Connect with us

Lịch sử Việt-Mỹ

PHỎNG VẤN NGUYỄN VĂN TẠI

Nguyễn Mạnh Hùng

Published on

Nguyễn Mạnh Hùng

Mục lục 

Lời nói đầu: Đảng phái quốc gia Việt Nam, 1945-1954 – Lời kể của nhân chứng

“Chúng tôi không có tham vọng viết lịch sử các đảng phái Quốc Gia trong những ngày tháng 8/1945, mà chỉ cung cấp những tài liệu thô (raw material), qua lời nói của các nhân vật liên hệ, để các nhà nghiên cứu tự mình đánh giá, bổ túc, và đào sâu thêm hầu trả lời mấy câu hỏi lớn liên quan đến cuộc cách mạng tháng 8/1945. 

Trong tập tài liệu này, chúng tôi chỉ làm công việc ghi lại nguyên văn và tóm tắt những lời của chứng nhân. Chúng tôi tôn trọng người được phỏng vấn và không làm việc phối kiểm tính xác thực (fact check) của những tuyên bố của họ.”

(Trích Lời Nói Đầu, Nguyễn Mạnh Hùng)

Quyển I: Đại Việt Quốc dân Đảng 

Phần giới thiệu Đại Việt Quốc dân Đảng

Giới thiệu

PHỎNG VẤN NGUYỄN VĂN TẠI

Nguyễn Văn Tại là đảng viên kỳ cựu của Đại Việt Quốc Dân Đảng và của đảng Tân Đại Việt sau này.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại nhà riêng của ông Tại, ở San Jose, California, khoảng giữa tháng 7 năm 1993.

Người phỏng vấn: Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư Chính trị học, Trường Đại học George Mason.

Tóm lược:

Nguyễn Văn Tại là đảng viên kỳ cựu của Đại Việt Quốc Dân Đảng rồi sau này trở thành đảng viên của Tân Đại Việt ở miền Nam của Nguyễn Ngọc Huy.

Ba năm sau khi anh Nguyễn Ngọc Huy mất, mùa Hè 1993 tôi đi San Jose để phỏng vấn hai đảng viên kỳ cựu của đảng Đại Việt, một người miền Nam (Nguyễn Văn Tại), một người miền Bắc (Vũ Văn Phấn). Vì sơ xuất trong việc ghi băng, phần đầu của cuộc phỏng vấn bị mất cho nên không biết rõ ngày phỏng vấn. Tôi phỏng vấn anh Tại trước khi phỏng vấn anh Phấn ngày 16/7/1993, vì thế có thể biết chắc rằng cuộc phỏng vấn anh Tại được thực hiện vào khoảng giữa tháng 7/1993.

Khi tôi đến gặp Nguyễn Văn Tại thì anh đã bị đột quỵ vì tai biến mạch máu não, và phải ngồi xe lăn. Anh mừng gặp và nói chuyện với tôi, nhưng lúc ấy anh phát âm rất khó khăn và đôi khi bật khóc tức tưởi khi nhắc đến chuyện cũ. Có lúc anh không muốn cho ghi âm. Cuộc phỏng vấn đôi khi bị đứt đoạn. 

Cái tape cũ của cuộc phỏng vấn cách đây 26 năm nghe lại cực khó. Bản sau đây đã được 4 người nghe đi nghe lại để cố ghi cho trung thực. Văn bản sau đây chỉ phản ánh những đoạn nghe được.

Tại kể về những hoạt động cách mạng của anh cùng thời với Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai ở Nam Bộ, những xung đột khốc liệt giữa phe Đệ Tam và Đệ Tứ Cộng Sản, và giữa phe Cộng Sản với phe Quốc Gia ngay ở trong tù Côn Đảo. Anh cho biết:

  1. Anh hoạt động cách mạng từ lúc 16 tuổi, nhưng vì đọc sách và hiểu biết, anh thích dân chủ, không ưa đường lối vô sản chuyên chính của Cộng Sản. Giữa Dương Bạch Mai (Cộng Sản Đệ Tam) và Tạ Thu Thâu (Cộng Sản Đệ Tứ), anh ủng hộ Thâu vì hành đông “ái quốc” của ông ta. Hoạt động cách mạng làm anh bị đuổi khỏi trường.
  2. Sau một thời gian, Tại đi lính và gia nhập Thanh niên Ái quốc Đoàn do Đinh Khắc Thiện lãnh đạo, vào năm 1943. Trong trại lính, anh lấy súng giao cho anh em đồng chí nên bị kết án tù 20 năm khổ sai và bị đày ra Côn Đảo.
  3. Ở Côn Đảo, anh bị giam cùng các đảng viên Cộng Sản. Vì chống “sáu chuyên đề” của Việt Minh nên bị họ vu cáo là tổ chức vượt ngục, Tại bị “đánh gần chết” và bị nhốt vào hầm đá.
  4. Được bạn quen giúp đỡ, anh được ra khỏi hầm đá, rồi cùng với Trấn Quốc Bửu rủ Phan Khắc Sửu, Trần Văn Quế, Lê Khang, Huỳnh Văn Thoại, tổ chức thành một mặt trận 100 tù nhân Quốc Gia để đối đầu với phe Cộng Sản.
  5. Sau khi được chính phủ Trần Trọng Kim ân xá và trở về đất liền, anh liên tục bị Việt Minh dụ dỗ, nhưng quyết liệt từ chối, rồi bị họ lùng bắt.
  6. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, anh đi theo Cao Đài và được cử chỉ huy Trung đoàn 8, môt trong hai trung đoàn của Cao Đài, nhưng về sau bị Nguyễn Bình đòi kiểm soát. Lúc đó, Tại đã gia nhập đảng Đại Việt theo “anh Phiệt,” nhưng chưa có liên lạc với Trung ương Đảng bộ.
  7. Năm 1949, anh về thành. Đại Việt ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Lúc đó, những người chỉ huy Đảng ở trong Nam có Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy, Trần Văn Hiệp, Dương Liễu, Nguyễn Văn Đại, và Nguyễn Văn Tại.
  8. Công của đảng Đại Việt là chống Pháp mà không là Cộng Sản. Khuyết điểm của Đảng là vấn đề cá nhân. Ưu điểm của Đảng là “tụi tôi dám làm việc.”

Toàn văn:

Ông Nguyễn Văn Tại (NVT): … thằng Hướng sớm thứ hai đó.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (NMH): À, vâng.

NVT:  Cho nên tôi liên hệ với thằng Hướng, chứ không phải là tôi theo họ. Nhưng mà anh Thâu thì tự đến, nghĩa là do cái danh nổi tiếng của đảng …  Việt Nam. Thú thực thì tôi kệ người ta, vì thế tôi không đi theo. Tôi nói: không, anh mặc kệ tôi. Thế còn thằng Đặng… nó lại khác. Tôi thấy rằng cái chủ nghĩa Mác-xít, mình không tưởng, không có làm được đâu.

NMH: Dạ, lúc ấy, thưa anh, anh mấy, bao nhiêu … 16 – mới có 16 tuổi?

NVT: 16 tuổi. Nhưng mà tôi đọc sách.

NMH: À, dạ. Mà anh thấy cái gì của chủ nghĩa Marx mà anh không đồng ý trong đó?

NVT: Một là bây giờ ráng chiều chúng. Tụi nó nói dân chủ mới được. Thế rồi, tôi thích dân chủ. Thế rồi, nhà anh đó nghĩa là dân chủ, để cho mọi người phát biểu ý kiến với đa số là công bằng.

NMH: À, dạ, công bằng. Thưa anh, thế cái hồi anh đi theo ủng hộ ông Thâu đó, sao anh nghĩ là ông Thâu hơn ông Tiểng, Huỳnh Văn Tiểng?

NVT: Anh em cái đám người ta luôn luôn … là Dương Bạch Mai.

NMH: Dương Bạch Mai?

NVT: Nguyễn Văn Tạo, Lê Nguyễn … tôi không thích.

NMH: Anh không thích.

NVT: À rồi thằng Thế là bạn của tôi. Thấy nghe nói nó tốt về sau. Mà nó thấy đảng Cộng Sản, nó thấy có tổ chức. Nhưng về sau, tụi nó rủ tôi vô. Tôi nói: không, tôi có lập trường rồi. 

NMH: Thế thì anh đi với ông Thâu –Tạ Thu Thâu.

