Connect with us

Kinh tế - Chính trị

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Một khi lưu vong, các nhà dân chủ Hong Kong sẽ phải đấu tranh cho cả Trung Quốc

Nguyễn Mạnh Hùng

Published on

(Người dân Hong Kong tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn, ngày 4 tháng 6, 1989-2020. Ảnh: MSN)

Lời tòa soạn

Trung Quốc vừa thông qua Luật an ninh Hong Kong (Hong Kong Security Law, có hiệu lực từ ngày 1/7/2020,) với số phiếu tuyệt đối (162/162). Đồng thời, Hoa Kỳ hủy bỏ quy chế thương mại đặc biệt cho Hong Kong, một trong những cơ chế giúp Hong Kong duy trì vị thế kinh tế đặc biệt của mình đối với Trung Quốc: một cửa ngõ về mặt tài chính, thương mại và kỹ thuật để kết nối Trung Quốc với Hoa Kỳ.

Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ xin giới thiệu một số bài phỏng vấn nhanh Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, với bài “Một khi lưu vong, các nhà dân chủ Hong Kong sẽ phải đấu tranh cho cả Trung Quốc”, Giáo sư Vũ Tường, Đại học Oregon với bài “Hong Kong không phải là khúc xương Trung Quốc dễ nuốt”, và Tiến sĩ Nguyễn Quang A với bài “Phong trào dân chủ Hong Kong đặt mục tiêu quá cao”, về phong trào đấu tranh cho dân chủ của giới trẻ Hong Kong. 

Xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận lời chia sẻ những nhận xét của mình về các diễn biến gần đây ở Hong Kong. Giáo sư nhận định thế nào về vị trí của Hong Kong trong mắt China và Hoa Kỳ? 

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng:

Đối với Trung Quốc, các cuộc biểu tình lớn đòi dân chủ chống Băc Kinh do giới trẻ Hong Kong chủ xướng trong mấy năm gần đây khiến các nhà cầm quyền Trung Quốc lo ngại về ảnh hưởng lan tỏa của nó. Ở Hong Kong nó có thể dẫn đến việc đòi hoàn toàn tư trị với Trung Quốc trong trường kỳ. Hơn nữa, đòi hỏi dân chủ ở Hong Kong thành công có thể khuyên khích đòi hỏi dân chủ ơ trong nước, đe dọa quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Vì thế, Trung Quôc cần phải rập tắt phong trào này. Lơi dụng thời gian quốc tế bận tâm đối phó với Covid-19, Trung Quốc ra tay trước, đặt thế giới trước “tình trạng đã rồi.” Việc cách ly vì đại dịch khiến việc tụ tập đông người biểu tình khó khăn hơn, và chính quyền cũng dễ cô lập, đe dọa, và bắt giữ nhưng người chống đối.

Đối với Hoa Kỳ, hành động trắng trợn của Trung Quốc gây công phẫn trong giới chính trị gia Mỹ thuộc cả hai đảng, buộc chính quyền Trump phải tuyên bố sẽ ra chế tài, hủy bỏ quy chế thương mại đặc biệt cho Hong Kong. Đây mới chỉ là phản ứng trước một viêc không ngăn cản đươc. Phản ứng này không nằm trong một chiến lược có đầu có đuôi, vì trong nội bộ chính quyền Trump có những chia rẽ về chính sách đối với Trung Quốc. Ngay cả một sách lược quan trọng như “Khu vực Ân Đô-Thái Bình Dương Tự Do và Mở” (Free and Open Indo-Strategic –FOIP) cũng bị cựu cố vân an ninh của Tổng Thống Trump coi nhẹ, phê phán rằng đó là “một khẩu hiệu, không phải là một sách lược.” (A bumper sticker is not a stragegy).

Thưa Giáo sư, China tính toán hai mặt kinh tế và chính trị như thế nào đối với vấn đề Hong Kong? 

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng:

Trung Quốc quyết định và hành động chủ yếu vì nhu cầu chính trị hơn là kinh tế. Trung Quốc chấp nhận thiệt hại kinh tế và cả “quyền lực mềm” của mình để chặn không cho tình hình ở Hong Kong đi quá xa tầm kiểm soát của trung ương. Vi thế thương mại của Hong Kong tuy sẽ không còn như trước, nhưng nó vẫn là một trung tâm thương mại quan trong của Trung Quốc, và các nước sẽ tiếp tục giao thương với Hong Kong.

