôi làm không đã? Thôi được rồi, để tôi nói với ông Colonel. Anh không nói, anh với anh Thuần đừng có nói gì với ông Colonel hết đó. Thì cho tôi ở lại đêm nay ở đây, sáng mai, tôi gặp ông Colonel, tôi nói. Thế đồng ý. Thế sáng mai thì thường thường thì ông Colonel, ông tới thì độ 11 giờ trưa, ông ấy đến phà phà.
Thế là gặp ông ấy, chú mừng lắm, chú mới ra chào ông cẩn thận nọ kia, rồi thì là ông bảo: à (ông hỏi thăm). Chú mới bảo: tốt, chúng tôi về đây, hỏi xem bao giờ làm lễ mãn khoá, xong rồi, xong 4 tháng rồi. Ông bảo: Tốt. Tuy họ cũng có (nghe không rõ…55’16’’), họ cũng có (nghe không rõ…) riêng của họ đó. Ông bảo là: Bây giờ thế nào? Thế chú thế này: Bây giờ là mãn khoá rồi, bây giờ thì chuẩn bị cho chúng – cho cho học sinh của tôi về đi. Vâng, thế cũng được, nhưng mà không làm lễ. Bảo không làm lễ…(55’33’’: nghe không rõ). Bây giờ cần nhất là cái sécurité (an ninh) ở làng xã của họ đó. Thì bây giờ, tôi đã nói với ông Thủ hiến rồi. Bảo thì là cho họ về, để họ bảo vệ làng xã đó. Thì ông kia, ông cũng biết rằng là có tình hình chính trị nọ kia Genève rồi đấy. Ông thấy cái đề nghị của chú rất là phải. Bảo: Được rồi, bây giờ thì là anh cần gì? Tôi cần 20 xe CMC để đưa học sinh về, với để đưa vũ khí về. Ông bảo: Được rồi, ngày nào anh muốn, anh muốn có? Thế là chú bảo thì (sau này mới biết là ngày 20), thế thì chú mới nói với ông ấy là: ngày 14, cho tôi (14 dương mà). Thường là chú đi kèm 14 ấy, thế ngày 14. Thế ông bảo: À ngày 14 thế là. Vâng, ngày 14 về, để chúng tôi còn xem diễu binh chứ. Thực ra lúc đó Pháp đâu có diễu binh nữa, thế ông cười bảo thì là 14. Đúng sáng sớm 14, 20 xe CMC đò lên. Trên phân khu chú báo, lúc nghe thấy lô xe CMC đến đấy, chú chạy xuống, cả cái anh thiếu tá mà bị lính không cho vào, với cả cái anh đại uý nữa, chạy bảo: Trời ơi, ông làm cái gì mà. Bảo: Tôi tôi đấy là lệnh, tôi được lệnh của ông Thủ hiến, đưa học sinh về. Bảo: Thế đây bỏ à. Vâng, thế tôi tôi giao lại cho ông đấy chứ. Tôi giao lại cho ông, là bởi vì thì là lệnh của ông Thủ hiến bảo đưa ngay và rồi thì là ở Hà Nội, đưa ngay xe CMC về thì tôi không thể nào, tôi từ chối được. Thế có lệnh, tôi phải đưa về. Thế đưa về đâu? Tôi chỉ biết là đưa về để mà đưa cho họ về bảo vệ làng xã của họ. Thế cái khoá học của tôi xong rồi (mà cái chuyện khoá học xong rồi, các ông cũng biết), ông Colonel cũng biết, tôi có nói cho ông Colonel biết rồi. Thế thì rồi để cho nó về. Nó bứt đầu bứt tai, nó không biết được cái tin đấy cơ mà.
Xong rồi, cháu có thể tưởng tượng rằng thì là đến nỗi mà tỉnh trưởng, từ lúc chú đến không bao giờ thèm lên, quận qiếc cũng không bao giờ thèm lên, với chú không không làm phiền lòng chuyện đó, thì ra là để năn nỉ chú, để mà nhận tất cả số súng ống, đạn dược của tỉnh, đưa về về Hà Nội, tỉnh không có phương tiện. Thì thế chú bảo: Thế được rồi. Chú bảo cái người đại diện cho ông tỉnh, bảo (thì là đâu ông phó tỉnh trưởng rồi. Chú không, nghĩ rằng chắc là phó tỉnh trưởng): Thôi được, ông cứ về, ông nói ông tỉnh trưởng giùm, bảo để trải đâu đấy chuẩn bị, khi nào xe của chúng tôi tới, thì là tôi sẽ cho một cái xe CMC xuống, rồi chất lên đó, rồi chờ ở đấy, khi nào đoàn xe của chúng tôi đi qua thì nhập vào. Thì tất cả xe CMC thì toàn là lính Pháp lái, không có lính Việt Nam lái. Thế lúc đoàn xe lên, chú kiểm xe với thằng trưởng đoàn xe đó đến, nó bảo: Đây tất cả để anh sử dụng. Thì chú bảo: Đây này (lúc bấy giờ đang là thượng sĩ mà) thượng sĩ cắt cho tôi một cái xe CMC này, đi theo cái nhân viên này của tôi, xuống đấy để chở một số vũ khí, thì cái xe vũ khí đó cứ ở đó. Khi nào đoàn xe này đi qua đấy, thì lúc bấy giờ anh tài xế nhập vào. Thế thì thượng sĩ bảo rõ ràng cái lệnh như thế cho tôi. Nó bảo là: Thế lấy đi. Thế thì trên này thì tất cả dọn dần, chuẩn bị từ trước. Thì học viên họ không có đồ đạc gì nhiều, súng ống sẵn có rồi, có mỗi ba lô thế thôi. Thế còn các anh em thì riêng văn phòng thì hơi hơi bộn, thì phải chở 1, 2, riêng văn phòng mất 2 cái xe CMC: hồ sơ, rồi nọ kia. Chú bảo bàn ghế để đấy, vứt hết, không cần, chỉ cần hồ sơ nọ kia thôi, với lại đồ đạc riêng của các anh em thôi. Chứ còn những cái đồ đạc, mấy cái bàn cũ ọp ẹp, với cái giường vải, giường viếc của tôi, cứ để đấy, không cần, không phải đem đi cho nặng. Thế là đi dòng dòng độ, thì chú thì đi trước đến đến cầu Long Biên vì chú phải đi trước đến bảo lính canh cầu: Tôi có một cái đoàn xe 20 cái xe CMC sẽ đi qua, đến đó – sắp sửa đến đấy – 10 phút nữa đến, thì là anh phải để cho đoàn đi qua, toàn bộ chứ không có cắt lại. Thế nó nhận lời. Thì trông thấy chú đeo, rồi CMC của Tây cả. Thế còn đưa về, chú phải lấy (lúc bấy giờ trường Yên Phụ không có dạy nữa), chú phải trưng thu luôn cái trường Yên Phụ, trước là chú học ở đấy. Chú vào gặp ông ông hiệu trưởng, nói với ông, xin phép nọ kia. Thưa Thầy, là con ở đây, trước con học ở đây rồi, học trò ở đây rồi. Thế ông bảo: Thế à? Thế vui vẻ cho vào. Thế là thế cháu tưởng tượng được vũ khí của Bắc Ninh đấy về, chú chứa đầy một lớp học và rồi chú phải cắt lính của chú cắt, cắt học viên đấy, một, hai người ở đấy, thì đấy.
Thế còn các học viên khác, khi mà về đến nơi rồi, chú tập hợp tại trường Yên Phụ rồi, chú về chú nói với ông ông Thuần, để cho ông Trí biết về đây này. Thì tôi đã nói là về đến đây, thì tức là tôi cho ra, sau khi đã nhận cái giấy đó, tôi đã ký rồi. Sau khoá học nọ kia thì được về, thì tôi xin giấy tay, tôi đóng dấu thì để cho họ về ngay, chứ đừng để cho họ ở lại nữa. Thế thì chú đã nói trước rồi. Thế thành ra, đến – về đến Hà Nội đó thì chú tập hợp ở sân trường Yên Phụ, rồi chú điểm danh lại, rồi thì chú phát giấy đủ hết cả. Thế thì là anh em lúc bấy giờ, ngặt một cái là lúc bấy giờ là chưa có tiền đó. À chú phải nói rằng thì là phải đưa trả lương cho người ta ngay thì may. Chú thúc đến nỗi, mà đến nỗi chú chạy về cái tiền lương đó, mà Thủ hiến, chú bảo nếu mà không trả – chú nói với ông Thuần, ông lên ông nói với ông Trí đó, rằng mà: nếu không có trả, không có tiền lương trả trong hai hôm, tôi kéo tất cả họ về đây. Không có lý gì, trong mấy tháng không trả lương cho họ. Thế cũng may, chú làm thế thành ra họ cũng có một số tiền để họ đi về, ấy vì thế mà thành ra xong, chú giải quyết được xong hết. Bây giờ thì là vũ khí, rồi chú liên lạc với Tây – vũ khí của tỉnh Bắc Ninh đấy. Tây đến, Tây lấy về, đem đi. Chú thanh toán hết tất cả xong rồi đó, thì là chú lên, chú gặp ông ông Thủ hiến: Tôi xin trả hết, xong. Lúc bấy giờ, ông bay vào Sài Gòn, thế là thôi, hết rồi đó. Vào Sài Gòn, ông ấy chết.
LMH: Thế ông bị ám sát chết lúc năm vào tháng mấy?
NĐT: Chú không biết vì lúc ấy chú còn ở, chú còn đang ở Hà Nội mà. Lúc bấy giờ, chú ở Hà Nội đến chẳng hạn như là hai hôm nữa thì nó vào đó, thì trước một hôm đó, chú mới đi về Hải Phòng. Chú ở Hải Phòng đến tận tháng 5, cũng đến ngày áp chót, chú mới đi vào trong nam. Thế thành ra, lúc mà ông Thủ hiến chết, thì sau này, chú mới biết ông chết ở Hotel Majestic.
Nguyen Tu 5 – Interview – Hung
Người Phỏng Vấn (LMH): Bây giờ, cháu xin phép hỏi vài câu về thân thế chú. Thì trước hết, chú có thể cho cháu biết là chú sinh ra vào năm nào, ở đâu không?
Ông Nguyễn Đình Tú (NĐT): Chú sinh ra tại Hà Nội, ngày 26 tháng chạp 1924, thế là chú 79 tuổi rồi.
LMH: Chú có thể cho biết là về gia thế ông Cụ trước làm gì, với lại chú có bao nhiêu anh em?
NĐT: Có, ông Cụ chú – thân sinh ra chú thì làm việc ngành Lục lộ, chuyên môn vẻ kiểu: cầu cống, đê điều, thì cũng thành công trong cái vấn đề đó. Dưới thời Pháp thuộc đó, làm Lục lộ cho chính phủ Pháp đấy, thì ông Cụ vươn lên tới cái ngạch ngoại hạng. Thế chuyên môn đê điều với cầu cống là Cụ vẽ kiểu hết, với đường xá trong đó thì Cụ thành công về cái ngành của Cụ. Thế vì cái nghề của ông Cụ như vậy đó, thành ra ông Cụ có cái đo đạc đấy, rằng thì là chú biết đo đạc về bản đồ với nọ kia. Thì táy máy, táy máy, chú cũng biết, thì ông Cụ có chỉ dẫn, hồi đó ai phải biết một tý về phô tô đó. Thế thì cũng có lợi cho chú sau này, về vấn đề huấn luyện quân sự đó, thì chú hơn được các anh em ở cái điểm đó thôi. Thì nhận diện được cái địa hình, địa vật như thế nào thế nào. Thì rốt cục lại, chú không ngờ được rằng, nhờ cái kinh nghiệm của ông bố mình, mà thành ra lại giúp cho mình nhiều hơn tất cả anh em, khi mà nhập cái trường quân sự của Nhật đó.
Thế còn bà Cụ, thì cũng như tất cả các bà Cụ khác trong thế hệ đó, thì lo cho chồng con, với lại trong gia đình cho êm ấm thôi. Thế Cụ tháo vát nhiều, thế thành ra, sau này cũng có một chút gia sản, thì đối với cái thời đó thì cũng khá hơn cái mức trung bình: thì chẳng hạn như có một cái biệt thự đó ngay ở đường Antoine Bonnet – tức là cái đường, sau này thì là họ gọi là cái đường Châu Long đó. Thì cái cái biệt thự cũng bề thế lắm, nó thông suốt ra đường Antoine Bonnet, ra thẳng Đỗ Vị. Thành ra rộng lắm, mà chung quanh lúc bấy giờ còn có đất, đấy. Thế mới lại một – liền một dãy phố: từ cái chỗ biệt thự đó mà đi ngược lên nhà máy nước, thì là quyền sở hữu của của gia đình. Thành mấy cái nhà đó thì cũng chỉ nhà một tầng thôi, không có gác, thì các Cụ cho thuê. Rốt cục lại dần dần những người thuê, họ cũng thất thế đấy, thành ra cái chuyện thu nhập là các Cụ cũng xí xoá nhiều, chứ không có, thành ra cũng thiệt thòi về cái vấn đề đó. Nhưng mà được cái các Cụ có cái nhận định: Thôi thì lúc người ta thất cơ lỡ vận thì mình không nên ép buộc quá. Thế thì có cái đó, dạy cho chú cái cái tinh thần vị tha vị thứ. Không dám nói đề cao các Cụ, con cái bao giờ cũng là hãnh diện về bố mẹ mình. Thì riêng chú, chú cũng hãnh diện về các Cụ. Về cái ham về cái lợi ích vật chất đấy – nó không có phải là choán hết tất cả cái giá trị tinh thần, thành ra dạy chú được cái đó.
LMH: Thế chú có mấy anh em?
NĐT: À Cái này, chú nói riêng với cháu.
LMH: Vâng.
NĐT: Cho tới đến bây giờ, chưa ai mà cho dù ngay cả ông ông Sung cũng vậy, nhưng mà ông Sung được cái: không bao giờ ông ấy hỏi chú về gia thế cả. Chú cũng quí ông ấy về cái đó. Mà riêng chú, chú không bao giờ chú hỏi gia thế của ông Đặng Văn Sung, mà tự ông, ông nói ra. Ông kể lúc mà tâm tình hai người với nhau, ngà ngà rượu thì ông ấy kể: gia đình moa thế này, thế nọ, thế kia; rồi thì mối liên hệ giữa ông Khoát với ông thế nào nọ kia thì là đầy đủ. Nhưng mà gọi là đầy đủ thế thôi, thoang thoáng nhưng mà chú nghe thế thôi, không bao giờ chú đi, đi sâu vào chi tiết.
