Tư liệu lịch sử
Phỏng vấn ký giả Nguyễn Đình Tú (Phần 3)
Published on
By
Lê Mạnh HùngPhỏng vấn ký giả Nguyễn Đình Tú (Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5)
Nguyễn Đình Tú, bút danh là Nguyễn Tú, một nhà báo nổi tiếng của tờ Chính Luận ở Miền Nam Việt Nam trước 1975.
Người phỏng vấn: TS. Lê Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu lịch sử, tác giả “Vietnamese History In Retrospect”.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện ngày 05/07/2003 tại Alexandria, Virginia, Hoa Kỳ.
Người gỡ băng phỏng vấn: Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ, Đại học Oregon.
Bản dịch tiếng Anh trên US-Vietnam Review, “Nguyen Đinh Tu’s interview” (Part 1, Part 2, Part 3, Part 4, Part 5). Translated by Phan Lê Dũng.
LMH: Thế mùa hè 47, chú ra vùng Việt Minh chiếm thì chú làm gì?
NĐT: Cái hồi đó thì là cái này nó có lý do tại sao mà chú ra được. Hồi đó thì là Hà Nội đã đi lại được rồi. Cái cái chỗ trung tâm Hà Nội, mà đánh nhau trong 3 tháng đó thì là điều đình với nhau, bên Việt Minh nó ngưng súng, mà bên Tây cũng ngưng súng, để cho tất cả những dân thường đó đi ra, đi đi ngược ra lên Chèm, Vẽ. Lên Chẽm, Vẽ tức là đi qua phố Hàng Than, rồi lên đê Yên Phụ, rồi đi lên đấy, rồi đi lên đó là họ ra ra ra chỗ Việt Minh kiểm soát. Đấy dần dần trong cái khu đó, Tây nó tạo thành dần dần là yên, không bị phá nhiều đâu. Thì lúc đó thì là đi lại được rồi, Tây chiếm trọn Hà Nội rồi. Nó-bao nhiêu nhà mà bỏ trống đó thì nó cố làm thế nào, để mà có dân ở ngoài vào đấy thì là Tây nó có cái cái sở Hành Chánh đó, nó cho ở tràn. Cháu vào, cháu bảo không có nhà, bảo đây được rồi: Bao nhiêu người nọ kia. Chỉ đến cái nhà thì đến đó ở. Có khi cả gia đình cháu được ở nhà biệt thự, ở hồ bảy mẫu đó, nghĩa là chủ đi rồi thì cứ đến ở thôi.
Thì chú vẫn ở đằng nhà ông bác sĩ đó thì chú cũng đi. Sau rồi lúc năm 47, năm 47-vào mùa hè năm 47 thì chú gặp ông Đặng Vũ Lạc, với bà Cả Tề. Chú không hiểu, cái này chú quên, không hiểu sao, ai móc nối được với chú này, mà nói rằng thì ông Đặng Vũ Lạc muốn gặp. Thì là vì Đặng Vũ Trư không học cùng trường, mà mà chính ông cũng không biết chú mà, sau này mới biết, đến ai nói với ông ấy. Thế buổi tối hôm ấy, chú đến thì cái bệnh viện tư của ông ấy thì cũng không có-ít khách lắm, không có khách. Ông thì ông nằm trên gác ấy, ông ấy nghiện, ông buồn lắm. Thì ở với ông thì chỉ có bà Cả Tề, với cô cô con gái là cô Ánh, cô Ánh sau này cũng chết, cô Ánh sau lấy lấy một anh bác sĩ, chú quên mất tên anh ấy rồi, thế rồi cô cũng chết, cô chết là cô chết lao, ờ ông ông Đặng Vũ Lạc mới tiếp chú thì mới hỏi về chuyện ông Phương, bảo thì chú bảo chú không biết. Thế ông bảo: Bây giờ có cách gì, để mà đi tìm, đi ra ngoài tìm ông Phương không? Chú bảo, chú bảo thì là: Nếu mà muốn thì cũng có thể đi được nhưng tôi chưa biết được rằng thì là tôi sẽ đi như thế nào. Thế thì ông ấy bảo để ông ấy lo, ông lo.
Thì đang ngồi chơi nói chuyện được khoảng một tý, xong rồi đi về. Thế hẹn nhau thì hai hôm sau, chú lại quay lại vì ông ấy hẹn mà. Thì ông lại bắt nối được với thằng mật thám, chánh mật thám Tây đó là Lanesse. Thì ông mới nói thế này: Tôi có liên lạc với Lanesse. Tôi nói rằng thì là tôi, anh sẽ ra, đến gặp Lanesse, nói chuyện với nó, nó sẽ giúp cho ra. Thế thì ông cũng cho ngày, Lanesse nó nói ngày này ngày này, giờ này. Thế buổi trưa đó, chú nói chú cũng quên ngày, giữa trưa thì đến đấy. Thì đến nhà nó tiếp, thì đôi bên nói chuyện, thế chú cũng nói( nó là người Pháp, thành ra mình phải nói tiếng Pháp với nó), nó bảo: Thế thì ông bác sĩ có nói rằng thì là ông sẽ ra ngoài kia, để tôi, tôi tôi nhờ tôi, tôi giúp cho ông đi ra ngoài. Nhưng bây giờ thì tôi còn phải tính lại, tức là không có gì cả. Chú về chú nói thẳng với ông ông ông Đặng Vũ Lạc: Này tôi đã gặp rồi Lanesse, Lanesse nói như vậy đó thì bây giờ ông tính thế nào? Thế ông cũng buồn lắm, ông không nói gì cả. Xong rồi thì ông bảo: Cái giờ anh ra bây giờ ngoài đó thì phải làm cái gì? Thì bà Cả Tề bà bảo thôi thì : Mua cho chú một cái tondeuse (dụng cụ cắt tóc) đấy, cái tondeuse, với cái kéo để làm anh thợ. Thế rồi thì chú ừ ừ ầm ầm ấy nhưng đến lúc đó thì tự chú, chú quyết tâm rồi. Tôi bảo thôi-không đi theo cái ngã của ông Đặng Vũ Lạc, thấy rằng không không nghĩa là ông ấy nghiện, mình không dám nói bảo là ông không có lòng gì cả nhưng mà ông không đi được đâu cả, để mà vận động đấy. Thế mà nhờ thằng Lanesse, nó nói như thế đấy. Chú bảo chú không nhờ Tây, thế là tự chú quyết định lấy, mà chú ở đấy với ông bác sĩ, chú không có nói gì hết cả.
Thế thì chú đi ra Hàng Đường thì có gặp cái anh-nhà nhà của một người, cũng là bạn học của chú ở Lyceé nhưng mà anh ta đi ra hậu phương, ở nhà ở đó lúc bấy giờ, khu phố ấy được giải toả rồi mà: Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, giải toả hết cả rồi. Thì là ở đấy thì là chị buôn bán lại, ông bà ấy-ông bố, bà mẹ với chị buôn bán lại, về về hàng đường đó. Thế chú mới nói: Bây giờ tôi muốn ra ngoài đó thì chị có giúp được không? Bảo: Được để tôi, tôi tự tôi lo. Thế thì đặc biệt một cái là, chị lo chỉ được hai hôm sau đó, nó đến, có cái tờ giấy in nhá, in hẳn giữa mà nghĩa là thanh tra y tế – dấu Việt Minh, bây giờ chỉ còn điền tên chú vào đấy thôi. Ấy rồi chú cầm, chú đi. Chú đi có cái lạ, là đi về phía Sơn Tây đó, đi đường, tức là chú nhớ là đường đi Sơn Tây, đường đi Duvivier tức có cái cái bãi SEPTO thực tập ở đấy, thì là đi về Sơn Tây, đi qua đường ấy. Lê đi bộ, chú đi bộ, chú đi chú đi thì không có cho ông bà bác sĩ biết, bảo là: Con xin phép là con đến thăm nhà bạn, con ở đấy ít lâu. Đó thế ông bảo: Ừ ừ đi đi cho biết. Ông biết rằng là chú đương hoạt động mà vì con ông hoạt động với chú, thành ra ông bà biết, ông bà thông cảm lắm: Ừ thì con đi. Thế là chú đi. Trong túi chú chỉ có một 100 bạc, là cái của chị ấy, cái chị mà cho chú giấy đó, cho chú, thế thôi không có gì, 100 bạc ấy vẫn là 100 bạc Đông Dương-giấy đỏ đó. Thế đi ra, chú đi ra phía đường Sơn Tây, đi đến chốt, lúc bấy giờ có cái đồn, đồn binh của Pháp đấy thì đi qua được cái đồn ấy là không sao cả. Thế là chú nhìn, bên kia đồng bào vẫn đi lại, nghĩa là cái đồn ở đây, tức là trước cái đồn độ 1, 2 trăm thước thì là không có ai tới, quá nữa là dân bên kia, vẫn đi lại sầm uất thì bên này cũng vậy. Nhưng mà bên này có cái buồn cười, thỉnh thoảng cũng có người đi, đi sang bên đó, Tây nó đứng cáng đó…(32’55’’: nghe không rõ), thế chú lẳng lặng chú đi thôi. Mà chú đi có một mình thôi, mà lúc chú đi một mình, thì không ai đi đằng sau cả, mà không có ai đi đằng trước, thế thì có hai thằng Tây, nó cởi trần trùng trục, nó đứng ở chỗ đấy, thế trông thấy đến lúc nó quay lại nó cười, chú cũng cười thế thôi, vẫy vẫy thế này đi, không hỏi giấy tờ, không hỏi gì cả. Chú lấy làm lạ, sau này có nhiều cái kỳ lắm cháu ạ.Thế thì thế chú đi, qua rồi, thoát rồi. Giấy chú vẫn giữ nguyên, mà thằng Tây nó không hỏi, không có hỏi chi hết. Nó không bảo rằng mình đứng lại gì, không có. Thế chú cứ đi đấy, đi đi cầu âu thế thôi, đi mãi xong đến cái chỗ, sau này chú không biết, có là thị trấn hay cái gì nhưng mà cũng sầm uất, có đông đảo đồng bào. Thế chú mới vào, chú hỏi thăm, hỏi chủ tịch, chủ tịch xã đó thì các cháu chỉ cho chú đến chủ tịch xã. Tôi mới vào, chú hỏi: Đồng chí coi tôi, tôi đi thanh tra y tế, cho tôi biết ở đây có cái cơ sở y tế nào, cho tôi biết? Chủ tịch, tốt lắm: À à được, anh anh cứ vào, anh anh nghỉ ở đâu chưa? Bảo: Không. Thế thì anh ở đây, thế anh ăn cơm chưa? Thế để tôi bảo người nhà đi thổi cơm. Thế xong ông nói bảo: Đây bên này, có một số các sinh viên, với lại bác sĩ ở đây-chỗ này. Thế bảo: Tôi đi. Thế thì: Đồng chí đi xong, đồng chí về đây, dùng cơm. Thế tôi bảo: Vâng, vâng. Thế nói thế, ra đấy vào thì đúng thật, toàn sinh viên, cười hô hố, đùng một cái, nhận ra là em ruột của chị này ở đó.
Ở đấy là cũng có ông Nguyễn Hữu bác sĩ, với một số các sinh viên y khoa mà chú biết. Riêng cái anh đó là Nguyễn Thiệu Cơ đó thì là em ruột của chị đó. Cơ nó trông thấy chú, nó mừng quá. Thế là chú ở đó, nói chuyện một hồi, thì xong chú xuống kéo ra, tôi bảo: Thôi-à Cơ hỏi bảo: Thế bây giờ cậu? Tôi còn phải đi nữa. Nhưng mà cậu về đi, đừng đi nữa, về đi. Thế này: Chị giúp tôi đấy(bà ấy tên là bà Mai, chị Mai nhưng chị ấy chưa có chồng, lúc đó chưa có chồng), chị Mai, chị Mai, chị ấy bảo thì à lúc chị-ừ thằng Cơ hỏi thế thì: Lúc cậu đi thì chị Mai có dặn gì về tôi không? Bảo: Không, chị chẳng nói gì cả. Tôi chỉ nhờ chị xoay giấy cho tôi, có giấy thì tôi đi, chứ không có nói gì về cậu, tôi không biết, mà tôi cũng quên, tôi cũng không hỏi vì tôi cho rằng, cậu còn ở Lạng Sơn(vì thằng đó nó đi Lạng Sơn mà). Chú thì chú đi ngả Yên Bái với ấy, còn nó thì nó đi ngả Lạng Sơn. Nó hoạt động mà hồi ở Lạng Sơn đó. Thế thì chú mới bảo, thế thì: Cậu về đi, đừng đi nữa, vô ích, về nghỉ ngơi. Thế nó cũng gật gật đầu, rồi nó tính. Thế xong rồi, nó hỏi bây giờ chú đi đâu. Chú bảo, chú mới nói bảo: Bây giờ phải đi tìm ông Phương, mới cậu đi với tôi không được đâu, đi cực lắm. Cậu về thì hơn. Tôi một mình, tôi đi, nó dễ hơn. Thế nó nghe. Thế là chú ở đấy một đêm, lại về nhà ông chủ tịch ăn cơm, rồi ngủ ở đấy, xong, sáng hôm sau, chú đi, chú đi, chú lại qua gặp lại thằng cơ một lần cuối cùng. Thế là chú đi nữa, chú đi tới Vân Đình thì biết là trận Vân Đình lớn lắm nhưng mà đến đó tự nhiên lại xong rồi. Chú vào Vân Đình vắng hoe. Chú đi vào đấy, đi đến trong đấy có cái cái quán cái quán, mà chắc là cũng có người về rồi-thấy họ quét dọn sạch sẽ lắm, không có thì đêm rồi, chú vào đấy chú ngủ. Ngủ đêm ở đấy có một mình thôi. Sáng dậy, không có ai cả, thế chú lại đi nữa, đi nữa, đến cái bến đò gì chú quên mất, là đi lên chùa Hương đó-à đúng bến đò Vân Đình. Bến đò Vân Đình, thấy đông người, chạy đến hỏi. Chú nghe thấy ông già, các đàn bà nhà quê mà đi ấy, thì là họ tập tụ. Chú bảo là: Thế nào các các bà ở đây, ngồi đây lâu làm gì, phải đợi chiều tối mới có thuyền đến, chứ bây giờ đi thì Tây nó bắn chết đó. Máy bay Tây nó bắn. Thế thì chú mới vỡ ra là: Ở đấy, đồng bào vẫn đi buôn bán, từ Vân Đình đi đò dọc, lên Phủ Lý, Nam Đinh nọ kia đấy. Thế chú thấy thế, chú cũng ở lại. Ở lại thì ở đấy cũng có hàng quán, bán ăn nọ kia thì có 100 thì chú mua vớ va vớ vẩn, củ khoai, củ khiếc, ăn như thế thì ngồi đợi. Ngồi đợi đến xâm xẩm tối thì là lúc bấy giờ, có tiếng xì xào: Thuyền sắp sửa đến.
