Tư liệu lịch sử
Phỏng vấn ký giả Nguyễn Đình Tú (Phần 1)
Published on
By
Lê Mạnh HùngPhỏng vấn ký giả Nguyễn Đình Tú (Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5)
Nguyễn Đình Tú, bút danh là Nguyễn Tú, một nhà báo nổi tiếng của tờ Chính Luận ở Miền Nam Việt Nam trước 1975.
Người phỏng vấn: Lê Mạnh Hùng
Cuộc phỏng vấn được thực hiện ngày 05/07/2003 tại Alexandria, Virginia, Hoa Kỳ.
Người gỡ băng phỏng vấn: Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ, Đại học Oregon.
Bản dịch tiếng Anh trên US-Vietnam Review, “Nguyen Đinh Tu’s interview” (Part 1, Part 2, Part 3, Part 4, Part 5). Người dịch: Phan Lê Dũng
***
Người Phỏng vấn (Lê Mạnh Hùng – LMH): Trước hết cháu xin hỏi chú là chú tham gia hoạt động cách mạng bắt đầu từ bao giờ?
Ông Nguyễn Đình Tú (NĐT): À tôi bắt đầu từ năm 1944, là lúc bây giờ có một anh bạn cùng học trường Lycée Albert Sarraut đó, nói với tôi và anh ấy kể cho tôi nghe cái hoạt động của đảng Đại Việt, do ông Trương Tử Anh lãnh đạo. Tôi nghe xong, rồi tôi hứa rằng hôm sau, tôi sẽ trả lời. Thế hôm sau, tôi gặp lại anh ấy thì tôi bảo tôi đồng ý-sau khi đã nghe anh trình bày những mục đích, tôn chỉ của đảng Đại Việt.
Thì độ một tuần sau đó thì có hai người, vì thế tôi tôi cho địa chỉ của tôi mà, có hai người tới, đúng cái giờ đó-đã hẹn trước đến. Sau này tôi mới biết rằng, hai người đó trước hết là có anh Mười Hướng cũng là ở Lycée thì tôi biết rồi. Người thứ hai đó thì tôi không quen bao giờ cả. Nhưng sau đó, tôi biết là chính ông Trương Tử Anh. Ông ấy là một người tầm thước, nói năng nhỏ nhẹ lắm và đeo kính. Thì trong cái buổi tuyên thệ cũng theo cái thủ tục cũ đó, là có cái bàn thờ, tôi có được ra bảo rằng, bảo sẵn phải tổ chức cái bàn thờ có nến, hương và có cái hình miền nam.
Tuyên thệ xong rồi thì ngồi nói chuyện một lúc-thì một cuộc trao đổi ý kiến thì cũng không lấy gì lâu, vào khoảng độ nửa giờ. Thì tôi nhắc lại, tôi hỏi lại ông Trương Tử Anh về cái vấn đề của Đại Việt. Thế ông trình bày ngắn, gọn, rõ ràng rành mạch lắm. Sau đó ông có nói rằng thì là: Sau này thì một vài hôm nữa thì anh sẽ nhận được, một cái cuốn nói về đảng Đại Việt, để biết cách tổ chức. Thế thì đúng hẹn thì tôi nhận được cái đó. Đó chỉ là một cái cuốn nhỏ như là lịch bỏ túi thôi, à quay roneo, trong đó nói rõ danh xưng của đảng, rồi mục đích, tôn chỉ. Ở những trang kế tiếp thì là một những điều khoản, rồi điều lệ của đảng như thế nào và cách tổ chức thì tôi đọc, tôi thấy cũng rõ ràng. Về cái mục đích thì cũng cho biết rằng thì là chủ trương trước hết là làm thế nào để có tình thần cách mạng thay đổi tất cả cái giềng mối cũ mà Pháp để lại. Mình lúc đó hãy còn thuộc Pháp, mà tôi cũng còn đang đi học.
Thì đọc thấy thì là nó-nói sau này thì mới mới định rõ được, so sánh, rằng thì là nó cũng không hẳn là bắt chước Đức Quốc Xã đâu nhưng trong đó có một phần nói về những vấn đề xã hội. Rõ ràng nhất thì nói mọi người có thể tự hoạt động, để mà trước hết là mưu cầu cái tự tồn cho chính mình với cho gia đình và cũng nói thẳng ngay là cái chuyện làm giàu thì là đảng không có chủ trương cấm. Tuỳ cái môi trường của người đảng viên và cái khả năng của người đảng viên để mà mưu cầu riêng cái mưu sinh đó thì tự do, không có để ý, theo dõi hay gì cả.
Nhưng mà cái vấn đề kỷ luật thì rõ ràng, hết sức rõ ràng. Nhưng mà sau này mà tôi so sánh với cái kỷ luật của đảng Cộng Sản đó thì cái kỷ luật của đảng Đại Việt đấy. Nó thoải mái hơn, thoải mái ở chỗ này là: Trước hết trên cái căn bản tự giác, mà cái tự giác ở đây là sau khi đã đọc kỹ cái chủ nghĩa sinh tồn. Mà nếu mà không có hiểu gì thì có liên lạc thì mình có thể mình chất vấn được.
LMH: Cháu xin hỏi chú là chú có thể cho biết tên người giới thiệu chú vào trong đảng hay không?