LMH: Vâng, không thì chú chỉ cho cháu biết đó, chú có mấy anh chị em, không cần phải nói chi tiết thêm, vâng thế thôi?
NĐT: Có, gia đình chú chỉ có bốn anh em thôi. Thì ông anh cả thì chú thương nhất, mà cả chi họ, đặc biệt cái là cái dòng họ nhà chú, thì là ở Thăng Long mấy thế kỷ rồi, thế cho nên rằng thì là ở đấy, cứ ở đấy mãi hoài, thì…
LMH: Thế chú đứng thứ mấy?
NĐT: À chú đứng thứ 2, thế ông anh cả cũng học Lycée nhá, thì ông chết trẻ lắm, ông chết trẻ tội nghiệp lắm, ông ấy.
LMH: Chú không cần phải nói cho cháu biết thêm những cái chi tiết?
NĐT: Ờ đấy, thế thì.
LMH: Tức chú có hai người em nữa?
NĐT: Hai người em nữa, thì người em thứ 3 cũng chết rồi. Cái người em thứ 4, thì lúc mà chú đi đó, thì là hai đứa em đấy chú bỏ, bỏ bởi vì chú bỏ là chú có lý do: trước hết là vì cái chuyện gia nhập đảng Đại Việt rồi đó. Cái này thì chú cũng nói thẳng, không cần giấu điếm gì cháu cả. Thì chú yên chí rằng thì là với cái gia sản đó, thì hai em nó – lúc đó nó nhỏ nhưng mà nó có thể ấy được. Đứa thứ 3 lúc bấy giờ nó mới có hơn 10 tuổi, đứa út thì nó mới có độ 4, 5 tuổi. Thế sau này, thì ly tán rồi đó thì em đó, thì em – đến năm 54 đó, thì chú chỉ gặp lại thằng út có một lần ở Hải Phòng nhưng mà giờ nó lạc, còn thằng em thứ 3 thì không có gặp. Nhưng mãi sau này lúc đi vào Sài Gòn, thì nó cũng đi vào được, thành ra chú chỉ mỗi liên lạc được với nó. Thì xong nó cũng lấy vợ, nó có con, à nó có một con, một con đầu tiên là con trai. Thì lúc bấy giờ, nó còn sống, nó có vợ có con, nó cũng là bác sĩ, bấy giờ nó đương ở Hà Nội. Thế thì chú phải bảo vệ nó, thì lúc mà chú bị bắt đó, chú khai thì chú chỉ là con một chứ không có anh em. Cho đến bây giờ, dù rằng những người nào mang máng biết chú, mà hỏi chú, chú chỉ cười chú bảo: thôi thì chiến tranh, ly tán nhiều lắm, tôi cũng buồn, thế thôi.
LMH: Vâng, cảm ơn chú, thì bây giờ quay sang một cái chuyện khác. Chú nói là chú vào Sài Gòn năm 48 và chú có hoạt động ở đó, thì trong năm 49 thì trước khi mà (sau khi mà chú ra dạy ở Nha Trang đó), thì chú có hoạt động những cái gì bên trong miền nam nữa?
NĐT: Năm 49 đó, thì là tự chú, chú không có đi tiến, thì tự nhiên là anh Nguyễn Tôn Hoàn đó, anh là bộ trưởng Thanh Niên đấy, thì tự nhiên anh ấy đi kiếm – cho người đi kiếm chú, lúc bấy giờ anh mời chú về, anh: Bây giờ, tôi là bộ trưởng Thanh niên rồi, anh về anh giúp cho tôi cái trường huấn luyện Thanh Niên ở Nha Trang. Thế thì chú có nhận, rồi thì chú là phó giám đốc cái trường đó, chuyên trách về huấn luyện quân sự (nghe không rõ 08’31’’) đó, chú phải liên lạc với với giới chức Pháp ở Nha Trang. Thế về cái vấn đề đó, do cái chuyện huấn luyện đó, thì sau này chú có được một số học trò, sau này nó thành đạt cả, chẳng hạn như: Dương Hữu Nghĩa, Trần Văn Hai, Mã Xuân Nhơn, Đinh Thành On, nó thành công. Có những người thành công nữa, sau này gặp lại chú, thì cũng là sỹ quân cao cấp cả. Thằng Trần Văn Hai thì nó lên đến tướng, thằng gì nữa, còn hai thằng tướng cơ, quên mất tên rồi, Trần Văn Hai với ai nữa – à Mã Xuân Nhơn (thì cháu biết tên nó rồi), thế còn Dương Hữu Nghĩa cháu cũng biết rồi, sau này nó là Major ở Morbihan, rồi nó là tỉnh trưởng Vĩnh Long. Rồi sau nó làm chỉ huy đại đội – à một một lữ đoàn. Thế thì những người đó đối với chú thì họ họ, nói thẳng ra thì là khi mà chú huấn luyện họ ở Nha Trang đó, thì chú chú giữ kỹ luật lắm. Chú chỉ nghĩ đào tạo cho họ có một cái tinh thần kỹ luật thôi. Thế thành ra cái khoá về quân sự đó ( về chính trị thì thằng Huy coi) thì chú có thể coi rằng thì là chú có cái thành công trong đó. Thế lúc sau này, mà các học trò của chú gia nhập vào quân đội ( gọi đi lính đó), thì đều được thành công cả, theo đúng tinh thần mà cái hồi chú huấn luyện họ, cho đến sau này vẫn vậy.
LMH: Thế cái chú ở Nha Trang đến năm nào?
NĐT: Chú chỉ đến 49 thôi. Thế xong cái cái khoá gọi là khoá Cấp Tiến đó, thì là ông Nguyễn Tôn Hoàn ông mới thôi, ông Vũ Hồng Khanh thay đó, thì chú về Sài Gòn. Chú ở lại Nha Trang ba tháng, để mà sắp xếp trả lại công việc của họ đó – à của mình giữ đó, rồi chú đi về Sài Gòn. Chú về Sài Gòn, thì là rồi chú đi dạy học, chú đi dạy học ở cái trường Kiến Thiết thì là cùng với Kiểu, thành ra Kiểu với chú biết nhau từ trước rồi, thân lắm (là anh ông Thiệu đó). Thế thành ra hai anh em cùng dạy trường đó, cho mãi đến lúc mà năm 53 chú trở ra bắc. Nhưng mà trong cái thời gian đó, thì ngoài cái chuyện đi dạy học – để kiếm cơm hàng ngày đó, thì chú, thì các anh em Nguyễn Ngọc Huy, với lại Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn – Nguyễn Hữu Năng (sau này bị ám sát đó), Già Hiệp, với tất cả các giới gọi là giới lãnh đạo của Đại Việt hồi đó (ngoại trừ Hướng, Hướng họ không coi là cái gì cả) thành ra gần như là một cái biệt lập của họ đó. Khi mà họ đối với chú đó, là họ vẫn giữ một cái cái sự tinh thần nể nang. Thì nhờ chú cái gì là chú làm, như cái chuyện An Thành – cù lao An Thành (chú đã nói chuyện với cháu đó) thành ra đối với chú, họ không có điều gì họ mà họ ta thán hay gì cả, mà trái lại họ có thể gọi là bạn bè. Thế sau này chú thấy rằng thì là họ, anh em Nguyễn Ngọc Huy sau này ra hoạt động với cả Bảo Quốc Đoàn (ra hoạt động ngoài Hà Nội đấy), thì chú không có ra, chú ở lại chú đi dạy học.
LMH: Thế hồi đó thì ông Kiểu có hoạt động chung với Nguyễn Ngọc Huy không?
NĐT: À có liên hệ thôi. Nhưng mà sau này thì có, lúc bấy giờ ông Nguyễn Tôn Hoàn về làm phó thủ tướng đó, phó thủ tướng coi về Bình Trị dưới thời ông Nguyễn Khánh đó thì Nguyễn Ngọc Huy nổi lắm, cả ông Kiểu nữa. Thì lúc bây giờ ông Kiểu được mời gia nhập chính phủ, thì ông Kiểu không có người, thì mới đi tìm chú, để làm, đi tìm được chú rồi, mới hỏi : Mời anh làm Tổng giám đốc Thanh niên. Thì lúc bấy giờ cái Thanh niên của ông Cao Xuân Vĩ tan rồi. Thế thì chú sau khi chú ngẫm nghĩ đến ba ngày chú mới nhận. Chú có hỏi ông Kiểu : Thế anh giao cho tôi cái chức này, anh định làm cái chương trình, kế hoạch gì? Thế thì chú phải nói thẳng với cháu thế này, anh tin chú đến nỗi rằng thì là: Tôi không, chưa biết làm cái gì cả. Thế anh cho tôi biết đi làm cái gì, mà anh đi làm cái gì là tôi bảo làm cái đó. Thế thì chú nói ngay, tôi bảo: Đây này, có cái vấn đề là cái Thanh niên chiến đấu của ông Nguyễn – ông Ngô Đình Nhu. Còn bây giờ tôi được biết cái số đó là 15.000 tay súng, súng M1 của của Mỹ hồi đó nó tiêm cho Diệm đó, nó trang bị cho. Thì đấy là cái lực lượng, nếu mà nói về quân số thì đúng là hơn một tiểu đoàn – à quên hơn một sư đoàn, thế thì phải giữ cái đó.
LMH: Nhưng mà cái đó là dưới thời ông Quát làm thủ tướng, hay là ông Khánh?
NĐT: À lúc bấy giờ thì là dưới ông Khánh chứ. Ông Khánh, lúc bấy giờ ông Khánh mời ông Quát vào thì lúc bấy giờ thì là chú mới trực tiếp (tức là trước kia vẫn liên hệ với với ông Quát, thế nhưng mà là công việc ngoài chính phủ, mà lúc bấy giờ ông Quát vẫn chưa làm chính phủ, đấy).
LMH: Tức là chú làm Tổng giám đốc thanh niên trước khi ông Quát lập chính phủ?
NĐT: Trước ông Quát. Chú chú làm tổng, tức là liền sau ngay cuộc chỉnh lý của ông Nguyễn Khánh đó, thì ông Kiểu được mời, ông Kiểu được mời giữ chân Thanh niên. Thì ông Kiểu thật ra thế này, ông ấy từ chối, ông không làm tổng trưởng, Ông bảo: để cho tôi làm đặc vụ trưởng thôi. Thì ông là được khá cái đó: không có ham cái địa vị, mà chỉ làm thế nào để làm được công việc. Thế thì ông ấy mới nghĩ đến chú, ông ấy tìm người không được. Thế sau chính ông nói, bảo: Tôi tìm không có ai, không làm được, anh về anh giúp tôi đi. Bởi vì thì ông ấy mời chú thì thật ra có cái này: trước đó thì chú đã biết ông Hiếu, hồi đó thì Kiểu ở Dixmude đó, đường Dixmude sau này tên gì chú cũng quên tiếng ta rồi. Thì ông ông anh cả đó là ông Hiếu đó, ở trong Phan Rang ra mới ở nhà ông Kiểu, ông Kiểu mới cho người mời chú đến gặp lại ông Hiếu, nói chuyện lâu lắm. Tối hôm đó thì có cái đặc biệt này, là tự nhiên ông Thiệu đến (lúc bấy giờ là trung tá rồi), nhưng lúc bấy giờ chú mới biết mặt. Thế thì cái nhà ấy, chú phải nói thế này, chú phải khen là anh em (nghĩa là lúc bấy giờ theo cái cái truyền thống gia đình thì mình mà – ông anh nào ở trên thì phải lo cho các em ở dưới, thì cứ thế mà theo) thành ra ông Hiếu là anh cả đó, thì ông Kiểu với ông Thiệu là kính cẩn lắm. Cái hồi, cái hôm tiếp chú, thì có ông Hiếu ngồi đây, quanh cái bàn tròn thì ông Hiếu ngồi đây, chú ngồi giữa, rồi ông Kiểu một bên, thế đứng nói chuyện với nhau thì ông Thiệu đến. Ông Thiệu đến, không dám ngồi. Ông Thiệu đứng đằng sau, đứng đằng sau thì mới hỏi thăm nọ kia thì mới giới thiệu thì lúc bấy giờ chú mới biết là ông Thiệu. Thế thì biết thế thôi.
LMH: Thế ông Thiệu có phải Đại Việt không?
NĐT: Sau này, lúc đó thì chú không biết, nhưng mà lúc đó thì chú biết ông Kiểu là Đại Việt. Nhưng chú rằng có lẽ ông Thiệu đã vào Đại Việt rồi là vì thì buồn cái trong gia đình Việt Nam mình mà : ông anh đi đâu thì ông em đi theo đấy, nhất là ở cái gia đình đó là anh nói em nghe. Thế thì riêng chú, chú không được trực tiếp chứng kiến cái chuyện là ông Kiểu nói chuyện gì đó với ông Thiệu gì cả. Thì sau này ông Thiệu là Đại Việt, thì chú biết là Đại Việt…thế thôi.
LMH: Thế chú làm Tổng giám đốc Thanh niên đến bao giờ thì chú nghĩ?
NĐT: Hơn một năm, đến sang đến năm 65, thì là chú thấy rằng thì là kèn cựa với quân đội vào. Cái này hình như chú đã kể cháu nghe rồi thì phải.
LMH: Chú chú kể cho cháu nghe rồi nhưng mà chưa kể chú báo.
NĐT: À kể là kể lại nhá. Thế thì hồi đó là ông Kiểu bằng lòng, ông Kiểu bằng lòng thì chú, thế là chú chuẩn bị, thì là chú, tổng nha lúc bấy giờ thì là quyền về về tổ chức các nha, sở đó thì từ trung ương cho đến địa phương là ở trong tay chú. Ông Kiểu tự nhiên ông ấy giao ngay, anh muốn làm cái gì anh làm – anh chỉ cho tôi biết một tý thôi. Cái gì tôi hứa với anh rằng thì là anh định – quyết định như thế nào cho tôi biết thì tôi y ngay. Thế chú cẩn thận, chú bảo : Không anh, cái tình anh em là một chuyện, cái tình đồng chí là một chuyện khác, đừng có lẫn. Thế bây giờ tôi làm, anh đứng ở – đứng mũi chịu sào đối với chính phủ đó, nếu mà anh thấy tôi đi quá đó thì anh phải nhắc, và nếu mà không nên thì anh cũng cứ nói thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ bàn thảo. Thế thành ra trong mấy tháng đầu tiên, thì cứ 6 giờ chiều thì là ông ông Kiểu giành cái chuyện (6 giờ chiều tan sở mà) thì là tiếp riêng chú bàn thảo nọ kia. Chú trình bày hết tất cả nọ kia, những kía cạnh khó khăn như thế nào nọ kia. Còn về cái độ ấy cũng là may không hiểu sao chú lại, tụi Mỹ nó vẫn yên trí là thì là ông Cao Xuân Vĩ vẫn ấy mà. Nó gửi văn thơ, nó vẫn để tên ông ấy, mà để là tông nha.
