Connect with us

ARCHIVES

Nu-Anh Tran’s Collection – SERIES A: POLITICAL VISIONS BEFORE 1954

Nu-Anh Tran

Published on

Nu-Anh Tran                                                                                                                                     

SERIES A: POLITICAL VISIONS BEFORE 1954

TABLE OF CONTENTS

Note on Series A                                                                                                                                 

The Ideology of the Vietnamese Nationalist Party                                                                          

A1. Lược khảo Tam dân chủ nghĩa: Chủ nghĩa Dân quyền

XX                                                                                                                

A2. Giai cấp tranh đấu hay dân tộc tranh đấu
Tố Khanh                                                                                                                                                        

The Ideology of the Social Democratic Party                                                                                                      

A3. Tuyên ngôn của Đảng Dân Chủ Xã Hội Việt Nam       

A4. Chương trình của Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội     

A5. Dân chủ                                           

Văn Lang                                                                                                        

The State of Vietnam and Attentisme                                                                                                                             

A6. Lời tuyên bố của chí sĩ Ngô Đình Diệm ngày 16 tháng 8 năm 1949

Ngô Đình Diệm                                            

The Congresses of 1953                                                                                                                  

A7. Appel au peuple                 

Mouvement d’union pour la paix                                                                               

A8. “Đại Hội Đoàn Kết” để thành lập Phong Trào Đại Đoàn Kết                                                                                

A9. Ý nghĩa và giá trị cuộc Đại Hội Đoàn Kết ngày 6-9-53                     

Phong Thủy                                                                                                        

A10. Kiến nghị của Hội Nghị Toàn Quốc

NOTE ON SERIES A

 The collection is divided into several thematic and chronological series. Series A includes primary sources relating to the development of anticommunist nationalism prior to the partition of Vietnam in 1954.

THE IDEOLOGY OF THE VIETNAMESE NATIONALIST PARTY

The Vietnamese Nationalist Party (Việt Nam Quốc Dân Đảng, or VNP) was Vietnam’s first modern political party. Founded in 1927 in Hanoi by Nguyễn Thái Học, the party embraced aspects of both French and Chinese political thought. In particular, the VNP adopted the political philosophy and strategy of the Chinese revolutionary Sun Yat-sen and even named itself after his political party, the Chinese Nationalist Party (Ch. Guomindang, Viet. Quốc Dân Đảng). Sun described his philosophy as the Three Principles of the People (Ch. Sanmin zhuyi, Viet. Tam dân chủ nghĩa) consisting of the principle of nationalism (Ch. Minzu zhuyi, Viet. chủ nghĩa Dân tộc), the principle of democracy (Ch. Minquan zhuyi, Viet. chủ nghĩa Dân chủ), and the principle of the people’s livelihood (Ch. Minshen zhuyi, Viet. chủ nghĩa Dân sinh).

In 1946, the VNP published a series of articles entitled, “A Survey of the Three Principles of the People” (“Lược khảo Tam dân chủ nghĩa”) in The Righteous Cause (Chính nghĩa), one of the party’s official newspaper and its main theoretical organ. Although the first few articles in the series listed Trình Quốc Quang as the author, the later ones were signed “XX” or “X.” Trình Quốc Quang (real name, Trương Văn Chình) was a linguist and a deputy in the National Assembly of Hồ Chí Minh’s coalition government in 1946. The fourth article, reproduced in full below, explained Sun Yat-sen’s principle of democracy and reflected arguments that Sun made in his lectures to his own party back in 1924. According to the article, he distinguished between sovereignty (Viet. chính quyền), which belongs to the people, and the ability to rule (Viet. trị quyền), which belongs to the government. The people exercise sovereignty through four powers: election (Viet. quyền tuyển), recall (Viet. bãi miễn), iniatitive (Viet. sáng chế), and referendum (Viet. phúc quyết). Sun further explained that there are four types of referendums: consultative referendum (Viet. tư vấn phúc quyết), referendum of ratification (Viet. phê chuẩn phúc quyết), mandatory referendum (Viet. cường chế phúc quyết), and optional referendum (Viet. tùy ý phúc quyết). The ability to rule includes five powers: legislative power (Viet. quyền lập pháp), executive power (Viet. quyền hành chính), judicial power (Viet. quyền tư pháp), the power of examination (Viet. khảo thí), and the power of censorate (Viet. giám sát).

At the time of publication in 1946, the communist-led Việt Minh had already launched military attacks and a comprehensive assassination campaign against the VNP and other rival parties. Against this backdrop, The Righteous Cause advocated the Three Principles of the People as an alternative ideology to communism.

Please note that the original manuscript copy of the article is illegible in a few places. Words that are difficult to read in the original have been placed in brackets.

References:

Sun Yat-Sen, “The Three People’s Principles.” In Sources of Chinese Tradition: From 1600 Through the Twentieth Century, edited by Wm. Theodore de Bary and Richard Lufrano, 320-330. New York: Columbia University Press, 2001.

Sun Yat-sen. “Sixth Lecture.” In part 2 of San min chu i: The Three Principles of the People, 320-360. Translated by Frank W. Price. Edited by LT Chen. Shanghai: Commercial Press, Limited, 1929.

* * *

A1. LƯỢC KHẢO TAM DÂN CHỦ NGHĨA 

XX

Chủ nghĩa Dân quyền trong Tâm dân chủ nghĩa

Gần đây trong xã hội lại phát sinh ra một vấn đề trọng đại, đòi hỏi một giải quyết cấp bách: Vấn đề dân sinh.Chủ nghĩa Dân quyền không đầy đủ của Âu Mỹ đã tỏ ra bất lực và đã thành một lợi khí trong tay bọn tư bản để bóc lột, để đè nén nhân dân. Những tiêu ngữ tự do bình đẳng, bác ái nêu cao trong cuộc cách mệnh Pháp đã trở thành những chữ chết.

Muốn cứu vãn cái tình trạng nguy ngập ấy, Tôn Văn đã chủ trương một thứ dân quyền mới đầy đủ hơn, hợp lý hơn, thứ Dân quyền giải quyết được vấn đề dân sinh.

Chủ nghĩa Dân quyền của Tôn Văn khác chủ nghĩa Dân quyền của Âu Mỹ thế nào:

A) Đứng trên lập trường lý thuyết mà nói: Montesquieu chủ trương một thứ dân quyền do trời phú cho nó có tính cách thần quyền xa thực tế.

Trái lại, Tôn Văn chủ trương dân quyền cách mệnh, quyền lực muốn dành được cần phải có thủ đoạn cách mệnh dành ở trong tay những kẻ thống trị. Cho nên trong lúc mới dành được chính quyền trả cho nhân dân, Tôn Văn chủ trương phải tước bỏ dân quyền của những phần tử phản động, phản dân tộc, trái với dân quyền cách mệnh.

B) Dưới nhãn hiệu dân quyền giả dối của Âu Mỹ, chính quyền đã trở thành một lợi khí ở trong tay bọn tư bản tài phiệt để đè nén bóc lột nhân dân.

Tôn Văn chủ trương khôi phục lại tác dụng căn bản của chủ nghĩa Dân quyền. Chính quyền không thể là một lợi khí quản trị người nó phải trở lại cái nguyên thể của nó là lợi khí để quản trị việc của mọi người. Chính quyền phải là vật sở hữu của nhân dân (of the people). Chính quyền phải do nhân dân làm ra (by the people). Chính quyền phải vì nhân dân mà mưu hạnh phúc (for the people).

C) Tại Âu Mỹ người ta chủ trương thứ dân quyền gián tiếp, một chế độ đại nghị. Tuy gọi là dân quyền nhưng quyền của dân chỉ thu nạp vào một là phiếu bầu hoặc 3 năm hay 4 năm một lần. Sau khi được bầu những đại biểu của nhân dân muốn làm mưa làm gió gì dân không có quyền kêu ca hay kiểm soát công việc của họ. Trái lại Tôn Văn chủ trương một thứ dân quyền trực tiếp. Dân có quyền trực tiếp can dự đến việc chính trị có liên can đến quyền lợi thiết thực của mình.

