Connect with us

Lịch sử Việt-Mỹ

GS. Cao Văn Thân, cải cách ruộng đất và phát triển nông nghiệp 1968-1975 (Phần 3: Tự do hóa vật giá, ổn định thị trường)

Cao Văn Thân

Published on

Giáo sư Cao Văn Thân vừa qua đời tại Montreal, Canada, hôm 14 tháng 4 năm 2020 vì bệnh thận. Chúng tôi xin giới thiệu dưới đây bản dịch bài viết của ông vừa được in trong tuyển tập “Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc” (Vũ Tường và Sean Fear biên tập, Nhà Xuất Bản Đại học Cornell cho Chương Trình Nghiên Cứu về Đông Nam Á), chương 4, trang 47-51. Bản dịch của Phan Lương Quang do Vũ Tường hiệu đính.

PHẦN 1: CHƯƠNG TRÌNH NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG

PHẦN 2: CUỘC CÁCH MẠNG XANH

PHẦN 3: TỰ DO HÓA VẬT GIÁ VÀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG

Sản xuất gạo chỉ là một nửa phần thử thách. Một nửa phần còn lại, cũng quan trọng cho sự thành công của chương trình, là tín dụng, thu mua, lưu trữ và phân phối. Gạo sẽ không chuyển từ nông dân sang người tiêu thụ ở đô thị với giá cạnh tranh trừ khi chúng ta có thể giải quyết thỏa đáng những vấn đề quan trọng này. Trách nhiệm tiếp thị gạo thuộc thẩm quyền của của Bộ Kinh tế, sau này được đổi tên thành Bộ Thương mại và Công nghiệp.

Buôn bán gạo thường được kiểm soát bởi một số ít các thương gia gạo. Qua nhiều năm, họ đã phát triển một hệ thống thu mua, vận chuyển, tín dụng, và lưu trữ. Nhưng một phần do chiến tranh, hệ thống bị yếu đi, gây thiệt hại cho người nông dân và người tiêu thụ ở đô thị. Việc cung cấp gạo cũng bị gián đoạn liên tục bởi những cuộc hành quân và sự phá hoại của địch, và do các trạm kiểm soát cản trở lưu thông nhằm giữ gạo khỏi tay kẻ thù. Vì những lý do này việc tích trữ và nạn đầu cơ đã lan tràn. 

Đến giữa năm 1973, tình hình lâm vào khủng hoảng. Mùa hè năm đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trần Quang Minh được mời đến Dinh Tổng thống ăn sáng.  Trong khi phở đang được dọn chính Tổng thống đã nói với ông Minh rằng vấn đề này phải được giải quyết ngay lập tức. Để ổn định giá cả trở lại, ông Minh đề nghị giải pháp tổng thể là thành lập kho chiến lược trữ gạo tại các khu vực thiếu hụt gạo, tương tự như Kho bảo tồn Dầu khí Chiến lược ở Mỹ trong thời điểm thiếu dầu do lệnh cấm vận dầu của OPEC áp đặt sau cuộc chiến Yom Kippur.

Sau buổi họp ông Trần Quang Minh được chuyển sang Bộ Công thương (BCT) để nhậm chức Tổng quản trị Cục Quản Lý Thực Phẩm Quốc Gia (QLTPQG) mới được thành lập và được giao nhiệm vụ giải quyết cuộc khủng hoảng lúa định kỳ. Ngoài khái niệm dự trữ chiến lược, Cục Quản lý Thực phẩm Quốc gia đã xem xét một số giải pháp, từ việc dỡ bỏ kiểm soát giá và loại bỏ các trạm kiểm soát quân sự, đến tăng khả năng tiếp cận tài chính cho nông dân và thương gia. 

Hai biện pháp đầu tiên có nhiều rủi ro chính trị vì có chiến tranh đang diễn ra và vì không rõ ai được ai mất khi vật giá không còn bị kiểm soát. Nhưng vì tình hình hiện tại không thể chấp nhận được, và chúng tôi quyết định dùng cả bốn biện pháp. Vì vậy, chúng tôi đã bãi bỏ các biện pháp kiểm soát giá, loại bỏ các trạm kiểm soát, khuyến khích các ngân hàng thương mại đầu tư vào nông thôn và thiết lập một kho dự trữ 300.000 tấn gạo ở miền Trung Việt Nam, nơi gặp thiếu thốn kinh niên. Điều này giúp giảm việc vận chuyển gạo hàng năm từ miền Nam ra miền Trung từ 40.000 xuống chỉ còn 7.000 tấn. Đến cuối năm 1974, chúng tôi đã thành công trong việc ổn định tình hình.

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