NVT: Dạ, dạ không phải đi với ông. Tôi chỉ ủng hộ cái hành động ái quốc… 

NMH: Của ông Thâu?

NVT: Của họ thôi. 

NMH: Thế rồi về sau thì anh làm gì, sau 16 tuổi anh theo họ rồi?

NVT: Lúc đó thì tôi về, thầy muốn đuổi luôn …

NMH: Dạ.

NVT: Tôi bị đuổi ra khỏi trường. Thế, tôi ra ngoài. Nhưng mà tôi thi đậu, tôi thi đậu. Thế tôi vô tôi học, học tú tài đó. Thế thì vô lại đó, nó mới đuổi tôi luôn, tôi làm nữa, hắn đuổi tôi luôn. 

NMH: Anh làm nữa là sao, anh lại đi theo?

NVT: Không phải. Tôi làm, là tôi xúi giục học sinh …Nó đuổi tôi luôn. 

NMH: Thế anh sau đó làm gì?

NVT: Rồi sau, tôi đi ra ngoài, là lẽ dĩ nhiên tôi tìm kế mưu sinh. May vì nhà… ông già tôi không bao giờ nghèo. Hồi đó tôi thuê ba chỗ: một là … hai là … ba là … 

Vì vậy đi ra chỗ mướn là tôi xuống, tôi làm việc cho liên minh ở Vĩnh Long đó, chứ bị rằng khó dễ hơn.

Tôi thấy còn Lê Quang Lương có vẻ đã hiểu được, nhưng Lê Quang Lương cứ vậy vậy đó nên dễ bị bắt là về bót …  Và như tôi đọc thì chú mày là về bốt, là máu của thực dân đó. 

NMH: À là về bót, phải?

NVT: Nó ra nó sacrer (chửi) tôi. Thằng Lê Kiến Thạch đang muốn trong phòng có năm sáu người. Thế tôi mới nói thẳng: “Anh đi vô đi, tôi chịu thua âm mưu họ rồi.” Rồi tôi chịu thua, tôi làm cái đơn, tôi xin nghỉ luôn. 

À tụi nó ra khái lan, khái lan (?) … mới gửi tôi xuống làm ở dưới Sóc Trăng đó. 

Tôi đi làm một thời gian, rồi tôi thôi. Tôi đi lính, nó bắt vô, nó thăm. Thứ nhất nếu mà tôi muốn không đi lính thì dễ lắm. Tại vì có người lo liệu cái vụ đó – người bạn thân của tôi, mà nếu tôi muốn ra, mấy anh cũng dùng tôi nữa, nhưng mà tôi không ra. Lúc bấy giờ tôi, lúc bấy giờ tôi muốn đi lính chứ. Lên đây, tôi đi học thêm cái nghề nhà binh thấy có lợi cho cuộc cách mạng về sau này. Thế tôi đi. Đó, đi rồi tới 43, tôi gia nhập vào một cái đảng gọi là đảng cách mạng. Nhưng mà họ đối với tôi khổ lắm, thế tôi bị bắt. 

NMH: Cái tên đó – đảng cách mạng là tên gì, anh biết?

NVT: Thanh niên Ái quốc Đoàn.

NMH:  À, Thanh niên Ái quốc Đoàn. Hồi đó ai lãnh đạo các anh?

NVT: Anh anh Đinh Khắc Thiện.

NMH:  À Đinh Khắc Thiện, dạ. Thế anh bị bắt luôn?

NVT: Dạ. 

NMH: Dạ. 

NVT: Không, anh ấy không bị bắt. 

NMH: Không, anh, có lẽ anh (Tại) đó, dạ vâng.

NVT: Không bị bắt, không bị bắt. Tôi lên, đón xuống, tôi được huấn luyện, rồi làm bạn của nó, không làm cách mạng mà nó bắt được. Ông lại chỗ tôi làm, nó bắt. Cái thằng thằng Bollaert nó bắt, nó giải vô, nó đưa cho cho thằng Hosell (?) đề đốc đó. Rồi nó dẫn, nó kêu cái thằng Ma-de (?) đó, nó kêu, kêu lính bắt, … thì thằng Dân là cái thằng rủ tôi vô vụ án. 

NMH: À, thì ra…

NVT: Thế vô, đòi nó giải thằng Dân, thằng Dân đó nhiều thế lực. Nhưng mà thì mấy đứa ngồi sau thằng Nhật Bổn, thằng Dân làm hiến binh. Nhật Bổn nhiều lắm đấy nha … chúng phải trở vô nhờ tôi, tôi đi khỏi rồi. Đến chỗ … cho rồi, lĩnh án tù 20 năm khổ sai. 

NMH: Chỉ có gia nhập cái Thanh Niên Ái quốc Đoàn, mà cho 20 năm khổ sai?

NVT: Tôi hoạt động chứ. Tôi hoạt động chứ.

NMH: Dạ?

NVT: Tôi có hoạt động chứ. 

NMH: À có hoạt động, vâng.

NVT: Tôi lấy súng ở trong nhà binh đó, tôi lấy súng đạn ra cho anh em chứ.

NMH: À, tức là hồi đó anh đi nhà binh rồi?

NVT: Dạ.

NMH: Anh đi theo, anh theo Ái quốc Đoàn, anh mang súng ra cho người ta, cho anh em hoạt động, ra thì nó bắt – 20 năm phải khổ sai?

NVT: Anh em hoạt động, làm bậy làm bạ, làm đổ bể ra hết. Bởi vì ít tháng đó, sau tôi bỏ. Tổ chức dở quá đi. Mặc dù là phạt tôi, tôi làm, làm cho giống như là lãnh tụ hả. 

Ở trong tù ấy, nó bắt được thêm 53 người. Nhưng mà tôi vô tù là tôi, nó dặn nói khéo giùm mấy đứa. Nếu tôi có vào nhà bà con, là ra gian lắm, giao lưu với Pháp, tụi tôi mới thù, mới thấy sợ. 

Sau ở tù tôi lại làm cặp rằng. Thế rồi mỗi một người tù mới vô, là anh em phải phân ra, tôi ráng như vậy bao đứa cho nó đúng … rồi đưa người lên. Nó sốt ruột đi ra. 

Lần đầu tiên ngủ với… làm tôi thẹn quá. Tôi biết tụi nó nhớ tôi. Rồi sau tôi mới thành cặp rằng … Anh em đi tù đó, anh em họ mới thấy tôi biết nói tiếng Pháp cũng trôi chảy, họ mới cho lên làm cặp rằng. Thế thành ra tôi mới thay đổi, thứ nhất thay đổi chế độ khác, không có hà hiếp mấy người tôi tớ nữa. Những điều Pháp cho mang, gửi được, tôi hẹn ngày gửi vô đó, mỗi tháng thì gửi một lần. 

Thế tôi nói thật, mấy anh em mà có rượu gửi làm bạn, nhưng mà tôi xin cho anh em không được đến 20% hoa hồng. Sau, họ sống lén lút, nên đày tôi ra ngoài Côn Lôn. 

Ra ngoài đấy, Cộng Sản nó độc quá, chỗ nào, mấy chỗ làm đó, nó gây dựng ở ngoài đó, nó gài người hết, rồi mới vô làm. Rồi nó mới, mấy người của nó thì nó để cho làm cho nhẹ, còn mấy người mà Quốc Gia đó, thì nó đưa cho làm nặng lắm. 

Cho nên tôi… nhưng mà tôi chủ trương thôi bây giờ, nghĩa là mình Quốc – Cộng liên minh, để mà chống Pháp trước đã. Hồi sau khi vô, đến đòi làm đủ thứ, sáu cái, sáu chuyên đề của Việt Minh đó, sáu điểm trông chừng. Tôi nói “bây giờ phải sửa lại mới là, mới là hợp tác với nhau chứ. Các anh mà áp đặt cho tôi cái chuyên đề Việt Minh là tôi theo, là tôi theo mấy anh không có được.” Tôi luôn luôn dự định đó, có hai điểm tôi không chịu, một vô sản chuyên chính, nghĩa là một chính phủ mà nhất là độc tài Cộng Sản, tôi không chịu. Thế nó mới làm kế, nó cho hai thằng của nó, người của nó đó ở đó. Nên vì thế nó sẽ ra ngoài quân nó biết, nói rằng báo cáo cái thằng tài xế của nó … nói rằng tôi tổ chức vượt ngục. Nó mới bắt vô, nó đánh tôi gần chết. Nó thả vào hầm xay lúa. Anh bước vô hầm xay lúa đó, mà ra được khỏi chỗ ấy thì cũng đui con mắt hết rồi. Bởi hầm tối mà, có mấy cái lỗ, bấy giờ tôi hứng ánh sáng lờ mờ lờ mờ lọt vô mà thôi, cho mình làm việc thôi. Anh rút ra, nó đi theo sau, tôi đang đi ra đó. Xay lúa kiểu vậy đó. Nó cột tay mình vô cổng gác cái cối xay đó. 