Âu Mỹ chủ trương một thứ dân quyền co hẹp. Thường thường một dân tộc mạnh nhất trong một quốc gia chiếm hết quyền bính. Trái lại dân quyền trong Tam dân chủ nghĩa chủ trương chính quyền của một nước phải thuộc về nhân dân của hết thảy những dân tộc đã lập thành nước ấy (ngũ tộc cộng hòa: Hán, Mông, Mãn, Hồ, Tạng) và do chế độ dân chủ trực tiếp. Chính quyền trong một nước không phải là lợi khí đè nén hay bóc lột của một cá nhân nào hay giai cấp nào nữa.

Muốn thực hành được chế độ dân quyền hoàn toàn, Tôn Văn phân biệt rõ chính quyền  và trị quyền.

Chính quyền thuộc về nhân dân.

Trị quyền thuộc về chính phủ.

A) Chính quyền: Ngoài thứ dân quyền gián tiếp, Tôn Văn còn chủ trương dân quyền trực tiếp. Chính quyền của nhân dân gồm có 4 quyền lớn: Tuyển cử, bãi miễn, sáng chế và phúc quyết. Quyền tuyển cử và quyền bãi miễn là để đối với các đại biểu, các nhân viên chính phủ. Quyền sáng chế và quyền phúc quyết là để đối với pháp luật.

  1. Quyền tuyển cử – Quyền tuyển cử là quyền của nhân dân dùng để lựa chọn và sinh sản ra những đại biểu xứng đáng những quan lại hiền tài.
  2. Quyền bãi miễn – Quyền bãi miễn là quyền của nhân dân dùng để phế bỏ những đại biểu không xứng đáng, những quan lại mục nát.
  3. Quyền sáng chế – Quyền của nhân dân dùng để bổ sung những điều thiếu sót và có ích lợi cho pháp luật.
  4. Quyền phúc quyết – Dùng để giải quyết lại những pháp luật không được thích nghi mà chính phủ đã thông qua.

Có 4 thứ phúc quyết: a) Tư vấn phúc quyết là quyền phúc quyết hành xử trước khi làm một việc gì. Thí dụ nghị viện muốn sửa đổi hiến pháp, nghị viện đưa ra một cái đề án hỏi nhân dân có nên sửa đổi hiến pháp không. Nếu đa số bỏ phiếu ưng thuận, nghị viện mới tiến hành việc sửa đổi hiến pháp. b) Phê chuẩn phúc quyết là quyền phúc quyết hành sử sau khi công việc đã thành sự. Thí dụ nghị viện đối với một dự án pháp luật nào đã có nghị quyết cụ thể rồi song phải đem nội dung của dự án pháp luật ấy ra để xin sự phê chuẩn nhân dân. c) Cường chế phúc quyết tức là quyền của nhân dân bắt buộc mọi pháp luật muốn có hiệu lực thực tế phải có sự phê chuẩn của nhân dân. d) Tùy ý phúc quyết theo quyền phúc quyết này về nguyên tắc nhân dân không phải [tỏ ra] sự phê chuẩn của mình. Qua một thời kỳ nhất định, nếu nhân dân đối với một dự án pháp luật không ai thỉnh cầu sự phúc quyết thì dự án pháp luật ấy được coi như là đã có sự phê chuẩn của nhân dân bằng cách im lặng.

B) Trị quyền: Trị quyền của chính phủ thì Tôn Văn đặt ra ngũ quyền hiến pháp.

Thêm vào tam quyền phân lập của Âu Mỹ: lập pháp, hành chính, tư pháp, Tôn Văn còn đặt ra hai thứ trị quyền nữa: quyền giám sát và quyền khảo thí.

Quyền lập pháp thuộc về quốc hội hay nghị viện gồm có các đại biểu của nhân dân có nhiệm vụ chế định hiến pháp, quy định mọi pháp luật, quyết định mọi công việc lớn lao của quốc gia.

Quyền hành chính thuộc về chính phủ gồm có tổng thống, thủ tướng (trưởng viện hành chính). Các bộ trưởng có nhiệm vụ mang thi hành những pháp luật và kế hoạch đại sự của quốc gia do viện lập pháp đã ấn định. Chính phủ có quyền tùy nghi sửa đổi ít nhiều những pháp luật hay kế hoặch đã định để thích nghi với hoàn cảnh và nhu cầu của thời đại.

Quyền tư pháp thuộc về các tòa án có nhiệm vụ xử xét những người làm trái pháp luật từ nhân dân cho chi cả nhân viên chính phủ, không thiên vị không kiêng nể. Quyền giám sát thuộc về một cơ quan riêng biệt có nhiệm vụ xem xét công việc và đàn hặc các nhân viên trong các trị quyền khác nếu những nhân viên ấy không làm tròn phận sự.

Quyền khảo thí cũng thuộc về một cơ quan riêng biệt chứ không phụ thuộc vào quyền hành chính như ở các nước Âu Mỹ để tránh cái tệ nhũng lạm và hối lộ khiến cho nhân tài không có thể tiến thân.

Cái đặc điểm của chế độ Dân quyền phân rõ chính quyền trị quyền, tức là quyền lực năng lực là cốt để cho nhân dân có chính quyền đầy đủ để có thể trực tiếp quản lý việc nước như thể là có thể trừ diệt được những khuyết điểm của chế độ dân chủ đại nghị và thái dụng được chỗ hay của chế độ dân chủ trực tiếp. Chính phủ tiêu biểu của trị quyền phải là một chính phủ vạn năng có trị quyền đầy đủ mới có thể bỏ được những khuyết điểm của chế độ dân chủ trực tiếp mà thái dụng được chỗ hay của chế độ dân chủ Đại nghị.

Cho nên chế độ dân chủ chia rẻ quyền và năng là một chế độ thiết trung giữa chế độ dân chủ trực tiếp và chế độ dân chủ đại nghị.

Đó là một hình thức thích đáng nhất, mới nhất của sự giải quyết vấn đề vận dụng nhân quyền. Đó là một hình thức dân quyền chân chính để mưu sự bình đẳng của toàn thể nhân dân trước pháp luật trên trường chính trị và cả trên trường kinh tế nữa.

Source: XX. “Lược khảo Tam dân chủ nghĩa: Chủ nghĩa Dân quyền.” Chính nghĩa 21 (28 October 1946): 1-2.

* * *

The Rejection of Class Struggle

The question of class struggle was a defining issue that divided the Vietnamese Nationalist Party, on the one hand, and Vietnamese communists, on the other. Like many other anticommunist groups, the VNP rejected class struggle as unsuitable for Vietnam. The article below was published by The Righteous Cause (Chính nghĩa) in 1946. The author Tố Khanh, whose exact identity remains unknown, displayed remarkable familiarity with Marxism. Tố Khanh offered a brief explanation of class struggle, including the tension between the proletariat (vô sản, or “without property”) and property-owners (hữu sản). The author insisted that such a framework could not be applied to Vietnam and proposed Sun Yat-sen’s Principle of the People’s Livelihood as an alternative.

Please note that the original manuscript copy is missing some text, as indicated in brackets below.

* * *

A2. GIAI CẤP ĐẤU TRANH HAY DÂN TỘC TRANH ĐẤU

Tố Khanh

Những người cộng sản muốn thực hành chủ nghĩa của mình bảo rằng giai cấp tranh đấu là phương tiện để phá xiềng xích nô lệ trói buộc nước ta. Thợ thuyền và dân cày phải chỉ đạo cuộc cách mệnh hiện thời. Phải tranh đấu chống lại bọn tư bản, tiêu diệt họ đi, và chống lại bọn đế quốc. Những người cộng sản ấy muốn chép lại và diễn lại lịch sử nước Nga, nghĩa là làm lại cuộc thí nghiệm tai hại xảy ra ở nước ấy sau cuộc cách mệnh tháng 10 năm 1917. Chúng ta thử tự hỏi xem có nên hành động như thế không và nếu không, thì phải tìm lấy một phương châm hành động nào khác.

Ta phải biết rằng tình trạng xã hội, kinh tế nước ta không giống những nước Âu châu, nơi mà Karl Marx đã quan sát đề lập nên chủ nghĩa Cộng sản. Vả lại nước ta không phải là một nước hoàn toàn tự chủ, tình trạng chính trị ấy gây ra nhiều nỗi khó khăn cho cuộc cách mệnh hiện thời.