Thì tối hẳn thì mới có thuyền đến. Thuyền đến thì nó không đi ngay. Nó đậu đấy, nó lên(chắc là chủ thuyền cái gì đấy) lên, mới hỏi, tính xem bao nhiêu người, rồi nọ kia. Thế thuyền to lắm, thế xuống ngồi tất cả, và chui vào đấy, và chui vào khoang. Thế còn chú, chú lên trên mui. Chú lên trên mui, cho nó khoẻ, mát. Thế chủ thuyền cũng để cho chú ngồi đấy. Thế đi thì đi, thì quả thực là lần đầu tiên mà chú đi đò dọc đó, đi qua chùa Hương-đẹp không thể tưởng tượng được, đúng là đúng là tuần trăng rằm, mà đi đò dọc, gió mát nọ kia, mà trông thơ mộng lắm. Thì chú thích lắm. Đi qua cả trường…(39’15’’: không nghe rõ). Trông thấy chùa Hương thôi, chứ không lên, đi qua đâu có lên thì lên lên đến tận Phủ Lý thì họ ngừng thì chú phải đi-à chú phải lên bộ. Họ lên, chỉ lên đến Phủ Lý thôi. Thế Phủ Lý, lên Phủ Lý, chú nghĩ cũng chẳng tìm được thì bây giờ tính đi nữa. Thế thì ở Phủ Lý, chú không không ở đêm. Chú đi luôn đến Phát Diệm. Thế thì ở Phát Diệm, chú mới nhớ ra là có người quen. Thế đi qua đấy, thế thì đi qua nhà nó thôi thì chú không vào. Chú trông thấy người anh- cái cái anh con trai này, chú giả vờ, chú đứng thì may là anh quay mặt ra, chú mới giơ tay, chú vẫy một cái, thế là anh hiểu. Thế là chú ra chợ, từ từ chú đi, một lúc nữa, chú quay lại thì hoá ra anh mới đi với một chị nữa, tức là vợ anh đó-hai vợ chồng đi ra-đi theo chú, quá vào chợ, rẻ vào chợ đông người thì có cái quán đông người thế ngồi ở đấy. Thế mới hỏi-thế chú cũng nói: Tôi phải đi thế đấy, thế bây giờ có tiền không, cho tôi mượn? Bảo: Có. Thế cứ đợi đây. Thế thì mới bảo chị vợ, đi về nhà lấy tiền, đem ra cho chú được 200, chú mừng quá, 200 lúc đó to lắm đó.Thế cộng với số tiền còn lại mà trong ở- hơn 200 rồi, 200-chú mới tiêu có 2, 3 chục thôi, Thế có 270. Thế ngồi đấy nói chuyện, với lại ăn quà ở đấy, anh biết hết, xong no rồi-mới đi. Đi nữa thì qua nhà thờ Phát Diệm, qua Nga Mi, từ từ chú đi bộ cho đến vào Thanh Hoá, đi vào Thanh Hoá thì đến sông Mã thì ngưng. Thì lúc bấy giờ cầu bị sập rồi-à quên không phải, cái gì chứ, thành chứ, đứng bên bờ bên này chú nhìn sang thì thành đã lỡ rồi, cái nó đánh, dân vẫn còn đang vá. Thế thì ở bên này bờ sông Mã thì có một cái quán thì cái quán sang lắm, nhà xây gạch mà ở trên lại có sân thượng. Thế chú vào, bảo có: Tôi nghỉ đêm đây, ăn cơm có được không? Bảo: Được. Thế chú bảo thế thì: Ông làm cho tôi một bữa cơm, thế rồi cho tôi ngủ đêm ở đây, rồi mai tôi đi. Vâng vâng được. Thế bây giờ, tôi xuống sông, tôi tắm. Ông bảo: Vâng, cậu cứ đi, tôi làm. Thế tắm rửa sạch sẽ, mát mẻ, thế khoẻ lắm. Lên, thì là, một lát sau thì là ông bảo, xong cơm rồi. Bảo: Thế thì tôi nhờ ông, ông cho tôi lên trên sân thượng, tôi ngồi ăn cho nó mát. Ông cho lên mà thật sự là bữa cơm thịnh soạn, một mâm, toàn thức ăn: Trứng tráng, rồi thì thịt heo luộc, rồi nhiều lắm, cái là 4, 5 món đó. Thế mà lúc bấy giờ chú mới: Này ông có cút rượu nào không? Có có, cậu uống a? Chú: Có có, cho tôi một cút. Thế rồi chú tà tà chú ăn cơm, ăn no xong rồi thì là ông dọn, lên trên đó thì rồi ông cho mượn cái chiếu, trải đấy, nằm bó bụng ngủ đấy. Rồi sáng hôm sau, đi ra rừng thông, ra rừng thông là cái chỗ tụ tập của tất cả để mà đi tiếp đó, đi nữa đó. Thế vào rừng thông, vào rừng thông thì chú đợi đấy thì vào nghỉ đấy một đêm- à không, không phải nghỉ đấy một đêm- phải đợi đến lâu lắm, đến đâu, không biết mấy giờ đồng hồ ấy thì lúc bấy giờ đông bào mới đi thì chú cứ theo đi thôi. Theo đi, đi bộ đến tận Quần Lai, rồi đến lúc đó, là vào đến Thanh Hoá rồi đấy thì trông thấy tường nhà, với lại trên gốc cây đấy, để để tên, chẳng hạn như là tên chú: Lê Mạnh Hùng dạy toán nọ kia, thế rồi thì là Nguyễn Gia Trưởng dạy văn, ví dụ thế thôi. Tìm, chú tóm được ngay tên mấy đứa quen. Thế là chú mới dò hỏi mấy ông này, dạy trường nào, ở chỗ nào, để tôi, tôi bảo người nhà, em tôi nó đến học. Thế họ chỉ chỉ, dần dần mới khui ra được, được một chú, được một thằng, ra thằng gọi là Ngô Huy Chương- à không phải Ngô Huy Chương, cái gì chứ, cũng dạy học, chú quên mất tên rồi, Ngô Huy Chương là bạn chú nhưng mà chú không gặp nó, sau này vào về Hà Nội mới được gặp, chú quên mất rồi. Thế thì qua cái người đó, chú mới hỏi ra, thì là bảo, thì họ chỉ nói là: Bây giờ anh chỉ đi về phía Ngũ Châu thì may ra, có tìm được anh em. Thế thì chú ở lại, ở đấy thì có quán, gọi là quán xôi chè. Quán xôi chè thì là là cháu của ông bà bác sĩ nhưng mà chú không vào. Chú biết cô ấy, cô ấy cũng biết chú, nhưng chú không vào. Mình không muốn để lộ đó, thế chú không vào, chỉ biết là quán xôi chè, sau này về, bảo rằng là: Anh tệ thật đó, quán xôi chè, anh biết nhưng anh lại không vào. Bảo: Thôi, tôi đi, lúc bấy giờ, tôi đang ngại ngộ, có cái gì một cái thì nó phiền ra. Bảo: Thế anh vào quán thế ai-nhiều người vào quán, chứ phải mình mình anh vào quán đâu. Bảo: Nhưng mà mình cẩn thận vẫn hơn, vẫn hơn. Sau này về về Hà Nội thì cô ấy cũng về Hà Nội đấy, thì cô ấy cũng về Hà Nội. Thanh ra hai chị em về Hà Nội, lúc bấy giờ mới gặp nhau, là cô ấy mới trách. Thế chú đi, chú đi lên đến, đi nữa lên đến gần đến Ngũ Châu, đến chỗ họ ở, xem nào, quá nữa, chú quên mất rồi thì là gặp-à thì tìm ra tung tích một người thì người đó là cũng tên là Hùng mà con của ông Nghị- ông Nghị Biên ở Hải Dương-con người ấy ghê lắm. Nhân vật đúng là nhân vật, thế mới hỏi ra. Bảo: Có, tôi gặp anh ấy. Lúc bấy giờ dần dần, chú tóm được anh đó là một, chú tóm được chú Ứng là hai, chú liên lạc được một người nữa tên là Liên nhưng mà Liên nó còn có gia đình ở đấy, thì nó bảo rằng là: Anh cứ về trước đi, rồi tôi về sau, nó đi báo cho gia đình đấy. Thế gặp Ứng thì mừng lắm, bảo: Mày về đi, chứ mày ở đây mày để, bảo: Không ấy. Thế chú kể cho Ứng nó nghe. Như ông bà Quát cũng biết Ứng mà, Hướng cũng biết Ứng.
LMH: Nhưng mà tất cả mọi người đều không biết tung tích ông Phương đâu hết?
NĐT: Không biết, chú đi sục kỹ lắm, đến mấy tháng mới về cơ mà. Thế tìm được mấy anh em đó thì lôi về thì chú bảo: Đây này, cái nhiệm vụ của tôi đi ra là tìm ông Phương thì các cậu. Thế thì Ứng trước kia, nó có liên lạc với ông Phương mà, nó làm một thời gian ngắn, nó làm liên lạc viên thì nó bảo không biết. Thế thì đi về, chú bảo là đi về. Thế đi về, thì chọn ngày về xong rồi, chú với nó, với một anh nữa, rồi đi về, chú đi qua cái chỗ thì mới biết được là là Phượng thì Ứng với chú mới vào Phượng gặp. Phượng lúc bấy giờ đóng bộ ghê lắm, Vét tông vét viếc, ca vát ca viếc ghê lắm. Thế nói chuyện với nhau, thế chú bảo: Thôi cậu về thôi, cậu ở đây làm gì, không làm gì đâu, về sớm đi. Sau này thì Phượng nó cũng về nhưng lúc đó thì nó chưa về. Nó chưa muốn về, còn gia đình gia giếc gì sao đó. Nhưng sau này chú biết, nó có một cái công việc, nó phải ở lại, sau này cơ. Thế thì lúc mà đi, đi thuyền được, từ cái chỗ của chú đi thuyền được, gian nam lắm, may là đêm hôm đó mưa, mưa tầm tã, mà đến lúc đó là 2 giờ đêm rồi, đáng lẽ ra thì là cái thằng Việt Cộng đó là nó nó khám, đằng này thấy mưa quá, nó ngại, nó không ra. Thế là thành ra chú, với Ứng với iếc đi thoát, đi thoát. Đi thoát rồi đến chỗ Phượng, gặp Phượng thì bảo Phượng nó về nhưng Phượng nó chưa về đấy, chú đưa Ứng về. Ứng về thì lại thế này Ứng về, Ứng về không vào được. Chú đi thì chú hẵng còn cầm cái giấy, không phải cái cái giấy y tế thì chú xé rồi, chú xé ngay. Về gần đến chỗ Tề đó, chú xé. Nhưng mà còn cái cái cái giấy ở-giấy gì- à cái giấy thẻ học sinh, chú còn giữ.
Thế vào đấy lại có cái trạm của Tây thì lại nhân viên Việt Nam dò ấy mà thì không hiểu sao, chú buồn cười lắm. Ứng nó không cho đi, không cho lọt, bảo: Anh ở đây, để khai. Thế còn Tú-à còn chú. Thế cái anh thì trông thấy có vẻ như là, coi như chú là quen đó thì chú nói thưa, bảo: Đến đây có người nhà ở đây, mà tôi thì tôi lại để giấy ở nhà, nếu anh cho tôi về thì tôi đêm lại giấy của tôi, tôi đưa anh coi. Nó ngần ngừ: Ờ thôi, anh đi đi. Chú về, chú đi, chú về nhà, chú lấy được căn cước. Lấy được căn cước rồi đó thì là chú mới chạy đến nhà ông bác sĩ. Chú mới bào tin rằng Ứng(thì là quen cả mà, ở đây mừng lắm) bảo thế thì chú mới nói với ông bác sĩ, bảo: Bố bố, có lẽ bố phải ra bảo đảm cho thằng Ứng nó về, chứ con không đảm bảo được đâu. Tuy rằng đến con, anh đó đấy thì anh cho con đi ra, thế nhưng bây giờ mà con ra đó, mà không thấy anh thì con cũng không giúp được Ứng. Bây giờ chỉ có ba-có bố ra bảo đảm đó (thì ông là bác sĩ mà, nọ kia thì ông ấy thì còn hơn). Thế hôm sau ông ra, ông bảo đảm được thì Ứng được về ngay, không có chi cả, được về ngay. Thế là hai thằng cùng ra ở đấy. Thế dần dần rồi thì là thằng Phượng cũng ra, ra được. Thì cũng đến đấy nhưng không ở đấy, nhà nó có gia đình ở Hà Nội mà. Thế rồi một thằng nữa tên là thằng Lâm cũng ra ở đấy. Rồi Phạm Trọng Nhân, chắc cháu biết Phạm Trọng Nhân cái gì, à đấy, rồi cũng ra đấy ở chung với nhau, một một thời gian thì Phạm Trọng Nhân-nó lại lại có bồ bịch thì hai đứa đi. Thế còn thì chú, với Ứng vẫn tiếp tục cho đến lúc mà mà.
*********************************************************
Băng ghi âm tiếp theo: Phỏng vấn ông Nguyễn Đình Tú tức ký giả Nguyễn Tú (Nguyen Tu 3-Interview-Hung)
Ông Nguyễn Đình Tú(NĐT): Mà trái lại những anh em Đại Việt mà chú đã đi qua, chẳng hạn như ở Phát Diệm, rồi ở Nga Mi-Thanh Hoá nọ kia, xong bắt được liên lạc với họ thôi, là những người tại địa phương đó thì sau này họ chạy được về đến Hà Nội, họ lại đến tìm chú. Thế thì trong khi mà chú (chú phải mở cái ngoặc- trong khi mà chú ở Phát Diệm, chú có ở lại một thời gian, để giúp cho, không phải chú không gặp ông Lê Hữu Từ nhưng mà những cái người làm việc với ông Lê Hữu Từ đó thì chú đến đấy thì họ gặp chú. Chú mới nói chuyện với họ thì họ thích, họ nhờ chú viết như là một cái, bảo là một cái sác thì thấy to quá nhưng mà viết một cái tài liệu nào, để nói lên làm thế nào tổ chức đó, cho nó gọn gàng hơn và nó hữu hiệu hơn đó. Thì chú bỏ ra ba ngày, chú ngồi, chú ngẫm nghĩ, chú viết. Chú viết xong rồi, chú viết đi, viết lại ba lần thì cái lần cuối cùng, chú đưa ra thì họ thích lắm. Thế thì rõ ràng là những cái cái- mới đầu phải làm những cái gì, tại sao thì căn cứ vào những cái điều mà chú nhận xét thấy thì nên sửa đổi như thế nào thì chú cô đọng lại và chú làm thành ra từng điều khoản một. Đến cái lúc mà chú đem anh em về được đấy thì Ứng cũng về tới đó. Chú mới kể cho Ứng nghe, rồi thì là ở đấy họ còn giữ một ít tài liệu của chú mà thì chú đưa cho Ứng xem. Thế Ứng xem thì nó-phải nói nguyên văn như thế này, không phải tự chú, chú đề cao chú, nó bảo: Uả mày mày làm cái này lúc nào. Cái đấy tao làm. Ờ cái này hay quá. Thế thì ông Lê Hữu Từ: Thế thế thì tao thấy ở đấy, bắt đầu họ áp dụng ngay, họ áp dụng đúng như thế. Thế từ đó trở đi, khi mà về Hà Nội, rồi cái chiến sự của của Việt Nam hồi đó, ở miền bắc hồi đó, nó biến chuyển thế nào, rồi những các đồng chí ở các nông thôn các nơi mà họ chạy được về Hà Nội đó thì họ lại đi tìm chú. Thế thì thành ra vì có cái đó, mà chú nối tiếp được với họ và những người đó, thành phần nông dân đấy. Họ rất chất phát, họ nhưng mà lúc mà họ ở cái địa phương của họ đó thì họ giải quyết những cái vấn đề hay lắm, theo đúng cái cái tâm lý của người địa phương, làm nông dân mà.