China tuyên truyền không ngừng nghỉ cho ý thức hệ “thống nhất tổ quốc”. Hong Kong, Đài Loan, Biển Đông có vị trí như thế nào trong ý thức hệ này?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng:

Luật an ninh Hong Kong chỉ là khởi đầu của các biến đổi ở Hong Kong. Sự việc còn đang tiếp diễn. Các đối tượng của ước mơ “thống nhất Trung Quốc”, ngoài Tây Tạng, Tân Cương, còn có Hong Kong, Đài Loan và vùng biển đảo trong “đường 9-đoạn” trên Biển Đông. Trước Hong Kong, Trung Quốc cũng đã có tác động trong hai vùng này. Vụ Hong Kong sẽ làm họ bận tâm một thời gian, rồi họ sẽ tiếp tục ước mơ “thống nhất” của họ. 

Sau Hong Kong, Đài Loan sẽ nhận đươc sự ủng hộ quan trọng và tăng vọt từ các nhà lãnh đạo và quân sự của Mỹ, cùng với quyết tâm gia tăng của dư luận Đài Loan về nhu cầu tách rời khỏi đại lục vì họ không còn ảo tưởng về lời hứa “một quốc gia, hai chế độ”. Vì thế, Đài Loan sẽ là một đối tượng quan trọng nhưng khó nhằn của Trung Quốc. Biển Đông thì tương đối dễ dàng hơn, nhất là trong nhiệm kỳ của Tổng Thống Trump.

Giáo sư nhận xét như thế nào về tương lai của các bạn trẻ lãnh đạo phong trào dân chủ Hong Kong? Một số lãnh đạo chủ chốt đã tuyên bố lưu vong khỏi Hong Kong.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng:

Lưu vong không phải là con đường tốt nhất, nhưng là con đường an toàn nhất trước đợt bắt bớ và giam giữ, có thể là thủ tiêu sắp tới. Khi các lãnh đạo chống đối bị loại, người dân sẽ phải tự thích ứng. Trung Quốc có thể cho họ hưởng một số quyền chính trị mà người dân trong lục địa không có, trừ khi họ có hành động đe dọa vị thế lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Trong lời tuyên bố ngưng hoạt động, ngay sau khi China công bố Luật an ninh Hong Kong, Đảng Demosistō, tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu tranh dân chủ nhiều năm qua, cũng nói các thành viên lãnh đạo Đảng sẽ tiếp tục đấu tranh cho nền dân chủ Hong Kong ở những trận tuyến khác. Theo Giáo sư, họ có thể làm gì trong tình thế mới này?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng:

Khi đã ra ngoài nước, họ không thể chỉ tranh đấu cho dân chủ Hong Kong mà phải gồm thêm với việc tranh thủ dân chủ cho người dân Trung Quốc, đồng thời, củng cố cho sự độc lập và tư thế của Đài Loan như một Trung Quốc dân chủ, so sánh với một Trung Quốc độc tài. 

Đài Loan và Hoa Kỳ đã chuẩn bị các đạo luật để tiếp nhận di dân Hong Kong, nhất là các thành phần ưu tú. Nhưng người này sẽ được giúp đỡ để có môi trường hoạt động thuận tiện hơn.

Nếu ở trong nước, họ sẽ phải đương đầu với đàn áp, đe dọa và tù đầy. Nhưng nếu tranh đấu khéo léo, người Hong Kong có thể được hưởng một tự do mà dân lục địa không có, miễn là Trung Quốc không coi đòi hỏi của họ đe dọa quyền lãnh đao của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Theo Giáo sư, căng thẳng Mỹ Trung những năm gần đây có tác động gì đến cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong hay không, vốn cũng trở nên mạnh mẽ trong cùng một khoảng thời gian đó?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng:

Tôi không nghĩ có liên hệ trực tiếp giữa phong trào dân chủ ơ Hong Kong với căng thẳng trong xung đột Mỹ-Trung. Căng thẳng Mỹ Trung hiện nay chỉ có tính cách biểu kiến. Ông Trump thích Tập Cận Bình và cần một thương ước với Trung Quốc. Ông ấy không để ý đến dân chủ và nhân quyền. Trong môt cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập về vấn đề thương mại ngày 18 tháng 6 năm 2019, chính Tổng Thống Trump đã nói rằng ông coi Hong Kong là “vấn đề nội bộ” của Trung Quốc.

Vậy theo Giáo sư, từ nay, người Hong Kong còn có thể hy vọng vào sự trợ giúp của Mỹ và châu Âu hay không? 

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng:

Những người dân chủ Hong Kong không thể kỳ vọng nhiều ở chính quyền Mỹ trong giai đoạn này. Tập Cận Bình đã chọn đúng thời điểm để hành động.

Xin chân thành cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng. 

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