Theo Karl Marx thì trong xã hội theo chủ nghĩa tư bản, sẽ xảy ra hai sự kiện, một là tập trung tư bản, hai là quần chúng thành ra khốn cùng. Tư bản tập trung gây nên một nhóm người hữu sản nắm hết mọi quyền lợi trong xã hội và ngoài ra toàn là vô sản phải chịu khổ cực. Tình trạng đó gây ra cuộc tranh đấu giữa hai giai cấp tương đối: hữu sản và vô sản và kết quả là hữu sản sẽ bị tiêu diệt và vô sản sẽ chuyên chính.

Những điều tiên đoán ấy có thực hiện không? Ở Âu châu, Mỹ châu, tư bản tập trung có tiến hành nhiều trong kinh tế và thương nghiệp. Thế nhưng tư bản tập trung ấy có đưa đến sự thành lập hai giai cấp tương đối không? Điều này thì Karl Marx đoán sai, xã hội các nước tư bản không chia thành hai giai cấp tách biệt hẳn, mà lại chia thành nhiều giai cấp và trong xã hội còn có những giai cấp trung lưu nữa. Đó là nói về những nước tổ chức theo những nguyên tắc kinh tế mới, mà tập trung tư bản là một sự có thực. Nước Việt ta có phải là một trong những nước ấy không? Chẳng nói thì ai cũng biết rằng nước ta còn cách xa sự tập trung tư bản mà Karl Marx đã nói đến. Kỹ nghệ và thương nghiệp ở nước ta có được mở mang mấy đâu. Trên đất ta cũng có vài nhà máy, vài đường xe lửa, nhưng lại không phải của ta mà lại là của ngoại [missing text] được mấy người? Điền thổ thì chia ra cho biết bao nhiêu người, hạng địa chủ, điền chủ lớn cũng không có mấy. Thế thì tìm đâu ra hai giai cấp tương đối mà chủ trương giai cấp tranh đấu. Toàn thể người trong nước sống trong nghèo khổ những người ta gọi là giầu đó chỉ là những người nghèo vừa mà thôi.

Những người cộng sản khi chủ trương rằng giai cấp lao công là chủ động cuộc cách mệnh thực đã lầm lắm. Có phải là riêng giới lao công chịu khổ đâu? Chính là cả dân tộc bị dìm trong sự nghèo nàn bởi ngoại quốc, phải nổi lên cách mệnh. Tất cả dân tộc bất cứ giai cấp nào đều khổ về đế quốc chủ nghĩa. Những điều yêu sách của thợ thuyền, của dân cầy cũng xác đáng nhưng không phải là để đem ra mà quy tội vào vài người hữu sản, vài người điền chủ trong nước. Chính là phải tranh đấu với ngoại nhân. Phái tiểu tư sản cũng ở trong quẫn bách, đó cũng là bởi nền kinh tế ta bị ngoại nhân thao túng. Tóm lại, tất cả các giai cấp phải đồng lòng tranh thủ lấy quyền lợi của dân tộc mới được. Trong cuộc tranh đấu phản đế quốc, thợ thuyền, dân cầy tư sản phải hòa máu với nhau để gây dựng quốc gia. Hiện giờ mà đem nhau ra giết tróc về giai cấp tranh đấu thì thực là sai lầm quá đỗi, thực là phản bội quyền lợi dân tộc, vì đã chia sẻ lực lượng toàn dân.

Giai cấp tranh đấu chỉ có thể xuất hiện khi nào quốc gia đã được giải phóng, khi tư bản đã khoáng trương rất nhiều và người tư bản bóc lột thợ thuyền. Nhưng tình trạng ấy chỉ có thể xảy ra khi tư bản đi sai đường để đến nỗi bế tắc mà giai cấp tranh đấu là phương tiện duy nhất để khai thông.

Karl Marx xướng ra giai cấp tranh đấu ở Âu châu, nơi mà nền kinh tế như một cái nhà cũ xây vụng đến lỗi phải phá đi mà làm lại. Còn nước ta là một khoảng đất còn bỏ không, chưa xây dựng gì. Chúng ta muốn xây lên ở đấy một ngôi nhà đẹp đẽ, ta phải tìm đến những nhà kiến trúc khéo, cần những thợ lành nghề, dùng những phương pháp tối tân. Vậy thì về phương diện chính trị, ta bắt buộc phải cách mệnh để thoát ách đế quốc, về phương diện xã hội kinh tế, ta phải có một chương trình kiến thiết chứ không phá hoại. Chủ nghĩa Dân Sinh mà chúng tôi sẽ  trình bầy sau này mang lại cho ta những phương tiện để tránh giai cấp tranh đấu tránh họa tương tàn tương sát; để xây dựng xã hội mới, kinh tế mới trong trật tự, điều hòa và công bình để đưa dân tộc đến tự do và hạnh phúc.

Source: Tố Khanh. “Giai cấp tranh đấu hay dân tộc tranh đấu.” Chính nghĩa 3 (3 June 1946): 11.

THE IDEOLOGY OF THE SOCIAL DEMOCRATIC PARTY

The Social Democratic Party (Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, alternatively Đảng Dân Chủ Xã Hội Việt Nam, or SDP) was formed in 1946 by Huỳnh Phú Sổ, who was also the founder of Hòa Hảo Buddhism. The party issued its official manifesto (tuyên ngôn) and program that fall delineating the basic principles and objectives of the SDP. The party adapted European social democracy to the stratified social conditions of the Mekong delta and favored both liberal democracy and a socialist economy. However, the SDP disavowed class struggle and did not advocate for democratic socialism. For that reason, the name of the party is more accurately translated as the “Social Democratic Party” rather than the “Democratic Socialist Party” based on its Vietnamese name. There are several versions of the manifesto and program, with only very minor differences between them. In the documents below, note that some abbreviations have been written in full to aid comprehension.

* * *

A3. TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI VIỆT NAM 

Đảng Dân Chủ Xã Hội Việt Nam (gọi tắt là Đảng Dân Xã Việt Nam) thành lập ngày 21 tháng 9 năm 1946 do sự thỏa thuận và đoàn kết giữa nhiều đoàn thể ái quốc (kháng chiến, cần lao, tôn giáo và chánh trị).

Đảng Dân Xã Việt Nam là một đảng quốc gia tranh thủ sự tự chủ hoàn toàn của dân tộc, củng cố nền độc lập quốc gia và cấu tạo xã hội Việt Nam mới.

Sở dĩ đảng đặt vấn đề độc lập quốc gia trước các vấn đề khác là vì:

  1. Trên lập trường quốc tế, nước Việt Nam có được độc lập, dân tộc Việt Nam mới được sống bình đẳng với dân tộc khác, dân tộc bình đẳng nhau mới chủ trương được dân tộc hiệp lực, mới kiến thiết được hoà bình xác thực cho thế giới.
  2. Dân tộc Việt Nam được tự chủ và mạnh mới tránh khỏi sự chi phối của đế quốc chủ nghĩa để thi hành một cách có hiệu quả những biện pháp chánh trị và kinh tế, đem lại hạnh phúc cho các tầng lớp dân chúng.

Đảng Dân Xã Việt Nam là một đảng dân chủ, chủ trương thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: “chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân.”

Đã chủ trương “toàn dân chánh trị,” thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào.

Đảng Dân Xã Việt Nam là một đảng cách mạng xã hội, chủ trương tổ chức nền kinh tế theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội; không để giai cấp mạnh cướp công quả của giai cấp yếu, làm cho mọi người đều được hưởng phúc lợi cân xứng với tài năng và việc làm của mình, và những người tàn tật yếu đuối thì được nuôi dưỡng đầy đủ.

Đặc điểm của Đảng Dân Xã Việt Nam là, trong giai đoạn hiện tại, không chủ trương giai cấp đấu tranh giữa dân tộc Việt Nam, vì lẽ ở xã hội Việt Nam hiện thời trên 80 năm bị trị, chỉ có một giai cấp bị “tư bản thực dân” bóc lột.

Muốn tránh khỏi giai cấp tranh đấu về sau, thì sự cấu tạo “xã hội Việt Nam mới” phải căn cứ nơi những yếu tố không cho sanh trưởng giai cấp bóc lột và chỉ trợ trưởng một giai cấp một tức là giai cấp sanh sản.