NĐT: Có, là một anh bạn cùng học trường với tôi, tên anh ta là Trần Mộng Lân, anh Trần Mộng Lân này thì là con của một ông bác sĩ. Sau này chúng tôi thân thiết lắm. Khi mà sau khi tôi hoạt động ít lâu mà tôi bị Việt Minh bắt đó và khi được thả ra đấy thì cái nơi mà tôi trú ngụ đầu tiên thì chính ở nhà anh Trần Mộng Lân. Trong khi đó anh Trần Mộng Lân thì lại, trong khi tôi bị bắt đó thì Trần Mộng Lân lại đi Tàu nhưng mà ở nhà lại biết tôi. Ông cụ, bà cụ cũng biết, thế ông cụ, bà cụ thì có ba người con. Người con đầu lòng là là cô Trần Thị Ân, rồi sau đó là anh Trần Mộng Lân, sau nữa là một em tên Trần Thọ Bình. Sau này tôi ở đấy thì thân thiết với nhau nhưng lúc đó nó còn nhỏ lắm. Rồi nó cũng đi học Lycée nhưng mà nó đi học ở lớp mẫu giáo. Thế thì ở đấy trú ngụ được, lúc tôi bị bắt ra ấy thì là tôi về đấy được một, hai ngày thì có tin là ông Trương Tử Anh nhắn, rằng thì là tôi phải đừng có nên ở Hà Nội, phải đi gấp. Thế là đi luôn lên trường võ bị Trần Quốc Tuấn ở trên Yên Bái .
LMH: Cháu xin hỏi tiếp chú là trước khi mà chú được anh Trần Mộng Lân giới thiệu vào đảng Đại Việt đó thì có những cái đảng phái cách mạng nào tìm cách liên lạc, để mà chiêu dụ chú vào đảng không, hay là Việt Minh có những cái hoạt động như vậy hay không?
NĐT: Có, nhưng mà lúc đó thì những người mà đến tiếp xúc với tôi thì cũng là trong giới học sinh nhưng mà không phải cùng học trường nhưng mà tôi biết rõ là giới học sinh như tôi cả. Nhưng mà họ cũng không nói rõ hẳn là Việt Minh, mà cũng không nói rõ hẳn là đảng phái Quốc Gia nào khác. Nhưng sau này tôi biết rằng thì là cũng là ở trong Quốc Dân Đảng thôi. Nhưng mà ở một cái chi nhánh khác, chẳng hạn như: Đại Việt Quốc Xã hay gì gì đó, hay là Thanh Niên Quốc Gia Đoàn. Nhưng mà những người đến tiếp xúc với tôi thì nói không rõ ràng, nói mông lung. Còn tôi, tôi không hỏi-à tôi chỉ hỏi những cái căn bản thôi thì họ nói không có, chỉ nói thì là chủ trương là đi đánh Pháp thôi. Thì đánh Pháp như thế nào thì họ cũng không trả lời được. Sau này cái chuyện đánh Pháp như thế nào, tôi có hỏi ông Trương Tử Anh. Ông Trương Tử Anh nói rằng là đương nhiên cái mục đích trước mắt của một đảng hoạt động giành độc lập cho tổ quốc đấy thì là phải phải đánh Pháp.
Tôi nói, lúc bấy giờ đó thì tôi cũng chỉ nghe đến Việt Minh thôi, chưa biết Việt Minh là như thế nào. Thì ông Trương Tử Anh có nói rằng đây là cái đảng họ chủ trương Cộng Sản. Thì nói đến Cộng Sản, tôi chợt hiểu ngay.
Thì cũng may cho tôi đó như là anh đã biết, từ giữa thời Pháp thuộc thì những có nhiều lại sách cấm lắm. Những loại sách cấm đấy, có tồn trữ ở trong thư viện nhưng mà chỉ để cho người Pháp-đặc biệt là cái giới giáo chức Pháp đó, đến tham khảo nọ kia. Tôi thì tôi được cái may, tôi cũng có thể vào thư viện. Thì có cái ông, ông thư ký mà coi, đưa sách, mình đưa, mượn sách thì ông chạy đi tìm đó. Thế dần dần tự nhiên ông thấy tôi-lúc bấy giờ vẫn còn thư sinh lắm, nói năng lễ phép nọ kia.
Thế ông cũng có lòng, lòng thương thôi, xong rồi đến lúc mà cái cuốn sách đầu tiên mà tôi đọc đó là cái cuốn Indochine SOS của bà Andrée Viollis. Thì tôi đọc cái đó. Sau này thì bảo là bà là cánh tả Pháp. Thì lúc bấy giờ tôi không biết cánh tả nhưng mà tôi đọc cái cuốn đó thì tôi thấy là nó giúp cho tôi hiểu nhiều lắm về cái thái độ của người Pháp đối với chính tình trong nước Việt Nam như thế nào, đối với người Việt Nam như thế nào và có những cái hội kiến. Thì trong đó thì bà Andrée Viollis có tả những buổi bà gặp gỡ những người làm cách mạng đó, tức người Việt làm cách mạng đấy. Thì trong cái cuốn đó, bà cũng vạch rõ cho cái cách người Pháp tra tấn hay như thế nào. Thì lúc bấy giờ, tôi mới biết có tra tấn, tra tấn điện hay tra tấn đánh nọ kia. Thì lúc bấy giờ tự nhiên tôi có một cái- tạm gọi là như một cái trang nhỏ về cái hoạt động cách mạng, mà nếu mà chống Pháp thì sẽ gặp phải những nguy cơ gì và phải chịu đựng như thế nào.
LMH: À bây giờ cháu xin hỏi chú, sau khi chú vào đảng đó thì cái sinh hoạt đảng của chú như thế nào? Cháu muốn hỏi tức là về cái tổ chức như thế nào, tức là chú có ở trong một cái tổ hay một chi bộ hay là gì như là kiểu của Cộng Sản ấy không?
NĐT: À có ở chi bộ. Trước hết là mấy cái anh bạn-anh Lân đó. Với lại sau đó là Nguyễn Tất Ứng, Nguyễn Tất Ứng thì chú Ứng anh biết đó, à mà bác sĩ Quát cũng biết, à cùng học với tôi ở trường, thì đấy là ba chúng tôi, hoạt động với nhau. Người liên hệ đó-cái liên lạc đó thì là một người khác, cái liên lạc đó có khi tôi không biết mặt-à tôi không biết tên nhưng mà nếu cần thì họ đến-đến rõ cái địa chỉ của tôi như thế nào và nói một cái cái cốt để đấy thì lúc bấy giờ nhận ra nhau.