Thế thì chú học được cái đó, chú học được cái đó. Thì lúc họ về đến Hà Nội rồi đó thì tự nhiên, chú thấy rằng thì là họ cảm thấy họ bơ vơ lắm. Nó mất gốc. Tại vì họ hoà nhập vào Hà Nội đó, cuộc sống ở Hà Nội, thì cái không khí chính trị nó hoàn toàn khác. Mà cái môi trường của họ, nó không còn nữa. Trước kia quen tiếp xúc với những đồng bào nông thôn như họ, giải quyết những cái vấn đề tại địa phương như họ và chỉ có họ có hiểu đó thì họ giải quyết được. Nhưng mà đến vào đến Hà Nội, mà đụng chạm đến chuyện chính trị ở Hà Nội, họ bỡ ngỡ nghê lắm. Thì thành ra, nhiều cái mà họ buồn, họ buồn lắm. Họ biết là, không biết nói chuyện với ai. Thế thì chạy đến tìm chú, tâm sự nọ kia thì chú cắt nghĩa ra, bảo: Bây giờ vào cái đô thị này, nó khác rồi các anh ạ. Tôi đồng ý rằng thì là các anh thấy thì là các anh khó làm việc, các anh khó hoạt động, là vì cái môi trường trong tỉnh thành Hà Nội nó khác, chẳng hạn như là đi tiếp xúc nó khác rồi. Hay là bảo rằng là ở nhà quê đấy, họ có thể họ tuyên truyền được, họ lấy thêm được người nhưng mà với cái lý luận của họ, với cái lối nói của họ, với cái lối sống của họ, nó hoà nhập vào cái địa phương của họ, mà họ cũng là ở địa phương đó, thành ra họ nói-có khi chỉ nói dăm ba câu thôi thì là các người dân làng cùng với họ ở đó, nghe họ ngay. Thế còn đây, chú ở đó, hồi đó biết, chú cũng đi vào đấy, gặp họ nói chuyện, khi mà chú nói chuyện với dân chúng ấy thì dân chúng lễ phép nghe thôi, thì cú cũng gặp, cảm nhận thế. Thế cái môi trường này của chú, chú cũng không làm được, chỉ có thể rằng thì là đối với những cái người lãnh đạo địa phương, làng xã, làng thôn đó, chú nói dần hiểu thì họ nghe thì phải qua họ, để mà họ làm cái công việc với cái đồng bào của họ, tuy rằng mình vẫn coi những người đó là đồng bào của mình nhưng mà cái lối suy luận, với cái lối nói của mình đó, nó không phù hợp với cái trình độ của dân chúng địa phương. Thế thành ra, chú nói thì họ lễ phép nghe nhưng mà nói với cái người lãnh đạo ấy, dù rằng mình nói kín kẽ, đêm này, sang năm khác, tỷ tê nói, dần dần họ hiểu đó thì lúc mà họ hiểu rồi, họ áp dụng đó thì không thể tượng tượng được cháu ạ, nó rất nhanh và đạt kết quả mau lắm là vì họ nói cái cái ngôn từ của họ với nhau nên họ hiểu ngay.
Thành ra họ lôi kéo được người. Thế thì chú mới rút ra được bài học rằng thì: Đi vào nông thôn thì chính như chú đấy, sẽ thất bại, chỉ có thể giúp được cái ý kiến với những cái người mà cầm đầu cái nhóm nào ở nông thôn đó và rồi phải tiếp xúc với họ lâu, rồi cắt nghĩa ra. Thì những cái người lãnh đạo đó, thì họ lại đặc biệt chỗ này: Họ muốn làm nhưng mà họ thiếu ý kiến, họ thiếu cách, cách làm. Thế thì mình đem đến cho họ: Như thế này, như thế này, như thế này này-thích lắm. Dĩ nhiên là họ nhận cái đó như là nguyên tắc thôi nhưng mà còn ở tại địa phương, họ biến chế, họ thay đổi đi. Nhưng không phải, không phải là thay đổi cái căn bản, là chính là đấy thành ra rốt cục lại, chú bảo: Không bao giờ nên trách họ rằng, tại sao họ không theo cái đúng của tôi. Nhầm, chỉ cần rằng họ nắm bắt được cái ý chính của mình thôi và họ chấp nhận cái ý chính đó là phải thì lúc bấy giờ, cái cái kết quả mau lắm, hơn mình nhiều. Thí dụ như ở nông thôn, chú lấy lấy một cái cái điển hình thế này, chỉ riêng về thời gian thôi. Chẳng hạn như chú mất một tuần, chú nói với những người lãnh đạo đấy, rồi chú để cho họ làm. Nhưng mà nếu chú mất-chịu khó mất một tuần với những người lãnh đạo đó, mà tự chú, chú đem ra đi thẳng với đám đông ở nông thôn-đồng bào nông thôn đó thì họ cũng lễ phép họ nghe vì họ thấy rằng là: Ông ông này ông được, cái ông lãnh đạo của mình, mà nể nang nọ kia thì chắc nghe nghe. Nhưng mà họ vẫn có cái gì không-không phải họ nghi ngờ nhưng họ thấy có cái gì như là có cái ngăn cách đó mà họ, mà họ biết rằng thì là mình nói là phải nhưng không biết là phải như thế nào. Mà đã nghe thấy phải rồi thì làm như thế nào. Thì chú thấy rằng một tuần thà mất, chịu khó mất 1 tuần, 2 tuần với ông lãnh đạo, còn hơn là mất cả 3, 4 tháng, tự mình, mình làm với dân địa phương, thì là không được. Đấy là cái bài học mà chú rút ra.
Người Phỏng Vấn(LMH): Thì cháu muốn hỏi chú là khi mà, sau khi mà những anh bạn đó về đó, rồi thì chú có thể cho biết cái tổ chức Đại Việt trong cái thời gian mà Pháp đương chiếm ở Hà Nội trong cái thời gian chiến tranh Việt-Pháp?
NĐT: Nói bảo rằng có tổ chức cho rõ ràng ra tổ chức thì không có. Tất cả những anh em, bạn hữu như chú Ứng nọ kia, cả Phạm Trọng Nhân, rồi mấy anh em nữa, cũng là dân trường Bưởi, với lại nọ kia đấy. Thì có họp nhau nọ kia, cũng đặt ra những vấn đề thì trong những lúc đó, thường thường, chú chỉ ngồi nghe thôi, chứ chú ít khi chú lên tiếng, nhưng mà mỗi khi mà gần hết rồi mà bảo: Thế nào mày, mày có ý kiến gì không? Thì chú chỉ bảo là- chú nói thật ngay: Tao thấy có cái cảm tưởng rằng thì là: Từ khi mà ông Phương không có đây thì để mà mình hỏi đó, mà bây giờ tự mình, mình đặt ra kế hoạch nọ kia thì thấy, tao thấy nó vẫn có cái gì vấp đó. Trước hết cái vấp trông thấy ngay, là cái tuổi trẻ của mình. Mình đang còn trẻ quá, đi nói chuyện với các ông lãnh tụ trong Đại Việt Quốc Dân Đảng, hay Việt Nam Quốc Dân Đảng, hay là các đảng khác đó. Ông lớn tuổi hơn, mà ông cũng cần thấy rằng thì cần có cái người trẻ làm việc với các ông ấy thì vẫn có cái sự ngăn cách. Ngăn cách đây không phải là sự đố kị, không phải nhưng mà tự nhiên chú được tiếp xúc với các ông trước kia mà được tiếng rằng thì là người thân cận nhất với ông ông Phương đó.
Thì chú thấy rằng thì là chết chửa, như thế này thì nếu mà mình cứ đi theo các ông ấy thì là mình đi giật lùi à. Trong khi đó thì chú đoán được rằng thì là các ông kia bảo: Nếu mà cứ để tụi trẻ này, mà thì mình cũng không theo nổi chúng nó. À đấy, đấy là cái nhận xét của chú. Thứ hai nữa, mà cái này là cái quan trọng đối với chú. Khi mà một đêm, ngồi nói chuyện với nhau, cho đến tận 4, 5 giờ sáng đó. Mấy-tất cả mấy anh em đấy, cả: Phạm Trọng Nhân, rồi là Ứng, rồi thì là Lâm, rồi tất cả 5, 6 người gì đó, ngồi bàn. Trọng Nhân nói thì chú nói bảo: Đây nhá, chúng mình phải công nhận thế này, khi mà có ông Phương đó thì đưa ra cái vấn đề đánh Pháp và coi đó là cái trọng tâm, tao thấy cái đó thất bại, thất bại chỗ này này: Tao đã ngồi cả một này, suốt cả một đêm ở trường Hàm Long, mà lúc giờ rốt cục lại bảo đi về, và bảo rằng thì để đánh Việt Minh, thì tao thấy là tao không có súng và tất cả những người đó không có súng, chỉ có một vài người là có, là họ có tiền, là họ đi mua súng lậu, mua súng lậu mousqueton có khi chỉ được một, vài, ba viên đạn thôi mà không có đủ đạn. Thí dụ như thế mà còn đánh Việt Minh là cái gì đó là một. Thứ hai nữa là đánh Pháp(chú nói thế này, chú bị chửi ghê lắm): Tao nghĩ rằng là cái lực lượng Cộng Sản-Việt Minh đó, là cái thế lực đang lên, còn Pháp là một cái thế lực đang xuống, cái xuống-xuống một cách rõ ràng. Mình đã đứng, mình đã được đào tạo, tụi này chúng mình, mấy thằng này thì ở Lyceé cũng như tao, mày mày bên Bưởi như anh em mình cả rồi. Thế thì thử hỏi rằng thì là mình làm được cái gì bây giờ. Một cái thế lực đang lên, với một cái thế lực đang xuống thì tao, tao chấp nhận rằng, tao không đi với cái thế lực đang xuống thì phải tìm một cái giải pháp nào. Bây giờ tất cả những ông lớn, sau này có cả Sung về nữa thì nhưng mà rồi cái chuyện đó sẽ sau. Các ông ấy không giải quyết được, tao đã gặp các ông lớn, gọi là lớn đó, bảo là gần gũi ông Phương đó thì ông nào cũng bảo thì là các ông không nói hẳn rằng là: Chúng tôi không giải quyết được hay chúng tôi không biết giải quyết như thế nào. Các ông ấy cứ lập là lập lớ, đằng nào cũng muốn giữ lại cái thể diện của mình, chỉ vì mình là cấp trên mà thực ra cấp trên hay cấp trên là tự ông ấy, chứ còn tự chú với lại một anh em chỉ biết là ông là ông có gần ông Phương thật đấy nhưng mà gần ông Phương là một chuyện nhưng mà còn làm thế nào để mà làm xứng đáng là một người có thể thay được ông Phương là một chuyện khác.
Thế thì chú có nói rằng thì là: Đấy, cái chuyện đấy, ta thấy rằng thì bây giờ đi với Pháp thì đi với thế lực đang xuống, không ăn thua gì cả và dĩ nhiên cái thế lực đang lên, chúng mình cũng không đi được thì chúng mình bị kẹt ở giữa. Thì bây giờ phải tìm một cái lối, lối nào? Thế thì các bạn mà quay ra: Mày bảo là mày không theo Pháp thì mày đi đi ngược lại với cái cái mục đích của ông Phương à. Hiện bây giờ ông Phương không có mặt ở đây, tao đã bỏ một thời gian mấy tháng, tao đi tìm ông ấy, rốt cục chỉ tìm thấy chúng mày đây, mà lùa được chúng mày về đây. Thế thì tao hỏi rằng thì là: Bây giờ, cứ căn cứ vào ông Phương, căn cứ vào đâu nào? Rốt cục chỉ căn cứ vào một cái tên Phương đó, cái tên của ông ấy thôi, nhưng còn cái gì thì không có. Thế thì tụi mày hỏi tao, à thì mày nói thế lực đang lên đó, cái thế lực đang xuống, mày đi với Cộng Sản không được, mày cũng không muốn đi với Tây. Bảo: Không, tao không bảo là không đi với Tây nhưng tao bảo, cái thế lực đang xuống, phải làm thế nào, để mà cái thế lực đang xuống đó, tao cũng trẻ như mày, chúng mày, tao không thể nói rõ hơn được vì tao vừa ở trường ra, cũng như chúng mình cùng ở trường ra, có biết mẹ gì đâu. Nhưng mà tao chỉ nghĩ rằng thì là đi hẳn với Tây đó thì không được nhưng mà nếu mà chúng mình thí dụ như đặt giả thuyết rằng thì là tụi Tây nó bảo: Thôi bây giờ đi nói chuyện với tụi trẻ. Thế rồi mình đến, mình nói chuyện những gì với nó đây, là bảo là các ông phải chia quyền cho tôi nọ kia, kia nọ kia, hiện bây giờ nó không đưa, nó muốn có để chia quyền với người bên nào đấy. Nhưng mà chia quyền ấy trong một khuôn khổ liên hợp Pháp mà bây giờ tất cả mọi người bảo không muốn có ở trong liên hiệp Pháp, mà nó bảo là phải ở trong liên hiệp Pháp mới được.
LMH: Mà cháu muốn hỏi chú là thế cái cái hồi đó đấy, người ta cứ nói đến Đại Việt quan lại, với ông Nguyễn Hữu Trí là Đại Việt đưa ra, để mà làm Thủ hiến Bắc Việt đó, như vậy tức là cái Đại Việt đó là Đại Việt nào?
NĐT: Cái chú cho là cái đó là cái đặt ra một cái tên Đại Việt Quan Lại đó thì là chỉ có cái hình thức để mà gọi, thứ hai nữa là để mà giễu cợt và thứ ba nữa là để chống đối. Thực sự ông Nguyễn Hữu Trí được Pháp nó chọn ông ấy là Thủ hiến, không phải vì ông ấy là Đại Việt, không phải. Nó chọn ông ấy chỉ vì là ông trước kia, ông đã làm quan với nó và nó thấy rằng, ông ấy đáng tin cây hơn thì nó chọn ông ấy. Thế còn ông ấy vào Đại Việt, mới đầu tụi Tây nó có biết ông là Đại Việt đâu, nó không biết. Sau này những cái người cũng làm quan như ông nhưng mà dưới cấp, cấp dưới thì vẫn được thằng Pháp nó dùng, nó trọng dụng nữa. Và ngay bây giờ ở trong cái cái đám gọi là Staff, cái bộ tham mưu của ông Nguyễn Hữu Trí trong Thủ hiến đó, Thủ hiến phủ đó thì cũng toàn là các ông học trường Luật, với lại tri huyện cả, không phải tri huyện ra cái trị nhưng mà tri huyện bàn giấy, tri huyện khác vì có hai thứ tri huyện, cháu chưa biết: Một cái thì ra hẳn huyện và một cái thì ở trong.
LMH: Làm tri huyện.
NĐT: Vâng nói làm tri huyện cũng được đi. Thế thì chẳng hạn như ông Toàn Then, ông là chánh văn phòng của ông Nguyễn Hữu Trí, ông với cái Mão cũng là trong cái cat quan lại, đổng lý văn phòng cho Nguyễn Hữu Trí. Thế thì chú nói với các bạn chú thế này: Đừng nên trách, chẳng hạn trách ông Nguyễn Hữu Trí tại sao là chỉ lấy những cái người quan lại cũ, vào trong cái bộ tham mưu của mình của mình. Là vì những người đó là gần nhất ông, ông ấy hiểu, ông biết rõ họ đó. Bây giờ thí dụ như là: Tao hỏi mày nhà, Ứng à, mày biết là tao cũng học như chúng mày, ở cùng trường, bây giờ tự nhiên có ngày, ngay chính chúng mày bảo tao ra làm cơ mà. Thế là rốt cục lại cái chuyện đó là phải bỏ đi, đừng nghĩ rằng thì là họ kết bè, kết cánh quan lại. Bây giờ mình chỉ xét, được các ông quan lại cứ ngồi đó, bây giờ tôi chỉ xét ông, cái giá trị của ông, là ông đối phó thế nào với cái tình hình đang đang biến diễn.
LMH: Nhưng mà những cái người ở trong đó đấy, những người quan lại đó, có phải là Đại Việt hay không?
NĐT: À có người Đại Việt, chẳng hạn như Trần Trung Dung, sau này vào Đại Việt, có vào Đại Việt.
LMH: Ông Dung là có vào Đại Việt trước hay là vào Đại Việt thời ông Nguyễn Hữu Trí?