Thế thành ra, chú nhận được cái đó thì chú cũng khó xử là bởi vì thì là bây giờ trả lời, bắt buộc phải trả lời cho bên Mỹ họ biết. Thế thì chú có nói cho ông Kiểu biết, thì ông Kiểu bảo: Thế thì anh nghĩ thế nào. Tôi thì tôi nghĩ là mình phải fair cái chuyện này, là tôi đã đứng rồi mà bây giờ họ không biết, hay họ biết mà họ không hiểu cái cái cái cấu trúc của chính phủ mới thế nào cả, thì tôi nghĩ rằng tôi phải trả lời ông ấy – là ông Cao Xuân Vĩ không còn ở đây nữa, và chính tôi, tôi là Tổng giám đốc, thì anh có đồng ý không. Vâng, thế thì nên chứ. Tôi chỉ cần ông Kiểu bảo: thôi anh cứ làm đi. Bảo: Không, tôi phải cần nói rõ cho anh hiểu rõ đó, tôi muốn fair với tụi Mỹ, mình không thể nhập nhà nhập nhằng được. Chú gửi đến ba lần, trong liền trong ba tháng – ba cái văn thư đọc lên là quan trọng cả. Thế thì chú mới đưa cho anh Kiểu, vì anh Kiểu biết tiếng Anh mà, anh đọc bảo: à thế thì anh liệu thế nào? Tôi thì tôi liệu rằng thì là trước hết, tôi phải trả lời thì là trước hết tôi – ông Cao Xuân Vĩ không còn là tổng giám đốc sau khi chính phủ hiện thời bị lật đổ và liền sau đó thì chính tôi – tôi là tổng giám đốc của chính phủ mới do ông Nguyễn Khánh cầm đầu chính phủ mới, và ông sếp tôi bây giờ là ông Nguyễn Văn Kiểu, có chức vị đấy commissioner.
Thế ông Kiểu đọc qua cái tráp thư bằng anh văn của chú, rồi đồng ý, thì chú mới gửi. Thế thì chú gửi thế thì thôi, chú cũng không nghĩ là. Tự nhiên một tháng sau, có một cú telephone của từ phía Mỹ, chú không biết là Bộ Ngoại Giao – à quên Đại sứ quán, hay gì không biết, à thì muốn gặp chú, thì nói trong đó có nói ông tướng tên thì chú quên mất rồi. Sau này thì ông đến thì là ông tướng một sao, thế thì chú tiếp. Nhưng mà trước khi chú tiếp thì chú cho ông Kiểu biết, bảo đây này: Tôi trả lời thì tự nhiên sau hơn một tháng trời, thì có cái ông này, ông đến muốn gặp tôi. Thì anh nghĩ cho tôi, tôi đề nghị với anh, tôi thì tôi nhận tiếp ông ấy, và tôi đưa ông ấy để anh nói chuyện với ông ấy vì anh là sếp tôi, tôi chỉ là thuộc quốc- à thuộc cấp của anh thôi. Thì như thế, ông Kiểu ông bảo, ông cười, ông bảo: Toa còn đối với moa, sao còn nghĩ thế, toa tiếp họ đi, có gì toa cho moa biết. Mới bảo: Không được. Không nó thế này anh Tú ạ, moa nói là có cái lợi này, toa cứ tiếp xem họ nói cái gì. Thế nếu mà có cái gì ấy mà lúc bấy giờ, chẳng hạn như moa cần phải để toa trả lời không đó thì dễ dàng cho toa hơn. Và trong khi đó, toa vẫn giữ được một cái mối liên lạc. Thì ông nghĩ cao, nghĩ hơn thì chú đồng ý, thế ông để ông tướng. Thì từ đó, chú cũng không muốn nói với ông tướng kia là nên gặp ông Kiểm nữa. Thì từ đó, họ giữ cái mối liên lạc với chú. Nhờ cái mối liên lạc với chú đó, dần dần chú mới định khai thác cái chuyện đó, để chú giữ cái Thanh niên chiến đấu. Thì lúc bấy giờ ông Quát chưa lên, ông Quát chưa lên, thì được cái rằng thì là chú nói với ông Kiểu về vấn đề đó. Thì lúc bấy giờ ông Thiệu – ông ấy là tham mưu trưởng liên quân (chứ không phải là tổng tham mưa trưởng nhá), tham mưa trưởng liên quân thôi đó, dưới quyền ông tổng tham mưa, nhưng mà ông ấy là liên quân.
Thế thì chú có đến thăm ông ấy hai lần, thì nói chuyện với nhau vui vẻ lắm. Thì ông biết chú rồi. Thế lúc bấy giờ ông biết chú rõ rồi, bây giờ giữa anh họ với nhau, họ hỏi nhau rồi biết đó. Thì ông Thiệu ông, chú cũng nói thẳng luôn, bảo : đấy Thanh niên chiến đấu đấy, liệu bây giờ với tư cách chức vụ anh, anh giúp cho công cuộc của anh Kiểu cho nó thành cái Thanh niên chiến đấu, thế rồi chúng mình không nên nguyên tắc là vì Thanh niên chiến đấu có phải là ông Diệm đâu. Nghĩa là đồng ý ông Diệm thành lập nhưng bây giờ ông chết rồi đó, thì họ bơ vơ, họ bơ vơ, mình có quyền, không Cộng Sản nó đến, nó chớp thì bỏ mẹ, 15000 tay súng có phải chuyện đùa đâu. Chú chỉ nói một cách giản dị thế thôi, lối lối nhà binh đó. Thế thì tôi nghĩ rằng thì là chúng mình phải làm giữ cái đó. Thế Thiệu ông ấy bảo: Thôi thế, tôi về, anh nói thế, về nguyên tắc thì tôi đồng ý với anh, nhưng mà còn về chi tiết thì anh nghĩ thế nào, anh làm thế nào thì anh cứ bàn với anh Kiểu. Dù có thế nào, quyết định như thế nào thì tôi đồng ý ngay. Thế tôi, chú chỉ nói: Thật sự ra, anh Kiểu cũng nói rồi, tôi – anh Kiểu cũng nói với tôi y như anh nói với tôi về nhắn anh Kiểu định, thì là là Anh ấy định thì chính anh nói rằng là tôi định thì anh Kiểu định. Thế nhưng mà tôi nói để anh biết thế thôi, nhưng mà anh nên gặp anh Kiểu, để mà hỏi lại xác nhận tôi nói thế có đúng không. Anh Thiệu ngắt lời, bảo: Không, anh nói thì tôi phải tin chứ. Chú bảo: Không, anh đừng nghĩ thế, anh cứ gặp anh Kiểu anh nói lại. Tôi về, tôi nói chuyện với anh Kiểu cũng thế thôi. Tôi cũng thuật lại, tôi gặp anh, tôi nói những gì, anh nói với tôi những gì, để cho anh Kiểu rõ. Thế thì suôn sẻ, được thôi.
Đùng một cái, thì ông Quát lên. Ông Quát lên thì đương nhiên chú xin từ chức. Có cái này là cái hệ thống hành chánh của mình (cho chính phủ đó) theo Tây: Tổng giám đốc do chính Thủ tướng ký nghị định chứ không phải là ông tổng trưởng, ông tổng trưởng nhưng mà do đề nghị của ông tổng trưởng hay là của ông đảng trưởng bây giờ đó, thì là đưa lên cho ông tổng thống, ông tổng thống thường thường là ông duyệt ngay. Nhưng mà nếu mà giải nhiệm chú đó thì ông Thủ tướng giải nhiệm, chứ không phải ông tổng trưởng giải nhiệm. Nhưng mà dĩ nhiên ông tổng trưởng vẫn đề nghị, vẫn ông tổng trưởng đưa lên thì là ông thủ tướng ký ngay để giải nhiệm.
Thế thì chú cũng nói với Kiểu (lúc bấy giờ ông Kiểu cũng thôi – xin thôi mà) thì ngay hôm trước được tin là ông Kiểu thôi, thì chiều hôm đó, chú lên chú nói với ông Kiểu. Chú bảo: Bây giờ anh đã thôi thì tôi cũng thôi. Thế ông cười bảo: Anh đừng nghĩ thế, anh thấy thế nào? Tôi thấy rằng thì là anh không có ở đấy, thì một ông khác thay dĩ nhiên không thể nào mà ông đồng ý với tôi, về những cái chuyện mà anh đồng ý với tôi được. Thế hơn hết là tôi cứ làm cái cái đơn xin từ chức, cho nó đúng, đúng phép. Thế vì lúc bấy giờ Cao Kỳ lên, Nguyễn Cao Kỳ lên, Nguyễn Cao Kỳ lên thì lộn xộn.
LMH: Tức là khi mà khi ông Quát lên thì chú vẫn còn làm Tổng giám đốc Thanh niên?
NĐT: Vâng, nhưng mà lúc ông Kỳ thì ông Quát chưa. Thế thì ông…
LMH: Ông Kỳ – ông Quát thôi thì ông Kỳ mới lên chứ?
NĐT: Không, ông Kỳ mời được thay Tổng trưởng Thanh niên mà.
LMH: Dạ.
NĐT: Để thay ông Kiểu mà, thì chú vẫn còn ở đấy nhưng mà chú đã nộp đơn rồi. Thế thì trong lúc này thì có Nguyễn Tấn Hùng đó, Nguyễn Tấn Hùng trong ấy thì nó quen ông Kỳ từ trước, mà chú, chính chú biết thì lúc bấy giờ còn là Lieutenant đó mà Nguyễn Tấn Hùng đã là cấp tá rồi – nhưng mà bên quân y. Thì Hôm đến thăm chơi với Nguyễn Tấn Hùng đó thì lại gặp Nguyễn Cao Kỳ ở đấy, nhưng mà Nguyễn Cao Kỳ lúc bấy giờ chỉ mới Lieutenant thôi thì chú thấy thì ra bắt tay thôi, không có gì cả, thế thôi. Sau này đó thì ông Kiểu thôi rồi, thì ông Nguyễn Cao Kỳ lên. Ông thì lên ông không ở lâu, nhưng mà chú phải đến (nghe không rõ… 26’47’’) cho ông ấy tại phủ, tại trong trại về Thanh niên, về Thanh niên, thì là thì lúc bấy giờ ông Kỳ mới trực tiếp biết chú đó. Lúc đó thì xong rồi, là về rồi thì là chú về chú đợi, tại điện rồi mà xin mà. Thế thì nhưng mà Nguyễn Cao Kỳ ông ấy lưu – lưu nhiệm chú đó, lưu nhiệm chú. Thì nghe đâu không biết có phải – sau này bảo nói là Nguyễn Tấn Hùng nói. Nhưng thật sự ra chú không bao giờ chú vận động với thằng Nguyễn Tấn Hùng cả. Tuy thằng Nguyễn Tấn Hùng đối với chú cũng thân lắm, nhưng không bao giờ chú nhờ bảo trợ. Nếu mà chú muốn ngồi lại đó, thì chú chỉ cần nói với ông Kiểu thôi, vì chính ông Kiểu còn bảo chú ở lại cơ mà.
Thì bấy giờ rốt cục lại, ông Nguyễn Cao Kỳ bảo lưu nhiệm chú. Thế chú cũng nói chuyện cho ông Kiểu Kiểu biết. Thế ông bảo: Thế thì nếu mà ông giữ lưu lại thì anh xem như thế nào…(27’45’’: nghe không rõ). Thì chú nói ngay, tôi bảo: Không, tôi không thể ngồi được với ông Kỳ đâu. Tôi lên tôi gặp tường trình nọ kia, ông ấy ăn nói lung tung lắm. Ông ấy là tướng cao bồi, vào trong cái cái công việc chính phủ thì không thể cao bồi được. Nhưng mà tôi thấy sẽ khó làm được việc, tuy rằng tôi sẵn sàng tôi tương nhượng, hay là tôi khuất nếu mà những điều kiện ông đưa ra mà tôi thấy rằng nhận chẳng sao cả đó, chỉ cần được việc cho mình thôi đó. Mà được việc đây tôi nói trước cho anh biết, là anh cũng biết rồi là bởi vì Thanh niên chiến đấu. Thế thành nhưng mà tôi thấy không được thế này, thế thì tôi thì bây giờ tôi đợi, tôi đi (nghe không rõ… 28’30’’) cho ông ấy xong hết cả rồi, tôi đợi một thời gian nữa thì tôi thôi. Thế y như rằng thì lúc bấy giờ thì là tự nhiên ông Kỳ thôi, ông Kỳ thôi không làm tổng trưởng Thanh niên nữa.
Thì Nguyễn Tấn Hùng lên thay, Nguyễn Tấn Hùng thì nó lôi cả ông người (nó lấy cô, nó lấy người cô thì thằng Trần Đỗ Cung lấy người cháu của cô. Thế mà cái người cháu ruột cô ấy lại là con gái ông Nguyễn Đình Tài, ông Tài trước là giám đốc công an bắc kỳ đó, thời ông Trí đó). Thì chú thân cả, không có gì cả. Thế thì Nguyễn Tấn Hùng, Nguyễn Tấn Hùng mày mày tao tao với chú, mà chú cũng vậy. Mà thôi mày ở lại đây. Bảo : Không, tao không ở lại đây đâu, mày nhượng kiếm người đi, tao không, tao về. Công việc của tao làm, chắc là mày cũng không chịu nỗi đâu. Nó bảo: Thì đấy. Thì chú mới nói: Theo ta Thanh niên chiến đâu. Thằng ấy thì nó, nó được cái tâm địa tốt nhưng nó không phải tên đầy tớ đấu. Thế chú biết, lúc bấy giờ chú định thôi – à nhất định thôi. Thế nhưng mà chú cũng không cứng, quá cứng rắn. Chú bảo : Thôi thế này nhá, bây giờ trong cái thời gian mà mày kiếm người đó, thì tao bây giờ tao đứng ở với cái địa vị tổng giám đốc, tao xin phép ông Tổng trưởng cho phép tổng giám đốc đi coi lại mấy cái nơi ở Quảng Ngãi (thì chú quan hệ lắm) và xin cấp đặc biệt cho tôi 50.000, với 50.000 đó tôi đi, để tôi đưa cho các anh em Thanh niên chiến đấu ở đó, ở mấy quận.