Lúc bấy giờ thì anh ta đưa thêm cho tôi những tài liệu về chủ nghĩa sinh tồn, rồi anh ta hỏi: Cậu muốn gì nữa không? Thì tôi bảo: Nếu mà có thể, tôi gặp ông đảng trưởng thì cho tôi gặp thêm là vì tôi cũng có một vài điều, tôi muốn hiểu rõ thêm. Thế thì anh ta nhận lời và tôi biết là anh ta chuyển. Nhưng mà còn chuyển thế nào, tôi không biết.
Cái đường dây liên lạc thì ông Trương Tử Anh giữ hết sức bí mật. Ông đi chỗ nào, ngày ở đâu, đêm ở đâu, không ai biết, chỉ có một vài người biết. Rồi cái người liên lạc trực tiếp với ông ấy thì biết rõ thôi. Nhưng mà cái chuyện đó cũng được giải thích trước, do cái chuyện Pháp nó truy bắt đó thì cần phải có những biện pháp an ninh cho đảng trưởng là một, với biện pháp an ninh chung cho các đảng viên. Cho nên về là những cái vấn đề gọi là an ninh đấy thì phải tuyệt đối theo, không được chệch đường lối.
LMH: Chú có thể cho biết là trong thời gian đó thì cái sinh hoạt đảng của chú tức là với ông Nguyễn Tất Ứng và ông Lân đó là có những cái gì: Nói chuyện, nghiên cứu, học tập hay là có làm những cái chuyện gì khác không?
NĐT: Là vì chúng tôi học chung một trường, hiểu nhau nhiều rồi, thân nhau rồi thì những tài liệu đọc đấy thì đọc xong rồi thì cũng có bàn thảo, cũng có nói chuyện một cách thân mật thôi, chứ không có cái cái lối của như Cộng Sản, cứng nhắc hay là phải lập đi lập lại những cái điều mà đảng đã nói. Đằng này thì cởi mở lắm, không có cái chuyện mà o ép, thẳng thắn mà trao đổi với nhau. Thì trong đó thì có nói cái vấn đề xã hội là tôi quan tâm thì tôi cũng bàn, bàn chuyện với Ứng, với Lân. Rằng thì là cái chuyện vấn đề xã hội ấy thì thực sự ra nó rõ ràng lắm, nó rõ ràng là như thế này.
Trước hết là vì là học sinh nên những ngày nghỉ hè đó thì thường thường là có một vài anh em thân thì đi về vùng nông thôn chơi, cắm trại, rồi thì là tiếp xúc, trông thấy cái cảnh của dân, dân mình ở nông thôn, cũng nghèo lắm thì biết cần phải có cái sự thay đổi. Nhưng mà thay đổi như thế nào thì chưa biết làm cách nào. Thì thường thường phải trông mong vào cái sự lãnh đạo của ông Trương Tử Anh. Vì thế cho nên, tôi mới có cái ý đình nhờ tới cái anh liên lạc viên đó, chuyển lời yêu cầu của tôi là tôi gặp ông tôi nói chuyện hẳn đấy. Thì Ứng, với Lân đó thì cũng đồng ý như thế. Nhưng mà Ứng được cái đặc biệt, là có lần anh ta được làm liên lạc viên với ông Trương Tử Anh. Nhưng mà liên lạc viên với ông Trương Tử Anh thì chính Ứng nói với tôi rằng là: Hẹn có gặp, không hẹn thì không gặp. Thế mà muốn hẹn thì là cũng hơi khó, thành ra vì ông Trương Tử Anh ông ấy, sau này mới biết rõ là khi nào gặp ông thì ông mới hỏi kỹ lắm. Ông hỏi là muốn hỏi cái gì đã, mà ở đâu nọ kia. Thì ông cũng nhắn bảo anh em rằng: Khi mà ông nói như thế, không phải nghi ngờ gì anh em cả, mà đây là cái vấn đề an ninh chung, cho ông ấy và cho cả mình nữa.
LMH: Thế nhưng mà ngoài những cái vấn đề đó, chú có làm có làm cái nhiệm vụ về chẳng hạn như là tuyên truyền, cổ động, để tìm thêm đảng viên cho đảng hay không ?
NĐT: À trong cái cuốn sách nhỏ mà tôi được đọc đó, mà cho tôi giữ đó, rõ ràng có, cái bổn phận đầu tiên của người đảng viên là phải truyền bá cái chủ nghĩa sinh tồn của đảng và nói và thêm thế nào mà thu phục được thêm đảng viên. Mà trong cái cách thu phục đảng viên đó, phải hết sức thận trọng, đừng có vội vã. Nhưng mà đó là những lời khuyên bảo thôi. Thế còn về cái cách làm thế nào đó, tuyên truyền như thế nào đó thì không có một lớp nào để mà huấn luyện về cái chuyện đó cả.
Thành ra tự mình, mình nghĩ ra thì chính ông Trương Tử Anh cũng thấy có cái điểm gì đó là thiếu sót, không có dạy một cái gọi là chiến thuật như là Cộng sản sau này tôi hiểu đó. Phải dạy dỗ cách tiếp xúc như thế nào, nói như thế nào và căng nhất là trước khi mà giới thiệu là mình rồi mình tiếp xúc, và căng nhất là trước khi giờ, trước kia mà giới thiệu cái người nào tiếp xúc để mà đưa vào đảng đó thì phải tìm hiểu rõ cái lý lịch của anh ta như thế nào, gia cảnh như thế nào. Dĩ nhiên không phải như của công an làm nhưng ít nhất phải biết rõ cái thành phần, cái thành phần nào và cần nhất là cái tư tưởng chính trị của gia đình ấy như thế nào. Thế thế chỉ biết thế thôi, chứ mà còn bảo rằng là xem rằng cái gia đình người ta đó, có theo Cộng Sản không thì tuyệt đối thì là không có cái lời dặn dò đó. Mà cái điều đó sau này tôi mới nghĩ ra rằng là thiếu sót, chứ lúc đó thì mình cũng chưa hiểu như thế nào cả.
