Connect with us

Kinh tế - Chính trị

BÌNH LUẬN THỜI SỰ- MỸ RÚT OANH TẠC CƠ KHỎI GUAM

Nguyễn Mạnh Hùng

Published on

Ảnh: Guam trên Thái Bình Dương và South Dakota, North Dakota trong lục địa Hoa Kỳ. Nguồn: Aircraft Spots

Ngày 17 tháng 4 năm 2020, Mỹ rút các máy bay ném bom cường kích khỏi quần đảo Guam, tái bố trí tại Dakota, sâu trong lục địa Mỹ. Lực lượng quân sự này của Mỹ lâu nay đảm nhiệm chức năng cân bằng cán quân quân sự ở châu Á với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Việc rút hoàn toàn các máy bay ném bom cường kích khỏi khu vực làm sức mạnh quân sự trong vùng nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.

Tạp chí US Vietnam Review phỏng vấn nhanh Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Professor Emeritus, George Mason University, về sự kiện này.

1) Có một số người cho rằng đây có thể là động thái “nghi binh” của Mỹ, rút quân để nhử cho Trung Quốc ra tay manh động để có cớ xử lý. Giáo sư đánh giá như thế nào về bình luận này?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Theo tôi, đó chỉ là mơ ước và biện minh của những người mong và tin rằng ông Trump chống Trung Quốc để bênh vực Việt Nam. Không có cơ sở nào để suy luận rằng đó là kế nghi binh cả.

2) Vậy theo Giáo sư thì động thái này có ý nghĩa gì?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Mục đích của việc tái phối trí không quân chiến lược đã được Bộ Chỉ huy Không Quân Chiến Lược Hoa Kỳ nêu rõ. Bộ Chỉ huy Không Quân Chiến lược Hoa Kỳ nói rằng máy bay ném bom có thể hiệu quả hơn khi bay từ căn cứ trong lục địa Hoa Kỳ. Họ vẫn có thể triển khai chúng đến Thái Bình Dương khi cần thiết, nhưng từ lục địa Mỹ thì họ có thể phản ứng nhanh hơn với các điểm nóng tiềm năng khác “như Vịnh Ba Tư.” Cần lưu ý là Vịnh Ba Tư là nơi chính quyền Trump gần đây đẩy mạnh căng thẳng với Iran và bênh vực Israel nên phải chuẩn bị cho tình huống ở đó.

Giải thich này, vô tình hay cố ý, phù hợp với ý muốn của Tổng Thống Trump khi ông phàn nàn từ năm 2018 sau cuộc họp thượng đinh vơi Kim Jong Un ở Singpore, về sự tốn kém của máy bay chiến lươc xuât phát từ Guam để tham gia thao diễn trên không phận Đại Hàn.

Ngoài ra, Bộ Chủ Huy Không Quân Chiến Lược còn giải thích thêm rằng rút máy bay chiến lươc khỏi Guam là để tránh máy bay Mỹ khỏi tầm bắn của hỏa tiễn Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, do đó chứng tỏ “quyết tâm bất biến của Hoa Kỳ trong viêc bảo vệ an ninh và ổn định vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Giải thích nói trên đi ngược với khái niệm “vòng kẽm gai” (trip wire theory) bằng viêc đồn trú quân đội Mỹ ở Âu Châu.

Theo khái niệm này, môt số quân nhỏ nhoi của Hoa Kỳ ở Âu Châu không có khả năng chống trả môt cuôc tấn công của Nga Xô, nhưng nó là biểu tượng của sự cam kết Hoa Kỳ. Quân Hoa Kỳ là vòng rào kẽm gai của đồn bót Hoa Kỳ, tấn công vào nó là tấn công vào Hoa Kỳ và Hoa Kỳ phải tự động tham chiến. Sự dễ tổn thương, chứ không phải là sư an toàn, của quân đội Hoa Kỳ chính là đảm bảo cho cam kết của Hoa Kỳ.

Nhìn dươi góc độ ấy thì các quốc gia trong khu vực phải đặt dấu hỏi về cam kết quân sự của Hoa Kỳ tai khu vưc Ấn Độ-Thái Binh Dương trước sự gia tăng hiện diện và áp lực của Trung Quốc.

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