Thế Nguyễn Tấn Hùng chịu ngay, thì đấy có tiền. Thì chú đi, chú cẩn thận, chú lại đem luôn nhân viên hành chánh (tức là nhân viên hành chánh – tài chánh đó) đi, cầm cái số tiền đó đi theo tôi. Thì chú đi ra Quảng Ngãi, chú đi mấy quận, cái chỗ đó nguy lắm. Thì chú đi, chú ở đấy một tuần với thăm mấy quận. Đến đâu cái nói chuyện thì tụi lính thích lắm. Nhưng chú không nói là chú thôi, nghĩa là chú cũng đưa tiền, bảo: đây cái tiền này là của bộ, giúp các anh em trong lúc hoạt động. Thế là chú phân phát hết tất cả 50.000 rồi, thế là chú về. Chú về, chú làm passport đầy đủ hết tất cả rồi đó, thì là chú thôi. Chú thôi, chú thôi thì là vào 65, tức là được hơn một năm, được hơn một năm, được đâu mười mấy tháng đó, đâu là hơn 12 tháng. Thì lúc đó (cái này thì chú phải kể thêm, vì nó có liên quan đến Ứng) thì lúc đó thì là Hùng đã làm Tổng trưởng Thanh niên rồi, tự nhiên Ứng lại được mời, không phải được mời nhưng mà có sự vận động – cái này dính dáng đến đến ông Lê Văn Tiến nhà mình đấy, mà sau này thì lúc đó thì các ông ấy giấu (ông ấy giấu chú, rồi thằng Ứng cũng dấu chú) nhưng sau này thì lòi hết cả ra. Hồi thằng Ứng nó bảo: Tao được mời làm Tổng trưởng bộ Xây Dựng Nông Thôn, mày nghĩ thế nào? Mày nghĩ thế nào, sao tao nghĩ hộ mày được, mày quyết định thế nào. Thì lúc bấy giờ ông Kỳ lên làm Thủ tướng rồi. Thế thì cái này thì sau này, Nguyễn Tấn Hùng kể cho chú, hay là nó kể ai nhà, nói: Dân, dân cách mạng cả đấy, thì thằng Kỳ nó lại nể, lại tin Hùng mà, thế nó mới nhận với Nguyễn Tất Ứng. Thế thì chú cho rằng, không phải hẳn thằng Hùng nói theo.
Vì lúc mà Ứng nhận ấy thì là có chú nghe thấy là Như Phong cũng liên lạc với Ứng nhiều đó, nhưng trái lại đối với chú, không có liên lạc nhá, tức là thân nhau lắm, biết nhau lắm. Thế chú biết, chú cũng im, chú không nói gì nữa bởi vì cái chuyện, chuyện của họ, kệ họ. Thế Ứng nó kể – à nói với chú: Tao được ông Kỳ ông ấy mời, thế mày nghĩ thế nào, thế mày nghĩ thế nào, mày…? Bảo: Thế mày nhận được thì mày nhận. Không, tao muốn hỏi ý kiến mày. Thế thì: mày muốn biết ý kiến của tao, tao bảo mày đừng nhận, mày không làm được đâu. Ông Kỳ tính nết ông, ông chỉ làm – tao nói thẳng thế này: ông chỉ làm sếp băng đảng thì được, nhưng sếp băng đẳng gọi là Chính phủ thì không được. Thế bảo: tại sao biết? Mày nên nhớ rằng, cái hôm đầu tiên ông ấy làm Thủ tướng, ông ấy đi họp báo đó, tao đi chứng kiến từ đầu đến cuối. Tao để ý đến cái lời ăn tiếng nói của ông ấy, cái cử chỉ hành vi của ông ấy trước công chúng. Mà hôm ấy, hội trường ngặt, Mỹ đông lắm, về về phía Đại sứ quán đã đành rồi, về cả giới truyền thông nữa, đông lắm, Việt Nam chính ra đông lắm – đông hơn. Thì cái hội trường đó là trước phủ Thủ tướng ở đường Thống Nhất, cái chỗ đó hồi đó là cái trại binh của Pháp trước mà.
LMH: Cháu xin lỗi, lúc đó là chú đã nghỉ rồi, chú đi làm báo phải không chú?
NĐT: À, chú lúc bấy giờ, chú chú nghỉ rồi đó. Thế thì chú mới bảo Ứng: Theo tao thì mày đừng nhận, mày tuỳ mày đó nhưng mày hỏi tao, tao bảo mày đừng nhận, nhận nó phiền lắm, rồi mày sẽ không làm được việc gì cả. Vì một ông Thủ tướng như thế (vì ông ấy là cao bồi mà), mà có thể rằng ông bốc đồng, ông gật đầu mày làm cái gì ông cũng nghe, nhưng mà rồi thì là có những cái xúc xiểm vào, thì rồi mày lại vỡ mộng thôi. Thế Ứng nó không nói gì cả nhưng mà rồi nó nhận, là bởi vì thế này (cái này thì chú nói riêng) lúc bấy giờ nó đương làm cho nhà băng Indochinois, thì nó coi import-export portfolio, thì là nó được trọng dụng lắm đó, tụi Tây giữ lắm. Thế thì nói vậy thôi, nói vậy thôi thì nó cũng không có nhà ở, là vì nó còn làm cho nhà bằng đó thì nhà băng để cho nó ở một cái apartment lớn ngay ở trên nhà băng. Thì lúc đó chú là Tổng giám đốc (lúc đó, chú còn Tổng giám đốc) thì cái phép ấy thì chú được có nhà. Nhưng mà nhà thì các ông ở cũ đó, ông vẫn chiếm không đi. Thế sau thì là cái nhà của chú, nó lại ngay trong lòng thành Bộ Thanh niên. Một cái villa nhỏ, xinh lắm, với sát luôn là cái sân tennis của Bộ, thành ra rất tiện, nếu mà Tổng giám đốc ở đấy thì tiện lắm, mà có một mình thân chú thì tiện lắm. Thế chú ở đấy – chú chưa ở được ngày nào, còn đương sửa sang, thì là sửa sang lại cho nó sạch sẽ. Thế thì thằng Ứng mất việc ở nhà băng, mất việc ở nhà băng. Thế thì chú bảo: Thôi thế thì mày về đây, mày ở. Nó có sáu con. Ứng với chú gần như anh em ruột đó, thế còn vợ nó, sau này thì chú cũng biết. Thế chú bảo: Thôi thì mày về, mày đem cả vợ con mày về cái villa của tao mày ở, không có ai dám nói gì tao, tao là gia đình tao mà thì ai dám nói gì. Thứ hai nữa thì Kiểu cũng biết, Kiểu ngó lơ không có nói gì.
LMH: Bấy giờ lúc đó thì ông Kiểu cũng thôi rồi và chú cũng thôi rồi, sao chú còn giữ được nhà?
NĐT: Không, đó là chú nói lúc còn đó. Mà lúc chú vẫn giữ được nhà chứ, là vì chưa – tổng giám đốc mới chưa có, chưa có gì cả. Với thằng Hùng – thằng Nguyễn Tấn Hùng lên thì chú nói ngay, bảo: đây, tao thôi rồi đấy nhá, nhưng mà tao đưa vợ chồng thằng Ứng về ở đấy đó, mày đừng có đuổi đó. Thế thằng Nguyễn Tấn Hùng chịu ngay. Thế ở thì nó khổ thế này: cũng là cái may ( cũng là cái rủi – cũng là cái may). Thằng Ứng nhận lời, làm được mấy tháng thôi, đi ra Quang Ngãi làm mission, lúc về bị tai nạn máy bay chết, cả nó với hai người trong văn phòng của nó đi cùng bữa đó đó cũng chết, cả ba người cùng chết, thế thì cả cái máy bay ấy chết chứ không phải riêng mình, riêng cái Bộ Thanh niên, như rắn mất đầu. Thế thì nhân cái chuyện đó, thì chú mới bảo Nguyễn Tấn Hùng: nó là Tổng trưởng Thanh niên – à Bộ Xây dựng nông thôn, mà nó ở nhà của tao, mà bây giờ nó chết thì mày không được đuổi nó đi – vợ chồng nó đi. Khi nào tao mà có cái nhà khác đó, tao nói với nó thì nó đi, chứ bây giờ mày mà giở cái trò ấy mày không được đâu. Thế nhưng được cái thằng Hùng nó không phải cái hạng đó.
Thế thành ra vợ Ứng vẫn cứ ở đấy, cho đến lúc mà chú thúc lấy được một cái căn nhà khá ở đằng sau Nguyễn Thông, cũng là biệt thự đôi đó thì sau đấy dọn ra đấy, trả nhà cho bộ, thì cái nhà ấy vẫn ở. Trong khi đó, mà Ứng chết đó, thì Chính phủ nói, vận động (lúc ấy còn Nguyễn Cao Kỳ) thì Nguyễn Cao Kỳ cho ở cái nhà trong cái khu trước cửa chùa Vĩnh Nghiêm đó, là cả một cái khu công chức ở đó, ở mẹ đó cái chị này – cái nhà mà vợ Ứng được chỉ định đó, thì là thằng Đinh Triệu Chính (thằng đó là Tổng trưởng Thông tin), nó lại cho nhân viên nó ở trước rồi, mà bây giờ đuổi thằng đấy đi khó. Và cái thằng Tổng trưởng Thông tin ấy, thì là lại là họ hàng với vợ thằng Ứng. Nghĩa là, xem nào: nghĩa là em – à bố vợ thằng Ứng, bố vợ thằng Ứng là có họ hàng rất thân với – à bố vợ thằng Ứng lại là em ruột mẹ thằng Đinh Triệu Chính. Thế thành ra thằng Ứng kẹt không có nhà, thành ra chú mới ép thằng Nguyễn Tấn Hùng, mày làm thế nào lấy được một cái cái biệt thự đôi đó, mà thì cứ ở đấy đã. Thì khi nào thằng kia dọn đi thì về đấy ở. Thế sau này rốt cục lâu lắm, thì thằng kia nó mới dọn. Thì lúc bấy giờ thằng Đinh Triệu Chính bị rớt rồi đó, thì thằng kia cũng không còn có lý do gì mà ở lâu nữa, thì mấy tháng sau nó cũng đi. Lúc bấy giờ, vợ Ứng trở lại, thế sửa sang rồi cái, mẹ con phải dọn đến nhà mới, thì ở cho đến lúc mà mất nước đó, ra đi.
LMH: Bây giờ cháu xin hỏi chú về, cái thế cái giai đoạn mà chú gặp ông Quát tức là năm 47 phải, thế rồi sau đó thì chú có những cái liên lạc gì nữa không?
NĐT: Sau đó thì thỉnh thoảng thôi, anh ấy đến (ông Quát đến thăm ông Sung), nhiều khi ông Sung lại không có nhà, bặt cái thì lại ngồi nói chuyện với chú, nói không lâu, cũng trao đổi một số ý kiến về chính trị nọ kia không có cái gì là đặc biệt. Lúc bấy giờ, ông ấy cũng chưa hẳn đi vào con đường chính trị.
LMH: Cháu tưởng là ông bắt đầu tham gia vào chính phủ, từ thời chính phủ Trần Văn Hữu rồi, tức là năm 1949 là ông ấy đã tham gia rồi?
NĐT: À xem nào 49, 49: chú ở Nha Trang, cháu biết, cháu biết là ông ấy có ờ ông Hữu chú không chắc đâu. Trần Văn Tiên có.
LMH: Không, ông ấy là Bộ trưởng Giáo Dục thời ông Trần Văn Hữu.
NĐT: À phải rồi. Bộ trưởng Giáo dục đúng, đúng. Chú nhớ rồi, Trần Văn Tiên thì bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Đúng rồi bây giờ chú nhớ rồi, nhưng mà lúc đó, lúc đó thì chú không có, chú không có liên lạc.
LMH: Thì lúc đó ông ở Sài Gòn.
NĐT: À ông ở Sài Gòn. Mà lúc đó 49, thì chú còn Nha Trang nữa cơ.
LMH: Thì ông ấy ở, ông bắt đầu tham gia từ chính phủ Trần Văn Hữu cho đến cuối cùng thì ?
NĐT: Thì sau này, chú viết cái bài về ông ấy mất đó, thì chú có nói ông Tổng trưởng Giáo Dục.. thế đúng.
LMH: Thì ông làm ở Đại học Văn Khoa cho Đại học Hà Nội mà. Thế thì khi nào thì chú bắt liên lạc lại với ông ấy?
NĐT: Lúc chú làm Tổng giám đốc Thanh niên đấy. Nghĩa là gọi là bắt được liên lạc về chính trị đó, chứ còn thường thì là về cái social – xã hội thì vẫn đi lại thăm, thỉnh thoảng chú vẫn đến thăm ông ấy, rồi ngồi nói chuyện, hoặc là sau khi bữa cơm tối, đến đấy ngồi nói chuyện uống Cognac với ông, rồi cũng bàn chuyện chính trị như là đấm bóp thời sự, cũng không có gì cả.
LMH: Tức là khi mà chú làm Tổng giám đốc Thanh niên tức là thời ông Nguyễn Khánh, thế thì lúc đó ông Quát làm gì?
NĐT: À… xem nào, à ông Quát lúc bấy giờ chưa làm gì cả. Ông Quát lúc mà ông Nguyễn Khánh lên làm ấy, thì ông Quát còn có nhà thí nghiệm.
LMH: Thí nghiệm ở Hai Bà Trưng?
NĐT: Không, chưa chưa Hai Bà Trưng, ở cái chỗ đi lên đường Phan Thanh Giản nối dài lên đi về phía bắc ấy. Thì cái nhà nhỏ đó, chú có đến đấy khám bệnh mấy lần, là đúng rồi. Sau này là mãi sau này, thì cái nhà ở Hai Bà Trưng mới làm lên thì ông mới dời. Chứ lúc đó thì chưa, lúc đó có thể gọi là tạm thời có thể gọi là ( nghe không rõ… 43’40’’) của ông Quát đó, ông ấy – cái phòng thí nghiệm của ông ấy cũng sạch sẽ, mà nhỏ nhắn, khiêm nhường lắm, ngay ở cái nhà cũng thường thôi.
LMH: Khi mà ông Quát lên làm Thủ tướng thì ông ấy có mời chú làm gì không?