Source: Như Thúy. “Để hiểu thực trạng Miền Tây.” Part 18. Quần chúng 67 (June 25-26, 1955): 1, 4.

* * *

A4. CHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐẢNG VIỆT NAM DÂN CHỦ XÃ HỘI 

I. CHÁNH TRỊ

a) Đối ngoại:

  1. Căn cứ vào chánh sách[1] của Liên Hiệp Quốc (ONU) và sự bảo vệ chung nền hòa bình, cộng tác với các dân tộc khác trên lập trường tự do và bình đẳng.
  2. Tranh đấu giải phóng dân tộc, đem lại độc lập cho nước nhà.
  3. Thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc nhược tiểu. Đoàn kết với các dân tộc ấy để chống đế quốc xâm lăng.

b) Đối nội:

  1. Nước Việt Nam có một: ba bộ Trung, Nam, Bắc gồm một.
  2. Củng cố chánh thể Dân Chủ Cọng Hòa bằng cách đảm bảo tự do, dân chủ cho toàn dân.
  3. Ủng hộ chánh phủ trung ương về mặt tranh thủ thống nhứt và độc lập.
  4. Liên hiệp với các đảng phái để chống họa thực dân.
  5. Chủ trương “toàn dân chánh trị
  6. Chống độc tài bất cứ hình thức nào.

II. KINH TẾ

a) Nguyên tắc chung:

– Trọng quyền tư hữu tài sản đến một độ không có hại đến đời sống công cộng.

– Dự bị: Một phần xí nghiệp quốc gia (secteur de l’état). Một phần xí nghiệp quốc hữu hóa (secteur nationalisé). Một phần tự do cho tư nhân và ngoại kiều (secteur libre pour Viêtnamiens et étrangers).

– Thi hành những biện pháp không cho bóc lột công nhân.

b) Nông nghiệp:

  1. Di dân để mở đất hoang.
  2. Lập đồn điền quốc gia, lập làng kiểu mẫu theo chủ nghĩa xã hội đồn điền.
  3. Mua lại đồn điền bị tập trung quá độ để bán lại cho nông dân hoặc để cho quốc gia.
  4. Lập bình dân ngân quỹ và lập hợp tác xã sản xuất để giúp nông dân mua dụng cụ và máy móc (cày, gặt, vận tải…), hợp tác xã để tránh nạn trung gian.
  5. Phổ thông khoa học để gia tăng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy lợi, lâm sản…

c) Công nghệ:

  1. Mở mang khí cụ cần thiết cho sự khuếch trương nền kinh tế quốc gia.
  2. Lần lượt phát triển kỹ nghệ cần yếu, bắt đầu từ kỹ nghệ nhẹ.

d) Thương mãi:

Lập hợp tác xã tiêu thụ bán vật dụng cần thiết từ thành thị, từ làng.

e) Tài chánh:

Lập Ngân hàng quốc gia.

III. XÃ HỘI

1) Bài trừ thuốc phiện, rượu mạnh, cờ bạc, mãi dâm, tham ô.

2) Thi hành triệt để luật xã hội.

3) Cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của dân cày và thầy thợ bằng cách mở thật nhiều cơ quan y tế, giáo dục, cứu tế, nhà bảo sanh, ấu trỉ viện, nhà dưỡng lão, nhà thương, trường học, nhà hát bóng…làm cho dân cày cũng hưởng được những ích lợi của khoa học như thầy thợ ở đô thị.

IV. VĂN HÓA

1) Bài trừ văn hóa nô lệ.

2) Sơ học, tiểu học cưỡng bách và vô phí.

3) Giáo dục chuyên môn, tổ chức du học, cấp học bổng.

4) Lập cơ quan điều hướng nghề nghiệp.

V. THANH NIÊN

1) Tổ chức thanh niên thành đoàn thể và huấn luyện cho thành người thích ứng với thời đại mới.

2) Mở quán, trạm, nhà hội, sân vận động cho thanh niên.

VI. BINH BỊ

1) Thành lập một đội binh phòng vệ.

2) Mở lớp dự bị quân sự phòng vệ từng làng trong một thời hạn ngắn.

3) Mở trường đào tạo sĩ quan, gởi võ quan cao cấp đi tập sự ở ngoại quốc.

4) Mở lớp huấn luyện đặc biệt cho sĩ quan và quân sĩ của các đạo quân muốn gia nhập đạo binh thường trực quốc gia.

Source: BCH Liên Tỉnh Dân Xã MTNV. Chương trình của Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội.” In Sấm giảng thi văn giáo lý toàn bộ, by Huỳnh Phú Sổ, 441443. Saigon: Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương, 1966.

* * *

Conceptualizing Democracy

At the time of the SDP’s formation, the communist-led Việt Minh insisted on leading the resistance to French colonialism and expected other groups to give up their armed groups and political autonomy. The Hòa Hảo were determined to chart their own political path and established the SDP as an independent party separate from the Việt Minh. The simmering conflict between the two organizations formed the backdrop to the party’s conceptualization of democracy. Party leaders stressed the importance of popular sovereignty and rejected the imposition of single-party rule. The article below was published in The Masses (Quần chúng), the official organ of the SDP, and explains the meaning of democracy in simple terms. The unknown author adopted the pseudonym of Văn Lang after the mythical kingdom founded by the legendary ancestor of the Vietnamese people.

* * *

A5. DÂN CHỦ 

Văn Lang

Dân tức là đám người tụ hộp, ở ăn, đi đứng trên một khu đất mà họ đã chiếm giữ từ thuỡ tổ tiên ông cha. Dân đây có nghĩa là dân tộc nhiều hơn là nhân dân. Khu đất đây là đất nước của dân tộc ấy.

Chủ tức là cái quyền làm chủ đất nước mình, cái quyền định lấy số phận mình, định lấy cái hình thức và cái khuôn khổ ăn ở của mình.

Dân chủ tức là toàn thể nhân dân đương chiếm giữ một giải non song, đất nước, có cái chủ quyền xử trị việc mình cả về mặt kinh tế, xã hội và chánh trị. Tự định lấy số phận mình tức là tự mình quyết định đời sống về chánh trị cũng như về kinh tế và xã hội.

Dân chủ là chủ nghĩa đối lập của chủ nghĩa “quân hữu thánh quyền” hay là quyền thần thánh của nhà vua. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử người ta tôn sùng “quân quyền,” nhưng cũng trong thời ấy, người ta không tránh được sự nhận định rằng vua tức thị dân, nghĩa là vua tiêu biểu cho toàn thể nhân dân một nước. Từ chỗ nhận định ấy tới sự quả quyết chịu cho nhân dân có chủ quyền, không cần phải có một người tiêu biểu. Sở dĩ chủ quyền của nhân dân được hiển nhiên, cũng vì nhà vua lạm dụng chủ quyền mà hành động tàn bạo đối với nhân dân.

Dân chủ chủ nghĩa căn cứ nơi sự ứng dụng triệt để nguyên lý [illegible] dân chủ chánh trị, tức là không thể giao phó chủ quyền của nhân dân cho kẻ khác. Chủ quyền phải thuộc của toàn thể quốc dân, và quốc dân phải trực tiếp xen vào sự hoạt động chánh trị.

Dân chủ chủ nghĩa đặt trên chủ trương toàn dân chánh trị, tất phải nghĩ tới cách nhân dân vận dụng (exercer) chủ quyền của mình. Nhơn đó mà đẻ ra chế độ phổ thông tuyển cử và chế độ tỷ lệ đại biểu, để tổ chức nghị hội có trách nhiệm phục vụ (servir) theo dân ý trong thời hạn qui định. Nghị hội không có chủ quyền, mà chỉ là một trong các cơ quan chánh trị.

Dân chủ chủ nghĩa đặt ra chế độ chế chỉ (freiner) và quân bình (équilibrer) quyền lực để tránh sự lạm dụng quyền hành. Chế độ nầy dựa vào sự lập pháp để mà khống chế (contrôler) nghị hội, hoặc vịnh vào quyền độc lập của đại tổng thống mà đối kháng nghị hội.

Dân chủ chủ nghĩa muốn cho dân được tiếp tục vận dụng chủ quyền sau khi tuyển chọn đại biểu, nên đặt cho dân được quyền sáng chế (droit d’initiative) và quyền phúc quyết (referendum) đó cũng là cách kiểm thúc nghị viên.