NĐT: À cái đó thì chú không chắc chắn nhưng mà lúc mà gặp nhau, vì chú với Trần Trung Dung gặp nhau nhiều lần mà, thì biết ông là Đại Việt mà nhưng mà không biết ông trước ông Trí hay là sau ông Trí. Nhưng sau này thì ông Trí có là Đại Việt nhưng Đại Việt đây tuyên thệ với ai, nhưng chỉ biết rằng thì là ông ấy chấp nhận cái chuyện Đại Việt. Là vì thế này, cái này có liên quan đến những chuyện sau, bây giờ chú mới đi nhảy vọt luôn đây. Đến năm 48 đó, chú thấy ngoài bắc không làm được gì, chú tính chú vào nam, chú là người độc nhất trong tất cả trong cái lũ Đại Việt( trong đấy có cả chú đó) ở Hà Nội đó, không ai nghĩ vào trong nam, chú nghĩ. Thế thì chú nghĩ thì chú nói này: Phải liên lạc với người( vì trong nam cũng có Đại Việt mà), phải vào trong đó, để xem anh em làm như thế nào, làm cái gì, còn có thể nào mà nối liên lạc được với nhau để cùng làm, mà không biết chuyện gì không, thì chú vào.
LMH: Tức là theo chỗ cháu hiểu, qua mấy lời chú nói đó, tức là sau khi ông Phương mất tích đó, coi như Đại Việt không còn một cái tổ chức nào rõ rệt, không có, thành ra chỉ có từng nhóm những đồng chí gặp nhau để mà sinh hoạt với nhau thôi, chứ không có một cái tổ chức rõ rệt để mà làm?
NĐT: Đúng! Chú xét ngay cái nhóm của chú thôi đó, đúng là chỉ vì tình thân, cùng học một trường, rồi là có khi đối với cả anh em ở bên trường Bưởi nữa, là cùng chung một ý nghĩ, thế là họp với nhau lại, cũng là họ cũng ở trong Đại Việt. Thế thì gặp nhau, bàn thảo những làm cái gì, tổ chức như thế nào, rốt cục không bao giờ thành cả, không bao giờ thành. Thế thành ra vì thế cho nên rằng đến, sang đến năm 48, sau khi ăn tết năm 48 xong, là chú tính chú vào nam và chú vào thật. Chú vào ở liền cho đến năm 1953, chú mới ra, trở lại để mà rồi đến tháng 7, năm 1954 vào vào hẳn nam. Thì ở trong nam thì chú liên lạc được với Mười Hướng. Mười Hướng lúc bấy giờ, không biết ai nói thì là ông là xứ uỷ rồi, anh cũng là học trường Lyceé mà. Thế thì thôi được, cũng được thì chú vào chú gặp nhưng mà chú rốt cục lại thì cái ông xứ uỷ đó, cũng không biết gì hơn, cũng không liên kết được nhiều với anh em ở trong nam, mà vẫn chỉ có cái danh xứ uỷ thôi, mà không có cái thực-thực chất của một xứ uỷ.
LMH: Bởi vì có một số người, một số tài liệu nói thì cái thời đó thì ông Đặng Vũ Lạc coi như làm lãnh tụ Đại Việt ở miền bắc thì lúc đó chú có nghe nói, hay có những chuyện gì, chứng tỏ ông Đặng Vũ Lạc là lãnh tụ Đại Việt ở miền bắc lúc đó?
NĐT: Không, riêng chú, chú thấy không. Là vì chính ông Đặng Vũ Lạc còn đi tìm chú, để mà nhờ bảo chú thì là đi tìm ông Phương nữa mà và ông hy vọng ở chú rất nhiều. Mà lúc chú ra, chú cho biết ngay-bà Cả Tề đó, không có. Thì sau đó, rồi thì là bà Cả Tề thay mặt ông Nguyễn Hữu Trí đó-à quên ông Đặng Vũ Lạc đó là tập hợp lại các anh em để họp thì chú có đi họp vài, ba lần thì sau đó thôi thì chú thấy tự nhiên, ngay từ đó chú ý thức được rằng, cái họp này không bao giờ đi được đến đâu cả. Nghĩa là chỉ một số người có tâm huyết với đất nước, lại có tý trung thành với đảng nhưng mà không biết xoay sở ra làm sao cả. Bảo là chấn hưng đảng như nào, gây lại uy tín của đảng, uy tín này, uy tín như thế nào. Trong khi đó thì người ta chạy, thấy ông Trí là Thủ hiến, bám lấy cái chỗ đó, bảo là được qua ông Thủ hiến Nguyễn Hữu Trí để mà làm việc đảng, nhưng mà rốt cục lại, không làm được. Chính ra lúc mà mà anh em, chú ra ngoài Hà Nội đó, anh em bảo gặp Nguyễn Hữu Trí thì lúc mà lôi cả chú đi đó. Cháu có thể tưởng tượng được, tất cả Hợi, Ứng này nọ kia nghĩa là hơn 10 người, cùng học ở Lyceé có người học trên chú 1 lớp, có người học 2 lớp nọ kia, 6 giờ đến, 6 giờ chiều là tan sở của phủ Thủ hiến đấy.
Lúc bấy giờ thì ông Hy-ông Trí mới tiếp, tiếp là để có nhiều thì giờ riêng, để tránh cho cái việc đi lại của nhiều người quá đi lên văn phòng ông ấy. Vào đấy, các ông ấy có thể gọi là đáng mặt đàn anh, không ông nào lên tiếng cả, đùn cho chú nói với ông Trí, nói chuyện với ông Trí từ đầu đến cuối, rốt cục lại chỉ có ông Trí với chú là đối nhau thôi. Vào một cái, lúc đẩy chú, chú mới bực quá, chú bảo: Chúng mày ít nhất là bảo tao 1, 2 ngày, tao còn nghĩ, tao còn nói gì với ông ấy chứ, tao còn đi tìm hiểu, mà chú mày giao. Bây giờ đẩy tao ra, rồi rồi chúng mày ở ngoài bắc này, tao mới chân ướt, chân ráo ở trong nam ra, tao biết cái gì. Cứ đẩy, mày cứ nói đi. Thế, nhưng cái tinh thần của anh em không phải là đùn, nhưng không phải hẳn là đùn, mà không phải là là, nếu mà chú bảo rằng thì là họ trốn tránh trách nhiệm thì cũng tội, cũng không phải, có một cái gì đó, chú không thể nào bảo là mình, chú bực lắm nhưng xong rồi thì là, ta cho lên đấy, thế vào. Các ông ấy có vẻ như thấy ông Trí là Thủ hiến thì thì mà bây giờ lại đứng ngang hàng với nhau-đảng viên Đại Việt cả thì bây giờ nói cái gì, không biết nữa mà. Chú nói thẳng luôn-ngay vào cái nói, xin giới thiệu nhau, rồi ngồi đấy. Xin thưa ông Thủ hiến, hôm nay họp đến đây thì tôi không biết rằng thì là ông Thủ hiến họp với thuộc cấp hay là với các đồng chí? ông Trí choáng người cơ mà, ông Trí lặng người di một lúc, rồi trả lời: Đến hôm nay là gặp các đồng chí. Thì chú nói thẳng: Vậy thì, tôi xin phép được gọi gọi nhau bằng anh vì trong đảng nó là thế. Vậy anh Trí cho biết, hôm nay tập hợp chúng tôi có mục đích gì? Chú gọi bằng anh ngay, không lôi thôi gì hết, nhìn ra các ông kia, các ông kia có vẻ thì là cũng hơi ngài ngại. Chú vớt đi được, từ đấy trở đi là chú lấy một cái giọng ngang hàng, vẫn lịch sự, với lễ phép nhưng mà ngang hàng. Chú hỏi luôn rằng thì: Anh tập hợp ở đây thì có cái mục đích gì, cho chúng tôi biết mục đích, nếu là mục đích đảng thì nói, nếu mà gọi là họp nhau, giữa đồng chí với nhau thì nói về chuyện đảng, còn nói về ông Thủ hiến họp thuộc cấp đó thì là một chuyện khác.
Ông kia ông nhận rằng thì là anh em với nhau, ông tránh chữ đồng chí, giữa anh em với nhau. Thế chú nghĩ định xoắn thêm, nhưng chú lại nghĩ thôi không nên: À vâng, anh đã nói tình anh em thì vâng chúng ta cứ cởi mở với nhau. Vậy anh cho biết rằng thì là anh đương ngồi ở cái địa vị là vị Thủ hiến, mà anh còn là đảng viên của đảng Đại Việt. Vậy thì chúng tôi phải coi anh(với tư cách Đại Việt đó) thì chúng tôi phải coi anh là cấp bậc gì trong đảng. Vì một khi mà đã tránh cái chuyện Thủ hiến, mà gọi nói chuyện với anh em thì khác. Vậy thì anh tập hợp chúng tôi đây, với tư cách là một người đàn anh trong đảng Đại Việt để gặp gỡ các đồng chí ở dưới, cấp dưới thì xin cho biết? Ông bảo: Không, cái chuyện này thì riêng anh em có gì thì nói. Vậy bảo: Không, riêng cá nhân tôi, tôi đã gặp anh Phương và chúng tôi được phép trước khi mà tôi gọi ông Phương là anh-tôi cũng phải hỏi ông ấy, mà tôi được phép như thế này thì ông Phương, ông ấy vui vẻ lắm. Bảo: Không, đây là anh em cả, đồng chí là anh em rồi. Thế thành ra câu chuyện của tôi với ông Phương nó dễ dàng. Thì bây giờ cũng thế thì bây giờ để cho câu chuyện nó dễ dàng thì bây giờ, anh cho biết, anh bảo là anh em cả. Vậy tôi xin mời anh Trí cho biết rằng, bây giờ anh định đấy cái tình hình đảng như thế nào, anh có biết như thế nào, anh cho chúng tôi biết? ông cũng ngỡ đia ra cơ mà. Nhưng mà ông cũng nói thực thế này chú là: Thực sự ra chính vì thế mà tôi mới mời các anh lên đây, để chúng ta cùng bàn thảo. Thế đến tối đó, chú nhìn nhìn cái anh nào, để xem anh đỡ lời, không anh nào nói cả. Chú nói bảo: Vâng, bàn thảo như thế nào, theo ý anh, thì anh cho rằng cái đề tài bàn thảo hôm nay là đề tài gì? Vì thật sự riêng cá nhân tôi, tôi không biết là các anh em đây trước khi đến anh đã chuẩn bị rằng cái đề tài nào chưa, tôi không biết, mà các anh em cũng không nói cho tôi biết, là có, đã có cái đề tài gì đã được chọn lựa. Vậy thì bây giờ, tôi xin hỏi, vậy đề tài ấy là gì? Ông Trí ông quay ra, ông trợn mắt ông bảo: Thế bây giờ tất cả các anh em đây, bây giờ, chẳng lẽ chỉ có anh Tú với tôi thì anh nào có ý kiến thì nói đi chứ? Chúng ta rộng đường nói chuyện, chứ bây giờ chẳng lẽ chỉ có hai người đối thoại với nhau thôi? Thế các ông kia, cứ im mẹ đi: Ứng, Hợi, Lâm, thằng Thế, mấy thằng toàn là cái thằng ở ở ngoài kia là nghê lắm, thế mà bây giờ vào đến đây. Xong rồi, cháu không thể tưởng tượng được rằng, lúc bấy giờ cái không khí, chú không bao giờ chú quên cái chuyện không khí đó: Nó im, mà nó lại ngột ngạt, mà chú không biết rằng nó kéo dài, có khi nó kéo dài chỉ độ 2, 3 giây thôi thì cũng là dài lắm rồi nhưng đằng này kéo dài có đến 50 phút. ông Trí mới khôn lắm, trong bụng chú cũng bảo: Ông này-ông khôn. Mình mà ở địa vị ông, mình cũng thế chú không phải là-thế chú nghĩ trọng bụng thế. Thế nhưng mà trong bụng chú, chú có chủ đích rồi. Thế bảo: Thôi bây giờ không ai có ý kiếm nữa thì xin mời anh Trí lên tiếng trước đi. Dù sao nữa, trên bây giờ rằng thì là mình nếu nói về tuổi tác thì là anh là huynh trưởng về tuổi tác thì xin anh nói trước.
Ông Trí cũng choáng người, ông Trí có biết mẹ gì về đảng đâu. ông nhờ cái danh đảng thôi nhưng mà thực sự ra ông không phải, cái cốt lõi không phải là đảng, là vì ông cốt lõi là cái người cai trị. Thế thì chú hiểu cái đó, chú mới bảo: Tôi xin phép anh, tôi xin có điều thưa thế này, sở dĩ phải họp hôm nay ấy, là đảng của chúng ta chẳng còn là cái đảng gì cả. Chúng ta bây giờ, chỉ còn có danh hiệu và chính cá nhân tôi, tôi cũng dám nói với tất cả anh em, kể cả anh Trí nữa, tôi không dám nói tới các anh, tôi chỉ nói về cá nhân tôi đó. Tôi là cái thằng đảng Viên Đại Việt bơ vơ, tôi nhìn lên để mà tìm lãnh đạo: Ông Phương đi rồi, sau ông Phương-ai, tôi không biết. Bây giờ có anh lãnh(chú chỉ vào ông Trí như thế này) có anh là người cao niên nhất thì bây giờ, thôi tôi có thể nói vào đảng không kể chuyện thâm niên, tôi vẫn thường nghĩ thế, có thể rằng thì là anh vừa vào đảng được 1 tiếng đồng hồ nhưng tự nhiên thấy anh là con người có cái tài lãnh đạo, tôi theo, chứ không phải là cái chuyện thâm niên như trong công chức nữa. Thì bây bây giờ, tôi đã nói cái cảm nghĩ của tôi và cái nhận xét của tôi đó, tôi đã vừa mới đi vào tận quá Ngũ Châu, thế có mấy anh em ở đây biết, tìm được mấy anh em mà không tìm thấy ông Phương. Thế bây giờ ra rắn mất đầu, rắn đã bị chặt đầu rồi, không thể nào lấy cái đầu khác mà vặn vào đó được. Vậy thì phải có cái đầu mới, vì đầu mới bây giờ là ai? Bây giờ anh Trí ngồi đây, anh làm Thủ hiến và anh cũng nói anh là đồng chí. Vậy thì anh ngồi cái ghế Thủ hiến với tư cách Thủ hiến tôi đồng ý, ít nhất là anh cũng còn có đối phó với người Pháp nọ kia đấy, chứ còn với đảng, anh làm thế nào, anh vừa một người, tôi chưa dám nói hẳn là lãnh đạo đảng nhưng mà một phần hay là tôi nói, lấy cái danh từ của đảng đó, là một chi đội của đảng, chi đội không phải là 3 người nữa-à chi bộ không phải là 3 người nữa, mà chi bộ phải từng này người này. Thế là bây giờ thế này nhé, những anh em này-đều là thuộc cấp của anh cả. Thế bây giờ làm thế nào để mà phân định được rằng thì là nếu mà tất cả anh em đây đưa ra một cái quyết nghị gì đó, mà nói với anh là anh với tư cách Thủ hiến, anh có thể thi hành được-đi vào dân chúng, đưa cái quyết nghị đó để mà ra ngoài dân chúng, anh có làm được không? Dĩ nhiên, cái quyết nghị đó đưa ra sẽ phải được bàn thảo, làm thế nào để mà không phải che lấp mắt người Pháp đâu.