LMH: Nhưng mà hồi đó chú có thu phục được thêm đảng viên cho đảng hay không ạ ?
NĐT: À có, thì rốt cục lại thế này, thường thường tới cái người nào mà mình đã biết-chả là trong anh em bà con thì có, thì cũng có người nghe.
LMH: Những cái người mà được chú mời vào đảng đó thì họ có tham gia sinh hoạt với chú không hay họ tạo thành ra một cái chi bộ khác ?
NĐT: Mới đầu thì sinh hoạt với tôi, sau đó thì sau khi mà đủ ba người rồi đó thì cái người đầu tiên mà tôi tiếp xúc mà họ nhận lời thì chính cái người đó đảm nhận cái chức vụ đó-đảm nhận cái gọi là chi bộ trưởng. Thì bấy giờ chi bộ ba người, gọi là chi bộ trưởng cho nó to thôi, chứ thực sự ra thường thường tuyển người như thế, đều là do những cái người mình đã quen : Là bạn học của mình hay những người trong gia đình.
LMH: Thế nhưng mà tất cả những chi bộ như vậy là đều tiếp xúc trực tiếp với ông Trương Tử Anh, chứ không qua một cái lớp nào trung gian ?
NĐT: À cái đó thì tôi không biết, tôi chỉ biết cái chi bộ tôi thì trực tiếp không có, bao giờ cũng có-à đi qua một người trung gian, tức người liên lạc đó. Thế thì tôi nghĩ rằng thì là những cái chi bộ khác cũng thế mà thôi. Với hai nữa là lúc này thì-à lúc đó thì được biết ông Trương Tử Anh có dặn dò, độ này ông rất bận. Thì ông cũng nói, bận đây là bận hoạt động. Vì thì là lúc này, tình hình nó gấp lắm rồi, thì các anh em sau khi mà đọc, có những gì mà thật là rắc rối quá đó thì phải nói cho tôi biết ngay thì tôi thu xếp. Thế còn thường thường các anh em cứ tự động làm. Vì một khi đã được tuyên thệ như thế thì tức là các anh đã được điều tra, rồi thì tôi tưởng ở các anh. Thế thành ông đặt cái vấn đề là vấn đề tin tưởng. Rồi sau này tôi thấy rằng thì là mình khác cộng sản chỗ đó. Và Cộng Sản họ không đặt cái vấn đề tin tưởng, họ cho rằng thì là : Làm thế nào không phải là mình tin đảng mà đảng tin mình. Chứ còn ông Trương Tử Anh, ông ấy khác-hai bên cùng tin nhau thì nó có cái khác biệt về chỗ đó.
LMH: Cháu muốn hỏi tức là trong cái thời gian đó là theo chú, chú biết tức là cái tổ chức của đảng Đại Việt, không giống như là của Cộng Sản hay như là của Quốc Dân Đảng. Tức là có những cái tỉnh uỷ, xứ uỷ để mà chịu trách nhiệm từng khu vực một, mà tất cả là từng tiểu tổ, từng chi bộ là đều liên quan trực tiếp với ông Trương Tử Anh, chỉ qua một người liên lạc có phải không ạ?
NĐT: Về trường hợp tôi thì không có thấy nói xứ uỷ nhưng sau này tôi biết là có. Nhưng mà cái xứ uỷ trưởng miền bắc, tôi không biết là ai, tỉnh uỷ thì có, thì tôi biết là ở mỗi một tỉnh, đều có một người tỉnh uỷ trưởng. Thì tôi biết là cái cái tổ chức là như thế. Thì trong cái cuốn sách nói về tổ chức, cũng có nói đến, cũng có nói đến xứ uỷ nhưng mà còn xứ uỷ ngay ở miền bắc là ai và chi bộ có được liên lạc không thì không có nói. Chưa có bao giờ, tôi liên lạc qua cấp xứ uỷ mà thường thường, tôi đều yêu cầu trực tiếp ông Trương Tử Anh.
LMH: Chú có thể cho biết rằng là về cái tổ chức của đảng Đại Việt mà trong cái quyển sách mà chú học tập đó, đưa ra là như thế nào không ạ?
NĐT: Rất giản dị là vì là nó như một cuốn lịch nhỏ vài chục trang thôi thì nói rất vắn tắt, cô đọng, giản dị, hiểu được những nét đại cương thôi. Chứ còn đi sâu vào chi tiết đấy thì là sau này, tự tôi cũng như là Lân, với Ứng đó, tự tìm hiểu đến rằng là tìm hiểu với nhau, để bàn thảo với nhau, tại làm sao như thế này mà tại làm sao không thế khác. Đấy thì cái vấn đề đó, chính ông Trương Tử Anh cũng nhận thấy rằng là: Tôi cần phải để cho các anh tự nghiên cứu lấy và tự tìm thấy ở trong đó một sự tin tưởng tự của các anh.
LMH: Vâng cái thì chú có thể cho biết về cái tổ chức của đảng Đại Việt ?
NĐT: Thực sự ra lúc đó thì tôi không được rõ, tôi chỉ biết rằng thì là có ông đảng trưởng như thế. Với qua cái cuốn sách nhỏ, tôi được đọc đó thì có: Xứ uỷ, có tỉnh uỷ, có liên lạc viên. Thế nhưng mà cái chi bộ vẫn là quan trọng, cái nòng cốt và làm thế nào để bảo vệ được chi bộ, là cái đó là cái nòng cốt.