NĐT: À lúc ông ấy làm Thủ Tướng đó, thì chú đương làm Tổng giám đốc, thì không, ông không có – chưa nhờ chú gì cả, chưa nói gì, có gặp nhau nói chuyện thôi. Thế thì ông ấy mới ông ấy lên làm Thủ tướng là năm, là ngày 17/2 thì phải, ngày 17/2. Thế thì lúc bấy giờ, chú đương làm Tổng giám đốc. Thì trước đó, trước khi mà, lúc ông nhận chức rồi đó, nhưng mà chưa có, mới được đâu được một – chưa được một ngày đó, à được một ngày đó. Thì chú đương làm Tổng giám đốc, thì chú đương trong trong văn phòng, thì chú nhớ, lúc bấy giờ bao giờ, chú cũng ngồi lâu lắm: buổi trưa chú cũng ngồi lại; buổi tối chú cũng ngồi lại. Là vì có khi ban ngày có khi phải tiếp khách thì chú phải kéo dài, cái chuyện đó, cái chuyện coi hồ sơ, với lại.
LMH: Nhưng mà lúc đó thì ông Kiểu đã từ chức chưa ạ?
NĐT: Ông Kiểu từ chức rồi – à ông Kiểu chưa từ chức, ông Kiểu chưa từ chức, ông Kiểu từ chức – ông Kiểu dự định từ chức nhưng mà hãy còn ngồi, để đợi có người đến thay đã chứ, thế. Nhưng chỉ một, vài này sau thì ông ấy đi. Thì lúc ông Kiểu còn ngồi đấy nhưng mà ông biết rồi thì ông ít đến, thỉnh thoảng ông đến qua một tý thôi: một, hai tiếng đồng hồ rồi ông đi ngay thôi, chứ ông không có ngồi vì ông coi thì ông không muốn giữ thêm trách nhiệm gì nữa đó, rồi ông xin từ chức rồi mà. Thì ông Quát, à thì một buổi chiều chú nhớ lúc một giờ trưa, chuông reo, lúc bấy giờ anh Diễm ở đầu dây, bảo: Cậu có rảnh không ? Bảo: Ờ nói đi, xong rồi, bây giờ có gì cứ nói đi. Bảo: Có ông Sung ngồi đây, mời cậu đi ăn cơm với ông Sung, với tôi. Mới bảo: Có chuyện gì đó? Ừ thì cứ đến thì nói chuyện, chuyện còn dài lắm. Ờ nửa giờ nữa, tôi đến. Thế thì chú xếp sửa hồ sơ thế nọ kia, kêu nhân viên lên, kêu đấy giao lại (bao giờ cũng có một ông thư ký riêng đó, ông ngồi lại, chú giao hết cả xong rồi chú đi). Chú lên nhà anh Diễm ở Charner, sau chú biết nhà anh. Ông Sung ngồi đấy. Thì cả nhà ăn cơm rồi, còn mâm cơm chờ chú đến thôi.
Thì ba người ngồi vào bàn ăn, thì có gì tý hẵng biết. Cái cái vừa ăn, vừa ăn thì chú hỏi có chuyện gì. Thì chính Diễm nói, mới bảo: Ông Quát lên làm Thủ tướng, ông có nói với tụi này (tức là với Sung, với Quát đấy) viết một bản tuyên bố của ông ấy, cho ông ấy. Thì ông Sung với tôi mời cậu lên đây để bàn về cái chuyện đó để viết. Bảo: Thế thì hai ông bàn với nhau đủ rồi, gì đến tôi làm chi, tôi biết gì đâu về Chính phủ -à chính trị, với Chính phủ. Bảo: thôi, không, không thế nọ, thế kia. Thế ngồi cơm nước xong ra ngồi Sa-lông nói chuyện tiếp, thì là ông ông Diễm lại nói thêm, bảo: Thế thì cậu, cậu nghĩ cậu viết cái tráp ấy đi, rằng thôi ông cho tụi này hộ đi. Thế thì: Cậu viết cũng được chứ gì nữa. Ông Sung viết thì ông Sung nói ý kiến thế này này. Ông Quát nhờ thì ông Quát có nói với hai ông rằng thì là thế nào (nghĩa là chú dùng chữ ông mà) ông Quát có nói với hai ông là là đường lối Chính phủ như thế nào để mà viết chứ, tôi chẳng biết cái mẹ gì hết, tôi chẳng biết cái gì – tôi viết cái gì. Cháu có thể tưởng tượng được rằng thì là Diễm nó trả lời chú thế nào, chú nghĩ chú nhớ mãi cái câu, bảo: Thế cậu liệu liệu, cậu viết đi, rồi căn cứ vào đó, thì chúng tớ sẽ có thêm ý kiến, thế này thế kia. Ồ thế thế ngay bây giờ đây này, hai ông cho tôi ý kiến đi, tôi không được gặp ông Quát thì bây giờ hai ông thay mặt ông Quát, tự nhiên các ông mời tôi đến, mà tôi không biết là ông Quát có biết rằng thì là các ông kêu tôi đến để làm việc này cho các ông, thì hai ông sao không hỏi ông Quát rằng thì là cái đường lối như thế nào? Thì mới bảo: Không, ông Quát ông ấy thì ông ấy bảo thực ra ông ấy bảo cứ ‘’liệu liệu’’ mà viết. Thế thì chú không biết rằng thì là nói nói chuyện ‘’liệu liệu’’ thì viết có đúng hay không, hay là ông Quát có nói cái gì không.
Thì chú bảo ông Quát là một người – ông ấy cẩn thận lắm, ông Quát là một người cẩn thận lắm thì không thể nào bảo là ông bảo là ‘’liệu liệu’’ được. Thế cậu nói thế thì tôi khó nghe lắm, thôi thế thì cậu cứ viết đi. Tôi không có dính dáng gì về, tôi không biết gì về Chính phủ mẹ gì cả. Vì tôi tôi bây giờ tôi là một cái thằng Tổng giám đốc xin từ nhiệm, mà tôi lại chờ ngày đi về thôi. Thế bây giờ tôi viết cái này, tôi chẳng biết gì cả, à nhưng nếu mà bảo nếu nói viết về cái chuyện Tổng nha thì may ra tôi biết viết được. Còn đại sự tất cả bao nhiêu vấn đề của ông Thủ tướng, tôi có biết gì về vấn đề quân sự với chính trị. Thế cháu có thể tưởng tượng lúc bấy giờ ông Sung không nói gì cả, ông Sung với Diễm: ông Sung không nói, Diễm không nói. Bảo thôi thì cứ liệu liệu viết đi, chứ bây giờ. Xong cái hai ông đứng dậy xoa xoa lưng chú, ông Sung ông ấy cười hề hề bảo: Cố gắng tý đi. Chú mới cười, chú bảo: Cả hai anh bảo tôi cố gắng, tôi cố gắng cái gì bây giờ, tôi là một cái thằng chẳng hiểu gì cả mà bây giờ bảo tôi cố gắng. Nghĩa là cái tinh thần vô trách nhiệm của cả hai người, đứng dậy đi luôn: Ông Sung đi, thằng Diễm vào buồng ngủ với vợ.
Chú trở lại, một lúc sau, Diễm trở ra – xếp giấy với cái bút, bảo: Cậu, cậu ngồi đây, chịu khó viết đi. Chú phải ngồi chú nặn óc ra, chú đặt giấy hết cả một cái tháp ở kia kìa: điểm số 1, điểm số 2, điểm số 3, điểm thứ 4 nhưng rốt cục lại, điểm nhấn mạnh là cái Thanh niên Chiến đấu (Fighting Youth Union). Về quân sự – à về chính trị đó, về quân sự, rồi về chiến tranh vài dòng, như cuộc đời, thế là chú viết. Chú viết xong (chú viết nháp) rồi chú chép lại rõ ràng, chú gọi Diễm ra. Bảo: Đây, tớ viết xong rồi đây. Ngay hôm sau, Chính Luận đăng ngay trang nhất, tuyên bố của Thủ tướng Quát. Chú đọc – y như – không bớt một chữ cỡ nào của chú cả. Trong đó đúng cả Thanh niên chiến đấu thế nọ, thế kia. Chú chỉ cần có mỗi cái đó thôi, thế rồi thôi. Chú không có liên lạc, ông Sung cũng không có liên lạc, thằng Diễm không liên lạc gì với chú, mà nó cũng không nói rằng với chú, rằng thì là mà nó đã có Chính Luận nó đọc nhá. Ơ thế riêng ông Quát không biết là chú viết.
Sau này, vào tù nói chuyện với nhau mới biết ông Quát không biết gì về cái chuyện đó cả. Ông Quát bảo là yên trí là thằng Diễm nó viết. Thế thì chú mới thuật lại cháu nghe, là năm 1978 đó thì là là mới đầu thì là chú đã ở, ông Quát lại đi về cái buồng – đưa vào cái buồng của chú ở dưới nhà, sau đó nó đưa lên, sang bên à lên trên lầu đó. Đợt ấy là 1978, chú nhớ đó là ngày tết. Ngày tết thì nó thong thả, chứ hồi đó mà trong cái buồng đó thì đầy đủ này : ông Quát, ông Ngô Khắc Tỉnh, Hồ Bảo Trâm – là hai anh em ông Ngô Khắc Tỉnh đều là là Tổng trưởng cả, thì ông Hồ Văn Trâm, rồi ông phó Đại sứ Đại Hàn, hai attaché Đại Hàn: một attaché về lao động, một attaché về văn hoá, toàn bộ đầy đủ gộc cả, toàn đại tá với trung tá. Riêng chú là civil (civil person), với một em nữa bị cụt chân vì chống đối nó, nó giam ở đấy. Thế thì một thằng, một thằng trung sĩ dù thì nó làm buồng trưởng, thế thôi, thế còn tất cả là trung tá với đại tá thôi.
Thì nhân cái tết năm đó thì là kỷ luật nó có lỏng lẻo thì lính đi thường thường, đặc biệt cái, đó là cái tháp đó, chỉ có mỗi một buồng có người ở thôi. Thế thành ra tất cả những buồng sau trống không à, cả cái hành lang trống không. Thế là thế là ông Quát, với chú đương đi bộ thì mấy ông, mấy ông – cũng ông civil, civil đâu ông ta biết nhau hay sao, chú cũng không hỏi. Thì mấy ông đó đi cùng với ông Quát, với chú đi dạo dạo đó. Thế đợi ra, mấy cái ông kia – ông vào buồng ông nghĩ rồi đó, thì chú riêng với ông Quát. Thì tự nhiên hai người lại nói chuyện trưa nọ kia. Thì nói lại cái chuyện lúc mà ông Quát mới lên nọ kia. Thế bảo rằng thì là tôi viết cái chuyện Thanh niên chiến đấu. Thì lúc bấy giờ ông Quát mới biết rằng thì là chú viết.
Thế ông Quát ngẩn tò he: Thế chết, tôi không biết anh ạ, tôi không biết là anh viết, anh Diễm đưa tôi là anh Diễm viết. Thế chú bảo: Anh ạ, tôi tôi nói thế này, không phải là tôi biện minh cho tôi, tôi tranh công gì với ai, tôi bị ngồi tù rồi tranh công làm cái gì. Tôi chỉ nói riêng thế này thôi: cái Thanh niên chiến đấu, chỉ có mình tôi viết; cái kế hoạch thanh niên chiến đấu, chỉ có ông Kiểu ở bộ Thanh Niên biết, ông Khánh biết, ông Thiệu biết – là ông là Tham mưu trưởng Liên quân, và riêng tôi biết vì là tôi là người chủ xướng đưa ra. Thì tôi viết vào trong đó chỉ có tôi viết, tôi biết tôi viết thôi, anh Diễm làm sao biết để mà viết được. Thế có mấy dòng viết về cái lăng của Thanh niên chiến đấu – đấy là cái bằng chứng tôi nêu lên, để cho anh thấy rằng cái bài đó chính tôi viết.
LMH: Thế nhưng mà sau đó thì lúc nào thì ông Quát liên lạc nhiều với chú?
NĐT: Thì từ đó trở đi đó, sau đấy à thì là là…
LMH: Tức là sau khi mà ông Quát đã không biết chú viết cái bản tuyên ngôn, rồi làm sao ông biết để mà ông liên lạc với chú?
NĐT: À, thế này vì lúc bấy giờ chú còn là Tổng giám đốc Thanh niên mà. Thì là lúc viết cho ông xong thì chú vẫn làm Tổng giám đốc Thanh niên. Thì dưới dưới, nếu mà nói về hệ thống đó mất chủ quyền của ông Thủ tướng, ông Thủ tướng không có trả nhiệm chú, tuy là chú có đơn đó nhưng không trả nhiệm chú. Thế thì nhân chuyện giỗ tổ Hùng Vương thì chú tổ chức một cái rất xôm trò, chưa bao giờ có cái chuyện lễ Hùng Vương tổ chức kỹ như thế. Thì chú đến nói với ông Quát: Anh ạ, nên nên tổ chức – anh mới lên nên tổ chức này. Bảo: Thế thì được rồi. Anh có tiền không, cho tôi 700.000? Ông ký luôn 700.000: 700.000 chú về chú huy động thì trong ba hôm thôi, trong ba hôm, chú lôi được 1.500 lính. Là vì Thanh niên thì nó không có kỷ luật để nó tập. Chú lên Quang Trung, chú nói chuyện với anh tướng gì – ông gì sau lên Tổng trưởng Quốc phòng, ông ông tướng cùng với Lê Văn Khiêm đó, chú quên mất tên rồi ( tên dễ nhớ lắm), ông, sau này ông lại liên lạc với chú nhiều. Cháu có biết đến Đỗ Tùng không?
LMH: Biết.
NĐT: Ờ đấy, thì Đỗ Tùng là tổng – đổng lý cho ông ấy. ông, khổ quá, khi nào thong thả…( 56’29’’: nghe không rõ)
LMH: Dạ không sao, chú có gì cứ nói cho cháu biết?
NĐT: Đấy, lúc đó thì là ông…chú là Tổng giám đốc Thanh niên, thì là là chú mới liên lạc với ông về về Thanh niên chiến đấu. Chú lên chú trình bày cho ông ấy biết. Thì chú vẫn không có khoe là chú viết cái việc đó, chú chỉ lên nói với ông ấy thôi. Ông bảo: Vâng, tôi đồng ý. Bài tuyên ngôn thì sau này có rồi mà, thì lúc bấy giờ chú cũng chưa nói. Thì lúc ông mới đi tù rồi, thì lúc đó chú mới nói rõ ra rằng thì là chú viết. Thế ông bảo: Thế thì bây giờ làm thế nào? À thôi thế này: Anh cho phép tôi gặp ông Tham Mưu trưởng của phía Mỹ, rồi anh cho phép tôi nói rằng tôi là employee của anh, đến hỏi ông ấy về vấn đề này. Tại vì lúc đó cái dịp mà quá dễ dàng rồi. Thế ông bảo: Được, được anh làm đi. Thế là hôm hôm sau – à xong về chú telephone lên bộ MACV, hồi đó còn ở Pasteur kia, thế chưa có ở Tân Sơn Nhất.