Tôi không nghĩ rằng thì là nếu mà chúng ta làm cái chuyện đó thì người Pháp luôn luôn sẽ biết ngay à, không biết ngay, cũng phải biết ngày mai, mai nữa không biết rõ thì đến ngày kia biết. Thế phải tính đến cái chuyện đó, là làm thế nào để cho người Pháp khi mà họ biết, họ thấy rằng thì là, cái quyết nghị của mình cũng không đụng chạm gì đến cái quyền lợi thiết thân của họ ngay lúc này. Nhưng mà thì phải đánh rõ cái quyền lợi của đất nước là như thế nào? Mà trong cái quyền lợi của đất nước đó, có cái quyền lợi của đảng. Vậy thì anh Trí-anh là cao niên, anh cho tôi biết, cho chúng tôi biết ý kiến? Đấy, các anh bảo đề tài thảo luận, bây giờ đấy, tôi đưa ra một cái đề tài, nó thế đấy, cứ theo cái ý đó thôi. Ông Trí, ông khôn chứ, ông không nói, ông dại gì ông nói.
LMH: Nhưng mà tức là tuy rằng gọi là-cái hồi đó cứ gọi là đảng Đại Việt nắm quyền qua ông Trí nhưng mà thực sự tức là ông-ông Trí và cái là một số những người trong đảng Đại Việt, tình cờ làm việc thôi. Thì chú nói về sau, chú có ra, chú tham gia đó. Như vậy những cái người Đại Việt cũng đã tham gia và đưa một phần cái chương trình của Đại Việt vào trong cái hoạt động, cái thời 47, 48 cho đến 53 phải không?
NĐT: Thực ra chú không biết rằng có một cái, một cái kế hoạch nào của đảng, để mà để ông Trí căn cứ vào đó, để mà hoạt động. Chú không thấy có, hay là có, nó cũng dàn dàn, nhập nhèm. Thế rồi lúc đó ông Trí đương mắc cái chuyện binh bị thì ông ấy cần có những cái anh em ở trong đảng Đại Việt rồi hỗ trợ ông ấy. Chú đương ở trong nam, cháu có thể tưởng tượng được rằng là chú có là cái quái gì đâu. Anh em ở Hà Nội, mới phải nói với ông Trần Như Thuần là ông đứng làm commissaire – tức là người đứng số 2 sau ông Trí. Hồi đó ở bắc, ông Thuần là người quyền uy lắm, uỷ viên cơ mà, uỷ viên Bình Trị, uỷ viên Bình Trị định thay ông Trí cơ mà. Chính ông cũng không hiểu anh em nói thế nào, mà ông ấy phải đích thân ông vào trong Sài Gòn, ông ấy tìm chú, để mà mời chú ra. Hồi đó, chú cũng chịu. Ờ ông-Anh em cho biết-điện vào cho biết, đây là có anh Thuần, anh ấy vào đấy để thì lúc bấy giờ chú mới biết là ông ấy, trước kia, chú có biết ông Thuần là ông nào đâu. Thế vào gặp nhau, thì lúc bấy giờ, chú đang ở cái cái hotel xập xệ ở Hoà Bình-trên đường Trần Hưng Đạo sau này đó-trước kia là Gallieni của Tây đó. Thì sau này bên cạnh, nó xây cái Ciné Palace, mấy năm sau cơ. Thế thì cái hotel Hoà Bình là của Tàu.
Thế thì hồi đó, các trại binh của Pháp, nó đóng ở đấy. Sau này mới trả lại, nó giải toả cái trại binh đó đi, nó giao lại cho dân sự. Thế rồi làm nhà rồi cứ ở đấy. Chú ở đấy với một anh bạn là Phạm Chứ chết rồi, cũng là bạn học với chú, thằng ấy hay lắm á. Thế thì hai anh em ở đấy, chú đi dạy học. Chứ thì không đi làm gì cả, cứ ở sống với chú thôi. Thế thuê cái buồng ở đấy, chú đi ra ngoài trường Kiến Thiết thì cái trường ấy là em-à là anh ông Thiệu là ông Kiểu đó, cũng dạy ở đấy. Trường Kiến Thiết thì gặp nhau cả, thì ông ấy cũng là Đại Việt- Đại Việt thật, chứ không phải Đại Việt giả. Nhưng mà chú không có, không có dính líu gì đến Đại Việt nữa, chú đi dạy học đó. Thế thì ông Thuần vào, đến cái hotel đó, bị anh em cho là-thế chú thuê luôn cái phòng lớn nhất để ông ấy ở. Thì chú ở phòng bên trong hẹp thôi, với ông Chứ-hai anh em vẫn ở đấy. Thế ban ngày thì chú đi dạy học, buổi trưa đến thì chú mời ông ấy đi ăn cơm. Xong tối về-chiều về mời ăn cơm xong, mới đến nói chuyện, nói chuyện thì lúc bấy giờ Chứ nó tránh, nó không ở đấy thì chú nói chuyện với ông đấy. Ông ấy cứ năn nỉ, ông bảo: Anh phải ra anh giúp, anh em ngoài kia thì bảo tôi, nói với tôi rằng như tôi-đây này(ông ấy lấy ca táp ra ordre de mission (mission order), ông Trí ký sẵn đây này, để cho anh, máy bay máy biếc là tôi lo hết cả. Ông Trí bảo tôi ký hết tất cả những cái giấy tờ, để mà mời anh ra. Bảo: Giấy máy bay, đủ hết cả. Thôi anh ra, anh làm Bình Trị. Chú bảo: Không, trước khi mà tôi, tôi không biết là, tôi không dám nói với anh rằng thì là tôi nhận lời và tôi cũng không dám nói với anh là tôi không nhận lời. Vậy anh cho tôi biết, các anh quan niệm Bình Trị như thế nào? Tôi phải hiểu rằng thì là, các anh mời tôi ra, để làm công việc Bình Trị, mặc dù tôi không biết Bình Trị là cái gì cả, thì làm sao mà tôi nhận. Thế là ông ấy bảo: Bây giờ tình hình nông thôn, nó lôi thôi lắm.
Bây giờ ông Trí, ông ấy muốn rằng thì là: Mỗi một người ở trong Bình Trị ấy, là nhận trách nhiệm một tỉnh, tức là đứng cạnh cũng như là conseiller (adviser), chú-trong óc chú-đứng cạnh ông tỉnh trưởng để mà ấy. Thế rồi thế rồi các ông muốn làm như là là chính uỷ của tụi Việt Cộng chứ gì? Ông cười, bảo: Không, không có…(39’31-39’34: nghe không rõ). Các ông muốn, ông Trí muốn có một người Bình Trị đi cạnh ông tỉnh trưởng để giám sát ông ấy chứ gì? Xem ông có tham nhũng không, xem ông có làm được việc không, xem ông có làm cái gì gì không chứ gì? Thế thì dĩ nhiên rồi không phải những cái người mà được bổ nhiệm đi cạnh ông tỉnh trưởng đấy, điều toàn là Đại Việt cả, còn có những người khác nữa chứ, có phải thế không? Ông Thuần bảo: Có, đúng. Thế thì thế thì bây giờ thế này, tôi chỉ hỏi anh thế này. Thế những anh em Đại Việt mà nhận đi làm bên cạnh ông tỉnh trưởng đó thì cái bổn phận của họ là cái gì? Ông bảo: Thế thì giúp ông ý kiến. Vậy ý kiến gì? Nếu là ý kiến cai trị đó thì ngay như chính các ông tỉnh trưởng đó, trừ những ông tri huyện, tri phủ cũ, ông còn biết cai trị dân, chứ còn những cái ông mới ấy thì ông biết cai trị những cái gì, để mà dùng, rồi mình cho ông ấy ý kiến để ông ấy làm. Mà chính ra những người cho ông ấy ý kiến ấy, cũng không biết gì về cái chuyện cai trị cả. Mà tôi nói thẳng với anh, cả tôi nữa, tôi không biết gì về chuyện cai trị cả. Mà tôi đi đánh đấm thì tôi đi đánh đấm được, bàn với tôi về cái chuyện cai trị nhân dân thì ít nhất thì tôi cũng phải học, hay là tôi đến đấy, rồi học tại chỗ, tự mình, mình học lấy. Cũng như tiếp xúc với nọ kia đấy nhưng mà ít nhất cũng phải có một cái căn bản tối thiểu về cái chuyện cai trị. Về tình hình là ở cái tỉnh đó như thế nào, dân chúng như thế nào, Tề như thế nào, không Tề như thế nào và nhất là cái vấn đề an ninh. Tại vì đây là một cái chuyện, thật sự ra đây là cái chuyện chiến đấu giữa Quốc-Cộng rồi, giữa mình với Cộng Sản rồi thì phải định rõ ra được, chơi Cộng Sản qua dân chúng thì phải làm cái gì co dân chúng, nó đi với mình để mà chống Cộng chứ. Có phải là một mình, mình chống Cộng được đâu. Trong hai đêm, nghĩa là chú quay ông đủ hết cả, xong cuối cùng, ông cũng sốt ruột, thôi bảo: Anh à, tôi cũng không thể ở đây lâu được, anh có biết rằng thì là, cái nhiệm vụ tôi là uỷ viên chính trị-à uỷ viên Bình Trị, mà bây giờ tôi ngồi ở Sài Gòn mãi thì các ông ấy cứ tưởng là tôi đi chơi. Bảo: Không, nếu mà có gì tôi viết thư, tôi xác nhận ngay cho anh, anh không lo nhưng mà còn bảo tôi phải chấp nhận ngay thì tôi không dám nhận. Xong rồi, ông cứ năm nỉ mãi. Bảo: Thôi thế này nhá, anh cứ ra, anh quan sát, nếu anh thấy ưng thì anh ở, mà không ưng thì thôi. Thì chú tóm, chú bảo: À không, nếu mà tôi không ưng đó thì cũng có vé máy bay cho tôi vào, tôi tôi trở về Sài Gòn chứ. Tôi nói thực với anh, tôi không có tiền để tôi mua vé máy bay trở lại Sài Gòn đâu. Vậy thì cái ordre de mission này là có, tôi xin nói trước với anh, với tư cách là tư cách khứ hồi. Thế ông cười. Bảo: Vâng, thế được rồi. Thế là ông đưa ra, giấy tờ đủ hết cả nọ kia thì là ông về trước, chú ra sau. Chú ra sau thì đúng là cuối năm 1953, sắp sửa tết 1954 rồi, ra thì anh em cũng mừng, thì kể ra thì anh em cũng mừng. Bao nhiêu anh em vừa là học, cùng là đồng môn với nhau, rồi nọ kia, bây giờ là dính vào cái đó. Thế thì sau một tuần nghỉ ngơi thì lên. Thì chú trình diện với ông Thuần cho nó phải phép, sau đó rồi mới có cái chuyện gặp ông Trí đấy, nó đẩy ra nó đẩy.
Thế thành ra chú thấy rằng thì là thật sự ra lúc đó chưa có cái gì cả. Nghĩa là đảng Đại Việt vẫn chỉ có cái danh mà cái thực không có. Cái hư chất thế, cái danh đó làm nhiều người sợ, cả sang Pháp cũng vậy. Vậy bây giờ phải bám vào cái chuyện đó, bám vào cái danh đó, cái danh hờ đó thôi. Thằng Pháp nó cũng phải bám vào cái danh đó, nó cũng ngại Đại Việt, nó không cũng hiểu rõ ra làm sao cả, chỉ vì ừ thôi ông Phương ông ấy rồi, còn tụi trẻ với nhau, không phải lăng nhăng nhưng mà thằng Pháp ngại thật. Mà bây giờ lại thấy rằng, ông Trí lại đối với tụi trẻ, lại có vẻ trọng vọng nọ kia thì cũng biết là ông Trí ở trong Đại Việt rồi-tao cũng lại nể ông Trí, tao cũng lại ngại ông Trí nữa. Nó vừa nể, vừa ngại. Thế thành rốt cục lại, cái danh to lắm, sau này chính vì cái danh đó mà ông Sung hưởng, ông Sung hưởng. Mà không phải ông Sung hưởng là ăn cỗ sẵn đâu. Ông ấy cũng là một cái tây maneuvre (manipulator) ghê lắm nhưng mà maneuvre (manipulator) đàng hoàng. Sau này cái chuyện ông Sung thì chú kể cho cho anh nghe sau.
LMH: Bây giờ trở lại cái chuyện cũ đó thì chú cho biết là chú gặp ông Sung vào cái lúc nào?
NĐT: À đấy năm 53, năm 53 đấy. Chú ra thì anh em đã gặp ông Sung trước rồi. Thế là hôm ấy mới gặp nhau thì là mới giới thiệu, thì chú nói ngay, chú: Anh chính là tôi biết anh trước đấy, khi mà tôi còn ở trên Yên Bái đấy. Anh có lên trên đấy, tôi nhớ hôm đó, anh mặc cái Sooc, mặc áo sơ mi trắng cọc tay, mặc quần cọc-sooc. Thế thì tôi biết là anh là anh Sung, là bởi vì thì là Nghiên với Bút là khu ranh, khu ranh sát nhau đó. Chú con bác, con bác ruột, Nghiên, rồi Bút đó. Thế thì nhưng mà lúc ấy thì chú lại không nói chuyện được với anh ấy nhưng mà hôm gặp nhau ở-lần đầu tiên ở Hà Nội đó thì chú nói ngay: Không tôi biết anh nhưng anh không biết tôi thôi. Tôi biết anh bởi vì thì là, sau đó tôi có nói với Nghiên, Bút rằng có anh lên nọ kia, thì mới bảo: Uả thế à, anh Tú ( lúc bấy giờ còn còn gọi là anh em với nhau mà) anh Tú có gặp cả Nghiên? Vâng tôi gặp chứ, chúng tôi còn, Nghiên, Bút cũng học trên trường cả, cùng đi tập bắn súng, cùng đi tập lưỡi lê-à quên, tập Ắc-ê với nhau. Tôi còn Nghiên, với Bút, lúc tôi mà mà Việt Minh nó chiếm được Lào Cai đó thì trước đó một buổi chiều, chiều trước đó thì là là tôi còn thết hai anh ấy một bữa cơm ở ngay lề đường, trước khi chia tay nhau mà,thế.
LMH: Tức thế chú nói chuyện, chú làm báo chung với ông Sung là từ lúc nào?
NĐT: À đấy! Thì lúc-à thôi, chú hơi lầm. Chú biết ông Sung từ năm 40-sau khi ở ở, đi ở Thanh Hoá ra ấy thì chú biết ông Sung năm 47( chú xin lỗi). Lúc ra thì lại tiếp gặp lại nhau thôi, thế còn biết nhau từ năm 47, lúc vào Thanh Niên-à làm tờ báo Thanh Niên đấy. Chú xin xin lỗi cái chuyện đó, chú phải nhắc lại. Thế thì bẵng đi, bẵng đi mấy năm đó, thì cái này phải kể ra cho cháu nghe, cái này thì thì thì.
LMH: Vâng. Thế Chú cứ ấy, bảo không sao nếu mà chú không có muốn phổ biến thì cháu không có phổ biến đấy. Chú cứ nói cho cháu thu vào trong này chuyện Paul Gannay chứ lại?
NĐT: Không, không Paul Gannay, ông Sung ông ấy nói tung hết tất cả, cũng có thể ông ông không.
LMH: Chú có thể cho cháu biết cái chuyện mà chú làm báo với lại ông Sung trong năm 47?
NĐT: À không thì.
LMH: Cái đó thì, chú kể cái chuyện Paul Gannay đó?
