Connect with us

Kinh tế - Chính trị

Webinar: Marx và Lenin ở châu Phi và châu Á – Mối quan hệ dài lâu của các dòng chủ nghĩa xã hội, hôm qua và hôm nay

US Vietnam Review

Published on

WEBINAR

MARX VÀ LENIN Ở CHÂU PHI VÀ CHÂU Á: MỐI QUAN HỆ DÀI LÂU CỦA CÁC DÒNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, HÔM QUA VÀ HÔM NAY

  • Giờ Hà Nội: 7 giờ sáng, ngày 25 tháng 3, 2021.
  • Giờ Mỹ: 5 giờ chiều, giờ bờ Tây / 8 giờ tối, giờ bờ Đông, ngày 24 tháng 3, 2021
  • Giờ Melbourne, Úc: 11 giờ sáng, ngày 25 tháng 3, 2021

Ngôn ngữ: Tiếng Anh. Có dịch tóm tắt trên trang Facebook của Trung tâm. 

Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ, Đại học Oregon, chủ trì. 

Link đăng ký: vui lòng truy cập tại đây.

Tóm tắt:

Trong suốt thế kỷ XX, các ý tưởng của Marx và Lenin đã được lắng nghe, tiếp thu, sửa đổi và đối đầu nhau một cách cuồng nhiệt ở châu Phi và châu Á. 

Trong quá khứ và hiện tại, nội dung của “chủ nghĩa xã hội” luôn luôn không thống nhất, cả trên lý thuyết lẫn trong thực tiễn. Các phong trào xã hội chủ nghĩa ở châu Phi và châu Á không chỉ đơn giản bắt chước các kế hoạch và lý thuyết giáo điều của các nhà Mácxít Liên Xô hoặc châu Âu, mà còn xây dựng và biến đổi nó cho phù hợp với bối cảnh của chính họ. 

Trên tất cả, điều làm cho những người theo chủ nghĩa xã hội ở các xã hội Á Phi trở nên khác các đồng chí của họ ở châu Âu là ba thách thức lớn mà họ phải đồng thời đối mặt trong quá trình giải phóng của mình: làm thế nào để xây dựng một quốc gia độc lập, có chủ quyền và có thể chế chính trị hiệu quả (empirical and juridical statehood), làm thế nào để hình thành một quốc gia sau thời kỳ thuộc địa “chia để trị”, và làm thế nào để định vị mình trong một trật tự thế giới không phải do họ tạo ra. 

Trong một thế giới hậu thuộc địa, vấn đề nói trên đặt ra một câu hỏi then chốt: những tưởng tượng, thể chế và thực tiễn tại châu Phi và châu Á có thể cho chúng ta biết gì về chủ nghĩa xã hội như một hiện tượng toàn cầu? 

Cuộc thảo luận này bàn về vấn đề nói trên và đặc biệt tập trung vào trường hợp của chủ nghĩa xã hội Indonesia mà những di sản phức tạp của nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay mặc dù Đảng Cộng sản Indonesia đã bị tiêu diệt hoàn toàn vào giữa những năm 1960.

Điều hành hội thảo:

Tường Vũ, Giáo sư kiêm Trưởng Khoa Chính trị học, Đại học Oregon

Người trình bày: 

Dr. Harry Verhoeven, Convenor, Oxford University China-Africa Network

“What is to be done? Rethinking socialism(s) and socialist legacies in the postcolonial world”

Dr. Kevin Fogg, Associate Director, Carolina Asia Center, the University of North Carolina at Chapel Hill

“Indonesian Socialism of the 1950s: From Ideology to Rhetoric”

Dr. Vedi Hadiz, Director and Professor of Asian Studies, Asia Institute, University of Melbourne

“Indonesia’s Missing Left and the Islamisation of Dissent”

 

 

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