Thì ông đó ông Stilwell (ông Stilwell lần này thì trùng tên với ông Stilwell cấp cao hơn là ở Burma trước thì không phải. Cái ông kia là là General Stilwell thì khác, thế ông này ông là một sao thôi, thế ông tiếp lịch sự lắm. Thế chú cũng trình bày: đây có cái chuyện này (bây giờ vắn tắt chú đã nói với cháu đó). Một cái lực lương 15.000 tay súng của ông Diệm, mà tôi thấy rằng thì là cái này không thể gọi là chỉ vì ông Diệm – ông ấy đã mất rồi, ông bị đảo chính rồi, thì 15.000 người này phải bỏ đi. Thế nó nghe, nó nghe. Bàn thảo nhau, ông đặt cho chú nhiều câu hỏi đại để cũng ghê lắm, bảo: như thế làm thế nào, cái hệ thống như thế nào, thế nào đó. Thế thì ông ấy ngại, chú biết ngay, ông ấy ngại rằng cái này sẽ làm cái công cụ riêng của Thanh niên, của bộ Thanh niên. Thế chú nói: Không, cái này không phải riêng của bộ Thanh niên đâu, à không phải riêng công cụ cho cho cái ông đứng đầu bộ Thanh niên đâu, mà là của một (nghe không rõ… 58’46’’) nào đâu, không phải. Cái này chỉ để giữ nguyên, có thể đổi cái danh hiệu, không để dùng Thanh niên Chiến đấu nữa, nhưng mà giữ những thanh niên đó, những thành phần đó ở lại thôn xóm của họ đã được trước kia ông Diệm chỉ định đó, đi làng mạc của họ mà thì bây giờ làm thế nào tiếp tục huấn luyện lại họ – không nói chuyện đến đảng Cần Lao hay gì nữa cả. Giờ giờ dùng cái đó, là tai mắt cho cho chính quyền. Đấy cái mục đích của tôi, tôi nghĩ giản dị chỉ có thế thôi. Mà đấy là cái hợp nhất, hợp với khả năng nhất của những người đó, mà bây giờ mà tước những cái súng đó đi thì tức là làm cho họ mất cái dignity đó. Có thể anh là bị tụi Cộng Sản khai thác. Ông kia ông ngâm nghĩ thế nào mà: Vâng, ông để tôi, tôi tôi coi lại cái gì, để cho mình dễ nói chuyện sau. Thế chú về, chú về, chú báo cáo lại cho ông Quát nghe.
Thì đùng cái xảy ra cái vụ – vụ đảo chính đó. Thì thực sự ra chú hôm ấy, tự nhiên đùng đùng một buổi trưa, thằng Mỹ chạy đến: Chú ơi chú quen à. Chắc là có sếp nào bảo nó rồi đó, qua cái ông tướng nào trước ấy đó. Tự nhiên nó nói: Tôi, ông có thể nào, tôi biết là ông có cái mối liên lạc với ông Thủ tướng, ông thế nào ông gặp ông Thủ tướng? Bảo: Có việc gì thế? Nó mới nói, bảo: Lộn xộn lắm, thì cái vấn đề các tướng lãnh bây giờ lộn xộn lắm, cái chuyện đảo chánh nọ kia thì tôi nghĩ rằng thì là ông Thủ tướng nên biết cái chuyện này để mà có những biện pháp của ông Thủ tướng. Bảo: Cái cái đấy, ông đi thẳng gặp ông Thủ tướng, tôi có phải giữ chức, có thẩm quyền để làm cái chuyện này. Thế cái cái hệ thống của các ông qua từ toà Đại sứ, hay là qua (lúc bấy giờ chưa gọi là Pháp vi, nó là cái gì nữa đó) thì các ông có cái đó, cái access nó sẵn sàng rồi. Tôi tôi đồng ý với ông, tôi coi một bộ phận lớn của một bộ, thế nhưng mà không phải là có cái tính cách chính trị cao hơn cái này, cái này không phải thuộc thẩm quyền của tôi.
Thế nó cười bảo: Không ông ạ, thì chúng tôi muốn đến đây để báo tin cho ông biết thế thôi, rồi ông tin cho ông Thủ tướng. Thế chính ông, ông đưa ông Thủ tướng, ông Thủ tướng tin ngay, tôi mà đem lên đấy thế nào ông Thủ Tướng hỏi: thế cái nguồn tin này ở đâu, ai cho. Thì bấy giờ ông cho tôi biết, tôi phải trả lời như thế nào, ông cho tôi biết cái source này ở đâu đi, rõ ràng đi. Xong nó nói cứng lưỡi, xong rồi nó, xong tự nhiên nó buột (thằng đó hơi tre trẻ): Ông cứ nói rằng thì là cái tin này từ, là tin tình báo đặc biệt của Mỹ. Thế thì tại sao ông lại tìm đến tôi, tôi không có dính dáng gì đến tình báo cả. Thế nói rằng là : Không sở dĩ tôi tìm đến ông là vì ông có liên hệ với ông Thủ tướng, và có thể ông nói ông Thủ tướng lưu ý hơn. Tôi bảo: Thế ông lầm rồi, tôi chỉ có thể nói với ông Thủ tướng cái phần vụ của tôi, mà tôi đang làm dưới cái sư chỉ huy điều động của ông ấy thôi, chứ còn cái này không phải thuộc thẩm quyền của tôi, vậy thì ông cứ đi thẳng lên.
Lúc bấy giờ nó mới nói thật thêm, nó bảo: Thật sự ra thì chúng tôi nhờ ông đi nói, là vì chúng tôi tin rằng thì là ông không làm thất thoát cái tin này đi đâu cả. Hẳn nhiên tốt hơn hết thì chính ông đi, không gây thất thoát, tự nhiên bây giờ ông nói tôi làm thất thoát, tôi thua tôi rồi. Và ông ông nói tôi tiếng, ông đặt cho tôi, đặt tôi vào một cái địa vị, rằng thì là nếu có chuyện gì xảy ra thì tôi chịu trách nhiệm chứ không phải ông. Nên nó cứng họng, nó quýnh lên, nó không biết làm thế nào cả, bảo: Thôi thì tôi, tôi chỉ yêu câu ông nói với ông Thủ tướng, cái này là cái là quan trọng lắm, mà có thể rằng thì là nó liên quan đến thành bại đến bản thân ông Thủ tướng. Tôi nói: Thế cái quan trọng như thế, càng cần phải chính ông hay là một người nào khác đến nói thẳng với ông Thủ tướng. Thế nó, nó ngần ngừ nó đứng dậy, chú yên trí thì chú tiễn ra, nó ra đến cửa nó quay lại, nó bắt tay chú, rồi nó cầm tay này: Ông giúp tôi, ông giúp tôi, tôi – ông là cao nhân. Tôi không biết ông là ai để tôi giúp được, tôi không giúp được cao nhân, cái chuyện này là chuyện lớn, chuyện này là chuyện chính phủ, giữa chính phủ với chính phủ, mà ông bảo là tôi giúp ông, thì tôi xin lỗi ông buộc lòng, tôi phải nói rằng: ”No”. Thế xong nó bảo – lúc bấy giờ nó mới nói: Tôi là người của Đại sứ, của Đại sứ quán thì đúng hơn Đại sứ. Ông là người của Đại sứ quán, thì có phải ông Đại sứ bảo ông đến đây không? Nó choáng: Không, ông đại sứ không bảo tôi, nhưng tôi chỉ có thể nói, tôi là người của Đại sứ quán.
Thế xong rồi nó biết nhùng nhằng mãi thì liệu không đi đến đâu, nó bảo: Thôi tôi xin phép tôi đi về nhưng mà xin ông nghĩ lại, ông thấy rằng thì là có thể rằng thì là có thể giúp được ông Thủ tướng thì ông đến gặp ông Thủ tướng. Nó nói câu đó thì mới đau chứ. Thì chú biết rồi, chú chẳng trả lời gì cả, chú bắt tay, thì sau chú quay lại. Chú ngồi chú ngẫm nghĩ đến một tiếng đồng hồ, chú bảo: quái tại sao lại có cái chuyện này, tự đâu mà đấy lại dính đến mình, chuyện mơ hồ lắm chứ không phải, chắc phải có một cái gì đó, nó dẫn dắt ngầm mà mình không biết đến mình, bây giờ thằng Mỹ nó bảo mình đến nói với ông Quát. Chú nghĩ không ra, sau chú nghĩ bảo thôi: nếu nói dính đến ông Quát thì mình cứ đến, nói cho ông Quát, đưa ông đi đâu, trốn nơi… Thế tối hôm ấy chú đến, thế đến lúc ấy bấy giờ cả nhà ăn cơm rồi, đã lên trên gác rồi, thế thì chú vào – thì là chú lái xe thẳng luôn vào trong sân. Thì lúc bấy giờ thì vẫn có cảnh sát canh mà, vì ông ấy là Thủ tướng rồi. Chú nói, chú bảo: Cứ nói tôi là người chính phủ đến trình Thủ tướng ( chỉ nói thế). Thế cảnh sát mở cửa ngay, chú vào đậu xe ngay ở cằm giảm tốc, chú vào. Thế là ông Quát tưởng chú đến chơi thôi, mới cười mới nói: ờ đem rượu ra. Thế chú bảo: Không anh, để lúc khác. Lúc bấy giờ bà Quát cũng xuống, thế còn các cháu thì ở trên gác cả rồi. Chú chào hỏi xong một cái rồi, thì là chú xuống ra hiệu cho ông Quát để nói mời bà ấy đi, thì nói. Ông cũng biết, ông bảo: Măng, măng lên gác nghỉ đi, tôi tiếp anh Tú ngồi uống rượu chơi, nói chuyện vài câu. Thế bà Quát cũng hiểu, bà Quát đi.
Lúc bấy giờ chú mới nói, chú thuật lại hết tất cả cho ông Quát nghe. Thế ông Quát ông bảo: Thế bây giờ theo anh (nguyên văn đó), theo anh tôi phải làm thế nào? Theo tôi: tôi không nhận định được rõ cái sự thể nó như thế nào, nhưng mà do một cái người Mỹ đó đối với tôi không là gì cả, mà họ khúm núm – đối với tôi không là gì cả, mà tôi đối với họ không là gì cả, mà tại sao họ dẫn dắt tôi đi đến nói với anh mà họ không trực tiếp nói với anh. Thôi thì tốt hơn hết, anh tránh đi, trong đêm nay anh tạm tránh đi. Bảo: Tránh ở đâu? Anh đi với tôi, tôi đưa anh vào Bộ Thanh niên, thế là yên, không ai biết cả. Thế là bây giờ anh nói với chị, xếp vào trong cái cặp, hay là cái va-li to: bộ đồ pajamas của anh, với lặt vặt bàn chải đánh răng nọ kia hay gì gì đó và anh cầm sẵn trong người 3.000 phòng khi ngộ có cần gì thì… Thế là ông mới chạy lên gác, ông ấy nói chuyện gì với bà ấy, một lúc thì là xuống, bà xuống theo, bà xuống theo. Thì bà biết – nói chuyện rồi. Thì bà đến nói với chú: Cảm ơn chú, chú giúp anh nhé, chú giúp anh chị! Bảo: Không, chị yên tâm, tôi – chuyện này chuyện chung mà, chuyện về anh là cũng…
Chú đưa thẳng về bộ, chú bảo an ninh mở cửa cái phòng làm việc của ông ông Kiểu đó, ở chỗ đó có cái đi-văng dài với lại có máy lạnh. Thế là, bảo: mở mở cửa ra (không có nói gì cả), rồi nó đi ra. Chú xuống, đưa ông ấy vào, rồi chú ở đấy. Thế đến sáng hôm sau thì là (chú muốn tránh ra), chú lại đưa ông ấy đi về nhà. Đi về nhà thì lúc bấy giờ, thì thật ra ông Thủ tướng phải về nhà chứ. Thì là lúc bấy giờ, lúc bấy giờ mới bàn với nhau, chú mới bảo với ông thì là: thế bây giờ thế này, cái vấn đề bàn đó (vào tối đêm hôm trước đó ở), có lẽ phải liên lạc với ông Taylor, là vì bây giờ cái tin mà tin đó từ người Mỹ tới, mà anh phải đi tránh như thế, thì bây giờ thì cứ đến cái chỗ ông Taylor để hỏi. Bảo: thế tôi, tôi cũng không đi được đấy. Bảo: thế chiều được, thế anh đi hộ tôi được? Để chiều đi. Thế chiều hôm sau, chiều hôm sau, bên (lúc 7h30, hay là 8h tối hay sao, chú quên nhưng buổi tối) chú lái xe (nói thật lúc bấy giờ chú định ám sát ông Taylor dễ như chơi), chú lái xe vào, an ninh của ông không ai hỏi gì cả, cần chắn đó kéo lên sẵn rồi đó. Thế buồn cười có cái may kỳ lạ, mà chú đi ô tô chú lái từ từ thôi, chú không phóng nhanh gì cả, thì từ từ vào. Thì lúc bấy giờ có thằng cha Mỹ nào, nó cầm briefcase với lại nhân viên của nó xách cặp, nhưng mà nó đi bộ nó đi trên hè, thì chú cũng đi từ từ. Thế nó vào cổng ông Đại sứ, thì chú cũng đi đến đấy đỗ ngay xe trước cửa cái chỗ hè đấy, chú đi vào, chú đi vào trong phòng khách, không có ai cả.
LMH: Tức là đến nhà riêng của ông Taylor đó có phải không?
NĐT: Đường mạc Đĩnh Chi đó.
LMH: Vâng.