NMH: Nó bắt anh xay như là anh làm người xay lúa đấy, trong đó đấy? 

NVT: Dạ. 

NMH: Thế à?

NVT: Bởi vì ai đã mắc cái tội thường phạm mà làm việc vì án, nó chỉ đuổi xuống dưới đó, cũng nhốt trong đó. Có mình tôi thụ án tội phạm à. Thì cũng may tôi có tôi quen, chơi với thằng bạn, nó bị đẩy ra ngoài đó, làm thay cái lều dã ngoại đó. Nó mới kiếm cái anh Đỗ Hoài Khiêm, nói anh dẫn ra giùm đi, anh dẫn bạn tôi ra giùm. Thế anh mới … ông đi vô ông xin anh, thì cái thằng mà thiếu tá, thằng thiếu tá coi cái đảo Côn Lôn đó, ông nói: “Không được mẹ rồi, thằng cha này, thằng này nó ghê lắm, dẫn nó ra không được đâu.” Thế, thôi, ông thôi. Thế, thế là tôi rệu quá rồi. Cái thằng bạn tôi nó hay tin, nó chạy lại, nó năn nỉ ông – kêu ông Lê Văn Trà – ông làm cai ngục chính ngoài đó. Thế ông ấy vô ông nói, ông nói “bây giờ tôi ở đảo.” Thế may quá, nghĩa là thiếu tá coi đả đó, ông kêu tôi ra. 

NMH: Thiếu tá là ông Pháp hay ông Việt Nam?

NVT: Tisseyre 

NMH: À, cũng tiếng Pháp: Tisseyre, dạ. 

NVT: Ngày ấy hai chuyện …  tôi thôi, kệ mày ra, mày rục an phận một lúc, xong xuôi rồi đó. Tôi biết… anh Nguyễn An Ninh đó, anh làm ngoài đó, rồi anh chết. Anh, nếu không ra ngoài đó, anh làm cái Mặt trận Quốc gia Thống nhất, mới khởi sự à. Tôi có nhờ thằng bạn chạy tới, nó nói với tôi, nói mới khởi sự. Hồi tới anh cho thằng đó qua làm đỡ. Tôi mới rủ là, mấy ông Sửu này, ông Trần Văn Quế, ông Trần Quốc Bửu này, ông Lê Khang, ông Huỳnh Văn Thoại rủ, mới rủ… 

NMH: Huỳnh Văn Thoại hay Bùi Văn Thoại, thưa anh?

NVT: Huỳnh.

NMH: Huỳnh Văn Thoại.

NVT: Huỳnh. Tôi rủ mấy anh đó. Thôi bây giờ, mình làm lại cái Mặt trận Quốc gia Thống nhất. Nó chống chọi lại Cộng Sản, nó ăn hiếp quá đi, chịu hết nổi. Nhưng mấy ông ấy mới nói: “À, thôi anh trẻ thì anh ráng lên anh hoạt động đi.” Thế tôi với anh Trần Quốc Bửu (lúc ấy cũng còn trẻ), tụi tôi mới đi cùng Pháp, mỗi bên chiến dịch nghĩa đó. Nghĩa mà người đoàng hoàng, nó đi cùng hết. Tổ chức lại thành một cái mặt trận trăm người, mấy trăm người tù Quốc Gia. Mà trong đó hai đứa… 

NMH: Tù Quốc Gia là sao, thưa anh. Là họ thuộc các đảng Quốc Gia, hay là họ không phải là Cộng Sản?

NVT: Vâng. Rất nhiều đảng Quốc Gia. Nhưng mà đa số thì là đảng Thanh Nghị đó. Mặc dầu là nhiều đứa không thích. Tôi mới đè ra … 

NMH: Vâng, cái số đảng thân Nhật là ai, trong đó thân Nhật?

NVT: Có ông Dương Đình Hòe. 

NMH: À, Dương Đình Hòe. 

NVT: Nhưng mà dù sao đi nữa, thì tôi nghĩ là mình đến thế, mình cố gắng mình thuyết phục họ, chơi với họ. 

NMH: Thế hồi đó đã có hiến binh Nhật rồi sao, anh. Anh nói những người hiến binh, hiến binh thuộc của Pháp hay Nhật? 

NVT: Hiến binh của Nhật Bổn. 

NMH:, trong đó có một số người Nhật, dạ, vâng.

NVT: Thành ra lúc 38, 39 đó là nó qua rồi, Nhật Bổn nó qua rồi. Nó đánh, nó đánh Tàu, rồi nó đánh luôn xuống dưới Singapore. Trên biển nó qua, nó đánh dài lâu ở Đông Dương. Nhưng mà Quân đội Pháp đánh lại. Là thế này, cái câu chuyện đó, nó để Pháp cai trị Việt Nam. Bởi vì thành thật mà nói, nó đưa ra cái chủ trương Đại Đông Á đó. Nhưng mà nó đâu làm gì giúp đỡ cho các nước. Nó lố bịch như vậy. Thật như vậy… 

NMH: Thế cái hồi hiến binh Nhật ấy, thưa anh Việt Nam cũng vào hiến binh Nhật rồi, thì Pháp nó có bắt không anh?

NVT: Dạ, không.

NMH: Không bắt được à?

NVT: À. Bắt, thế thì Nhật Bổn đi lãnh.

NMH: Dạ. À, ai có thân Nhật thì Nhật Bổn đi lãnh. Thế mà sao ở trong của anh cũng có một số người thân Nhật?

NVT: Có ba người.

NMH: Bị thân Nhật trong đó cũng bị bắt. 

NVT: Có ba người thân Nhật, họ lãnh ra hết. 

NMH: À, vâng. 

NVT: Có ông già nhất, con ông thì ra được, ông thì ra không được. Tại vì ông không có làm hiến binh, cho nên ông bị kêu án 5 năm, mà lại trung nâu luôn, ra ngoài, chết luôn anh, tội nghiệp quá.

NMH: Thế còn ông Ninh, khi ông ấy làm đảng thì ông ấy chết, thì thì trước khi anh ra, hay là anh ra rồi, ông Ninh ông mới – ông An Ninh mới chết?

NVT: Tôi, ông ấy chết trước, tôi mới ra tới. Ông ấy cũng bị tụi Đệ tam nó bóp quá đi.

NMH: Thế khi anh lập cái cái đảng, cái cái phong trào Công – Nông, à phong trào, Mặt…

NVT: Mặt trận Quốc gia Thống nhất.

NMH: Mặt trận Quốc gia Thống nhất đó, thì có bị ảnh, cái tụi bên Cộng Sản – họ có… 

NVT: Nó ghê lắm, nó mét với lại người Pháp ở ngoài đó, thành ra lén lén ngoài kia, chứ đâu có dám đi công khai. Nhưng mà vẫn tổ chức được. Ra thì ra tới 45, thì trong này Cộng Sản nó cướp chính quyền với danh nghĩa Việt Minh đó. Nó không, trước đó thì Nhật Bổn nó đảo chính Pháp, mùng 9/3 đó (1945). Nó cử ông Phan Kế Toại làm phó, Trần Trọng Kim làm Thủ tướng. Sau ông Trần Trọng Kim hồi mới ra giúp nước, ông ký vô thả những người tù Quốc Gia đó. Tôi được thả, một số nữa. Là tôi nói rằng nó còn mấy người nữa. Tụi nó muốn cơm gạo nứt, thành tựu quân … Anh Bửu cho thì chiếm chỗ, thì hai bên lên chiếm một cái cờ mỏng đó. Thì Nhật Bổn mới đi ra, nó bắt, nó mới thả bom hoài. Cho nên tầu nó ra nó đi trốn, rồi nó ra, nhưng mà trời tối, nó mới đi nữa. Tôi thay đổi chính quyền trong đó, chứ không phải số lính Nhật. Nghĩa là mấy người bạn đồng hành đó, họ không được thả đó, tôi về.  

NMH: Trần Quốc Bửu có được tha lúc đó không?