LMH: Thế từ chi bộ lên thì là cái cấp nào?
NĐT: Không nói, trong cái cuốn sách mà tôi đọc-à cuốn tài liệu mà tôi đọc thì không có nói là trên cấp chi bộ là gì nhưng mà có nói thế này là: Chi bộ sẽ chịu trách nhiệm lấy hoạt động của mình và báo cáo lên cấp trên. Nhưng mà không nói cấp trên là ai cả. Như thế chúng tôi tự hiểu là cấp trên chỉ là có ông Trương Tử Anh thôi. Thế thành nhưng mà sau này tôi biết rằng thì là không có cái cấp trung gian giữa ông Trương Tử Anh với chúng tôi, với các chi bộ mà ông Trương Tử Anh thường thường có khi trực tiếp.
Thành ra mãi sau này cơ, lúc hoạt động lâu rồi, rồi bị Việt Minh bắt, rồi nọ kia. Thì lúc bấy giờ tôi, nhất là trong cái thời gian mà bị Việt Minh bắt đấy, thì mới ngẫm nghĩ lại thì thấy rằng là trong cái vấn đề tổ chức, đảng Đại Việt có nhiều cái thiếu sót. Nó có cái lỗ hổng của nó và tin tưởng rằng thì là những người chi bộ đã được-à những đảng viên mà đã được thu nạp đó thì là thành phần đáng tin cậy. Cái đó thì tôi, riêng đối với tôi là có thể rằng thì là, tôi coi như tôi tự mãn rằng cái vấn đề được tin. Nhưng mà tôi nghĩ chung ra đó, tôi bảo: Như thế này không được, là phải có cơ quan nào để giám sát chứ, hay là theo dõi, thử thách nọ kia đó.
Nhưng mà có thử thách, chẳng hạn như là: Hồi đó là vì đảng nào, đảng Quốc Gia nào, cũng vấp vào một cái khó khăn chung, mà đấy là cái mẫu số chung là tài chánh. Thì đó là cái đồng bạc Đông Dương thì phải in, in tại Việt Nam, chứ không phải in tại Pháp như trước nữa. Thì có cái giấy gọi là gọi là tiền màu đỏ đó thì lúc bấy giờ mới làm ra bạc giả, để mà chi phí. Thì tôi cũng được nhìn cái bạc giả đó và tôi cũng được nói, cho tôi biết thật, chứ không có giấu, bảo: Đây là bạc giả thì tiêu cho nó cẩn thận, cần hay là chẳng đặng đừng, đảng mới phải làm cái chuyện này, chứ không muốn làm cái việc này nhưng mà không có cái đó thì không làm được việc. Thế thế đảng không giấu, cái đó ông Trương Tử Anh không giấu.
LMH: Bây giờ cháu xin hỏi chú thêm là khi mà Nhật đảo chánh thì lúc đó chú làm gì?
NĐT: Nhật đảo chánh thì tôi cũng có liên lạc bên ngoài đảng, là cũng qua những người quen thân đã đành rồi nhưng mà rồi từ đó trở đi mà gặp những thanh niên khác mà không không cùng học trường với tôi nhưng tôi biết là học trường Thăng Long hay trường Bưởi gì đó thì có gặp thì cũng đi chơi với nhau. Lúc Nhật đảo chánh thì tôi được một bà ở Vĩnh Yên đó, hồi đó tôi cũng lên chơi Vĩnh Yên nhiều lần, đi cắm trại thôi. Thế mới lại con bà ta cũng học trường Lycée nhưng mà là nhỏ, hắn đang học ở cấp tiểu học. Thế thì qua nó thì tôi cũng đến chơi với gia đình đó. Bà ấy có cái đồn điền ở trên Vĩnh Yên thì có lên đấy thăm bà ấy cùng với con bà ấy. Thì lúc nói chuyện bà ấy là người sùng đạo Phật lắm. Trong cái gọi là cái trang trại của bà ấy, bà ấy dựng một cái am nhỏ thì có bàn thờ Phật. Bà ấy thì lúc bấy giờ tình hình Hà nội, nó sôi động lắm rồi, trông rõ thì có cái hoạt động lật đổ Pháp mà không biết là từ đâu, ai làm, ai khởi sự. Thế lên trên đó thì nói chuyện với bà ấy, rồi dần dần chính bà đó, bà cũng khéo lắm.
Sau này tôi mới biết rằng thì là bà cũng có, cung có dính líu gì đến một cái chuyện cách mạng nào đó. Thì một buổi tối, ăn cơm nước xong, tôi ngồi nói chuyện với bà đó, bà bảo : Này cậu Tú cậu (vì bà có hỏi tôi đạo-đi theo đạo gì, tôi bảo nhà tôi theo đạo Phật thì bà bảo) khi nào cậu về Hà Nội đó, cậu nên, tôi khuyên cậu, cậu nên đến thăm ông sư Nam-ờ ông sư Nam. Đến thì nói thì nói là tôi tôi giới thiệu cậu. Rồi bà ấy cho địa chỉ cái ngôi chùa ở Hà Đông, bây giờ tôi quên mất cái tên làng rồi. Lúc bấy giờ thì Nhật đảo chính rồi. Thì tôi đi xe đạp đến vào vào chùa thì một chốc thì có một người như là chú tiểu đấy thì nói, bảo: Tôi muốn (hồi đó thì tôi cũng chưa rõ lắm về cái xưng hô với các nhà sư như thế nào thì chỉ thấy bà kia bà mới hỏi tên ông sư Nam thôi. Thì tôi mới nói với chú tiểu, bảo) tôi muốn gặp ông sư Nam.