Dân chủ chủ nghĩa đặt trên căn cứ toàn dân chủ quyền, cho nên nội các phải tổ chức theo dân ý và chỉ là cơ quan hành chánh tối cao của một nước, nội các phải được dân tán thành để mà thiệt hành chương trình chánh trị, kinh tế, xã hội v.v… đúng theo nguyện vọng của quốc dân.

Thế thì, dưới chế độ dân chủ, sự ủng hộ một chánh phủ phải do nơi dân chủ xướng. Những cái gì mà chánh phủ đặt ra để ủng hộ chánh phủ đều không căn cứ nơi nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ.

Ở trong 1 nước cộng hòa dân chủ, chánh phủ không có quyền ra lịnh cho dân lập hội, lập đảng để ủng hộ mình.

Hoặc toàn dân chánh trị, là theo đúng nguyên tắc dân chủ, hoặc nhứt đảng chánh trị là một chế độ độc tài trá hình; chớ quyết 2 chủ trương không thể cùng đi đôi được.

Source: Văn Lang. “Dân chủ.” Quần chúng 5 (20 November 1946): 1-2.

THE STATE OF VIETNAM AND ATTENTISME

The State of Vietnam (SVN) was a nominally independent, French-sponosored government. It came into existence in 1949 when the last emperor Bảo Đại and French President Vincent Auriol signed the Élysée Accords. The agreement established the SVN as an associated state within the Indochinese Federation alongside Cambodia and Laos. Paris retained control over the foreign policy, defense, and economic affairs of the federation, but each associated state would form its own army and government. Bảo Đại became the chief of state of the SVN with the authority to appoint the prime minister, and France would gradually transfer power to the Vietnamese government.

Part of the inspiration for the SVN came from anticommunist nationalists, who had grown wary of the communist-dominated Democratic Republic of Vietnam (DRV). The anticommunists had long lobbied Bảo Đại to form an alternative government to the DRV, but the State of Vietnam fell short of the full independence that the activists demanded. They subsequently adopted a range of positions regarding the emerging state. Some agreed to support Bảo Đại’s state and served in its government. Others considered it a puppet regime and steadfastly refused any offer of political office. For this latter group, noncooperation represented a principled rejection of both colonialism and communism. Their critics, however, complained that such a stance was cowardly and noncommittal. The French derided those who chose noncooperation as attentistes (fence-sitters) while Vietnamese detractors mocked them as trùm chăn (covered with a blanket).

The most prominent attentiste was Ngô Đình Diệm, a Catholic nationalist from central Vietnam. Diệm would later go on to become the last prime minister of the SVN and the first leader of the regime’s successor, the Republic of Vietnam. In 1949, Diệm issued a public declaration explaining his rejection of Bảo Đại’s government. He insisted that France grant Vietnam full independence akin to the commonwealth status that Great Britain offered its former colonies. Diệm put forth his vision of an independent, democratic, and dynamic state that would offer a social revolution to the poor and bring together Vietnamese across the political spectrum. The statement was the clearest public articulation of political attentisme during the existence of the SVN.

* * *

A6. LỜI TUYÊN BỐ CỦA CHÍ SĨ NGÔ ĐÌNH DIỆM NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 1949 

Ngô Đình Diệm

Mấy lúc gần đây, người ta hay nhắc đến tên tôi trong những thông cáo, trong những buổi truyền thanh hay trên mặt báo chí: người ta bàn đến sự tổ chức một chính phủ Ngô Đình Diệm, và rồi người ta cũng tuyên bố hoãn lại. Người ta còn nêu ra lý nọ lý kia phần nhiều là bịa đặt do những bộ óc giầu tưởng tượng.

Những người có thiện cảm với tôi cũng như những người có ác cảm, đã bàn  tán mông lung về thái độ của tôi. Muốn tránh những sự hiểu lầm, tôi tưởng nên nói tóm lại ba điểm sau đây, mong rằng những ý kiến nêu ra có thể đem lại đôi chút êm dịu trong lòng người, và góp sức vào việc tạo nên một nền tảng vững chắc, ngõ hầu những đồng bào có tâm huyết có thể dùng để hoàn thành công cuộc tranh thủ độc lập cho tổ quốc và đem lại thuận hòa giữa quốc dân.

Trước hết, tôi tin chắc rằng nguyện vọng của dân tộc Việt Nam chỉ thỏa mãn khi tổ quốc chúng ta hưởng được một chế độ chính trị như các nước Ấn, Hồi. Sự bang giao hữu nghị giữa Pháp và Việt Nam sẽ được vững chãi, khi nào đôi bên đều bình đẳng và có tình huynh đệ trong khối cộng đồng các dân tộc ở trong “Liên Hiệp Pháp.”

Thứ đến, nên biết rằng cuộc tranh đấu hiện tại không phải chỉ là một cuộc chiến đấu cho độc lập tổ quốc về phương diện chính trị mà thôi, mà còn là một cách mạng xã hội để đem lại độc lập cho nông dân và thợ thuyền Việt Nam. Để cho tất cả mọi người trong nước Việt Nam mới có đủ phương tiện để sống xứng đáng với phẩm cách con người, con người tự do thực sự, tôi chủ trương những sự cải cách xã hội hết sức tân tiến và mạnh bạo, miễn là phẩm cách con người vẫn luôn luôn được tôn trọng và được tự do nẩy nở.

Sau hết, tôi thiết tưởng rằng: đúng với lẽ công bình, thì trong nước Việt Nam mới, những địa vị quan trọng phải dành cho những phần tử rất có công với tổ quốc: tôi muốn nói các chiến sĩ kháng chiến. Trong sự lựa chọn các nhân tài để cáng đáng việc nước, chỉ nên chú trọng ba điều: đức độ, tài năng, nguyên tắc dân chủ.

Đã đến giờ phút phải chấm dứt bao nỗi thống khổ của cả một dân tộc, đã đồng tâm nhất trí hy sinh mới có cuộc kháng chiến hoạt động hoặc thụ động ngày nay. Tôi nghĩ rằng hễ chúng ta bỏ óc tư kỷ, quyết chí hy sinh mà hành động để dân tộc ta được hưởng sự đối đãi theo công lý và bình đẳng về mặt quốc tế, về phương diện xã hội và về sự phân phó nhiệm vụ, thì chúng ta thật đã góp nhiều vào công cuộc gây dựng hạnh phúc cho dân tộc. Bằng không thì “Việt Nam độc lập” chỉ là một danh từ trống rỗng mà thôi.

Trước những hy sinh không bờ bến của toàn dân Việt Nam trong ba năm nay, một chủ nghĩa hay một cá nhân dù đáng tôn trọng đến bực nào đi nữa, suy cho kỹ, cũng không đáng để vào đâu.

Source: Ngô Đình Diệm. “Lời tuyên bố của chí sĩ Ngô Đình Diệm ngày 16 tháng 8 năm 1949.” In Con đường chính nghĩa, vol. 1, 223-224. Saigon: Sở Báo Chí Thông Tin, Phủ Thủ Tướng, 1955.

THE CONGRESSES OF 1953

Many anticommunist nationalists hoped that the State of Vietnam would realize their dreams of national independence, but they grew disappointed as France delayed granting the regime any real autonomy. In May 1953, France abruptly lowered the official exchange rate between the franc and the Indochinese piaster without consulting the Vietnamese government. The unilateral decision violated the legal right of the SVN to consultations and caused the price of food and commodities to spike. The move also threw into question the French commitment to Vietnamese independence, and the outraged anticommunist nationalists clamored for immediate change. In response, the French prime minister Joseph Laniel announced that France was ready to grant the SVN full autonomy by transferring all remaining powers from the colonial state to the Vietnamese government. But the anticommunists were unmollified and quickly organized a national conference to discuss the twin issues of independence and democracy. On the eve of the Unity Congress (Đại Hội Đoàn Kết), held in Saigon on September 6-9, the organizers released an appeal to the population lamenting continued French colonialism and the absence of democratic institutions in the SVN.

***

A7. APPEL AU PEUPLE 

Mouvement d’union pour la paix

Compatriotes !

Combattants nationalistes !