NĐT: Cái chuyện Paul Gannay là như thế này. Hôm ấy, ông ấy chỉ kể với chú nghe thôi, lúc ông ấy cũng ở hai thắc, tối ông ấy đi đâu, tối ông ấy về, thế buổi trưa thì ít khi ông ấy về. Thì buổi tối, ông ấy đi ăn cơm với bạn với bè, với lại-lúc ấy còn có cả cụ Trần (Trần Trọng Kim) nữa cơ. Thành ra ông thường thường, ông hay đến thăm cụ Trần, rồi thì ăn cơm ở đấy, rồi thì đi ăn cơm với bạn, hay là đến nhà ông Quát ăn. Thế thì có một buổi chiều, ông ấy về sớm, các anh em kia thì lại chưa về, hay đi chới đâu thì có hai, hai thì ông mới nói. Thì lúc bấy giờ đóng cửa tờ báo rồi thì ông bảo: À Tú ạ, đóng cửa tờ báo thì cũng buồn thật đấy. Thế bảo: Thôi thôi đỡ mất tiền thì ông mới cười. Ông bảo: Tiền chó gì của tớ đâu, tiền này thằng Paul Gannay nó đưa đấy. Nó về Nhật. Nó mời moa gặp nó. Hồi đó thì là moa, moa ở Hồng Kông với cụ Trần về thì là bị đắm tàu mất hết tất cả. Thế rồi thì là ấy, rồi về Sài Gòn, nó mới giữ lại, nó mới giữ lại thì moa cũng khai thật cho thằng Tây đó nghe.
Chú thì sao tức là có ông ông chú của moa là ông Hồ-ông Đặng Văn Hồ đó, ông làm bác sĩ thôi thì là ông đến, ông lấy moa về thì Tây nó trả mà, về thì là thôi, moa ra Hà Nội. Thì ông giữ thế này, ông vắn tắt thôi. Thế rồi lại gặp gỡ nhau, người này, người nọ. Thế thằng Paul Gannay nó mời qua. Mời qua ăn cơm, rồi xong nó hỏi này kia thì tự nó, nó nói chứ moa cũng chẳng bao giờ moa nói: Tôi mở cho ông một cái công 20.000 đồng, 20.000 đồng hồi ấy to lắm. Thì…(49’46’’: nghe không rõ) tiêu hết nó lại có, tiêu hết lại có, tiêu hết lại có, lúc nào nghĩa là trong cái két của ông ấy, trong cái chương mục của ông ấy, lúc nào cũng có 20.000. Thế thì ông bảo: Đấy, cái tiền đấy moa lấy có 3000, moa làm tờ Thanh Niên mà có 3000 to lắm rồi, tờ thanh niên đấy. Chứ còn cái tiền đó, moa có đụng đến đâu. Moa không động, moa chỉ lấy có mỗi một lần 3000 thôi. Thì chú tin, ông không phải cái cái hạng vì ông ấy là tính hào sảng lâu rồi, chú biết rồi, ông nổi tiếng rồi. Thế ông bảo: Thì đấy tiền moa chỉ lấy có 3000 thôi. Các ông ấy bào thì là cần phải có ra tờ báo chí, nói với moa cần phải ra tờ báo thì moa ra tờ báo. Thế thì ra cho các ông ấy, chứ có phải ra cho moa đâu. Thế là ông nói cái chuyện Paul Gannay, sau rồi chú có hỏi: Sau thì là cái chương mục của anh có tiêu hết không? Bảo: Đâu, moa có biết gì nữa đâu, moa chỉ lấy có mỗi 3000 thế thôi. Sau đó, moa không, moa không đả động gì cái chương mục ấy đâu, rồi moa không biết cái chương mục ấy còn hay là mất hẳn rồi, moa cũng không biết. Nói thế đấy. Thì cái đó thì chú tin.
LMH: Như là như chú vừa nói đó, ông Sung ông nói, bảo là ông Trí muốn ra tờ báo như vậy, tại sao Tây thì nó lại đóng cửa?
NĐT: À thì là vì báo cũng quạt ghê quá, quạt lung tung, cứ quạt loạn cả lên. Ông nào vớ va vớ vẩn thì cũng quạt luôn. Mà viết được, viết châm biếm, viết có lối, Phạm Hùng Dân viết hay lắm đấy. Phạm Hùng Dân thì cái châm chọc hay lắm. Chú nhớ Phạm Hùng Dân thì ký tên là ABC, buồn cười, tụi này cứ đùa, bảo: Mày mà viết ký tên ABC là ăn bún chả, mà tụi này lúc nào cũng thèm ăn bún chả mà. Thế thành ra với các bài khác nữa cũng quạt, mà đuối à, mà đứng đáp hồi ấy lại bán được. Tại vì trong Hà Nội, riêng có mỗi tờ Thanh Niên là là ra hàng tuần, mà lại do lũ trẻ nó viết, mà toàn là lời văn cũng rất trẻ, chuyện cũng rất trẻ, châm biếm rất trẻ. Các bố mày, các quan huyện, tri phủ, tri huyện toàn là vãi đái cả ra. Thế thôi, nó đóng cửa mẹ nó. Rồi cũng chọc Pháp nữa, chọc Pháp nữa, thế thôi.
LMH: Chú nói là chú vào Sài Gòn năm 48 thì chú có tìm cách liên lạc với những đồng chí Đại Việt ở trong Sài Gòn?
NĐT: Có, ngay lúc đầu, ngay lúc đầu, thì là chú tới Sài Gòn là như thế này. Lúc bấy giờ, thằng Tây nó có mở một cái huấn luyện thanh niên. Thế chú nghe thấy ở trên Ra-đi-ô thì chú mới đi ghi tên, thế đến ngày thế là nó gọi đi, nó đưa chú đi máy bay, không mất tiền. Thế là đi vào vào trong Sài Gòn mất một ngày, phải đỗ đỗ ở Tourane tức Đà Nẵng đấy, rồi sau đó mới vào đến Sài Gòn. Vào đến Sài Gòn thì nó đưa chú ngay đến cái buồng riêng của an ninh đấy, nó khám chú, nó khám chú, nghĩa là nó bắt tháo giày ra, thì nó ghi gót giày đựng cái gì như trong truyện trinh thám đó. Chú cũng đưa. Thế Tây nó cũng hay. Nó thấy, nó hỏi, chú cũng nói tiếng Tây lịch sự lễ phép, nọ kia, nó thôi. Thế chú đi cởi nốt cái giày kia ra-giày bên trái ra thì nó bảo: Không, thôi không cần, không sao, thôi thế hết, thế xong, thế thôi. Thế chú chỉ mượn cái cớ là đi học trường Thanh Niên, chứ thực ra để mà vào trong đó. Chú cũng đi những cái ngày tuyển đó: Chạy, với lại nhảy cao, với lại chạy nọ kia đó thì chú cũng đi, đi xong rồi, đến cái ngày phải lên Đà Lạt, để mà vào trường đó thì chú không đi. Chú không đi, nó gọi mãi cũng không thấy. Thế đến lúc mà chú ở trong ấy thì xong chú nghĩ cũng phải ra nói với nó. Nó bảo: Thế thì trường đã khai giảng rồi, bây giờ anh đi. Bảo: Không, tôi tôi tôi cần phải về về bắc, tôi về Hà Nội cơ, chứ tôi không ở đây. Thế nó hỏi anh có cần máy bay nọ kia, tôi giúp anh. Thế chú bảo: Vâng, tôi tôi vẫn còn ở đây, tôi thăm bạn tôi. Thế chú ở liền ấy.
Chú đầu tiên thì là đi tìm Hướng vì nói thì là xứ uỷ bây giờ là Mười Hướng, thì Mười Hường đó là thì biết rồi. Mà anh ta lại lấy, vợ anh ta hồi đó thì ở vợ trước ấy là cô Xuyến, cô Xuyến thì cũng là bạn biết nhau cả rồi. Nhưng mà sau đó, hai người bỏ nhau thì ông lại đi bập vào với người em vợ ông bác sĩ Nguyễn Đình Hào, rồi lên ở trên Đà Lạt. Thế chú tìm Hướng không được thì là mới nhờ người nhắn Hướng ở trên Đà Lạt, rằng thì có chú đến. Chú vào trong nam là cũng có một-với cái danh hiệu rõ ràng là: Đại diện của trung ương, ghê thế, Đại diện của trung ương. Thế anh em trong đó tin lắm thì trong khi chờ Hướng về, thì là cũng có đường dây liên dây liên lạc, đầu tiên là chú gặp Nguyễn Ngọc Huy. Lúc bấy giờ Huy đang ở với anh Mười Minh, sau này Mười Minh cói như cái người mà làm kinh tài cho Đại Việt ở trong nam đấy. Anh ta hay lắm, kinh doanh tài lắm. Thì chú gặp ở cái phòng ngủ Ích Châu ở gần chợ Bến Thành, gọi là Ích Châu hay cái gì Châu đó. Thế gặp ở đấy thì vui vẻ lắm.
Ông Nguyễn Ngọc Huy hồi đó rất còn trẻ, mà nói năng điềm đạm, mà hay lắm, mà chú mến ngay. Lúc bấy giờ là anh ta làm thơ ký cho ông Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Thơ-cái gì của bộ kinh tế đó, hồi đó ông ông Thơ chỉ làm bộ kinh tế thôi. Thế thì là ông Nguyễn Ngọc Huy làm thơ ký thường thôi. Thế xong dần dần, sau này, chú nhận thấy con người có chí thật, rất thông minh, viết hay, mà viết nhanh, mà lại làm thơ nữa nhưng mà trí óc nhớ dai lắm. Thế rồi rất thuộc những cái sách cổ của Trung Quốc, chẳng hạn như là: Đông Chu Liệt Quốc, hay Tam Quốc, ông kể ra vanh vách. Thế cũng trau dồi tiếng Pháp, học hết cả đấy, anh ấy giỏi, thế thì cũng tâm đầu ý hợp lắm. Thế là chú cũng cho biết tình hình đảng phái của Đại Việt ngoài bắc như thế nào, thế thì chú cho biết, chú không có dấu gì hết. Thế mới mà trong đó lại cũng có vẻ là thần phục Mười Hướng lắm nhưng thần phục là thần phục cái chức thôi, chứ không phải là, sau này lại không thần phục con người. Mười Hướng thì cũng nhiều cái thiếu sót về trên cái phương diện con người lắm. Cái đó là chuyện gạt bỏ ra ngoài. Thế thì.
LMH: Cháu xin phép cháu ngắt lời chú một cái. Thì chú nói là chú, bảo chú vào nam, với tư cách là đại diện của trung ương. Như vậy tức là ai đưa cho chú cái đó, hay là tự nghĩa là anh em bầu lên thôi, chứ không có một cái trung ương nào?
NĐT: Không có trung ương nào cả, tự anh em đó tại vì có nói bảo thì tôi thì chú mới bảo rằng là: Tôi vào đấy phải có cái danh xưng gì đấy, bây giờ, tôi cũng chỉ là đảng viên, thôi thì tôi cứ nói tôi là đảng viên, đi tìm anh em là tiện hơn là trung ương. Thế xong anh em bảo không, cậu phải nói như thế đó, không phải là mình đánh lừa nhưng mà bây giờ, ông Phương đi vắng rồi thì chúng mình là những cái người, cậu cũng là gặp anh Phương, tôi-Ứng nữa, nó bảo-tôi cũng đã gặp anh Phương rồi thì mình cứ bảo những người gặp anh Phương, bây giờ cũng coi như là là thủ túc của anh ấy thì coi là trung ương, mình cứ nói thẳng cho anh em biết thế thôi, chứ không có gì cả. Thế thì chú mới bằng lòng thì chú nhờ cái đó, mà thành ra chú biết một số cái anh em Đại Việt trong đó và họ đối với chú rất là là thân thiện và có tình đồng chí thật. Thì qua anh Nguyễn Ngọc Huy thì chú mới biết đến anh Già Hiệp, rồi Vương Hữu Đức, rồi anh Năng, anh Năng là thủ lãnh sau này của Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn ấy. Thì đấy gặp hết cả, rồi nói chuyện thì cũng trao đổi ý kiến với nhau thì chú cũng trình bày thực. Bởi thực trạng đấy, đảng của mình bây giờ nó thực sự ra thì ông Phương ông ấy mất rồi-à mất tích rồi( chú nói mất tích), tôi-chính tôi, tôi cũng có đi tìm mà không có tung tích đâu cả, cứ coi như là mất tích, mình chưa có cái cái bằng chứng xác đáng nào là ông ấy chết thì mình cứ nói là mất tích thì chẳng ai trách mình cả, gọi là mất tích thế thôi có gì đâu, chứ mình không phải là mình nói dối. Thế thì anh em cũng đồng ý thế nhưng mà Nguyễn Ngọc Huy cũng hay bảo: Bây giờ còn có cái tinh thần Đại Việt đó thì chúng mình cố duy trì. Thì chú đồng ý, bảo: Có, đúng, tôi cũng nghĩ là nên có duy trì cái tinh thần đó nhưng rồi duy trì như thế nào, duy trì được hay không là cũng phải qua cái tư tưởng của mình đối với Đại Việt như thế nào là một, tư tưởng của mình đối với vận nước như thế nào, và tư tưởng của mình đối với cái hiện tình bây giờ, mình làm cái gì để mà duy trì được cái tinh thần đó. Mà bây giờ cái tinh thần mà bảo là duy trì là cái tinh thần gì, dựa vào đâu thì đồng ý rằng dựa trên cái chủ nghĩa sinh tồn.
Thì Nguyễn Ngọc Huy có cái hay rằng thì là chịu khó nghĩ, đào, đào sâu về cái đó, sau này anh ấy viết thành ra một tập rất dày về cái chủ nghĩa sinh tồn. Thế thì anh ta cũng đồng ý với chú như vậy: Qủa thực như thế đấy. Bây giờ chúng ta ai còn có thể nghĩ được rằng thì là tiếp nối thì cũng như là anh Phương đã nói ở trong cái cuốn sách nhỏ đấy, mà Tôi chắc anh cũng được đọc rồi là: Dù như thế nào chăng nữa đấy, mỗi người đảng viên có cái bổn phận phải tiếp tục duy trì cái tinh thần của đảng. Thế thì chúng ta làm cái công việc đó thì tôi thấy rằng cũng không sai trái nhưng chỉ có cái rằng thì là duy trì, rồi thì tổ chức lại nó như thế nào, để hợp với cái tinh thần Đại Việt. Thì bây giờ phải xác định tinh thần Đại Việt là tinh thần gì, cái tinh thần độc lập hay là tinh thần thoả hiệp với Pháp, hay là gì v.v. Thế rồi thì đấy là những vấn đề mà chú nêu ra thì anh em cũng thấy rằng thì là cũng khó nhai. Họ nói rằng cũng khó thật đấy anh ạ nhưng mà thôi đấy, anh nói thì tôi cũng đồng ý với anh thì chúng mình cùng nhau, xúm nhau lại hoạch định. Thế trong nam là họ có cái này, là các anh ấy hoạt động thật, lập ra được Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn nhưng mà rồi chính lập ra được một cái tổ chức nó không chặt chẽ cho đến nỗi anh Đăng bị ám sát, còn cái ông Già Hiệp đó thì người rất có tinh thần nhưng mà người là, cái lối là ông đọc Đông Chu Liệt Quốc nhiều, với Tam Quốc, nhất là Thuỷ Hử nhiều, thành ông có một cái tinh thần như Thuỷ Hử ấy. Bảo là như Lương Sơn Bạc thì không đúng thế nhưng mà có thể gọi là rất hẹp hòi, như fanatique đối với việc chuyện đảng nọ kia thì là ông ấy. Cái hồi đó thì Tây nó lại giúp, nó giúp bằng cách này, nó để cho các anh ấy-cái trụ sở Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn đó, là cái rạp hát ở đường-yên để tôi nhớ lại- đường Tân Định đấy, tức là sau này là đường Hai Bà Trưng nối dài, cái chỗ Tân Định ấy, chỗ…
LMH: Võ Di Nguy?
NĐT: Không phải, Tân Đinh kia, ở Tân Định, gần chợ Tân Đinh đấy, đấy. Thí dụ như là chợ Tân Định đây nhá, bên này là dãy phố, bên này là dãy phố thì ngay chỗ này, thì chỗ mới là rạp hát mà không còn dùng được rạp hát nữa.
LMH: Đường Trần Văn Thạch?
NĐT: À không phải đường Trần Văn Thạch, vẫn là trên cái đường lộ mới, đường đường lộ Hai Bà Trưng đó.
