Nguyễn Chí Thiện
Từ đầu – phút 07: Những ký ức tuổi thơ.
Tiếp theo – phút 51: Những chứng kiến xã hội trước và sau năm 1975.
Tiếp theo – phút 63: Ông sang Mỹ theo diện HO.
Tiếp theo – phút 65: Mong muốn của ông về việc in sách, thơ tại Mỹ.
Tiếp theo – phút 72: Suy nghĩ của ông về chính sách Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Nguyễn Chí Thiện sinh tháng 2/1939 tại Hà Nội. Bố ông là viên chức cấp thấp trong chính quyền Bảo Đại, gia đình ông có 4 anh chị em. Anh trai ông bị động viên tại trường sỹ quan Thủ Đức khoá 4, chức vụ cuối cùng là Trung tá, và bị bắt đi tù ngoài bắc 13 năm từ 1975 cho đến 1988, sau đó được qua Mỹ diện HO năm 1993. Năm 1946 khi xảy ra chiến tranh Việt Pháp, ông có tản cư về quê tại Bình Lục, Hà Nam. Năm 1950 khi Pháp chiếm đóng, ông về lại Hà Nội và đi học, cuộc sống của gia đình và xóm làng tạm gọi là no đủ và vui vẻ. Năm 1954 gia đình ông ở lại Bắc cho tới năm 1957 ông theo gia đình di tản xuống Hải Phòng.
Sau khi sống dưới chế độ Cộng Sản, ông cảm thấy cuộc sống không có tự do, ông từng chứng kiến những người vô tội bị đấu tố và sự tàn ác của cuộc “đấu tranh giai cấp” ở Bắc Việt Nam. Nhóm Nhân văn Giai phẩm ra đời, những nhà văn lên tiếng đòi quyền tự do viết lách bị đàn áp, can thiệp mọi mặt. Một số nhà văn bị đi tù, hoặc đi chăn bò, chăn lợn. Toàn bộ văn nghệ sỹ thời đó sợ hãi và mất hết nhuệ khí, tự thú và đấu tố lẫn nhau. Người trí thức sống ở chế động Cộng Sản lúc bấy giờ giống như nô lệ mạt hạng. Cuối năm 1960, ông dạy môn lịch sử và bị bắt đi tù hơn 3 năm, tội tuyên truyền chống Đảng vì dạy sai sách giáo khoa, khi đó ông 22 tuổi. Cuộc sống trong tù chứng kiến việc đối xử giữa con người với con người, ông làm thơ để ghi lại với mong muốn sau này gửi vào miền Nam, mọi người có thể hiểu được thực trạng và có sức chiến đấu. Sau đó ông được thả, nhưng một năm rưỡi sau ông lại bị bắt, từ khoảng đầu năm 1966 cho tới tới năm 1977, theo lệnh tập trung vì bị nghi làm thơ. Thời điểm Sài Gòn thất thủ 1975 ông đang ở trong tù. Lúc này ông đã làm được gần 400 bài thơ trong thời gian hơn 11 năm ở tù. Thơ của ông ghi lại những cảnh sống, những tâm tư uất hận và đau khổ khi ở trong tù. Cùng thời gian này, bố mẹ ông ở nhà mất nhưng ông không được về. Tháng 10/1979 ông vào đại sứ quán Anh, giao các tập thơ đó cho nhân viên đại sứ quán Anh, khi rời đi ông bị bắt lần 3 và đi tù hơn 12 năm nữa. Những bài thơ của ông khi đó được chuyển sang London và được in tại Mỹ với tên “Tiếng gọi từ đáy vực”, “Di chúc của một người tù nhân”. Thời gian ở tù lần 3 ông làm thêm 300 bài thơ nữa. Cuối tháng 10/1991 ông được tha.
Ngày 01/01/1995, Ông sang Mỹ theo diện HO. Khi đến Mỹ, ông tiếp tục công việc làm thơ in sách, ông còn muốn viết hồi ký nhưng sức khoẻ đi xuống nên chưa thực hiện được. Ông muốn góp phần nhỏ của mình vào công cuộc dân chủ hoá đất nước, mong muốn giới trẻ học hỏi trau dồi tiếng Việt, tìm hiểu sâu rộng vê cội nguồn và chế độ lịch sử Việt Nam.