Depuis bientôt un siècle, en temps de paix comme en temps de guerre, les organisations patriotiques sont toujours persécutées, dispersées et anéanties. Il est impossible de relater entièrement l’histoire douloureuse des persécutions dont elles ont été l’objet.

Même aujourd’hui, dans le Sud-Est asiatique, quand tous les pays jouissent de l’indépendance sous la direction des chefs élus de leurs peuples, le Viêt Nam demeure le seul pays où les compatriotes continuent à être opprimés et où le peuple attend encore sa participation directe à la gestion des affaires du pays.

Pourtant les forces qui dominent le pays ne s’orientent pas vers la réalisation des aspirations légitimes du peuple mais poursuivent systématiquement des buts de guerre impérialistes, acculant le Viêt Nam dans une impasse.

Si la situation actuelle se prolonge, si les patriotes vietnamiens se résignent au règne de la force, le peuple vietnamien sera éternellement sous le joug de l’esclavage et c’est nous qui serons responsables devant le pays et devant l’histoire.

Devant le triomphe actuel des nationalistes des Indes, de l’Indonésie, de la Perse, de l’Égypte et du Pakistan, au moment où le peuple lui-même se sent las d’être le jouet des projets coupables, nous ne pouvons plus continuer une lutte hasardeuse ou conserver une attitude indifférente, passive.

Nous sommes à une heure décisive de l’histoire.

Que les forces nationalistes s’unissent en un bloc unique pour ressusciter avec le peuple entier la volonté d’indépendance de nos ancêtres, renouer la tradition sacrée de la race et ouvrir une nouvelle ère de la lutte, une ère de lutte pour la paix et le bonheur du peuple.

Compatriotes !

Combattants nationalistes !

Soutenez de toutes vos forces le Mouvement de grande union nationale.

« Il n’y a de solution nationale véritable qu’avec forces nationalistes véritables ;

Ont signé cet « appel »

S.E. monseigneur Ngo Dinh Thuc

S.E. le supérieur du caodaïsme

S.E. le supérieur du bouddhisme

S.E. le conseiller suprême du bouddhisme Hoa Hao

Docteur Nguyen Xuan Chu

« Nous sommes prêtes à soutenir toute action tendant à l’union du peuple vietnamien et au retour rapide de la paix au Viêt Nam ».

Ngo Dinh Thuc, Évêque de Vinhlong

 « Tous les dignitaires et les adeptes du caodaïsme sont unanimes pour coopérer à l’union des forces nationales avec les autres religions et les organisations politiques pour réaliser l’indépendance nationale et ramener la paix au Viêt Nam. »
Pham Cong Tac, Supérieur des caodaïstes

« Je soutiens la grande union du peuple vietnamien en vue de la défense de la patrie et de la réalisation d’une société juste et humaine. »

Huynh Cong Bo, Conseiller suprême du bouddhisme Hoa Hao.

Source: Annexe 1, in “Première réunion du Dai Doan Ket chez les Binh Xuyen,” September 11, 1953. SHAT, 10H 4023. I thank François Guillemot for providing me a copy of this document.

* * *

The Quest for Political Unity

The Unity Congress attracted a wide range of anticommunist nationalists, including longstanding supporters of the SVN as well as attentistes, and the first day of the meeting began with passionate appeals to political unity, as described below by a local Saigon newspaper, The Echo (Tiếng dội). Yet disagreements soon divided the activists, and some withdrew from the congress. Nevertheless, the meeting concluded with the formation of new coalition called the Movement for Unity and Peace (Phong Trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình). Ngô Đình Nhu, the younger brother of Ngô Đình Diệm, emerged as a leader of the group, and his journal Society (Xã hội) published an article explaining the objectives of the new group. According to the author Phong Thủy, whose real identity is unknown, the establishment of the coalition heralded a new chapter in the history of anticommunist nationalism in which various groups would cooperate and refrain from oppressing their rivals. Note that the transcription reproduces the text box that appears in the original article and that some parts of the text were censored.

***

A8. “ĐẠI HỘI ĐOÀN KẾT” ĐỂ THÀNH LẬP PHONG TRÀO ĐẠI ĐOÀN KẾT 

Mục đích: sớm thực hiện độc lập và hòa bình ở Việt Nam

Sáng chúa nhựt, hồi 9 giờ tại tổng hành dinh của Quân Đội Quốc Gia Bình Xuyên, một cuộc họp đã quyết định thành lập “Phong Trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình.”

Dự cuộc hội nầy có 55 nhơn vật, trong số có một phụ nữ, từ Bắc Trung và Nam Việt tới hoặc với tư cách “nhơn sĩ” hoặc với tư cách đại diện các giáo phái (như Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo), các nhóm chánh trị (như Đông Kinh Nghĩa Thục, Cách Mạng Đồng Minh Hội, Việt Nam Phục Quốc Đảng, Bình Xuyên, Đại Việt, Tinh Thần, Việt Nam Quốc Dân Đảng). Người ta để ý thấy Đức Cha Ngô Đình Thục, Giám Mục Vĩnh Long, vắng mặt tuy đã có ký tên vào bản hiệu triệu.

Sau một phút im lặng để tưởng niệm các tử sĩ, Thiếu Tướng Lê Văn Viển, Tổng Tư Lịnh Quân Đội Bình Xuyên kiêm chủ tịch ủy ban tổ chức khai mạc buổi nhóm. Đoạn Thiếu Tướng Nguyễn Thành Phương, trong quân đội Cao Đài, phó chủ tịch ủy ban tổ chức, đọc bản tuyên cáo yêu cầu “các nhà ái quốc và các chiến sĩ quốc gia ủng hộ Phong Trào Đại Đoàn Kết.”

Sau khi ông cựu Tổng Trưởng Trần Văn Văn, chủ tịch ủy ban nghinh tiếp giới thiệu các nhơn viên dự hội, theo đề nghị của một nhơn viên, toàn thể đã cử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc làm chủ tịch và ông Lê Ngọc Chấn (Quốc Dân Đảng) làm thơ ký buổi nhóm.

Kế đó, các đại biểu Trung, Nam, Bắc, cụ Thượng Tọa Tố Liên, ông Lương Trọng Tường, đại biểu Phật Giáo Hòa Hảo và Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc lần lượt đứng lên hiệu triệu, được cử tọa hoan nghinh nhiệt liệt.

Sau đó, vị chủ tịch buổi nhóm đứng lên long trọng đọc bản tuyên cáo của đại hội.

Phong trào chưa có định lập trường chính trị

Trước khi buổi nhóm chấm dứt ông Ngô Đình Nhu trưởng ban tuyên truyền của đại hội, đại diện cho nhóm Công Giáo và cũng đại diện cho Trung Việt, cám ơn các đại diện báo chí và xác định rằng:

Phong trào đại đoàn kết chưa định rõ lập trường chính trị và hiện nay chỉ có qui tụ các nhóm quốc gia để tỏ rõ ý chí đoàn kết mà thôi. Ngoài ra, chúng tôi xin nói rõ rằng phong trào không nhìn nhận bất cứ lời tuyên bố nào không phải của phát ngôn viên chánh thức.

Sau khi buổi nhóm bế mạc, ông Ngô Đình Nhu có cho biết rằng phong trào chỉ định rõ lập trường sau khi một phái viên của Đức Bảo Đại về tới. Phái viên này cũng sắp sửa về tới Saigon. Ông Nhu có thêm rằng buổi nhóm họp nầy chỉ để xác nhận sự đoàn kết của các phần tử quốc gia và phong trào muốn lập hội nghị toàn quốc càng sớm càng tốt. Sau cùng, theo ông Nhu thì có lẽ phong trào sắp sửa thành lập một phòng liên lạc.

Sau đây là tuyên cáo của đại hội:

Tuyên cáo của Đại Hội Đoàn Kết

Từ non một thế kỷ nay, chúng ta đã hao tốn rất nhiều xương máu tranh đấu, nhưng vẫn chưa đem lại chủ quyền quốc gia trọn vẹn cho quốc dân.

Phải chăng vì chúng ta chưa tạo thành được một mặt trận quốc gia nhất trí và chúng ta đã là nạn nhơn của những âm mưu chia rẽ ngoại lai.

Lúc nầy hơn lúc nào hết, chúng ta phải vượt lên hết mọi trở lực và dẹp bỏ tư kiến tư lợi để tập hợp các lực lượng quốc gia thành một khối hùng mạnh.