NVT: Trần Quốc Bửu không có được chứ.

NMH: Không được tha?

NVT: Không được. Tôi, nhưng mà tôi ghi thêm vô. Thế nên tôi có quyền, ở trong văn phòng mà

NMH: Thế chỉ tha có một số, chứ không tha hết hả anh, cái hồi ông ông Trần Trọng Kim đó?

NVT: À…

NMH: Chỉ tha một số người thôi, không tha hết?

NVT: Cái số người nào, những số mà ông mới đưa đến, nghĩa là còn yêu nước, và ở trong Việt Nam vận động đó, thì ông mua được, chứ họ không phải là, không phải…

NMH: Thả hết?

NVT: Không, không chơi với lửa. Nhưng ông Trà đó, tôi nói ông, ông để cho tôi thêm 99 người thanh niên. Tôi nói cho mấy người kia đi, cho tôi giao súng đó, họ đi về. Thì tôi ở ngoài tôi chờ. Chiều tối, tôi xuống tàu. Thế tối, khi tàu chạy trên biển, mấy anh em Thanh niên Ái quốc Đoàn muốn đẩy mấy thằng Cộng Sản xuống biển. Tôi nói: “Không được đâu, không được.” Tại vì ông Trà, ông có nói nhỏ với tôi. Ông nói, Việt Minh cướp chính quyền ở trong đó. Tôi biết nếu người Nhật mà thiếu mấy thằng đó thì thằng Việt Minh cột đầu mình chết. Mình đâu dại thế nữa, mình ráng mình sống và mình đến nơi chứ. Về tới nơi đó thì cờ đỏ sao vàng bay ở tòa Đô chính, nó làm cái trụ sở, thế nó thả tụi tôi ra. Thì tóm lại đó, tôi đã khai nhận là Đào Duy Phiên với Đào Duy Kỳ … 

NMH: Cả hai ông đó là cũng ở trong tù ra, hay ở ngoài vào?

NVT: Hai ông đó ở tù chung với tôi.

NMH: Cùng đi…cùng đi với anh đó. Thế rủ anh vào Đảng Cộng Sảng là Đào Duy Phiên, Đào Duy Kỳ, dạ.

NVT: Đào Duy Phiên với Đào Duy Kỳ.

NMH: Dạ. Rủ anh vào cùng, rồi anh không chịu?

NVT: Tôi nói: “Mấy anh biết tôi rồi mà, anh biết cái lập trường của tôi rồi. Lập trường của tôi, là lập trường dân chủ mà, chứ tôi không chịu vô sản chuyên chính. Tôi vô đảng cũng có lợi gì các anh đâu. Thôi, các anh về nói lại giùm há, thì tôi không vô.” Chứ tôi bỏ, tôi về nhà tôi ở dưới Vũng Tàu đó. Thế, nó còn tiếc, nó gửi một nữ cán bộ xuống, rồi quyến rũ tôi, mà tôi cũng không vô. Thế rồi tôi nằm ở đó. Thanh niên Tiền phong. Lúc đó Thanh niên Tiền phong do cái đám Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng, do Kha Vạn Cân tổ chức đó, cái người tổ chức tên là Kha Vạn Cân. 

NMH: Kha Vạn Cân?

NVT: Với Trần Văn Văn.

NMH: Với Trần gì anh?

NVT: Trần Văn Văn.

NMH: Á! Trần Văn Văn đấy phải không? 

NVT: Tôi có người bạn, thế tôi nói: “Không được, bây giờ mình phải cướp chính quyền lại.” Thế tụi nó thì bây giờ ở ngoài Bắc, nó khá rồi, nó mạnh rồi, chứ còn trong Nam, nó không có gì hết đó. Lại qua thì mới vài chục thằng. Nhưng mà ở Lai Vung, nó cầm đầu quần chúng với cái danh nghĩa đảng ngoài Bắc đó. Còn mấy ông lãnh tụ Quốc Gia thì sợ Đồng Minh. Tại cái phía Nhật Bổn ở dưới vĩ tuyến 16, ngoài Bắc họ ở trên vĩ tuyến 16 thì thì Trung Hoa tước khí giới. Họ không chịu. Tôi rên: “Hãy cứu lấy thằng bạn tôi, thằng Lê Tấn Thông.” Anh mới nói: “Thôi, anh đi đi.” Thế là tôi thương anh quá đi, thế tôi ngồi lại đây. Tôi giữ cái đám thanh niên lại. Tôi neo người, như vậy không công bằng. Tại vì nếu mà mình nỡ mà mình thích cái gì, thì mần. Tôi nói: “Thôi bây giờ, tôi bẻ hai cọng cỏ này, anh rút trúng, tôi về, là đi một cục, trở lại cho nó công bằng …  chứ tôi bẻ gẫy. Anh đoán trúng, cuối cùng anh ở lại, thế tôi đi. Đợt đấy mấy ông lãnh đạo Quốc Gia, ông nhát quá, không dám làm.

NMH: Thế anh Thông ở lại Vũng Tàu?

NVT: Dạ.

NMH: Còn anh đi đâu?

NVT: Tôi lên Sài Gòn.

NMH: À, sợ nó bắt thưa anh?

NVT: Không phải. Tôi lên Sài Gòn là liên lạc với mấy cái đảng Quốc Gia. Bởi vì tôi quen họ. Còn tháng rưỡi thì họ mới vô đây. Nhưng mà tôi không chịu đó. Anh biểu tôi, tôi cũng không chịu đó. Thế anh nói: “Hồi giờ rút thăm đi, cho công bằng.” Anh rút trúng cái thăm ruột thì anh ở lại. Tôi bẻ hai cọng cỏ, anh rút trúng, xong rút cục anh ở lại, anh ở lại. Cái thằng Dương Bạch Mai, thằng Đệ tam đó… 

NMH: À, Dương Bạch Mai.

NVT: À nó qua Bà Rịa, thế nó lập tức, nó tước khí giới, bằng khí giới hay bằng cách nào, thì tôi không biết. Sau nó còn tai hại nữa. Anh có thằng em tên là Lê Tấn Ngôn. Anh đó thì anh có dựa vào đây, là với dân chúng, anh điều khiển dân chúng. Rồi cái đám nhảy dù Pháp đó. Anh bắt trượt thằng đại úy, nhưng mà trong lúc vùng vẫy đó, nó đạp cái chân nó, thôi, rồi sau Cộng Sản bắt anh đi. Sau khi giết Lê Tấn Thông rồi, nó muốn trừ hậu hoạ, nó bắt anh Lê Tấn Ngôn luôn, nó dẫn đi. Anh chết. Nó giết ở đâu đó, tôi không nhớ. Rồi từ đó về sau, tôi mới trở vô Sài Gòn, tôi mới… chạy về Thủ Đức chứ, chạy về Thủ Đức, trở về tới Thủ Đức, thì tôi nghe tụi nó nói rằng anh Tạ Thu Thâu, nó bắt anh Tạ Thu Thâu, anh Trần Nhật Thạch, anh Phan Văn Hùm, anh Nguyễn Văn Số, với lại anh Huỳnh Văn Khương, và Hồ Vĩnh Ký, và Hồ Vĩnh Ký nó giết hết. 

NMH: Hồ Vĩnh Ký à?

NVT: Hồ Vĩnh Ký, bác sĩ.

NMH: Tức anh nghe lúc bấy giờ chết hết, giết hết rồi? 

NVT: Mấy anh đó là thuộc về Đệ tứ.

NMH: Đệ tứ, vâng.

NVT: Nó giết hết, anh Tạ Thu Thâu. Thế tôi nói không được. Thế tôi đi ngang qua Bà Rịa, tôi về, mà tôi đi ngang Bà Rịa thì thằng Dương Bạch Mai nó sẽ bắt tôi. Rồi tôi mới trở lên trên Sài Gòn ấy. Cái bữa 23 tháng 9, Tây nó trở lại, nó chiếm Sài Gòn. Tôi chạy vô Phước Long ở nhà cái anh Nguyễn Bá Tưởng ấy, anh ấy tốt lắm. 

NMH: Nguyễn Bá Tưởng á?