Thì chú vào, một chốc chú lại ra bảo thế thì: À ai đưa anh đến đấy. Thế tôi mới bảo có bà đó, bà đó. Thế ông lại vào-à chú lại vào, một chốc nữa ông sư Nam ra. Thì ông hỏi qua vài câu, xong thì là tức là : Ở đâu, bà ấy ở đâu, với nọ kia ấy, tên bà ấy là gì, tôi nói rõ hết cả. Bảo đấy tôi ở đấy, thế thì ông ấy tin. Thế ngồi ngồi nói chuyện với nhau. Lúc bấy giờ lần đầu tiên, tôi gặp một ông sư, ông ta người quắc thước trẻ, đẹp trai lắm. Thì ông hỏi thế thì: Cậu đến đây có gì? tôi bảo: Tôi lên đây là vì bà đó nói tôi lên lên gặp sư ông, có điều gì sư ông cho biết. Ông ngồi ngẫm nghĩ một lúc rồi : Thế bây giờ cậu muốn biết cái gì? Tôi bảo: Tôi nghĩ rằng thì nếu mà bà ấy giới thiệu tôi đến đây thì có việc thì hỏi xem là về bây giờ cái chuyện đánh Pháp, đánh diếc, nó như thế nào, làm thế nào cho dân mình khỏi khổ và nước mình được độc lập? Rồi ông trầm ngâm một lúc, rồi ông ngồi ông nói gần như là thuyết pháp, mà nghe mê lắm. Ông dẫn chứng ra kinh Phật, kinh phiếc, lúc bấy giờ lần đầu tiên tôi nghe một ông sư thuyết pháp tuy rằng thì là không phải trong trong đời tôi, tôi được nghe thuyết pháp. Nhưng mà tôi ở nhà, ông cụ, bà cụ theo đạo Phật. Thì ông cụ thân sinh ra tôi, cứ mỗi một tuần thì có mời một ông sư ông đến, để nói luận về kinh đấy. Thì những khi mà nếu ông đến thứ 7 hay là chủ nhật đó thì nhiều khi tôi được hầu như là ấm trà. Kiểu mà ông thân sinh tôi cho phép, khuyên-khuyến khích đó, đứng mà nghe, tới lúc đây mở một cái ngoặc( lúc ông sư ông về đi rồi thì là ông cụ thân sinh tôi mới hỏi: Thế con nghe con có hiểu gì không? Nghe biết là hay nhưng không hiểu. Thế ông cười, ông bảo: Ừ thế được rồi, tốt không hiểu là tốt, mà rồi sẽ hiểu) mà chính nhờ cái câu đó mà sau này, tôi tìm đến đạo Phật tích cực hơn. Ờ trở lại nói chuyện với ông sư Nam thì ông ấy cũng dẫn kinh Phật ra, ông nói về cái thuyết Tứ Diệu Đế, với nọ kia. Rồi dần ông đưa cái cái đạo, cái cái đạo Phật đó, đạo Phật tự do lắm nhưng mà không phải tự do như cậu học ở trường tây đâu. Tự do này là một thứ tự do đặc biệt của đạo Phật mà có thể gọi là của phương đông. Nó không giống tự do của tây phương mà cậu, các các ông thầy với bà giáo ở trường tây dạy cậu đâu-nó không có. Thế ông mới nói: Thế tôi bảo đấy tại sao khác biệt, cái tự do, nó có nhiều thứ tự do. Thì ông bảo là: Thực sự ra cái tự do mà gọi là có nhiều thứ tự do đó là chỉ là khác nhiều về hình thức của cái người chủ xướng cái tự do. Chứ tự do nguyên thuỷ của nó đó là chẳng hạn như đạo Phật. Cậu đến đây, tôi không, tôi đâu có tự đi tìm cậu. Tôi cũng không bắt cậu đi theo tôi. Cậu hỏi tôi thì tôi trả lời. Tôi trả lời được, cậu hiểu được thì là cái tốt mà cậu không hiểu, tôi tôi lại giảng thêm. Mà nếu tôi giảng thêm nữa, cậu không hiểu thì tôi giảng thêm nữa, cho đến tới cái mức nào mà tôi giảng hết rồi đó mà cậu vẫn chưa hiểu thì thôi. Thế thì đấy là tự do. Tôi không bắt, tôi không ép buộc, chốc nữa cậu về, coi như xong. Tôi không hỏi cậu ở đâu cả, mà tôi cũng không hỏi rằng thì là sau khi nghe tôi, cậu hiểu đến cái mức nào. Tôi không kiểm soát lại, đấy là tự do.
Thế tôi mới bảo thì là tôi mới nghĩ lại những cái cuốn sách mà ông Trương Tử Anh cho tôi đọc đó, à thì những cái tập mà tài liệu đó. Tôi mới trong bụng tôi, tôi mới nghĩ, bảo như thế này thì liệu rằng thì là mình đi vào đảng Đại Việt đấy thì đảng Đại Việt có làm theo như ông này nói không? Mà cái tự do thì tôi băn khoăn lắm nên tôi mới hỏi ông ấy là thế thì như cái đảng chính trị, họ cũng nói về tự do thế thì cái tự do của họ như thế nào?
Thì tôi không ngờ rằng, sau này tôi mới biết, tôi không ngờ rằng, tôi hỏi cái câu đó là để mà tìm hiểu ông là cái tư tưởng chính trị của ông ấy như thế nào. Sau này tôi mới biết rằng thì là cái câu hỏi của tôi, nó có tác dụng như thế, là vì tôi nhớ lại cái câu ông trả lời. Ông bảo: Từ cái tự do mà tôi vừa nói với cậu, gọi là cái tự do đông phương đó đấy, đương nhiên còn cái tự do khác là tự do của các đảng phái chính trị. Mỗi một đảng phái đưa ra một cái thuyết nào đó thì dĩ nhiên là họ không thể nào bảo rằng thì là họ không chủ trương tự do. Nhưng mà chủ trương tự do là tự do của họ đặt ra. Nó hoàn toàn khác với tự do tự thân nó. Thì ông lại, ông lại lại nói bằng tiếng Pháp chứ, bảo: De par soi même thì nó khác hay là nếu cậu học như cậu cho tôi biết, cậu học La tinh thì per se, thì tự do nó là không là của ai cả. Nó là nó, mình đến với nó, chứ nó mà không tìm mình. Mình đến với nó mà rồi mình tự tìm hiểu xem là nó là cái gì, thì đấy là cái tự do.