Đó là điều kiện duy nhất để thành công trong việc thu hồi tất cả các quyền lực cho quốc dân và mang lại hòa bình cùng vinh quang cho tổ quốc.

Cho nên giờ đây, tuy hoàn cảnh và thời giờ chưa tiện cho sự hiện diện của tất cả mọi phần tử quốc gia;

Chúng tôi, các đoàn thể tôn giáo, chánh trị, cùng các nhân sĩ long trọng tuyên bố:

“Thành lập Phong Trào Đại Đoàn Kết để mau chóng thực hiện độc lập và hòa bình ở Việt Nam.”

Source: “‘Đại Hội Đoàn Kết’ để thành lập Phong Trào Đại Đoàn Kết.” Tiếng dội 1088 (8 September 1953): 1, 4. I thank Edward Miller for providing me a copy of this source.

* * *

A9. Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CUỘC ĐẠI HỘI ĐOÀN KẾT NGÀY 6 – 9 – 53 

Phong Thủy

Tháng tư năm 1949, khi trở về Việt Nam, Quốc Trưởng Bảo Đại đã long trọng tuyên bố ngài chỉ trở về với tư cách là trung gian giữa các gia đình tinh thần và chính trị trong nước, giữa nước Pháp và dân tộc Việt Nam.

Quyết định tối hậu về chính thể cũng như về sự bang giao Việt Pháp, là về phần dân chúng Việt Nam.

Bốn năm qua, tình thế quốc tế đã biến đổi nhiều mà [censored text]

Chiến tranh vẫn tàn phá xứ sở Việt Nam. Máu thanh niên Việt Nam và thanh niên Pháp vẫn đổ. Ngân sách Việt và Pháp bị những lỗ hổng lớn vì các món chi phí quân sự.

Chưa ai trông thấy cuộc chiến tranh mà cả hai dân tộc đều chán ghét sẽ kết liễu như thế nào.

Lâm vào tình thế bế tắc ấy, theo ý chúng tôi [censored text].

Những phần tử hăng hái trong các đoàn thể tôn giáo, chính trị và không đảng phái từ lâu vẫn âm thầm hoạt động để tìm phương cứu chữa.

Nhưng một mặt thì vì thiếu tự do, một mặt thì vì rời rạc nên tình trạng bế tắc ấy vẫn còn mãi.

Nếu không ra khỏi tình trạng này thì những nguyện vọng chính đáng của dân tộc Việt Nam không được thực hiện, chiến tranh vẫn cứ kéo dài.

Chính vì nhận định rõ ràng như vậy mà các phần tử quốc gia hăng hái tích cực đã vận động và thành lập Phong Trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình.

Phong Trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình không phải là do sáng kiến riêng của một ai tạo thành mà là do ý chí chung của các lực lượng quốc gia chân chính không cam chịu khuất phục trước tình thế nữa.

Đoàn kết

– Đoàn kết để mau chóng thu hồi chủ quyền trọn vẹn cho quốc dân và đem lại hòa bình cho đất nước.

– Đoàn kết để xây dựng một chế độ ở trong đó tất cả các xu hướng chính trị quốc gia được tự do nẩy nở và toàn dân được trực tiếp tham gia quốc vụ.

– Đoàn kết để xây dựng một chế độ dân chủ về mặt xã hội, kinh tế và chính trị.

– Đoàn kết cùng nhau sát cánh tranh đấu, sẽ hiểu biết nhau hơn, sẽ gạt bỏ thành kiến, nghi kỵ, tư hiềm, tư lợi.

– Đoàn kết để các chiến sĩ quốc gia, bất cứ thuộc đảng phái nào cũng phải tương trợ vào bảo vệ lẫn nhau chống đàn áp và khủng bố.

Thành tích đầu tiên và vô cùng quan trọng của Phong Trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình là tổ chức cuộc Đại Hội Đoàn Kết ngày 6-9-53 vừa qua tại thủ đô.

Vì sao thành tích đầu tiên ấy lại vô cùng quan trọng?

Vì, ý niệm đoàn kết thì các chiến sĩ quốc gia vẫn có từ lâu, nhưng chưa bao giờ ý niệm ấy được nhận thức một cách rõ rệt và mạnh mẽ như trong ngày Đại Hội Đoàn Kết.

Vì, các phần tử quốc gia vẫn thường gặp gỡ nhau nhưng chưa bao giờ như trong ngày Đại Hội Đoàn Kết có một cuộc hội họp đầy đủ các phần tử quốc gia thuộc các tôn giáo, các chính đảng, hoặc không đảng phái, từ Trung – Nam – Bắc bốn phương tựu về.

Vì, mặc dầu thời giờ, hoàn cảnh và các trở lực không cho phép nhiều chiến sĩ quốc gia khác đến họp, nhưng chưa bao giờ như trong ngày Đại Hội Đoàn Kết, hiện diện mọi xu hướng chính trị, tôn giáo, và có mặt những chiến sĩ quốc gia trước kia chưa bao giờ ra mặt.

Sau nhiều cuộc tiếp xúc và thảo luận đầy ích lợi, các phần tử quốc gia đã cùng nhau vạch rõ mục đích và chương trình hành động của phong trào, mục đích và chương trình đó đã quy tụ được các lực lượng quốc gia trong ngày Đại Hội Đoàn Kết, và sẽ quy tụ toàn thể các chiến sĩ quốc gia và các giới dân chúng nam nữ.

Vì mục đích của Phong Trào Đại Đoàn Kết không hề nhắm danh lợi, địa vị nào cả.

Vì chương trình của Phong Trào Đại Đoàn Kết là một chương trình tranh đấuxây dựng một chế độ trong đó tất cả các xu hướng chính trị được tự do nẩy nở và toàn dân được trực tiếp tham gia quốc vụ.

Nhưng trước khi giải thích thêm về mục đích và chương trình đó, cần phải nói rõ rằng Phong Trào Đại Đoàn Kết không phải đã thành lập với mục đích cốt yếu và độc nhất là để tham gia cuộc thương thuyết với chính phủ Pháp.

Chẳng qua ngày Đại Hội Đoàn Kết ra mắt với đồng bào gặp lúc Việt Pháp phải định lại cuộc bang giao giữa hai nước trong giai đoạn này. Vẫn biết sự gặp gỡ đó không khỏi ám ảnh đến tâm trí những người đã đi dự đại hội, vì thế nào rồi đây kết quả cuộc thương thuyết sắp đến cũng sẽ có một ảnh hưởng sâu xa đến tiền đồ của đất nước. Nhưng thực thà là gốc tích của ngày đại hội không do ở đó, mục đích của đại hội không phải để cử phái đoàn tham gia vào cuộc thương thuyết với Pháp. Mục đích đại hội nhắm xa hơn. Mục đích đại hội là mục đích của Phong Trào Đoàn Kết.

Đoàn kết chung quanh ý chí cương quyết xây dựng cho nước nhà một chế độ, ở trong đó tất cả xu hướng chính trị quốc gia được tự do nẩy nở, và ở trong đó toàn dân được trực tiếp tham gia quốc vụ.

Đó là mục đích và đó cũng là một chương trình hành động của các chiến sĩ quốc gia chân chính và đó cũng là điểm chính đã được sự tán đồng của tất cả những ai trong chúng ta thành thật gạt bỏ vấn đề cá nhân để nhất thiết góp sức vào cuộc kiến tạo một chế độ quốc gia dân chủ.

Lời hiệu triệu của đại hội ngày 6-9-53 đã ghi rõ mục đích đó trong câu thứ hai, và vì mục đích đó mà các chiến sĩ quốc gia đã bỏ ra rất nhiều cố gắng, chịu đựng rất nhiều hy sinh để tổ chức cho kỳ được một ngày đại hội; vì đó mà tất cả anh em đã vượt qua bao nhiêu trở lực, để từ bốn phương trời đến giáp mặt cùng nhau và để cùng nhau đồng tâm long trọng nhận định rằng: Cần phải mở một kỷ nguyên tranh đấu mới. Nếu ta xem kỹ lời hiệu triệu và các bài diễn văn đã được đọc trong đại hội 6-9 thì ta sẽ thấy nổi bật lên cái ý chí đoàn kết để xây dựng một chế độ dân chủ, ở trong đó bất cứ người quốc gia nào cũng được tự do tranh đấu cho xu hướng chính đáng của mình, và ở trong đó dân tranh đấu đến điểm nào thì dân phải lần lượt hưởng đến điểm đó.