NVT: Ờ. Cái anh đó, ai làm cách mạng Quốc Gia anh cũng nuôi hết đó. Nhà anh chứa rượu lớn. Ở Phước Long thời gian, tôi nói anh bao nhiêu lâu, tôi vẫn ở được. Thôi thì bây giờ, tôi kiếm con đường mà mà hoạt động. Thế anh phát cho, anh Kha Vạn Cân đó, thì anh, hồi đó anh là Đô trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn hồi mới Sài Gòn đó. Thì lúc anh mới đi xuống, thì Cộng Sản nó bổ nhiệm anh làm chủ tịch cái uỷ ban bao vây Sài Gòn – Chợ Lớn. 

Ra, ngày trước mình có cái giấy đi, đi ra đi vô này kia không được. Tôi mới lợi dụng cái giấy đó, tôi đi. Tôi có người bạn tên là Nguyễn Văn Mười, cũng là quân đội đó, sau này kêu đi với tôi. Sau này, anh ấy đi theo Cao Đài. Anh được bổ làm thiếu úy tuyên truyền Cao Đài. Lập tức bộ đội ấy thì anh được bổ nhiệm một đám làm tham mưu trưởng Quân đội Cao Đài. Thành thử, thôi đến mình, chế ngự mọi người, mình trốn ngũ. Tôi trốn Cộng Sản lúc đến tìm mình bắt. Và mình đâu có quen với ai. Mới Côn Lôn vào, tôi có quen ai nhiều.       

NMH: Tức lúc đó, anh có mình thôi?

NVT: Dạ.

NMH: Mà bị Cộng Sản nó nó tìm, nó bắt?

NVT: Hồi tôi mới quay trở lại, tôi ở một lúc. Cái hồi mà nó rủ tôi vô quân đội. Cái thằng bạn của tôi là anh Nguyễn Văn Mười đó, tức là Đại tá Võ Bá. Đại tá Võ Bá là tham mưu trưởng.

NMH: Tức là anh lấy tên là Nguyễn Văn Mười, nhưng mà anh lấy danh là Đại tá Võ Bá?

NVT: Anh mới tìm cách, anh giúp đỡ tôi. Tôi mới rủ cái đám mà Quốc Gia đó theo tôi, làm cái bộ đội mới đi đánh Tây sơ sơ, đi đánh Pháp. Mình lấy được súng ống nhiều lắm. Tôi mới chỉ huy cáng đáng, tôi không có tuân mệnh lệnh của Cộng Sản. Cộng Sản nó vẫn dã man … đến lúc đó cáng đáng gọi là Mười Xuyên đó. Chứ hồi tôi thấy là cái tụi Cộng Sản nó triệt luôn tụi tôi. 

Con đường liên lạc là đi lại Sài Gòn, là để mà quyên tiền đó. Thì tụi tôi, là căn cứ ở Sài Gòn, quyên tiền ở Sài Gòn, đem đi nạp, đem ra ngoài bưng sài. Thì nó chặn luôn, nó bắt luôn, kẻ đánh nôm, kẻ mò cua, y tá về vận động thuốc men, an ninh cho nó dễ, con gái đi nó dễ, nó bắt, nó đem về, nó hãm hiếp, tụi nó ương ngạnh quá. Tôi mới xếp bộ đội lại, vây ở trụ sở công an tụi nó. Tôi đóng trụ sở công an nó hết, tôi mới vô, rồi cho mấy người đó ra hết. Những người bị tụi nó bắt hết, thì ra, cho ra hết. Nghĩa là trong lúc thì tụi nó lên án người ta. Anh nghĩ coi, bán một cái chỉ vàng ở ngoài chợ, nó cũng làm, cũng là bắt, nó lên án tử hình. 

Tôi thì bên quân đội, chi đội 7, 8 của Cao Đài đó. Chi đội lúc đó là trung đoàn tôi mới thành lập đó. Trung đoàn gọi là chi đội. Tôi được cử ra để mà biện hộ cho mấy người đó. Thế tụi nó nói: “Anh đi đi.” Tụi nó: “Thôi kết án tử hình treo.” Anh nghĩ coi, hồi nào giờ có một cái án tử hình treo… một cái án tử hình treo!

Mà tôi được, thay vì khủng bố nó giết hết. Thôi, cũng giữ làm sao lúc đó tôi còn, nghĩa là mình phải nói gấp. Nó giam mấy cái người đó. Từ căn cứ vô đến mình thì xa. Đâu có giao tôi giữ. Rồi nó giết mấy người đó hết. 

Họ chớ có đụng chạm với tôi, mạnh với tôi, giữa tôi với Cộng Sản là bắt đầu thay đổi. Thằng Lê Duẩn nó vô, nó ở ngoài Côn Lôn nó về, nó ở lại cuộc chiến. Bởi vì Trường Chinh là giết cứ giết. Tổng bí thơ của nó đó, thằng đó nó ở ngoài Bắc.   

NVT (tiếp): Bởi vì khi mà muốn tìm được một đường lối để mà hạ được Cộng Sản – thì giờ đó thì phải suy nghĩ nhiều lắm. Nên tôi cũng có mời ở lại.

NMH:  Có nói chuyện không? 

NVT: Tôi để mất cái gì đâu … Anh để cho em suy nghĩ coi làm sao.

NMH: Vâng. Ban nãy anh có biết không, khi mình nói chuyện đó, thì bật cái máy cassette này nó không có chạy. Thành ra bây giờ mình, mình tóm tắt lại ban nãy cái chuyện anh nói đó. Anh nên nhớ anh kể chuyện là cái hồi kháng chiến, thì anh đi ra anh đóng quân, anh có quân ở đấy. Thành tụi Cộng Sản nó bắt được anh. Thế rồi về sau này ấy, thì anh Lê Duẩn anh đi vào trong trong Nam, anh trở về, thì anh mới…

NVT: Hồi ấy anh ở trong Nam, anh ra Bắc làm cái Bí thơ thứ nhất, Tổng bí thơ. 

NMH: Chức Tổng bí thơ ấy, dạ. 

NVT: Hồi trước anh, anh mới đày đi Côn Lôn.

NMH: Thế cái giai đoạn mà ông Duẩn về đó, về trong miền Nam, thì bây giờ anh đương còn ở Sài Gòn rồi, anh đang hoạt động …

NVT: Tôi đương hoạt động ở trong khu.

NMH: Anh đi…trong khu đó. Lúc bấy giờ anh hoạt động với Cao Đài đó, phải không. Tức là anh có cái Cao Đài, nhưng mà lúc bấy giờ là anh đã bị Cộng Sản họ lùng bắt rồi, phải không anh. Họ không ưa anh rồi, phải không? 

NVT: Là lệnh bắt tôi từ ngày đầu, nhưng mà tôi vô Cao Đài.

NMH: Thế nhưng về sau anh là hoạt động với Cao Đài, phải không. Anh lập một cái trung đoàn đó. Rồi anh Cao Đài – bạn anh là tham mưu trưởng, anh Đại tá Võ Bá? 

NVT: Đại tá Võ Bá là tham mưu trưởng – là bạn của tôi.

NMH: Dạ, mới cho anh lập cái trung đoàn đó?

NVT: Ừ.

NMH: Nhưng mà về sau này, cái trung đoàn đó khi Nguyễn Bình vào đó thưa anh, phải không. Thì trung đoàn đó – họ bằng lòng – Nguyễn Bình bằng lòng cho các anh có hai trung đoàn riêng, phải không?

NVT: Thì bên Cao Đài có hai Trung đoàn 7 và 8. Tụi tôi hồi sau rồi biến thành Trung đoàn 25.

NMH:  Ừ, mà các anh hoạt động riêng?

NVT: Riêng. 

NMH: Thế rồi về sau thì Nguyễn Bình, nghĩa là nó ra cái kiểm soát trung đoàn?

NVT: Cái hồi, cái hồi mà Cao Đài dự đó, thì anh ấy bác, anh để cái Trung đoàn 8 lại cho tôi.

NMH: Dạ. Thế rồi sau đó anh làm gì, về sau đó, bao giờ anh mới đi tìm, đi liên lạc Bẩy Viễn đó? 

NVT: Sau khi Bảy Viễn bị chèn ép hết lương, hết thực, hết đạn, hết dược, đau ốm nhiều quá, số người sát chân Bảy viễn đang còn nằm dưỡng bệnh một thời gian. 

NMH: Thế rồi thì sau đó sao anh?