Thế rồi thì tôi lại vặn ông, bảo: Thế thì ông nói như thế, thế bây giờ cũng cái gọi là cái tự do per se đó. Thì bây giờ tôi nhập vào, tôi bảo à tôi nhận cái per se đó nhưng mà tôi không biết rằng thì là cái per se đó đâu, chi tiết nó như thế nào và tự tôi, tôi nhận biết nó là của tôi thì xúi giục lại bây giờ tôi lại quan niệm, tự tôi tôi đặt ra một cái quan niệm về tự do hay sao? Ông ấy cười, ông bảo: Cậu lý luận đúng đấy nhưng mà đúng là theo cái logic của tây, chứ còn logic của đông phương không có, không có cái lối đó. Cái logic của đông phương rằng thì là nó per se, mình phải tìm hiểu nó, chứ không phải nó giảng cho mình. Thì cái đó làm cho tôi bận bận tâm lắm. Thế thành ra từ đó trở đi, trong đầu óc tôi, lại có một cái băn khoăn là cái tự do mà đảng Đại Việt, ông có nói là tranh đấu cho tự do, cho độc lập với nọ kia đấy thì cái tự do với cái độc lập ấy, nó có thoả mãn được chung, cái cái nhu cầu của đông đảo quần chúng không? Thì cái câu hỏi đó, qua cái chuyện gặp gỡ ông sư Nam đó là tôi muốn đặt cho ông Trương Tử Anh nhưng rồi sau này không gặp.
LMH: Nhưng mà cháu muốn hỏi chú là: Sau khi mà Nhật đảo chánh đó, tức là khi mà các đảng phái Quốc Gia, kể cả Cộng Sản cũng vậy, tương đối được ra mặt hoạt động công khai đó, thì các sinh hoạt của chú trong đảng đó, nó có thay đổi không hay là vẫn như cũ?
NĐT: Vẫn như cũ tuy là công công khai đó nhưng thực ra không chúng tôi-ở chi bộ chúng tôi không được chính ông Trương Tử Anh loan truyền đi qua liên lạc viên rằng công khai. Nhưng mà có, lúc hành động để mà mà lật đổ Việt Minh, khi mà Việt Minh mới trưng cờ ở Nhà hát lớn đó-lúc bấy giờ mới biết là công khai. Thế còn trước cái ngày đó không có, không có nói đến công khai. Thế nhưng mà cái chuyện lật đổ chính quyền Cộng Sản đấy thì sau này tôi thấy rằng thì là không, hô hào đến đông lắm, ở trường Hàm Long đó-chật ních cả cái trường tiểu học đó, đến mấy trăm người toàn thanh niên cả. Trong đó lúc bấy giờ, tôi mới gặp nhiều bạn, nhiều bạn trẻ khác mà lại dễ thân với nhau lắm. Ai cũng là hăng hái cả, suốt đêm chờ đến sáng, gần sáng hôm sau là có lệnh là tôi giải tán.
LMH: Không thì cái chuyện đó thì từ từ bình, chuyện đó từ từ mình sẽ nói đến. Cháu muốn hỏi chú đó tại vì theo những cái tài liệu mà nhiều người viết và đó tức là sau khi mà Nhật giải phóng, tức là các đảng phái hoạt động công khai và những đảng như đảng Đại Việt của ông Trương Tử Anh là đã thiết lập một số những cái gọi là chiến khu ở các vùng thì chú có biết không và chú có-người ta có nói chú đi không?
NĐT: À trở lại, tôi phải nói lại cái chuyện ông sư Nam tý đây. Thì sau khi tối-à thì sau khi ấy thì ông ấy cho ăn cơm trưa nhưng mà ông làm cơm mặn cho tôi ăn nhưng ông ấy không dự. Mà cái đó đặc biệt là sau này ông lại có một người em gái cũng cạo trọc, cũng tu mà chính sau khi nghỉ trưa, ông bảo tôi ngồi ăn cơm thì cô kia, cô ấy ra. Mới đầu tôi trông là ni sư thôi nhưng sau này mới biết rằng là em em ông sư Nam. Thì là hoá ra hai anh em cùng tu ở đấy, cùng tu ở đó mà cô đó trông rất xinh, nói năng lễ phép lắm, trông khổ trông người đúng là một người đạo hạnh, chứ không phải là một thiếu nữ như là thiếu nữ mà mà ở tuổi chúng mình hồi đó hay thấy. Là cái lúc tôi về là khuya rồi thì đến ngã tư Khâm Thiên đó thì tôi bị Nhật bắt. Nó khám ra thì ở trên xe tôi, tôi có một con dao con dao để tôi cắt cơm nắm thôi nhưng mà nó cho là có con dao, đem để bóc Khâm Thiên đó, thế nó giam luôn. Nó giam hôm sau nó mới lấy cung thì có một anh thanh niên trẻ, thông dịch đó, tôi cũng bảo không, tôi không có gì cả. Bảo : Đi đâu. Tôi đến nhà chùa, tôi lễ Phật, thế không có gì hết. Nó không tin nó đánh tôi một trận. Nó giữ thêm cho hai ngày nữa, nó cho về. Nó đánh thì đau, nó cho về. Về thì tôi cũng báo cáo ngay, cho Lân, với Ứng nó biết. Thì lúc bấy giờ, về đến nhà thì hoá ra Lân nó đi rồi, Ứng nó cũng đi rồi. Nó đi chiến khu lúc nào tôi không biết. Rút cục có mình tôi ở lại thôi. Thế rồi tôi cũng được liên lạc, nói thì là lúc bấy giờ là ngày 17/8 đó thì là có có cái biểu tình của giới công chức đó. Hoá ra thì lúc bấy giờ mới ngã ngữa ra rằng thì là ta chuẩn bị.