NĐT: Đấy, thế thì vào trong phòng khách, vào phòng khách thì không bật đèn sáng, chỉ bật mờ mờ thế này thôi. Chú đứng một lúc, tự nhiên lúc bấy giờ có một người ra… Mỹ, mới bảo: Ông, ông cần gì? Tôi nhờ ông nói với ông đại sứ, là tôi là envoy của ông Prime Minister, tôi đến có chuyện nói với ông. Thế nó vào nó nói cái gì chú không biết, nó vào, một chốc nữa tự nhiên thấy một Philippine đẩy một xe rượu ra, đẩy một xe rượu ra đến chỗ đi-văng chú ngồi đó, thì nó mới hỏi. Lúc bấy giờ chú cũng khát rồi, chú bảo thế: pha cho tô một cái Scotch soda, pha xong rồi nó đợi xong, thì chú nhấm nháp, thấy đúng rồi thì nó quay đi. Chú ngồi đợi, thì đợi khoảng hơn nửa giờ hoặc 45 phút gì đó, thì là một lũ khách đi ra, thì hoá ra thì ông đương đãi khách. Thì chú nhận được hai bộ mặt: thứ nhất là Nguyễn Cao Hách, thứ hai là Trần Văn Tuyên. Tất cả mọi người ấy lúc đi qua phòng khách thì nhìn đến cái đi-văng, trông thấy chú, nhưng mà lúc bấy giờ ánh sáng mờ mờ đấy, có lẽ họ không nhận được ra chú: Nguyễn Cao Hách thì nhất định không nhận ra được rồi, Trần Văn Tuyên có thể nhận ra, thế mấy ông nữa toàn là Việt Nam cả đấy. Thì hoá ra ông Đại sứ mời ăn cơm, thì chú biết được chắc là có chuyện (nhắn nhủ nhau cái gì đấy). Thế là ông Taylor ông ấy tiễn tất cả đâu sáu, bảy ông gì đó, chú không nhớ. Nhưng mà trong đó rõ ràng có những cái như Trần Văn Tuyên thì chú nhận rõ, còn các ông kia thì chú không biết tên. Khách đã về rồi, thì ông Taylor mới tới, thì chú đứng dậy, chú xưng tên với lại ra hiệu để hai người.
LMH: Trước đó, chú đã gặp ông Taylor chưa?
NĐT: Chưa, đấy là lần đầu tiên. Ông lịch sự lắm, nghe nói chú là đặc phái viên của ông Thủ tướng đến, ông ấy trịnh trọng, lễ phép lắm, rất lịch sự. Mà chú lại ăn mặc bộ Ka ki lúc bấy giờ xập xà xập xệ. Thế mới ngồi bên cạnh, ông cũng ngồi bên cạnh cái đi-văng, bảo: có chuyện gì. Chú bảo, trước hết có mấy câu xã giao: chào, với lại ông Thủ tướng gửi lời chào thế nọ kia, xong rồi chú vắt tắt nói chuyện như vậy. Thế ông Taylor ông bảo: Thế bây giờ ông Thủ tướng muốn thế nào? Thế chú mới bảo thì là : Trước hết thì phải nói thật với ông Đại sứ, cái tình hình nó phức tạp quá, nó complex quá. Mà bây giờ các tướng lãnh đi đâu, không thấy đâu cả, ông Thủ tướng tôi muốn liên lạc với các ông mà đều là không liên lạc được. Thế thành ra cái dấu hiệu nó không lành, nó bất thường abnormal signal. Thế thì ông Thủ tướng phái tôi đến đây để hỏi ông Đại sứ, ông Đại sứ có cái nguồn tin gì không, vì ông Đại sứ cho tôi – đây là sau khi có một (chú nói đó) có một nguồn tin của Đại sứ quán, rằng ông Thủ tướng có thể lâm nguy, cho nên tối hôm qua tôi, chính tôi phải đưa ông Thủ tướng của chúng tôi tạm lánh đi một nơi. Bây giờ chính là ông Thủ tướng cho tôi đến đây về cái vấn đề đó. Đặc biệt cái là ông Taylor ông ấy không tỏ ý gì là ngạc nhiên gì về cái câu của chú nói rằng: cái nguồn tin đó từ Đại sứ quán nọ kia, ông không nói thế thật, rằng là cái người… Mai, sáng mai, tôi mời ông Thủ tướng đến nói chuyện thêm. Thế chú hỏi mấy giờ. Ông nói: sớm lắm – 7h30’, sớm lắm. Thế chú cảm ơn, chú đi về, ông tiễn ra lịch sự. Về chú nói chuyện với ông Quát. Thế thì hôm đó không còn phải đi đâu nữa, là vì riêng chú, chú nghĩ teng không có gì, thì chú đoán lúc về nói chuyện với anh Quát đó, thì chú bảo: Anh ạ, như thế tôi chắc rằng giữa tụi tướng lãnh (chú nói tụi tướng lãnh) nó đang xáo xào nhau đây, thế thành ra êm, anh không sao đâu, đêm hôm qua đủ rồi.
Thế đến hôm thì đến hôm sau định định gặp ông Taylor đấy, đùng cái cũng cái đêm đó, tự nhiên có một ông có cái tin buồn cười lắm, chính chú phải chở ông đến cái MACV ở đường Pasteur để họp về vấn đề quân sự. Mà buồn cười thế này sao vào đấy có phải chuyện đùa đâu, mà đủ tất cả (nghe không rõ… 1h15’43’’), đủ hết tất cả, mà lúc chú đi xe vào đấy, chú đã gặp chú đưa ông Quát lên mà, không một thằng sỹ quan Mỹ nào ở đấy. (nghe không rõ… 1h15’52’’). Chú lên chú bảo rằng đưa vào, thì tụi nó yên trí rằng, nó không biết ông Quát là Prime Minister, nó không biết thối ai cả, đưa vào cái phòng, tức nó yên trí rằng hai cái người này vào phòng hội đó, nó đưa vào. Thì lúc bấy giờ, chú mới nhìn là cái phòng hội đó là cái cửa sắt dày thế này. Bấy giờ mới mở ra thì ông Quát với chú mới vào được, vào đấy thì ánh đèn cứ mờ mờ thế này. Thì lúc trong đó có ông Alexis Johnson (1h16’23’’) ngồi đấy rồi. Thế thì ông Alexis Johnson ( ông ấy biết ông Quát – đón ông, đủ rồi, coi như (chú hiểu đó ) y như họ biết rằng là phải có sự có mặt của ông Quát.
Ông Quát ngồi đấy, ông Johnson cũng ngồi. Thế thì chú không biết chú ngồi đâu, thế chú đứng, thì ông Johnson ông lại kéo ngồi cạnh Quát, thế thành ra đôi khi chú thông dịch cho ông Quát, có khi có những câu anh văn thì ông Quát hiểu thì thôi, còn không thì ông hỏi chú thì chú đọc…(1h17’07’’- 1h17’10’’: nghe không rõ) Westmoreland (1h17’11’’) tường trình cho ông Johnson. Thì tường trình đến đâu thì chú dịch cho ông Quát nghe đến đấy: tình hình chiến sự, đi nói chung là đi. Mà phải được nghe như thế thì mới thấy rằng thì là khi mà mà tường trình như thế, ngay một vị tướng tư lệnh như ông Westmoreland đó thì không dám dấu. Ông Johnson ông ấy nghe xong rồi ông ấy hỏi, ông kia trả lời đủ hết cả.
Sau đó ông Johnson quay sang ông Quát, bảo: Thưa Thủ tướng, Thủ tướng nghe có gì cần hỏi ông Westmoreland? Ông Quát (chắc có lẽ là lúc bấy giờ ông ấy bối rối về cái cái tình trạng của ông ấy thôi) nhưng mà cũng có nghe những câu nào mà quan trọng thì chú đã, thì chú đã chú đã thông dịch ngay cho ông ấy. Với lại ông Westmoreland nói gì, cái câu hỏi của ông Johnson hỏi Westmoreland cái gì, và Westmoreland trả lời như thế nào, và rồi có một, vài thuộc cấp của Westmoreland đứng đấy thôi. Thì ông Westmoreland trong khi đáng lẽ ông trả lời thì ông quay ra, ông bảo: đây này, như người này biết rõ này – một trung tá với một thiếu tá, thì hai người đó lại trình bày từng chi tiết một cái chuyện đánh điếc gì đó. Thế hỏi, ông Johnson mới hỏi ông Quát có muốn hỏi gì không, thì ông Quát mới khuỵ chân xuống. Thế chú mới nói thế này: Anh chỉ hỏi câu này – bây giờ sau khi có những dữ kiện đó, thì bây giờ bộ tư lệnh Mỹ quyết định như thế nào, anh cứ hỏi câu đó đi. Thế ông bảo: Anh cứ nói tiếng Việt đi rôi tôi dịch, không có tự nhiên, tôi dịch mà anh không nói gì thì kỳ lắm. Thế ông ấy mới lập lại cái câu hỏi – à cái câu nhắc của chú bằng tiếng Việt, thì chú mới quay ra ông Johnson: Tôi xin phép Phó đại sứ đây này, Thủ tướng tôi nói thế này…(1h19’11’’: nghe không rõ). Ông Johnson ông ấy bảo ông Westmoreland trả lời, Westmoreland lại cẩn thận hỏi lại chú, nói thẳng với chú đó: Ông có thể ông nhắc lại câu của Thủ tướng? Chú nhắc lại câu Thủ tướng. Mới bảo Westmoreland nó đặc biệt thế này đây. Nó nói này: Cho tới giờ phút này, cái quyết định của chúng tôi là chỉ đề cao cảnh giác – warning and watching, thế thôi.
LMH: Warning chuyện gì ạ?
NĐT: Ông trả lời thế thôi – warning and watching. Thế chú lại thuật lại cho ông – à ông Quát, dịch lại cho ông Quát nghe, ông Quát nghe. Thế rồi chú bảo: Anh có muốn điều nào? Thế ông Quát bảo: Thôi anh ạ, hỏi thế – họ nói thế, chắc là không muốn cho mình biết sự thực hoặc là cái sự thực rõ ràng quá rồi. Thế thì chú mới bảo: Thôi thế anh cứ nói đi. Bảo: Như thế thì có phải ông nói rằng thì là bây giờ cái tình hình nó hoàn cảnh sự nghiêm trọng không? Thế ông Quát ông ấy ngần ngừ một lúc rồi thì ông cũng nói (ông nói bằng tiếng Việt để cho chú có cớ chú dịch), chú dịch ra với ông Johnson, ông Johnson lại hỏi lại ông Westmoreland, ông Westmoreland lại chéo cờ đi, cho rằng phải trả lời, bảo: Thật sự ra cho đến tận giờ phút này, chúng tôi cũng chưa dám quyết định gì hẳn, tuy rằng chúng tôi sẵn có (nghe không rõ…. 1h20’50’’), sẵn có một vài cái dự kiến. Thế thì chú dịch cho ông Quát nghe xong rồi, thì ông Quát lại hỏi: thế còn, anh thấy còn? Thì chính chú nói, bảo: Thôi thế đủ rồi anh ạ, họ không trả lời được, họ bí rồi, tức là tình hình nó cũng khá nghiêm trọng rồi đấy. Thế ông Johnson không nói gì nữa cả. Thế xong ông Johnson ông hỏi một vài cái số phận của mấy đơn vị của Mỹ đó v.v xong thôi, đi về, dẹp, tan. Ông Johnson tiễn ông Quát, thì chú về.
LMH: Lúc đó là tháng mấy?
NĐT: Đến tháng 2…tháng 2, có liền sau mấy ngày – 17 đó.
LMH: Tức là sau khi ông Quát lên làm Thủ tướng được bao lâu?
NĐT: Vài ngày, chú không nhớ, chỉ vài ngày đó. Là vì chú biết rằng thì là Lâm Văn Phát làm cố, thành ra mới xảy ra – sau này chú mới biết là lúc mà hôm sau đưa ông Quát lên lên Tân Sơn Nhất đó để mà đi máy bay riêng đến Biên Hoà gặp tướng lãnh đó. Thì chính mắt chú trông thấy và cả ông General Stilwell, ông Stilwell đi với chú mà thì đưa ông Quát đi đó.
LMH: Nhưng mà chú, chú kể từ từ theo cái cố đô là khi sau đó thì khi về rồi thì sao?
NĐT: Thì thôi thì thì…
LMH: Lúc nào thì ông Quát lên Biên Hoà?
NĐT: Ông thì sáng hôm sau, sáng hôm sau thì là chú đến đón ông ấy, đến nhà ông.
LMH: Làm sao chú dự tính, ông Quát với chú dự tính sao mà lại lên Biên Hoà?
NĐT: À không, là vì thì là ông Taylor chứ. Lúc bấy giờ, lúc bấy giờ ông – lúc tối không nói, không nói là gì Biên Hoà cả thì ông Taylor chỉ nói: mời ông Thủ tướng đến. Thì lúc đến rồi đó, thì lúc bấy giờ mới nói chuyện đi Biên Hoà là như thế này.
LMH: Còn cháu thì cháu vẫn còn hơi sân siu, tức là khi mà hôm trước thì chú đưa ông Quát về nhà, rồi chú đến gặp ông Taylor thì ông ông Taylor hẹn chú là hôm sau. Thế thì lúc nào thì ông Quát với chú đi gặp ông chỗ ở MACV?
NĐT: À cũng đêm đó.
LMH: Ngay đêm đó?
NĐT: Ngay đêm đó vào, tự nhiên có người đến thì không hiểu sao?
LMH: Tức là ngay cái hôm mà tối lúc chú ở nhà ông Taylor về đó, thì là bên Mác-ri họ mời chú sang gặp – chú với ông Quát sang gặp bên ông Johnson. Dạ tín hiệu bất thường thì hôm sau chú với ông Quát lên gặp ông Taylor?
NĐT: Lên nhà riêng, lên nhà riêng thì lúc bấy giờ mới biết là lên Biên Hoà. Thì lên thế này, chú kể chí tiết: vào thì ông Taylor ông tiếp đón ông Quát cũng lịch sự lắm, xong rồi thì là ông Quát nói rằng thì là qua lời thông dịch của chú đó rằng: Tôi lên đây vì cái tình hình tôi cảm thấy có vẻ cũng nó nghiêm trọng, mà tôi liên lạc với một số tướng lãnh mà không được gặp, thì tôi lấy làm lo lắng lắm, tôi (nghe không rõ… 1h23’57’’) lắm. Ông ông Taylor bảo: mời anh vào đi (mời ông Quát đi vào bên trong đó). Thế chú giữ kẽ chú ở lại thì ông Quát thì quay ra: Anh vào. Bảo: Không (vì có khi ông Quát ông ấy muốn nói riêng chăng, à ông Taylor thì chú phàng vào đi). Thì hai người nói chuyện gì với nhau thì chú không biết (vì ông Taylor ông ấy nói được tiếng Pháp mà), một lúc sau thì ông – hai ông ra, thì ông Quát ông ấy bảo: ông Taylor bắt liên lạc được các tướng lãnh ở Biên Hoà, thế anh tính thế nào? Ông ấy hỏi mình: Anh tính thế nào? Thế thì anh nên nói với ông Taylor rằng thì là anh cần như thế nào, anh chạy trước tụi tướng lãnh đi. Anh lên đấy cho họ biết – tôi biết các ông làm và bây giờ thì lấy tư cách Thủ tướng: các anh phải cho tôi biết là tại sao có cái chuyện này. Đấy đấy là tôi muốn nói với anh như vậy đó, cái cái vai trò của anh bây giờ là thế đó. Thế thì ông ấy có nói với ông Taylor là ông ấy muốn liên lạc, ông Taylor mới (lúc bấy giờ thì ông Stilwell đến, à lớp lang buồn cười thế, ông Stilwell đến) thì ông Taylor quay ra bảo ông Stilwell lo cái vấn đề di chuyển, đưa ông Thủ tướng với ông này – ông envoy này lên Biên Hoà. Thế Stilwell vào trong phòng trong nói với ông Taylor bảo: mời ông đi lên Tân Sơn Nhất đợi là có.