Vậy những ai trong khối quốc gia chấp nhận nguyên tắc đó thì hãy đoàn kết lại với nhau để tranh đấu cho đến ngày thành công. Lẽ tất nhiên là có người không đồng ý về mục đích nói trên và lẽ tất nhiên là cũng có người đồng ý về mục đích mà không đồng ý về phương tiện để đạt mục đích đó.

Đó là lẽ dĩ nhiên. Và chúng ta thành thực tôn trọng tín nhiệm chân chính của kẻ khác. Nhưng ai đã chấp nhận chương trình và mục đích của Phong Trào Đoàn Kết thì cẩn phải gạt bỏ tư kiến tư lợi, cần gột sạch óc đảng phái thường hay đả phá lẫn nhau hoặc dựa quyền thế mà đàn áp anh em quốc gia khác xu hướng của mình. Các bài diễn văn đã được đọc ở đại hội ngày 6-9 luôn luôn nhấn mạnh vào điểm đó. Chẳng những để mang lại hiệu quả cho cuộc tranh đấu, mà để nhắc lại cho mọi người giác ngộ rằng tất cả chúng ta đều đang bị hăm dọa tiêu diệt.

Xem qua các điểm nói trên, về mục đích và về phương pháp làm việc thì phải nhìn nhận rằng Phong Trào Đoàn Kết chỉ có thể thâu thập được những chiến sĩ quốc gia nào chấp nhận mục đích và đường lối nói trên. Vả, phong trào cần phải hoạt động rất nhiều, cần phải giải thích rất nhiều mới lan rộng ra được khắp các giới.

Đứng về phương diện đó, thì Phong Trào Đại Đoàn Kết có tính cách một cơ quan tranh đấu gay go không phải là nức thang để bước lên đài danh lợi đâu…

Đoàn kết để tranh đấu cho sự sống còn của các đoàn thể quốc gia cũng như cho sự sống còn của toàn dân.

Thật vậy, bất cứ người nào trong chúng ta để ý quan sát tình thế một chốc lát cũng nhìn thấy là vận mạng nước nhà đang trải qua một cơn thử thách ghê gớm, và ai nấy trong chúng ta đều đang đứng trước đe dọa tiêu diệt.

Giờ nầy không phải là giờ hưởng danh lợi, giờ nầy là giờ toàn dân phải quyết chiến, phải hy sinh đến cực độ để bảo toàn sự sống còn của mình.

Muốn được thành công thì cần phải có một mục đích tranh đấu rõ ràng không vương víu vào quyền lợi cá nhân và cần phải có một cơ quan tranh đấu trong sạch để đạt mục đích đó.

Mục đích tranh đấu đó chúng tôi nhắc lại là một chế độ bảo đảm tự do cốt yếu cho chiến sĩ quốc gia và cho quyền lợi tối cao của dân tộc. Phong Trào Đoàn Kết là cơ quan tranh đấu để kiến tạo chế độ dân chủ đó. Phong trào đó có làm tròn phận sự của mình hay không là do ở sự hiểu biết và lòng cương quyết của các chiến sĩ quốc gia toàn quốc và sự tham gia ủng hộ của toàn dân.

Một điều nên nhớ là có một chế độ chính trị như vậy thì mới có một quân đội quốc gia hùng mạnh. Vì quân đội là ở trong mọi tầng lớp dân chúng mà ra. Nếu dân chúng có được hưởng ngay những quyền lợi cụ thể của chế độ chính trị thì dân chúng mới chịu hy sinh cố gắng hơn nữa, càng hy sinh càng thấy thêm tự do, càng rõ ràng độc lập, càng yên ổn no ấm. Như vậy sự hy sinh mới thấy có nghĩa lý, lòng nghi kỵ những lời hứa hẹn sẽ tiêu tan.

Một nền chính trị tiến bộ mang lại quyền lợi cụ thể hiện tại cho toàn dân, một quân đội hùng mạnh tin tưởng và bảo vệ nền chính trị ấy!

Đó là hai điều kiện mật thiết với nhau như bóng với hình, đó là hai điều kiện cốt yếu để chính phủ có thể chấm dứt mối tranh chấp hiện hữu ở Việt Nam, vãn hồi hòa bình.

Đó là ý nghĩa và đường lối của Phong Trào và của Đại Hội Đoàn Kết ngày 6 tháng 9 năm 1953.

Các chiến sĩ quốc gia!

Đồng bào toàn quốc!

Hãy tham gia ủng hộ Phong Trào Đại Đoàn Kết.

– Đoàn kết để mau chóng thu hồi chủ quyền trọn vẹn cho quốc dân và đem lại hòa bình cho đất nước.

– Đoàn kết để xây dựng một chế độ, ở trong đó tất cả các xu hướng chính trị quốc gia được tự do nẩy nở và toàn dân được trực tiếp tham gia quốc vụ.

– Đoàn kết để các chiến sĩ quốc gia, bất cứ thuộc đảng phái nào, phải tương trợ và bảo vệ lẫn nhau chống đàn áp và khủng bố.

Source: Phong Thủy. “Ý nghĩa và giá trị cuộc Đại hội đoàn kết ngày 6-9-53.” Hội 8 (September 15, 1953): 2, 35, back cover.

* * *

The Call for Complete Independence

The democratic demands of the congress worried Chief of State Bảo Đại, and he convened an alternative National Congress (Đại Hội Toàn Quốc), which included only supporters of the SVN and representatives of the regime’s municipal and rural administrations. Much to Bảo Đại’s surprise, this congress demanded complete independence and the abrogation of all previous treaties with France and insisted that all future treaties be ratified by a popularly elected assembly.

***

A10. KIẾN NGHỊ CỦA HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC 

Kiến nghị

Xét rằng trong giai đoạn lịch sử hiện tại, các nước tự do độc lập đều có khuynh hướng liên kết cộng tác chặt chẽ với nhau để duy trì độc lập và tự do lẫn cho nhau và cùng nhau mưu cầu hòa bình thế giới.

Xét vì cuộc liên kết giữa các dân tộc chỉ có thể bền vững và có ích, nếu hai nước cộng tác trên lập trường hoàn toàn tự do bình đẳng và tôn trọng quyền lợi hỗ tương cùng nhau.

Xét vì Liên Hiệp Pháp xây dựng trên Hiến pháp Pháp năm 1946 trái hẳn chủ quyền một quốc gia độc lập.

Xét vì quyền lợi thứ nhứt của một dân tộc là mình quyết định những việc có liên quan đến dân tộc mình.

Quyết nghị

  1. Nước Việt Nam độc lập không gia nhập Liên Hiệp Pháp trong hình thức hiện tại.
  2. Sau khi thu hồi tất cả các chủ quyền mà nước Pháp còn giữ lại, sau khi thanh toán xong Viện Phát Hành Đông Dương củ tức là Đông Dương Ngân Hàng, nước Việt Nam sẽ ký kết với Pháp những hiệp ước liên minh trên lập trường bình đẳng tùy theo nhu cầu của Việt Nam và Pháp trong những thời hạn và trường hợp ấn định rõ ràng.
  3. Tất cả các hiệp ước trên đây phải được Quốc Hội Việt Nam do một cuộc phổ thông đấu phiếu truy nhận.
  4. Hết thảy mọi thương thảo, mọi đề nghị, mọi quyết định của các hội nghị quốc tế có liên quan tới Việt Nam phải hỏi ý kiến quốc dân Việt Nam.

Source: “Hội nghị TQ đã bế mạc.” Thần chung 1404 (19 Oct 1953): 1, 4, especially 4.

Note

[1] Có bản chép là: căn cứ vào hiến chương của Liên Hiệp Quốc (charte des Nations unies). [note in original manuscript]

***

TABLE OF CONTENT

PREFACE

SERIES A: POLITICAL VISIONS BEFORE 1954           

 

Continue Reading

US-VIETNAM REVIEW

Copyright © 2017 Zox News Theme. Theme by MVP Themes, powered by WordPress.