LMH: Đường Hai Bà Trưng.
NĐT: Đường Hai Bà Trưng ấy. Thế thì hàng ngày, chú vẫn đến đấy thì anh em cũng tốt với chú lắm. Thì thuê cho chú được căn phòng ở cái đường-hồi ấy là đường Paul Bert, sau này là đường Trần Quang Khải đó, ngay đầu đầu đường, chú nhớ là ngày, số ngày là, số 13, thì đi độ 20 thước thì sang chợ Dakao thế là ở đấy. Ở đấy thì có anh anh Cảnh, anh Cảnh cũng là một người thiết tha với Đại Việt lắm, cho đến tận bây giờ vẫn thiết tha, con người vẫn rất thật. Thì anh ta, sau này là anh ta làm cho bộ giáo dục, bây giờ thì anh ở bên Pháp. Và tất cả những con người đó thật thì đều là những người đáng mến cả, mà chú rất thương, rất có tinh thần. Nguyễn Ngọc Huy là người rất có tinh thần, sau này chú có, không đồng ý với anh ấy nhiều điểm nhưng mà chú vẫn phải khen anh là con người thật là thiết tha với đất nước, với lại thiết tha với đảng. Từ đó trở đi đó thì là móc nối được với tất cả các anh em ở Cần Thơ. Chú cũng xuống Cần Thơ, rồi đi Long Xuyên, đi Cà Mau, nghĩa là đi gần hết cái cái miền tây ấy, đi gặp gỡ anh em nói chuyện, rồi là gặp Nguyễn Tôn Hoàn, rồi. Hồi đó lúc bấy giờ chú chỉ mới có hơn 20, 22, 23, 21 tuổi gì đó thôi. Thế lại có cái nhiệm vụ phải bắt liên lạc với Năm Lửa, hồi đó Năm Lửa là to lắm,Tây nó tin lắm, mà ông ấy có máy bay riêng nữa cơ mà. Thế là gặp ông nói chuyện, mà ông ấy thực ra con người trong nam là anh hùng tính thôi, Xuề xoà lắm, vợ thì là bà vợ thì cũng hay lắm. Bà vợ lập ra một đội nữ quân, mà đội nữ quân ghê thật, họ fanatique.
Thì bà đó dựng cờ bộ trưởng bộ Xã Hội, mà trên sông Sài Gòn đó-à sông đi-ờ sông ở chỗ Cần Thơ, à cầu gì: Cần Thơ không phải Cần Được, Cần gì tôi quên mất rồi, thì trước khi vào Cần Thơ thì qua cái cái đó. Thì ông ấy đặt bản-đại bản doanh ở đó, mà đại bản doanh ở đó thì có ông Thành Nam là coi về về, coi như là về phía văn đó, còn võ thì là ông Năm Lửa. Ông Năm Lửa thì thực sự ra ông có phải là là ông là Général. Tây nó cho đó chứ. Nhưng mà bảo đi đánh nhau là ông cũng đi đánh, sau lúc bấy giờ không còn đi đánh nhau nữa, Tây nó không cho đi đánh nhau nữa, sợ ông mất thì mất cái tiếng của nó. Mới hai nữa, nó nó cũng cần có ông để mà thu phục những cái những cái cái người mà đứng bến xe, mà như là gọi là-nếu mà người bắc thường gọi du thủ du thực. Nhưng mà họ những cái người mà có tiết khí với nhau lắm, nghĩa là chất phác, mà lôi thôi cái, là xỉa nhau, là rút dao xin tý máu không có lôi thôi gì hết, thế mà rất trung thành. Thế gặp chú, họ cũng thương lắm, vui vẻ nọ kia. Thế chú biết là cái tính đó nhưng mà nghĩ lại đến cái đảng ấy thì ờ được, nếu mà cái đảng mà cần phải có cái hạng người đó thì cũng không sao, cũng cần có nó chứ. Nhưng mà làm thế nào để mà tổ chức họ cho nó vững vàng lại thì đấy là cái chuyện nhiệm vụ riêng, mà tự nhiên rằng các ông giao cho chú, đi nối tiếp ông với ông ông-với ông Năm Lửa.
Thế thì gặp ông Năm Lửa, một buổi tối nói chuyện với ông thì ông bảo: Qua nói thiệt, các anh mà muốn làm chi đó thì cứ làm đi, qua bằng lòng hết đó. Thế rồi thế này nữa, buồn cười, gặp nhau đó, bàn thảo thì lúc bấy giờ có cả Nguyễn Tôn Hoàn nữa, và đi gặp, chú gặp Nguyễn Tôn Hoàn ở đấy nữa, với cả chị ấy nữa. Năm Lửa mời lên trên chiếc tàu riêng, đi trên sông, ra giữa sông, cắm sào bàn chuyện nước.
Thế nhưng mà chú thấy cũng hay lắm, ông chất phác, rồi đề nghị cái gì là ông ấy bằng lòng ngay, à thế mới hay chứ lại. Thế thì sau đó, chú mới nói: Thôi anh Hoàn ạ, bây giờ giờ thế này nhá, ông Năm Lửa ông ấy rồi, anh lo đi vì dù sao anh người trong nam, tôi chỉ, tôi chỉ xin làm thằng chạy cờ thôi, đi liên lạc với tất cả anh em, thế rồi xin đứng ngoài góp ý với tất cả anh em, thế còn thực sự làm là các anh. Nói thực ra, các anh là người nam, các anh làm dễ. Tôi là cái thằng bắc kỳ-rau muống thì tôi, anh em thương tôi thì tôi rất, tôi rất cảm động nhưng mà để cho tôi coi hẳn cái gì đó thì cái khả năng tôi chưa được đến đó đâu, tôi thẳng thừng cứ nói thế. Thế anh em cho bảo: Anh nói thế chứ, nếu mà anh không làm, chúng tôi không làm. Bảo: Không được, cái chuyện đây là cái chuyện phân công. Cái gì mà nó tiện, nó lợi cho đảng thì bây giờ cái lợi nhất cho đảng, chính các anh chứ ai, các anh là người nam, anh nói chuyện với cái anh đồng bào nam. Tôi nói thì dĩ nhiên anh em nể tôi tại vì là tôi là người bắc mà ra mang cái cái mác trung ương, thì anh em trọng chỗ đó, thì tôi rất cảm động. Thế nhưng mà trong việc đảng nó khác, cần nhất là cái kết quả, mà bây giờ ông Năm Lửa như anh đã nói, anh đã chứng kiến đó, tôi trình bày với ông một cái kế hoạch chung mà ông lại gật thì cho đến bấy giờ, anh cứ căn cứ vào đó mà anh làm đi.
Là tôi nói với anh Nguyễn Tôn Hoàn đấy-chú nói đấy, cả anh Nguyễn Ngọc Huy cũng vậy thì các anh em bằng lòng. Thì đối với chú có vẻ như thấy được, chú không có hống hách gì, thằng vác cờ mà hống hách, để rõ ràng với các danh hiệu trung ương, cũng không bao giờ đi tìm lấn át anh em đó. Thế xong rồi có một lần, mà anh em nhờ chú cái gì, chú cũng làm hết, xong rồi biết chú cũng học trên Yên Bái. Bây giờ thì cần có một cái, nhờ anh, anh huấn luyện cho anh em. Thế rồi xuống Vĩnh Long, bên kia là cái hòn đảo gì, chú quên mất hòn đảo ấy rồi, hòn đảo An Thành, phải rồi đảo An Thành, sang bên đó, rồi thì chú đi. Chú đi ra ngoài đó thì là tập hợp với các anh em thì chú phác hoạ ra một cái cái chương trình huấn luyện quân sự. Rồi thì là lúc bấy giờ, chú mới biết rằng anh em cũng có liên lạc với Tây, để có An Thành là cái nơi dụng võ, lúc bấy giờ chú mới biết. Thế thì nhưng chú làm như chú không biết, thì chú cũng muốn biết rằng thì là anh em đi với Tây như thế là như thế nào, qua cái mốc nào, móc nối nào mà ấy. Mà đặc biệt là thế này, một số các anh em đều là người có học cả, ít nhất là cũng đến gần tú tài.
Rồi có anh là con của một dược sĩ, có cửa hàng thuốc tây ở ngay chỗ đường Phan Bội Châu, trước cửa chợ Bến Thành đó. Chú quên mất cái tên hiệu thuốc tây rồi. Mà anh ấy ngoan lắm, cao, to nọ kia. Thế chú ở An Thành, chú dạy nọ kia thì trong đó đặc biệt thế này, có Dương Hữu Nghĩa cũng học, Dương Hữu Nghĩa là học trò của chú đấy chứ, sau này cũng tinh thần lắm, thằng ấy gan lắm đó. Thế rồi một số các anh em khác, sau này có cả Trần Văn Hai, sau này thì là ra, chú về lúc mà anh Nguyễn Tôn Hoàn nhận làm tổng trưởng thanh niên đó thì lại về lập ra cái trường thanh niên ở Nha Trang thì lúc ấy có mời chú ra, chú làm. Sau đó chú cùng với Bửu Chương dạy về về quân sự thì lúc bấy giờ tụ tập được hơn 100 học sinh, sau này thành đạt cả, chẳng hạn như là Mã Xuân Nhơn cũng học trò chú, Dương Hữu Nghĩa, Trần Văn Hai, rồi Đinh Thành On-sau này nó là đại tá không quân, đủ hết cả. Sau này nó vào quân đội, đều là học trò cũ của chú cả, chú cả mà họ cũng biết biết chú nhiều lắm và họ đối với chú cũng vẫn giữ cái tinh thần như là trong nam-tình thầy trò nọ kia, tuy biết là anh em đồng chí đó, thế. Nhưng mà sau đó thì chú chỉ ở trường Thanh niên có hai khoá thôi, lúc đó chú làm phó giám đốc, chú làm xong cái bổn phận bán quân sự, chú về Sài Gòn, chú không ở nữa, đấy. Tức là cái đó là sau cái chuyện An Thành, chuyện An Thành thì chú dạy kỹ lắm, xong rồi chú về, chú về.
Thì hồi đó là anh Nguyễn Hữu Chỉnh, sau này cũng sang bên không quân, Nguyễn Hữu Chỉnh coi. Thì chú về được độ ít lâu, không biết mấy tháng, tự nhiên anh em chạy đến bảo: Anh phải xuống An Thành gấp cho, xem ở dưới thế nào, có vẻ. Thế chú ta ra tất tửi xuống, xuống thì hoá ra rằng thì là Việt Minh đã sờ các anh ấy rồi, mà chú đã khi mà -cái lần trước đó, chú về chú đã nói với anh Nguyễn Tôn Hoàn, với Nguyễn Ngọc Huy, với lại anh em ở bên Thanh Niên bảo vệ-à Quốc Gia, Quốc Gia Đoàn đó. Thì bảo: Nếu mà các anh cứ tiếp tục làm An Thành như thế, có lần chết đó, cái liều vô ích, mà tôi huấn luyện để cho các anh em làm thế nào mà để tổ chức canh gác nọ kia, lúc tôi ra tôi thấy lỏng lẻo cả, thế thì không được. Mà vẫn có tinh thần nhưng mà cái cái tâm lý của anh em trong nam xuề xoà lắm, cái gì cũng coi rất rất là lạc quan, mà cứ lấy cái tình bạn mà đối xử đấy. Thế thì chú cũng có nói, tôi bảo: Thôi tình anh em thế là quí lắm nhưng mà vào trong việc của người đảng thì phải ít nhất có cái kỷ luật tối thiểu, không thể nào bảo rằng vì tình anh em mà mà xuê xoa cho nhau được, cái đó là cái chết đó.
Thế các ông lại nhờ chú trở lại An Thành, chú lại xuống An Thành được hai hôm, y như rằng đương nhắc lại chỉnh đốn, thì các ông là chỉnh đốn, đúng cái đêm hôm đó đấy thì chú chỉ đến có được 24 tiếng, nó đánh, nó đánh úp, tý nữa chú chết đấy chứ. Dương Hữu Nghĩa gan, trước mắt chú, chú biết nhưng mà nó đánh úp nhanh quá, hoá ra bị phản, bị phản lúc ra mới biết rằng thằng Phát, cũng ở trong đó. Mà chú đã nói mãi với các anh em rằng thì là thu dụng người đó thì phải điều tra cho kỹ đã thì lúc đùng cái biết. Chú đau nhất là lúc chú xuống được chưa đầy 24 tiếng, đêm hôm đó, nó đánh 17 anh chết cháy, mà chết cháu có tưởng tượng chết thế nào không, bị nó bắn xong nó chết cháy, đen thui người đi, sống sót lại có chú, Hữu Nghĩa, với lại 2, 3 anh nữa thôi. Chú giận quá đi mất nhưng chú cũng im, vừa bị cái tang đau đớn quá. Thế chú mới bảo: Thôi thế vỡ rồi-trong bụng chú nghĩ thế, không thể nào ở đây được, mà bây giờ người ở đâu nữa, chết con mẹ hết cả rồi, tuyển đâu, tìm ra thằng Phát không thấy nó đâu nữa. Thế là sau khi mà coi việc tang ma cho 30 anh em ấy, kể cả con anh dược sĩ-à em anh, em thì đúng hơn, nó cao lớn đẹp lắm chết uổng. Mà những anh em ấy đều là anh em thanh niên hăng cả, rất trung kiên thế mà chỉ vài cái le ve đó, khổ thế chứ lại. Thế sau đó xong, chú ở lại đấy 1 tuần xong chú về. Chú về chú mới, tưởng chừng hết tất cả kể đó, nói chú bảo như thế này: Rút kinh nghiệm, tôi thấy rằng thì là các anh em phải chỉnh đốn lại cái tinh thần kỷ luật, chứ không hỏng. Cả Nguyễn Ngọc Huy, cả Nguyễn Tôn Hoàn, cả anh Năng, anh niếc, Già Hiệp, già hiếc thì chú nói thẳng luôn, chú bảo: Thế này thì khó làm lắm anh ạ. Các anh giao cho tôi một cái nhiệm vụ, tôi cũng hết sức, mà anh em lại có hứa với tôi đã học là phải hành nọ kia. Và rồi rốt cục tôi xuống thì lại lơ là hết cả. Những cái qui tắc về an ninh căn bản nhất thì không bao giờ áp dụng. Thì cái chết đó là cái chết oan mà chết oan đây là tự mình mình đêm mình vào cái chỗ chết chứ không phải là cái tụi Việt Cộng nó đến đánh có mấy thằng thôi, chú trông thấy mà.
Mà lúc đó, trong tay chú không có một khẩu súng. Trong khi đó, súng các anh em giữ cả, chú không có một khẩu súng nào cả. Đến nỗi mà chú không hiểu sao, có lẽ là thì là phúc đức nhà thế nào đó, cái thằng địch nó đứng kia kìa, chú ở đây này, chú núp sau cánh cửa đó, mà nó vào nó sục đủ hết cả, sát cánh cửa nó đi. Nhưng mà lúc đấy, nó chỉ bèm là chú chết rồi. Nhưng sau rồi, chú cũng bị một mảng, một một mảnh lựu đạn ném ở ngoài vào thì là bị thương ở chân, nhẹ thôi, chỗ này thôi, không thành vấn đề nhưng bấy giờ, nó cũng chảy ra máu nhiều.