NVT: Xong rồi, Nguyễn Bình nó áp lực quá, Bảy Viễn muốn bắt tụi tôi, mà không dám nói thẳng. Mời qua, “Nói thật với anh ở lại văn phòng, để quân đội tôi giao cho mấy người của tôi điều khiển, cho nó đỡ ý kiến đi.” Tôi biết thằng Bảy Viễn muốn, muốn bắt tụi tôi theo lệnh của Nguyễn Bình. Tôi nói đợi một đợt … Thế tôi về hưu, ghép bên này kia đàng hoàng tử tế, từ giã, rồi tôi đi. Thế tôi về, tôi ké bên Thảo Điền (?), đi mất.

NMH: Nhưng mà anh có để anh Nguyễn Văn An lại?

NVT: Bởi vì anh An không muốn đi.

NMH: Thế sau đi đâu?

NVT: Bởi vì đi có rất nhiều nguy hiểm quá rồi.

NMH: Dạ. Nhưng anh kéo đi đâu, rồi về sau thì là…

NVT: Tôi kéo về, tôi kéo về, tôi muốn kéo Đại Việt về, về một với Cao Đài, dựa lưng với Cao Đài. Nhưng mà bị nó bỏ Phiệt, anh anh bị bắt đó, tôi phải kéo binh qua Đồng Tháp Mười ở quành lại ấy thì cứu anh Phiệt.

NMH: À. Nhưng mà lúc bên anh Phiệt, anh là Đại Việt chưa?

NVT: Dạ, rồi. 

NMH: Thì lúc ấy anh vào Đại Việt chưa, chính anh (Tại) ấy)?

NVT: Tôi á?

NMH: Dạ.

NVT: Rồi chứ.

NMH: Anh cũng vô với anh Phiệt, là Đại Việt rồi?

NVT: Vâng.

NMH: Thế cái cái quân ấy của anh, anh coi như là quân của Đại Việt đó, cái quân dưới quyền của anh?

NVT: Chưa có nói vậy được. Nhưng mà mình Đại Việt, mình muốn thế thôi, là tôi chỉ huy. 

NMH: Vâng, tức là anh chỉ huy tự do đấy, muốn làm gì thì làm?

NVT: Vâng.

NMH: Mà anh là đảng viên Đại Việt?

NVT: Vâng.

NMH: Thế thì có, anh có nhận cái chỉ thị gì của trung ương không, anh có biết ai là trung ương không?

NVT: Cái ấy chưa.

NMH: Chả biết ai là trung ương, cứ theo anh Phiệt?

NVT: Dạ.

NMH: Mà anh Phiệt cũng chỉ là đảng viên thường thôi?

NVT: Dạ.

NMH: Thế đến bao giờ thì anh mới liên lạc được với trung ương của Đại Việt?

NVT: Trung ương Đại Việt?

NMH: Dạ. 

NVT: Nhưng tại Hoà Hảo, tôi về Sài Gòn, tôi mới liên lạc vận động cho đảng.

NMH: Thưa anh, thì lúc bấy giờ là là người chỉ huy trong Nam của Đại Việt, lúc bấy giờ là…

NVT: Là tụi tôi, mấy anh đó, Nguyễn Tôn Hoàn đó.

NMH: Vâng. Nguyễn Tôn Hoàn trong ban chấp hành đó. 

NVT: Dạ.

NMH: Trong đó có…

NVT: Nguyễn Tôn Hoàn…

NMH:  Anh nhắc lại đi, tại vì cái tape hồi nãy, nó không có đó.

NVT: Anh Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy, Trần Văn Hiệp, Dương Liễu, Nguyễn Văn Đài, tôi…thôi. 

NMH: Dạ đó là trong trong giai đoạn năm, tức là năm 49 phải không anh, năm 49 đó?

NVT: Vâng.

NMH: Thế năm nào, cái năm các anh lật đổ ông Mười Hướng là năm nào?

NVT: Lâu quá, tôi quên rồi. 

NMH: Thế hả.

NVT: Năm 46 hay gì đó. Tôi quên rồi. 

NMH: Lật ông Mười Hướng rồi?

NVT:  Ông Mười Tám, hay ông gì đó, tôi quên.

NMH: Thế về sau Mười Hướng còn liên lạc anh, sau? 

NVT: Dạ, không. Cái lúc tôi bị cảnh sát, tôi cùng nhiều người chạy đó. Tôi xuống Long Hải, tôi chơi, tôi có gặp Mười Hướng cũng xuống Long Hải. Nhưng mà Mười Hướng không phải bạn. 

NMH: Thế rồi, nhưng mà lúc bấy giờ vẫn còn Đại Việt thống nhất hả anh. Trong cái Xứ bộ miền Nam vẫn thống nhất, thì miền Bắc thì là lúc bấy giờ sau sau ông Trương Tử Anh chết đi, rồi ông Lạc nữa.

NVT: Sau khi ông Lạc chết đó thì mới rã. 

NMH: Nhưng mà còn ông Xủng chứ, phải.

NVT: Là ông Xủng chỉ huy đâu được một số ít người thôi, còn bao nhiêu thì đứng riêng là người Đại Việt. 

NMH: Thế còn chuyện như vậy thì, thế nhưng ngoài đó, anh kể lại có những ông Đại Việt mà gọi là quan lại, thì có ông… 

NVT:  Có ông Vũ Qúi Mão chứ

NMH: Vũ Qúi Mão, rồi ông Thủ hiến…

NVT: Nguyễn Hữu Trí.

NMH: Nguyễn Hữu Trí, còn ông…

NVT: Vũ Đình Lý.

NMH: Đấy là mấy ông là Đại Việt quan lại?

NVT: Mấy ông mà tôi biết, tôi có đến xuống đó.

NMH: Là Đại Việt quan lại đấy? 

NVT: Ờ.

NMH: Thế còn miền Trung thì có ông… trước hết là ông Bửu Hiệp?

NVT: Miền Trung thì hồi trước là Bửu Hiệp, sau là Hà Thúc Ký.

NMH: Còn ai nữa không, ngoài Hà Thúc Ký còn ai. Anh nói có…

NVT: Đoàn Thái.

NMH: Đoàn Thái. Thế rồi trong khi cái, cái Đại Việt mà trung ương đó, có một ban chấp hành trung ương nữa, mỗi một xứ bộ có ban chấp hành riêng. 

NVT: Có, tại vì…

NMH: Trên có ban chấp hành trung ương? 

NVT: Thì ở miền Trung thì có anh Ký đại diện, ở ngoài Bắc thì có anh Xủng.

NMH: Thì vào ban chấp hành trung ương thì miền Trung có hai người à? Anh Ký với anh Khánh?

NVT: Ký với Thái.

NMH: Thái ạ, Ký với Thái. Thế còn miền Bắc thì có ai ở trong ban quản lý?

NVT: Anh Xủng

NMH: Xủng, còn ai nữa không? 

NVT: Có một người.

NMH: Một người thôi. Thế còn miền Nam ở trong Ban Chấp hành Trung ương thì lại tất cả Ban Chấp hành đó?

NVT: Ờ.

NMH: Vào Ban Chấp hành Trung ương…

NVT: Vâng.

NMH: Phải không anh? Thế quyết định theo cái gì, quyết định theo đa số à?

NVT: Đa số. 

NMH: Đa số.

NVT: Bởi vì lúc đó là đã sửa đổi cái lý thuyết Dân tộc Sinh tồn lại rồi, cho hợp với thời thế chứ, phải dân chủ đó. 

NMH: Vâng. Ai quyết định sửa đổi lý thuyết Dân tộc Sinh tồn?

NVT: Là anh Huy.

NMH: Anh Huy đó hả. 

NVT: Nghĩa anh đưa ra, tụi tôi mới nói: thôi anh làm thế đi. 

NMH: Ừ, chính anh Huy đề nghị chuyện đó đấy?

NVT: Dạ.

NMH: Thế còn cái khi mà anh vào đảng Đại Việt, bắt đầu anh vào với anh Phiệt đó. Thì anh thấy cái gì mà anh thích nhất ở đảng Đại Việt, mà anh nghĩ rằng nó làm cho anh thấy hấp dẫn nhất, làm quyết định anh đi vào đảng Đại Việt đó?

NVT: Là một cái đảng có tổ chức, có nhiều đảng viên, nhất là có nhiều đảng viên trí thức.

NMH: Trí thức, nhiều đảng viên trí thức, tại vì nhiều sinh viên vào. Thế còn đường lối của nó thì anh có thích nó không?

