Connect with us

Kinh tế - Chính trị

GS. NGUYỄN MẠNH HÙNG: TRẢ LẠI CÔNG LÝ CHO CON NGƯỜI, TRẢ LẠI CÔNG BẰNG CHO LỊCH SỬ

Nguyễn Mạnh Hùng

Published on

Nhân 45 năm sau ngày 30/4, GS Nguyễn Mạnh Hùng ở Đại học George Mason gửi tới tạp chí một số ý kiến về hòa giải.

Câu 1: Nhận xét của giáo sư về hòa giải, hòa hợp ở Việt Nam 45 năm sau sự kiện ngày 30/4/1975?

Theo nhận xét của riêng tôi, chứ không qua một cuôc nghiên cứu kinh điển và có hệ thông, thì hòa giải và hòa hơp cá nhân phần lớn đã có khá lâu giữa những người cùng môt gia đình, cùng một giòng họ, cùng trường thời thơ ấu, giữa môt số văn nghệ sĩ, môt số những ngươi cầm súng thuôc hai bên chiến tuyến, và những ngươi sau này gặp nhau thấy đồng cảm và tương kính. Nhưng chưa có hòa giải hòa hợp dận tộc thưc sự giữa chính quyền bên thắng cuộc với người của bên thua cuộc.

Câu 2: Có tiến bộ đạt được hay trở ngại chính gì đối với việc hòa giải, hòa hợp này?

Có hai trở ngại chính. Về phương thức, nó vẫn theo hình thưc “cho-xin’, chính quyền bên thắng cuôc muốn thu phục, chiêu dụ theo điều kiên của họ hơn là hòa giải môt cách công bằng, tôn trọng lẫn nhau. Về thưc chất, chính quyền bên thắng khó có thễ hòa giải với những người có tư cách bên thua cuộc và con cái của họ, nêu sự thật lịch sử tiếp tục bị xuyên tạc để nói xấu bên thua cuộc môt cách bất công.

Môt dân tộc gắn bó với nhau phải gồm những người cùng chia xẻ môt lịch sử (hay có đồng thuân căn bản, tối thiểu về lịch sử), có ý đinh chung sống trong hiên tại, và hướng tới cùng môt tương lai. Điều kiên này chưa có ở Việt Nam, nhất là điều kiên có một nhận thức lịch sử chung.

Tuy nhiên, thời gian môt phần nào đã có ảnh hương tích cực. Gần nửa thế kỷ đã qua, nhiều nạn nhân của cuôc chiến và bị đôi xử nghiêt ngã không còn nữa, số người không có kinh nghiêm hận thù trực tiếp vì cuôc chiến, đươc tiếp cận với những nguồn tin mới, không bị giáo dục một chiều, và hiểu biết sự thật lịch sử càng ngày càng nhiều hơn. Đó là một yêu tố thuân lơi cho việc xét lại lịch sử, tạo nền tảng căn bản cho hòa hơp và hòa giải dân tộc.

Câu 3: Vấn đề này ngày nay nếu tiếp tục đặt ra, cần điều kiện, đòi hỏi gì và triển vọng hiện thực hóa có thể ra sao?

Điều kiên quan trong nhất là phải trả lại công lý cho con ngươi, trả lại công bằng cho lịch sử. Điều này tôi đã nói trong môt cuộc phỏng vấn cách đây 13 năm. Lịch sử bao giờ cũng do ngươi thắng viết. Tôi nhớ Douglas Pike có lần nhận xét môt cách chua chát rằng lịch sử là môt cuộc nói dối tập thể (history is a lie agreed upon). Trong trường hơp Việt Nam, tiêp tục xuyên tạc lịch sử để biện minh cho môt số nhỏ cầm quyền không phải là giải pháp lâu dài cho Việt Nam.

Hòa giải và hòa hơp dân tôc phải bắt nguồn từ sáng kiến hay cách đối xử của bên thắng cuộc, đặc biệt là ngay sau khi chiến tranh chấm dứt. Ở Mỹ, tiến trình hòa giải bắt đầu bằng cách hành xử mã thượng của tướng Ulysses S. Grant đối với hàng tuớng Robert E. Lee và binh sĩ của ông. Tổng Thống Lincohn và viêc giành môt khu trong nghĩa trang Arlington cho các tử sĩ miền Nam cũng đóng góp nhiều vào tiến trình đó. Đó là hành đông của những nhân vật lịch sử muốn làm lịch sử. Cho tới nay, Việt Nam thiếu môt nhân vật có quyền lực và có tâm cỡ ấy.

Câu 4: Hành động chiến tranh xóa bỏ một nhà nước có chủ quyền bằng hành động quân sự, như miền Bắc XHCN ở Việt Nam đã tiến hành với VNCH ở miền Nam với kết cục ngày 30/4/1975, có hợp lệ, hợp pháp, hay không có vấn đề gì cần bàn nữa?

Đây là sự đã rồi (fait accompli), đặt ra chỉ tiếp tục gây tranh cãi, không thưc tiễn và không có lơi cho dân tộc. Nhưng cũng có nhiều người nghĩ khác và họ có quyền nghĩ như vậy.

Trước đây cũng có người đề nghi triệu tập lại hôi nghi Paris để buộc chính quyền Hà Nội phải thi hành những điều khoản mà họ đã cam kết. Theo hiểu biết giới hạn của tôi, việc áp đặt với bên chiến bại thì có, áp đặt với bên thắng cuôc thì chưa có trong lịch sử.

Câu 5: Có những vấn đề gì về công lý, công bằng lịch sử có thể cần đặt ra, hay đặt lại để tìm kiếm hay vãn hồi, liên quan cách thức mà bên thắng cuộc đã tiến hành với bên thua cuộc? (chế độ nhà tù, cải tạo, kinh tế mới, cải tạo công thương, chiếm hữu, tịch biên tài sản có chủ, chế độ lý lịch, phân biệt đối xử, thành phần v.v…)

Có nhiều vấn đề cần phải xét, và cũng có nhiều phương thức, nhưng phải xét với tinh thần bao dung và tôn trong sự thật. Ủy Ban Tim Kiếm Sư Thật và Hòa Giải Dân Tôc (Truth and Reconciliation Commission) ơ Nam Phi là môt thí dụ. Ủy Ban này chủ yếu do bên thắng cuộc thiết lập.

Câu 6: Việt Nam sau 45 năm thống nhất đất nước, hiện vẫn là một nhà nước do ĐCSVN, đảng chính trị độc tôn, duy nhất cầm quyền và lãnh đạo, liệu đã đến lúc cần thay đổi chế độ, cải tổ thể chế, mở đường cho một chế độ dân chủ hậu thuẫn bởi nền tảng đa đảng chính trị đối lập và đa nguyên tư tưởng, hầu giúp Việt Nam trở nên văn mình và dân chủ hơn?

Tư do, dân chủ là nhưng giá trị phổ quát mà người dân bất cứ ở đâu cũng muốn có. Phương châm của Việt Nam Dân Chủ Công Hòa trước đây và Công Hòa Xã Hôi Chu Nghĩa Viêt Nam ngày nay vẫn là “Độc Lập – Tư Do – Hạnh Phúc.” Người dân Việt Nam muốn có tự do. Những người bất đồng chính kiến đòi dân chủ. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng nói dân chủ là hướng phải đi tới. Chừng nào mà mục tiêu chung này chưa đươc thực hiện thì sức ép vẫn còn cho đến khi nó được thực hiện.

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