Thế mới quay ra ông Quát bảo, nói: Chúng mình đi. Không, anh không được đi một mình. Bây giờ tôi xin đề nghị với anh thế này này: anh kêu telephone về phủ Thủ tướng bảo chuẩn bị cái xe của anh – xe của Thủ tướng và anh bảo nhân viên là mời ngay hai ông Phó thủ tướng là ông Trần Toán Đỗ và ông Trần Văn Kiên đi cùng với anh, anh không đi một mình. Ông Quát ông bảo: Tôi tôi đi một. Bảo: Không chết, anh mà đi một mình thì hỏng. Phải có hai Thủ tướng – à hai Phó thủ tướng đi ngồi bên cạnh anh, để mà sau này không có ai có thể mà chỉ trích anh về vấn đề này hay vấn đề nọ. Những vấn đề đó, Tôi không biết nó sẽ xảy ra như thế nào. Vậy xin anh cứ nghe tôi, anh ra lệnh cho đem – à lấy cái xe của anh đến đón hai ông Phó thủ tướng đến tại đây, đi cùng với anh. Thế lúc bấy giờ ông ấy ông quay ra cái bảo: ông ông bảo ông cho tôi biết là tôi muốn telephone…(1h27’00’’- 1h27’05’’: nghe không rõ). Độ 20 phút sau thì xe tới, có hai ông Phó thủ tướng vào thì là không muốn mất thì giờ mà, thì chú mới bảo: vâng không cần để hai ông ấy vào hẳn đây đâu – không có làm chi cả. Chú mới lên, ông vào cái là đi luôn, ông Stilwell cũng chờ đấy rồi, chờ đấy rồi, thế là đi luôn. Vào thì có cái protocols ngồi, chú bảo: anh ngồi giữa, bên phải anh là ông Đỗ, bên trái anh là ông Trần Văn Tuyên, tôi ngồi cạnh chauffeur (1h27’36’’). Ông Quát mới bảo: anh ngồi sau. Bảo: Không, không có gì, anh đừng có nhĩ đến cái chuyện này: bây giờ là anh chứ không phải là tôi. Anh ngồi giữa – bên phải anh là ông Đỗ, bên trái anh là ông Trần Văn Tuyên, tôi ngồi cạnh chauffeur. Còn cái xe của ông Stilwell đó, ông đi trước ông ấy dẫn lộ. Thế chú quay ra nói với ông Stilwell đấy: Bây giờ ông lên đấy thì xe chúng tôi đi theo sau. Đi lên đến phòng dân sự đó thì là vào đấy đợi, tụi máy bay chưa tới. Thì đứng, cháu biết cái phòng dân sự rồi nhá.
LMH: Vâng.
NĐT: Đi vào trong sân trong ấy, chứ không phải đứng, sân trong thì mới trông thấy phi đạo. Thì đứng đó, ông Stilwell cũng ngồi – à cũng đứng đấy, ông Quát cũng đứng đấy thôi, ba người cùng đứng đấy. Thì là, ấy sau đó đấy thì chú lại nói với ông Quát: để tôi bảo tài xế đem xe về. Thế xong rồi chú nghĩ – à quên ông Quát chứ ( bảo: đem xe về) . Bảo: Không, anh đừng nói thế, chốc nữa anh lại về đây mà, để có xe đi. Thì chú lại chạy ra, chú bảo tài xế rằng thì là: Ông phải ở đây túc trực, ông Thủ tướng sẽ dùng xe về đó. Thế ra đợi, máy bay chưa đến, một lúc thì thấy cái xe Jeep, trên đấy là ba bốn anh lính dù ngồi đằng sau đó, và trên này chú nhận ra có Lâm Văn Phát, Stilwell cũng nhìn thấy thế. Đi nhanh dạt từ khi về phía phi đạo đó, đi qua cái cái phòng nhân sự đó, chạy tít xuống dưới kia. Thì mới, khi mà chú nhận được Lâm Văn Phát, chú bảo: thế bỏ mẹ rồi, chúng bay họp nhau ở Biên Hoà chỉ có vấn đề thằng cha Lâm Văn Phát tới chơi thôi.
Mà sau đó thì đúng, Lâm Văn Phát chơi thật, thế Stilwell cũng ngạc nhiên lắm nhưng mà sếp Quát không biết là có nhận được Lâm Văn Phát không. Nhưng tự nhiên Stilwell nói với chúng tôi: về rồi…(1h29’37’’- 1h29’40’’: nghe không được) như thế thôi. Thế một lát thì máy bay tới, một lát máy bay tới, thì máy bay chứ không phải trực thăng. Tự nhiên có một ông xuống, hoá ra Lữ Nam – tướng Lữ Nam. Xuống thì đứng thế thôi, để để còn, chắc cũng bay thì đứng thế thôi. Thế ra thì là ông Stilwell mới bảo: Thế thì mời. Thì lúc bấy giờ, rốt cục lại trên máy bay chỉ được có ông Quát, hai ông Phó Thủ Tướng. Nếu mà không có Lữ Nam thì chú đi, có Lữ Nam thì hết chỗ, thế. Thế chú ra tới nơi thấy thế thì quay về, thì Stilwell quay về. Lúc bấy giờ Stilwell mới nói với chú, xin lỗi chú, bảo: Tôi xin lỗi ông, lần sau không bao giờ có sẽ xảy ra chuyện này. Thế chú mới cười, bảo: Không sao, tâm lý cả. À chú xin lỗi, Lữ Nam không có ở trong đó, sau này cơ, phải rồi, lên thành ra đấy là chỉ ba ông Thủ tướng, à ba ông: ông Thủ tướng, với hai ông Phó thủ tướng, hết chỗ rồi, Lữ Nam chưa có, Lữ Nam chưa ra mặt, thế bay luôn. Thì ông Stilwell bảo chú thế, bảo: Ông yên tâm, tôi gọi ngay hélicoptère cho ông để ông đi. Ông ấy vào phòng nhân sự có cái telephone đấy, ông ấy liên lạc thế nào – ông hứa, ông bảo tý sẽ có. Thì y như rằng, độ 20 phút sau thôi – thôi không tới 20 phút sau – 15 phút sau, trực thăng đậu xuống, Lữ Nam lù lù ngồi, ra bước ra.
LMH: Nhưng mà sao tại sao Lữ Nam lại đi máy bay của quân đội Mỹ, ông ấy chạy chọt thế nào?
NĐT: Không hiểu, chú không biết. Đây là ông Stilwell chỉ gọi hélicoptère (1h31’37’’) đến đưa chú đi thôi. Thì là xong nhiệm vụ thì ông ấy lên xe, chỉ còn có ông nào đó ở đấy đi ra, ông nào đó đi lên máy bay, ông ấy không cần biết, là vì cái cái pilote (1h31’47’’) nó chịu trách nhiệm mà. Thế thì Lữ Nam lại xuống thôi chứ bây giờ Lữ Nam không có lại lên. Thì chú lên đó ngồi bên cạnh Lữ Nam, thế là bay lên Biên Hoà, chú xuống được rằng thì là lúc bấy giờ mới hỏi binh sĩ nọ kia, nó chỉ chú vào đến nơi. Lúc bấy giờ các ông đương họp thì cửa đóng rồi, thì tụi Sécurité (1h32’05’’) nó không cho chú vào, nó bảo: Thôi phiền ông bởi vì nếu mà ông đi với ông Thủ tướng ngay thì ông vào, tự nhiên bây giờ các ông ấy đương họp, thì chúng tôi không được phép đưa ông vào, mà tôi cũng sao, tôi đứng ngoài, chú đợi cũng khá lâu. Lúc ra mở cửa ra đó, trước hết cái người đầu tiên là ông Nguyễn Cao Kỳ toe toét chạy ra í í ơ, thế xong: a a a… Ông Tú sao ông lên đây làm gì thế, ông lên đây – sao biết mà lên. Thế vui vậy thôi, ra vỗ vai, bắt tay, với lại… thế thôi. Chốc nữa là Nguyễn Khánh, rồi Trần Thiện Khiêm, rồi lúc…
LMH: Lúc đó Nguyễn Khánh chưa có đi lưu vong chú?
NĐT: À chưa, chưa. Lúc bấy giờ cặp đôi đương đương tính triệt Nguyễn Khánh cơ mà, Nguyễn Khánh đâu đã lưu vong. Sau đó thì lúc bấy giờ, ông già mới tổ chức để cho đi – làm cái cái lễ từ biệt quân cách, bỏ hết cả, với lại gắn mề đay, với lại cầm đất ở Tổng tham mưu cơ mà sau đó, mấy ngày sau thôi. Thế ra, một lúc sau thì ba ông Thủ tướng ra, đi ra thì có cái xe (có máy bay) đỗ rồi. Thế thì ông Quát trông thấy chú. Chú chỉ nói: Anh yên tâm, anh cứ đi đi, tôi về sau, tôi gặp anh sau, anh cứ đi đi. Đi lên đó, ba ông về: Ông Thủ tướng và hai ông Phó lại lên cái máy bay lúc nãy đó, về Tân Sơn Nhất, về Tân Sơn Nhất lại có xe đi rồi, thì tôi thì chú có nói với ông Quát là có xe là đưa cả ba vị về. Còn chú, chú không biết đi thế nào cả, không biết về thế nào. Đương lúc ấy, thì Mã Xuân Nhơn ra, rồi Mã Xuân Nhơn nó lại là là như là con hầu của của Nguyễn Khánh đó, thì nó biết chú mà vì nó là học trò của chú mà. Bảo: Ôi trời anh, anh lên đây có việc gì đấy. À tôi đi xong rồi, bây giờ tôi phải ra tôi tính chuyện về Sài Gòn mới được chứ, không biết từ đây ra cái bến xe đò có gần không. Bảo: Thôi anh, anh để em út bảo lấy xe của em út đưa anh về. Nhơn – lúc bấy giờ thì là nó vừa là tỉnh trưởng Biên Hoà, mà nó lại vừa là thủ túc của ông Nguyễn Khánh. Thế là nó mới gọi lính hầu ra, bảo: dẫn ông này – à kêu tài xế đem xe xuống đây, xe để đi đó, xe tỉnh trưởng, xe của lính mà. Bảo: Thế anh lên đi. Sau nó bảo này: đưa ông ấy về Sài Gòn, ông ấy bảo anh đi đâu thì anh đưa ông đến đó, xong anh quay lại đây tiếp. Thế chú có xe chú về chứ – thằng Mã Xuân Nhơn, có cái may như thế. Thì cái chuyến đấy, ông Stiwell cũng đi theo, lúc lên ông cũng đi. Ông đưa lên – lúc đưa được chú lên hélicoptère rồi thì là ông bắt tay, ông đi về và ông ấy quay lại: lần sau không có xảy ra chuyện này nữa. Thế thì chấm dứt một cái giai đoạn đó.
LMH: Thế cái hôm đó có Bùi Diễm không?
NĐT: À không, không có. Bùi Diễm né từ đầu cho đến cuối. Sau này, chú kể chó cháu nghe: né hết, lúc đó nó chạy mẹ lên nhà thằng Colman. Thằng ấy – cháu biết thằng Colman chứ gì?
LMH: Biết.
NĐT: Đấy nhưng mà sau này…(1h35’40’’: nghe không rõ) biết nó trốn mẹ lên tầng lầu ở Eden, mà chú còn biết là lầu 3, cái apartment của thằng Colman.
LMH: Tức là?
NĐT: Trốn mấy ngày trên đấy.
LMH: Như vậy tức là lúc đó, Lâm Văn Phát làm đảo chính hụt?
NĐT: Đảo chính hụt, đảo chính hụt. Thì sau đó thì hụt như thế nào, rồi Lâm Văn Phát có bị bắt hay không, chú không biết nữa , chú cũng thấy không cần phải theo dõi cái chuyện ấy. Chú chỉ để ý đến cái chuyện là ông Quát như thế nào thôi.
LMH: Thế còn cái lần sau, cái đó là lần đầu tiên, lần sau mà khủng hoảng nữa thì chú cũng lại đưa ông Quát lên Biên Hoà nữa?
NĐT: À không, chỉ có một lần lên Biên Hoà thôi.
Bạn có thể thích
PHỎNG VẤN ĐOÀN VIẾT HOẠT
PHỎNG VẤN TRẦN THANH HIỆP
Nền y học, y tế, vệ sinh ở Việt Nam tiền bán thế kỷ 20 (phần 2)
PHỎNG VẤN NGUYỄN PHƯƠNG MINH
Biển Đông thời viễn cổ (trước thế kỉ 10), phần 2
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A)
Tư liệu lịch sử: Hốt xác đồng bào tử nạn trên ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’ 1972
“Người cộng sản” Ngô Đình Nhu – Điểm sách “Cộng đồng không tưởng tượng: Chủ nghĩa đế quốc và văn hóa ở miền Nam Việt Nam”
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C)
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B)
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ
-
Kinh tế - Chính trị1 năm trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A)
-
Tư liệu lịch sử2 năm trước
Tư liệu lịch sử: Hốt xác đồng bào tử nạn trên ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’ 1972
-
Lịch sử Việt-Mỹ4 năm trước
“Người cộng sản” Ngô Đình Nhu – Điểm sách “Cộng đồng không tưởng tượng: Chủ nghĩa đế quốc và văn hóa ở miền Nam Việt Nam”
-
Kinh tế - Chính trị12 tháng trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C)
-
Kinh tế - Chính trị1 năm trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B)
-
Kinh tế - Chính trị4 năm trước
Vụ án Nhân văn Giai phẩm: Thụy An, một số phận bi thảm
-
Kinh tế - Chính trị5 năm trước
Tư liệu: Thư Trần Phú gửi Quốc tế cộng sản, phê phán Nguyễn Ái Quốc 17-4-1931
-
Giới thiệu4 năm trước
Nghiên cứu viên