NVT: Về đường lối, lúc đó thì tôi cũng, nói xin lỗi: cũng hơi thích. Là bởi vì chỉ huy theo cái lối còn độc tài đó. Nó diệt hết thằng chống đối. Nhưng mà sau tôi thấy rằng không có hiệu nghiệm. Nó dễ chỉ huy, nhưng cũng dễ rã. Rồi sau tụi tôi áp dụng dân chủ trước, rồi mới đề nghị với anh Huy làm sửa đổi lại Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn theo đường lối dân chủ, cho hợp thời hợp thế.

NMH: Thế xin anh cho biết cái, cái hoạt động của Đảng Đại Việt đó, mà anh trong đó cả cái hoạt động của anh, từ khi mà anh trở về thành. Anh trở về nhà năm 49, phải không anh. Thì từ hồi đó hoạt động ra sao, rồi hoạt động chống Tây ra sao, hoạt động ông Bảo Đại ra sao?

NVT: Hoạt động bí mật, vận động ủng hộ ông Bảo Đại trong mọi tình huống, để mà đòi độc lập đó, thì cũng đi từ từ, chứ mình đâu đủ cái lực lượng, đâu có đủ khả năng. Và kẹt cái bọn Việt Nam Quốc Dân Đảng, họ là trước kia họ lỡ đi với Cộng Sản đó, hồi rày Vũ Hồng Khanh đó.

NMH: Dạ.

NVT: Dù vậy chứ, hồi 64, tôi cũng vẫn mời Phạm Thái. Phạm Thái làm Tổng trưởng Thanh niên. Ông Phạm Thái lại nhát hay sao đó, tôi không biết, để lên Mười Dương (?) thay thế.

NMH: Cái liên lạc của anh ấy, tôi nói cái đảng Đại Việt, tôi nói chuyện cái giai đoạn: 49 – 54, thế cái vai trò anh Hoàn trong vụ giải pháp Bảo Đại ra sao?

NVT: Là thì tôi đưa anh đi, để mà tìm đủ mọi cách ủng hộ Bảo Đại trong những cuộc tiếp xúc này kia (với Pháp đó), vậy thôi.

NMH: Thế nhưng mà rồi, làm sao anh từ chức, rồi anh có, anh từ chức là ý kiến riêng của anh, hay là Đảng, Đảng Đại Việt?

NVT:  Ai?

NMH: Anh Hoàn đó, khi anh không làm với ông Bảo Đại nữa, là anh ấy từ chức, hay là anh bị ông Bảo Đại ông gạt bỏ? 

NVT: Không. Hồi đó là là Nguyễn Văn Tâm làm Thủ tướng ấy. Tôi mới thấy cái tên Nguyễn Văn Tâm đó là cái tên tệ lắm. Bởi vì nó theo Pháp lâu quá. Nó đàn áp cách mạng, nó giết nhiều quá. Thành thực tôi mới nói: “Thôi anh Hoàn nghỉ đi.”

NMH: Thế rồi năm 54 thì, thế các anh, thái độ của các anh đối với ông Diệm ra sao, các anh có ủng hộ ông Diệm không?

NVT: Lúc đầu thì ủng hộ. Nhưng mà ông Diệm khởi sự khủng bố tụi này trước, đàn áp, bắt bớ, giết chóc. Tôi, riêng tôi, anh Ngọc Huy, anh Liễu, anh Hiệp, Phạm Thái, anh Nguyễn Văn Mười, với tôi thì chạy lên Nam Vang lánh đỡ … chứ. Nhưng mà tôi, tôi về thường xuyên lắm, hòng mà lấy tiền đưa cho anh Ký làm cái Chiến khu Ba Lòng. Ai dè cái Chiến khu Ba Lòng giải phóng ngay đó chứ. 

NMH: Thế rồi về sau, các anh lại tham dự lật đổ ông Diệm. Anh có cắt, hay anh có tham dự vào cái vụ lật đổ ông Diệm không?

NVT: Thiệt ra…

NMH: Ai là Đại Việt, của đảng Đại Việt trong cái vụ đó?

NVT: Nhiều lắm.

NMH: Trong tướng lãnh, trong cái Hội đồng Quân nhân Cách mạng ấy phải?

NVT: Không. Các ông: Nghĩa, tôi (Tại)…với đâu ba người nữa, mà ở cấp dưới.

NMH: Thế rồi đến khi nào thì thì Đại Việt, nghĩa là khi các anh mà, lần thứ hai các anh đảo chính, đưa ông Khánh về đó. Thì anh cho biết là cái lý do gì các anh đảo chánh ông, các ông tướng như Đôn, Xuân, Kim, rồi ...

NVT: Hồi đó thì muốn giữ ông Minh lại, mà ông Minh thì ông biểu tôi phải thả Đôn, Kim, Đính rồi ra ông mới chịu. Thành ra tụi tôi điều đình không được. Tức là không phải nhắm, nhắm vào ông Minh.

NMH: Nhưng mà anh đảo chính là vì cho – anh cho là các ông ấy làm sao, mà đảo chính?

NVT: Là mấy ông muốn trung lập, muốn đi theo Pháp.

NMH: À anh, chắc anh không bằng lòng đi theo Pháp?

NVT: Không. Bởi vì mấy ông kêu đám Trần Đình Lan làm việc đó, là mấy người nó đi thì mượn người theo Pháp cũ đó, nói là xếp Trần Đình Lan. Tụi tôi không chịu. Rồi là mấy ông cũng bắt đầu bỏ tụi tôi nữa, là để anh Nguyễn Đăng Chất là cháu của Nguyễn Đệ ở ngoài Bắc … thì mình biết họ là răng, họ gạt mình ra, họ làm theo ý họ. Tôi thôi, tôi rút. Mình vẫn còn binh quyền trong tay thì giết họ trước cho rồi. Nhưng mà bắt họ rồi tôi liên lạc, tôi cũng đâu có giết họ, đem giam tử tế, rồi thỉnh thoảng sau thả ra.

NMH: Thế còn ông, khi nào thì Đảng Đại Việt mới tách ra thành Tân Đại Việt?

NVT: Anh Ký đó, chủ trương lật đổ Nguyễn Khánh đó. Hồi anh làm cái lật đổ ông Diệm, rồi chủ trương lật đổ Nguyễn Khánh, mà anh đâu có ngờ trong quân đội, anh mới rủ một thằng tướng, cái thằng đó, nó là người của Nguyễn Khánh, thì nó tape cái cuộc nói chuyện, nó về nó đưa cho Nguyễn Khánh. Nguyễn Khánh mới mời anh Hoàn lại, nói cái anh Hà Thúc Ký này chơi với nhau không có được, tôi không chơi với anh ấy nữa. Thì bây giờ, tôi để cho mấy anh kiếm một người khác của mấy anh thay thế anh đi. Mới đưa anh Lâm Văn Phát ra. Nhưng mà cái hệ thống của anh Ký ở trong Bộ Nội vụ đó, là mình để yên hoàn toàn không có thay đổi một người. Để yên là Phát, nghĩa là Đổng lý văn phòng cho anh Lâm Văn Phát.

NMH: Dạ. Anh, ông Kiểu vào Đại Việt từ hồi nào anh?

NVT: Ai?

NMH: Ông Nguyễn Văn Kiểu đó –anh ông Thiệu đó, Đại Việt từ đời nào? 

NVT: Ông Kiểu?

NMH: Dạ. 

NVT: Ông Kiểu là ông tôi không biết.

NMH: Tức là từ đời Trương Tử Anh không?

NVT: Dạ, đời Trương Tử Anh. 

NMH: Từ đời đó đấy?

NVT: Dạ.

NMH: Thế ông Thiệu Đại Việt đời nào?

NVT: Đời, đời 64.

NMH: 64 ông Thiệu mới vào?

NVT:  Dạ.

NMH: Còn ông Khiêm?

NVT: Khiêm thì bị Hà Thúc Ký trước hồi đời ông Ngô Đình Diệm. 

NMH: Đã theo rồi?

NVT: Ờ.

NMH: Thế mà sao không bị ông Diệm bắt?

NVT: Là ai?

NMH: Ông Ngô, ông Khiêm đó.

NVT: Là bởi vì ông đâu có ra mặt.

NMH: Ừ, thế thì như vậy đấy, ở trong trong đảng Đại Việt của anh ấy, từ kể từ năm 54 trở đi đó, hay từ 64 trở đi thì rất nhiều, đông người phải không?

NVT: Đông người.

NMH: Đông, cả xứ bộ miền Nam của anh còn nguyên nhá.