Thế chú về, chú mới kể chuyện cho anh em nghe, tường thuật xong bảo: Đấy bây giờ thì các anh phải đi chỉnh đốn lại cái tối thiểu tinh thần kỷ luật, chứ cái này không thể được, việc đảng mà lại việc nước mà không có kỷ luật, làm sao làm việc được. Thế thì chú nói thẳng luôn, bảo: Đây này, ngay cả trong cái hệ thống tổ chức dân sự của các anh ấy là: Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn này, rồi là cái nọ cái kia, các anh phải chuẩn lại đi. Chú nói thẳng bằng cách là Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Tôn Hoàn, Mười Minh, Già Hiệp, anh Năng nghĩa là đủ hết tất cả những anh em nào-à Bùi Hữu Hưng nữa chứ. Bảo: Đấy các anh đấy, nếu các anh mà không làm, à không không chỉnh đốn lại cái tinh thần kỷ luật đó thì không hể nào mà thành công được, mà rồi có khi chết hết cả. Y như rằng về sau, ông Năng bị ám sát, đi xe là tèng tèng tèng, bẹt cái là quay ra chết luôn.
Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn lúc bấy giờ rắn mất đầu. Báo chí đăng ùm cả lên, lãnh tụ nó bị ám sát nọ kia. Có y như ông Nguyễn Văn Sâm, ông Nguyễn Văn Sâm, cháu có thể tưởng tượng được ông khâm sai Nguyễn Văn Sâm thời ông Bảo Đại đấy, chết trong trường hợp nào không. Đi xe buýt, mà đúng là khâm sai rồi, chứ không phải bảo rồi thì là là mới được tìm, được Quốc Trưởng tìm đến để định phong rồi đấy. Làm khâm sai rồi, mà đi xe buýt xà xà xoà xoà thế nó kia, y như người trong nam vậy đó. Ông lên, nó cũng lên, nó đẹt ông xuống thì nó lẳng lẳng nó xuống, nó đi, không ai biết được.
Thế còn về cái vụ An Thành cũng vậy, chú bảo: Các anh phải truy ra cái thằng nào thằng phản, xong rồi biết là thằng Phát đó. Chú bảo: Phải truy thằng Phát ra. Cháu có tưởng tượng được đó, sau này mấy năm sau, thằng Phát nó về Sài Gòn, anh em gặp nó, lại kể cho chú nghe, bảo: Tôi lại gặp thằng Phát như thế. Bảo: Thế các anh có làm gì không? Không, cũng lại xuề xoà nói chuyện với nhau, thôi bỏ qua. Chú bảo: Thôi thế thì hết. Anh, các anh nói thế với tôi, một cái thằng phản như thế, đảng như thế, phải có cái đảng kỳ chứ, phải chơi nó ngay chứ lại. Thế thằng Phát nhơn nha nhởn nhơ, mà thằng Phát thằng Phát ấy, chú biết mặt lắm, cao to mặt đen sì, cao, gầy, mặt đen sì. Hồi đó lúc nó xuống, tự nhiên cái linh tính của chú-chú đã trông cái thằng này là không được rồi, mà chú đã có nói với các ông ấy rồi. Bảo: Không, thằng ấy được lắm, anh em ấy. Thế mới chết.
Rồi cả Nguyễn Ngọc Tân nữa, chú có nói Nguyễn Ngọc Tân, Phạm Thái đó, Nguyễn Ngọc Tân-Phạm Thái-Bảy Bớp đấy. Thằng cha gì, nói té le, mồm lúc nào nó cũng nói. Thế rồi dần dần rồi thì là Mười Minh đi Pháp, gây dựng được cái cơ sở kinh tài bên đó, là cái nhà hàng gọi là Le Mandarin thành công, hay lắm. Sau này, lúc chú qua bên Pháp, để dự hội nghị UNESCO đó thì chú gặp anh ta thì anh ta mới mời đến cái quán đó ăn. Thì chú thấy là là quy mô lắm, được cái giới của Pháp thích lắm, đến đấy ăn, ăn nem với lại ăn nọ kia. Với lại đặc biệt thế này, Mười Minh mời được bà Phùng Há đến-một tuần 1 hay 2 lần gì đó thì là hát tuồng, diễn tuồng nhưng một mình thôi. Nghĩa là khách hàng ăn chứ ăn, trên này có một chỗ trống thì bà ấy ra bà ấy hát-hay thật, bà hát hay, Tây thích lắm. Thì nổi tiếng performance hồi đó. Mà đợt đấy ăn thì tiền đó thì được cái anh Mười Minh cũng hay, đối với Nguyễn Ngọc Huy là cũng như tình anh em thì là bơm tiền để cho mà các anh em hoạt động. Thì chú bảo: Thôi thì thế cũng được, hơn, cao ngoài bắc. Cái chuyện đó, chú có nói với các anh đó, bảo: Các anh làm thế thì hay lắm, ngoài bắc, chúng tôi chưa làm được như các anh về cái cái cơ sở tài chánh đâu. Nhất là anh Mười Minh, anh ấy sang Pháp được, thì là anh ấy khuếch trương kinh doanh được về cái cái nhà hàng, với lại buôn bán khác, nghĩa là các bố này, buôn bán-buôn lậu mà, buôn lậu hàng hoá chẳng hạn như là đồng hồ chẳng hạn gì, chứ không phải không phải là ma tuý, ma tuý các bố ấy không làm, thế là cũng được, gọi là kinh tài. Nhưng mà các ông ấy giữ, có phải đưa cho ông đảng ngoài bắc tý nào đâu, mà chú cũng không bao giờ chú hỏi. Chính các anh ấy có nói, khi nào cần tiền anh cứ bảo. Thế chú bảo: Không, tôi chỉ cần thế này. Một ngày hai bữa các anh cho tôi ăn, thế là được rồi. Đi là việc gì cần phải di chuyển các anh lo cho tôi, thế thôi. Tôi không có không có đòi một cái phí nào hết, ngay cả tiền túi không cần, bảo.
LMH: Cháu muốn hỏi chú là ông Mười Hướng lúc đó là, chú nói là xứ uỷ đó thì ông có liên quan gì đến những cái hoạt động chú vừa kể không?
NĐT: Lại không chứ, anh em không phục. Anh em không phục Mười Hướng. Thành ra, chú đứng ở đấy cũng kẹt, là vì thế này là vẫn phải công nhận ông ấy là xứ uỷ nhưng mà anh em cứ lờ lớ lơ thôi, chú không thể ép được. Tuy rằng thì là gọi là có danh hiệu trung ương đó nhưng mà không đủ cái thẩm quyền đó, chứ đừng nói uy quyền. Thế thành ra, chú cũng để yên thế, chú không giải quyết bởi chú biết rằng nếu mà chú lên tiếng giải quyết thì là vỡ hết, vỡ hết thì chú để nguyên. Rồi chú về Hà Nội, chú thuật lại cho anh em nghe.
LMH: Với lại chú không có thể tổ chức một cuộc họp để bầu xứ uỷ mới?
NDT: Chú có nghĩ, chú có nghĩ nhưng mà bầu xứ uỷ mới để làm gì, ai thay Mười Hướng được vì Mười Hướng tự nhiên coi như xứ uỷ đó, ông Phương để cho. Rồi xứ uỷ đó, các chính các anh em ở trong đó, vẫn coi anh ấy là xứ uỷ bỏ mẹ chứ, tuy rằng nghĩa là không bằng lòng nhưng mà ngoài mặt vẫn bằng lòng nhau, không có gì cả. Nhưng mà không còn đả động gì đến xứ uỷ, xứ uỷ không còn có một tý gì nữa, ngay cả như cái chuyện mà huấn luyện, rồi chú đi huấn luyện An Thành như thế nào, nó không bao giờ cho Mười Hướng biết. Mà chú chính chú cũng không cho biết. Chú biết bây giờ, không phải cái gì cũng chú phải báo cáo cho xứ uỷ, đấy là anh em tự nhiên đến yêu cầu chú, với cái nhu cầu như thế. Thế chính chú cũng nói: Thế các anh đã trình bày cho anh Mười Hướng biết chưa? Thì anh em nghĩa là cũng ngợ. Nói bảo: À thì rồi sau rồi cũng sẽ để cho anh ấy biết. Thế là chú hiểu, chú hiểu rồi.
LMH: Như vậy tức là mấy ông ấy cũng tự động họp thành ra như một cái uỷ ban riêng cho Nam Kỳ, rồi các ông hoạt động với nhau?
NĐT: Đúng rồi.
LMH: Nhưng mà như vậy tức là, như vậy tức là có thể rằng, có nhiều đảng viên khác, mà không có liên lạc với những cái đám đó?
NĐT: À không, có đảng viên vẫn liên lạc và còn một số mà không liên lạc, chú không biết nhưng vẫn có, là có một số đảng viên liên lạc với ông ấy. Là vì Nguyễn Ngọc Huy có tài, mà các anh ấy cũng có tài bắt mối. Mà Nguyễn Ngọc Huy là người chủ chốt đứng, có thể gọi như là chính trị viên đó, đúng là một thứ chính uỷ đấy, Già Hiệp thì là cao, Nguyễn Ngọc Huy có học như thế mà phục Già Hiệp, mà anh em của họ cấu kết với nhau, nếu mà đứng về cái tinh thần Lương Sơn Bạc thì đúng thật. Họ có tinh thần cấu kết với nhau. Già Hiệp không có, nói thẳng ra Già Hiệp không có tài gì cả, chỉ có tài nói, lôi ra Đông Chu Liệt Quốc thế này, nói bẻn mép thế thôi, chứ còn về cái chuyện bảo rằng bày đặt ra mưu kế gì để mà chơi lại Cộng Sản, chú chưa thấy có cái mưu cớ-mưu kế nào mà có thể gọi là đáng để ý cả.
Thì chú có học truyện Tàu, lôi Truyện Tàu ra, rồi so sánh truyện Tàu thế này, thế này; anh thấy không, chuyện Tàu thế này, thế này, đấy thì chúng tôi thấy như thế. Chú biết rồi, trong nam như vậy đó, thời đó, tức là một cái bổn phận giao cho một người, mà người đó lại không có đủ cái căn bản để mà thực hiện. Riêng Nguyễn Ngọc Huy có. Thế thành ra dần dần, ngay trong nam, tự nhiên lại có một cái sự tách, rõ ràng là đối với vác cờ, sau này Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn đem ra bắc được cơ mà, được, anh em ngoài bắc hưởng ứng, để có đảng, lại còn giúp nữa. Nhưng còn đến lúc trở vào trong nam đó thì riêng đối với chú thì là các anh đối khác nhưng mà người người bắc khác mà vào đó, đừng có hòng mà, có cái ngăn cách ngay.
Nhưng mà sau này, tự chú chú tách ra, chứ còn thì là lúc chú còn ở đấy, các anh đối với chú vẫn là là không có cái điều gì cả, mà có thể gọi là vẫn trọng nể. Vì chú không có lèm bèm, chú không có nhờ vả gì. Và hai nữa tất cả là các việc các anh ấy có thể nhờ chú, toàn là những việc có thể là chết người cả, mà chú đều nhận, vất vả chú cũng nhận. Có những người của các anh cũng bỏ không nhận, chú nhận. Các anh đối với chú, các anh ấy không thể kêu vào đâu được. Thế sau này, rồi Nguyễn Ngọc Huy tự động Nguyễn Ngọc Huy xa chú đi đó bởi vì biết rằng thì là nói thẳng ra thì là chú đứng về cái phương diện mà nếu về kỷ luật, chú cương lắm, đừng nói chuyện chuyện đảng thì thôi nhưng mà khi nói đến chuyện đảng thì chú bảo: Lần đầu tiên, bao giờ cái chữ đầu tiên phải có kỷ luật. Thế sau này thì Nguyễn Ngọc Huy sang Pháp học, sang học thì chú không quen nữa-à không gặp nữa. Mãi sau thành công rồi thì về nước để làm thì dạy học ở trường Quốc Gia Hành Chánh thì cũng ít khi gặp nhau. Đến lúc chú vào Chính Luận, thỉnh thoảng anh cũng đến Chính Luận gặp anh Sung thì trông thấy chú ngờ ngợ cũng không chào nữa, thế chú biết là anh. Chú biết thế này là các ông ấy biết, chú biết họ nhiều lắm rồi, biết rõ họ rồi, từ Già Hiệp trở đi gặp chú vẫn anh nọ anh kia, giữ rất giữ lễ nhưng mà không thân thiết như trước nữa.
Nhưng mà chú thật sự ra, chú không có làm gì để mà mất cái sự thân thiết. Là tự các ông nhận thấy rằng thì là gặp vào cái ông-lúc nào ông cũng nói-đụng đến đảng cái là ông nói kỷ luật thì họ cũng ngại. Thế mà chú bảo thì là mà chú biết, nếu mà chú, đừng nói chuyện kỷ luật cứ ề à thì cái gì cũng được hết à. Thế đằng này thì chú không cần gì họ cho chú cả, chú không đòi hỏi gì cả, mà chú chỉ đem ra thôi, chú đem cho, chú không đòi. Thế thành ra họ đối với chú sau này rồi thì là chính Già Hiệp cũng lơ lơ, Vương Hữu Đức không dám gặp chú có vẻ như là ngường ngượng, nó né, cả Nguyễn Ngọc Huy. Thế thành ra sau này, chú mới biết rằng, họ muốn tách rời cái phe gọi là phe nam, với phe bắc. Tự nhiên có một cái chuyện kỳ thị, muốn tách rời-à sẵn có cái cái mác đại biểu Quốc Dân Đảng đi dự thì nó có lợi. Bây giờ dùng cái gì: Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn mà ra được cũng nhờ là vì Đại Việt mà thằng Pháp nó để, nó để cho làm. Thế thành ra chú từ đó trở đi, chú biết rất nhiều, chú không nói gì nữa. Sau này các anh ở trong nam gặp chú, sau này đó những người ấy thì là ngượng, rồi lúc chú sang bên này đó thì mấy cái anh em trẻ, biết trước chú rồi, cũng ở trong quân đội đó, đại tá hết cả, chạy đến đấy, lúc chú dọn đến đây rồi mà, gọi telephone, đến xưng em nọ kia, anh, đến đến đông lắm, đem cả vợ con đến chào nọ kia thì chú cũng cảm động, vui vẻ. Sau này cũng mời họp, ăn uống linh đình, rượu chè nọ kia. Thế rồi lúc họp, chú đi họp đến lần thứ 3, cũng mời đến họp, bảo 2 giờ, thì chú hẹn trước 2 giờ chú đã có mặt rồi.
Bạn có thể thích
PHỎNG VẤN TRỊNH ĐÌNH THẮNG
Tranh siêu nghịch đảo : khả thể bốn chiều và sự mở rộng các biên độ
PHỎNG VẤN ĐOÀN VIẾT HOẠT
Sách của con trai thời Pháp thuộc: một nghiên cứu trường hợp về kinh nghiệm đọc của Hữu Ngọc
PHỎNG VẤN TRẦN THANH HIỆP
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A)
Tư liệu lịch sử: Hốt xác đồng bào tử nạn trên ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’ 1972
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B)
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C)
“Người cộng sản” Ngô Đình Nhu – Điểm sách “Cộng đồng không tưởng tượng: Chủ nghĩa đế quốc và văn hóa ở miền Nam Việt Nam”
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ
-
Kinh tế - Chính trị1 năm trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A)
-
Tư liệu lịch sử3 năm trước
Tư liệu lịch sử: Hốt xác đồng bào tử nạn trên ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’ 1972
-
Kinh tế - Chính trị1 năm trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B)
-
Kinh tế - Chính trị1 năm trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C)
-
Lịch sử Việt-Mỹ4 năm trước
“Người cộng sản” Ngô Đình Nhu – Điểm sách “Cộng đồng không tưởng tượng: Chủ nghĩa đế quốc và văn hóa ở miền Nam Việt Nam”
-
Kinh tế - Chính trị4 năm trước
Vụ án Nhân văn Giai phẩm: Thụy An, một số phận bi thảm
-
Kinh tế - Chính trị5 năm trước
Tư liệu: Thư Trần Phú gửi Quốc tế cộng sản, phê phán Nguyễn Ái Quốc 17-4-1931
-
Giới thiệu4 năm trước
Nghiên cứu viên