NVT: Vâng. 

NMH: Rồi ông… ở trong quân đội thì anh có ông Tồn này, ông Nghĩa này, ông Nhan Minh Trang này … cả Lâm Văn Phát nữa, phải không? Rồi anh có gì, anh có cả ông…

NVT: Còn nhiều lắm.

NMH: Nhiều lắm. Ông Thiệu, ông Khiêm Thủ tướng của anh, Tổng thống của anh.

NVT: Nhiều, tụi tôi có bàn đó, nên tôi nhớ lại.

NMH: Dạ. Thế bây giờ tôi lại xin hỏi lại anh cái câu mà ban nãy tôi hỏi mà nó không taped được đó, là cái giai đoạn…anh bảo anh có ba giai đoạn mà Đại Việt mạnh đó: giai đoạn Trương Tử Anh này, giai đoạn 64 này, và giai đoạn sau 65. Bây giờ tôi trở lại cái giai đoạn…

NVT: Sau 75.

NMH: Vâng, sau 75. Tôi xin trở lại cái giai đoạn 64. 64 của anh đó, là anh rất mạnh: xứ bộ miền Nam còn nguyên, đảng viên nhiều, quân đội thì cũng nắm khá nhiều. 

NVT: Nhưng mà bị Khánh nó muốn làm quân phiệt, cho nên nó cấu kết với … mà tụi tôi biết, ở trong đánh ra, họ phải giết, có một số nội tuyến Cộng Sản. Tôi có cho người làm nội tuyến ở trong, nên tôi biết. 

NMH: Nhưng mà như vậy, tức là cái cản là bởi vì cái anh Quốc trưởng là anh Khánh lúc bấy giờ, ông ấy, ông ấy có quyền, ông cản trở các anh phải không?

NVT: Có quyền. Mà muốn thêm nữa.

NMH:  Dạ. Thế nhưng về sau đó đấy. Khi ông Khánh mất rồi đó, thì ông Tổng thống là ông Thiệu, ông Khiêm cũng là, ông Thiệu là người của anh. Thế tại sao các anh không nắm ông ấy?

NVT: Nhưng mà mấy ông đó, tôi nói với anh, mới lần đầu là ông Thiệu với ông Khiêm là diệt trừ (?) nhiều hơn vì lý tưởng.

NMH: Nhưng mà nếu vậy, tại sao ông vào đảng Đại Việt làm cái gì?

NVT: Lúc đó họ phải mạnh, tổ chức hẳn hoi, có thể làm được việc lớn, có thể nhờ được. 

NMH: Tức là anh nghĩ là họ, họ nghĩ là có thể dùng được Đại Việt?

NVT: Dạ.

NMH: Bởi vì Đại Việt có người và có tổ chức?

NVT: Dạ, anh nói đúng đó.

NMH: Dạ. Thế khi các ông ấy vào đó, ông có được chức gì không, có cho ông cái chức gì không, chức chỉ huy gì trong Đại Việt không, hay là không được…

NVT: Dạ không… không có.

NMH: Theo ý anh thì anh thấy Đại Việt đó, bây giờ mình nghĩ tổng quát lại từ xưa đến nay đó, thì anh nghĩ Đại Việt có đóng góp gì cho Việt Nam, đóng góp gì nhất mà anh nghĩ cho Việt Nam, cho đất nước, dân tộc đó?

NVT: Một đằng nó đến, một đằng tụi tôi…

NMH: Dạ, thế thì đóng góp là đóng góp gì?

NVT: Đóng góp chống lại Pháp đó. Bởi vì lúc đó mấy ai theo Cộng Sản.

NMH: Anh thấy cái khó khăn gì khiến cho tổ chức anh… Đảng Cộng Sản thì nắm được quyền, mà đảng anh ấy thì không nắm được quyền. Cái lý do gì mà khiến như vậy?

NVT: Hồi nào?

NMH: Trong suốt cả cái giai đoạn mà đánh nhau đó. Suốt từ năm 45 đến bây giờ là Cộng Sản nó nắm được quyền, mà đảng của anh ấy, thì không nắm quyền. Lý dó gì mà khiến ra như vậy?

NVT: Bởi vì tụi tôi ấy thì làm cho nước. Thế rồi không có chủ trương làm riêng hay đảng phái.

NMH: Dạ. Nhưng mà anh thấy là, nếu mà kể ra, anh nghĩ là cái gì, cái ưu khuyết điểm của đảng Đại Việt là cái gì?

NVT: Lúc đó nhiều chuyện lắm anh. Tại vì vấn đề cá nhân nhiều, như cá nhân Thiệu, cá nhân Khiêm nữa. 

NMH: Cái khuyết điểm đó là vấn đề cá nhân. Thế còn ưu điểm của anh, các anh?

NVT: Ưu điểm là tụi tôi dám làm việc. 

NMH: Dám làm, thì Cộng Sản nó cũng dám làm vậy. Mấy ông võ quan ông cũng dám làm vậy.

NVT: Việc ấy cũng như mình đó, kinh nghiệm thua kinh nghiệm của Cộng Sản, kinh nghiệm của Nga, của Tàu giúp họ. Là mình thì là vì, ai nhiệt tình thì ra làm việc, vì thế nghĩa là tôi mới sửa đổi. 

NMH: Thế còn, trong cuộc đời của anh, nhìn lại cái cuộc đời của anh đó, thì anh nghĩ là cái quyết định của anh theo Đảng Đại Việt là đúng hay sai?

NVT: Tôi thấy là đúng. Bởi vì là tụi tôi, tôi làm cách mạng, heo hút một sáng tối, ngồi đến mai dậy, người ta làm rồi. 

Bây giờ cần gấp một lý thuyết mà thực tế nó hướng dẫn. Trường hợp cái anh mà xử tôi khi đó, thì có mấy người như [tới đây, anh Tại khóc âm ức, vừa khóc vừa nói] … Thế, thế tôi nói xong rồi … mà khám nó ra đó. Tôi nói: “thanh niên quí lắm, thanh niên ngon quá.” 

NMH:! Thanh niên ngon quá. Cái hồi đó ai xử anh?

NVT: Lúc đấy, thằng dưới ủy ban là thằng đại chánh – là đại tá, thằng đại tá của Pháp đó, mật thám. Thì tôi đứng lên, tôi đi ra, có chuyện gì mà được đem ra, tức là nó cũng có hai thằng ở bên Pháp đó, cho ông nó lại, nó sợ tụi tôi thì sao mà xử.

NMH: Hồi đó, anh như vậy, đã vất vả hi sinh nhiều, anh có hối hận, có tiếc gì không? 

NVT: Tiếc là nghĩa thất bại hoài, vậy thôi. Nhưng mà cũng không tiếc, bởi vì anh tranh đấu, thì có lúc anh lên cao trào; có lúc xuống, thất bại, thoái trào.  

NMH: Anh có hãnh diện là đảng viên đảng Đại Việt không?

NVT: Tôi hãnh diện chứ.

NMH: Dạ. Nếu mà thí dụ chúng tôi muốn hỏi anh, kinh nghiệm của các anh, thì anh muốn những người trẻ như chúng tôi, hay trẻ hơn chúng tôi nữa, mà anh có cái kinh nghiệm tranh đấu như vậy đó, thì anh có muốn, có muốn khuyên chúng tôi gì không? 

NVT: Tôi đâu dám.

NMH: Anh có khuyên chúng tôi cái gì không?

NVT: Tôi đâu dám, là kinh nghiệm là do những cái anh trẻ đó, anh muốn tổ chức cái đại hội để mà bầu đó, chứ tôi, bây giờ tôi già rồi.

NMH: Nhưng mà anh có muốn khuyên những người trẻ, anh bây giờ anh muốn… Đời anh như vậy rồi, đất nước thì như vậy rồi. Thì anh có muốn, có nhắc lại, thì anh muốn khuyên những cái gì không?

NVT: Là muốn đám trẻ của Cộng Sản, ráng mà đề phòng. Với lại mình phải hoà dịu với lại những cường quốc, đối xử công bằng với những lân bang. Bởi vì còn những thằng, thằng phương Bắc, là Trung Hoa vĩ đại đó, nó lớn thì mình mới lớn. Nó muốn dự đoán của mình đó … 

NMH: Vâng, cảm ơn anh. Tôi cũng làm mất thì giờ của anh nhiều quá rồi!

NVT: Không có gì.

NMH: Dạ! 

 

 

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