LMH: Thôi cháu xin lỗi chú, cháu ngắt lời chú chút, tức là khi chú đi thăm ông sư Nam về đó, tức chú nhớ đó là vào tháng mấy năm 45?
NĐT: À vào cuối tháng 7 sang đầu tháng 8 thôi. Tôi không nhớ rõ hẳn nhưng mà khoảng đó.
LMH: Thế còn trước đó, tức là từ tháng 3 cho đến tháng 7 thì chú với ông Lân, với ông Ứng, có cái hoạt động gì với lại Đại Việt không hay là vẫn chỉ có là sinh hoạt bình thường, thảo luận thôi?
NĐT: À chỉ có bình thường thảo luận, chứ không được phái đi đâu nhưng mà có một lần, cái này thì often.
LMH: Bây giờ cháu xin hỏi chú tiếp, là chú người tuyên thệ cùng với chú, dẫn chú tuyên thệ hôm đó là có ông Mười Hướng với ông Trương Tử Anh thì về sau này thì chú biết ông Mười Hướng lúc đó giữ chức vụ gì ở trong đảng?
NĐT: À lúc đó, tôi không biết, sau này sau này thì là mới lúc mà tan tác cả rồi đó, tự nhiên được biết ông ấy là xứ uỷ trong nam-xứ uỷ trưởng ở nam-nam kỳ.
LMH: Ông ấy tức là xứ uỷ trưởng miền nam, tại sao lúc đó ông lại có mặt ở Hà Nội?
NĐT: À không, tôi bảo là sau này đó thì ông thì tôi mới biết thì ông là được làm xứ uỷ miền nam, chứ còn lúc đó thì tôi không biết ông có là xứ uỷ hay không, mà tôi chắc là không.
LMH: Bây giờ cháu xin hỏi tiếp chú, khi khi mà sau khi mà ông Lân với ông Ứng đi chiến khu rồi. Chú ở lại thì Hà Nội một mình đó, tức là chi bộ của chú chỉ còn mình chú đó thì chú có tham gia vào chi bộ nào khác không hay là chú vẫn chỉ có liên lạc với đảng, qua liên lạc viên của ông Trương Tử Anh?
NĐT: Đúng vậy, tôi không có lập chi bộ mới nhưng mà có, có đi nói chuyện về về đảng Đại Việt với một số anh em mà tôi quen biết nhưng mà tôi tôi không có thu nạp, tôi chỉ nói về cái chuyện đó thôi.
LMH: Thế còn những trong cái thời gian mà Nhật đó thì những cái đảng phái khác, họ hoạt động tỉ dụ như Đại Việt Quốc Xã thì họ có tìm cách liên lạc với chú, để mời chú vào đảng hay không?
NĐT: Lúc đó không, sau này cơ thì có nhưng mà tôi không bao giờ, tôi từ chối hẳn. Tôi chỉ nói thì là hiện để cho tôi nghĩ đã, tôi đương đương bận việc gia đình. Tôi không có nói rằng thì là tôi đã ở Đại Việt đâu-Quốc Dân Đảng.
LMH: Thế còn thì trong cái thời gian đó thì cái chú có bị những cái hoạt động đấu tranh với lại Việt Minh trong cái thời gian trước tháng 8 không?
NĐT: Không, không có, tuyệt nhiên không có, nhưng mà sau, sau ngày 17 đó, 17/8 sau ngày công chức biểu tình đó thì tôi bị Việt Minh bắt đó, là vì đi tung truyền đơn mà, đi tung truyền đơn thì tôi được coi một nhóm anh em đi giải truyền đơn. Thì tôi có dẫn anh em, rằng thì là lúc tập trung đó thì tôi nhớ ở một cái biệt thự ngay chỗ đường tàu xe lửa từ ga Hà Nội đi ra để sang Gia Lâm đó. Thì có một cái biệt thự ở gần cái mé đường ray xe lửa đó thì cái biệt thự ấy xinh lắm, mà tĩnh mịch lắm. Thì tôi ở đấy hai hôm. Trận do anh em nọ kia, tôi nhận được tập truyền đơn thì đưa cho họ, do liên lạc đưa. Thì đến đấy thì ngủ lại đấy một đêm, sáng hôm sau, phân phối xong rồi thì tôi mới dặn anh em: Khi nào mà ném xong rồi đi, đừng bao giờ về chỗ đó. Thế hôm hôm 17 đi thì đi lẫn vào trong, đông lắm, tung xong cái rồi đó thì là đi giải tán ngay. Tôi thì tôi lại ngu. Tôi dặn anh em như thế nhưng tôi lại cẩn thận, tôi bảo chết rồi, không biết rằng có lẽ mình phải về xem có ông nào ông lại ngớ nga ngớ ngẩn, anh em nào ngớ nga ngớ ngẩn trở về thì lôi họ đi chứ, rồi tôi đến đấy tôi bị bắt.
LMH: Nhưng mà trở về cái chuyện trước đó, chú nói rằng là ngày 15/8, tập hợp ở trường Hàm Long đó thì lúc đó, ai cho chú biết cái việc tập hợp ở trường Hàm Long để mà sửa soạn cướp chính quyền?
NĐT: À đấy một liên lạc viên, anh ta đến và nói với tôi, bảo đây là lệnh tập hợp của thì ở đó, đến đó, thế tôi đến thôi.
LMH: Tức là trước đó, chú cũng không có liên lạc với ai, có người liên lạc đến nói với chú là đến đó, rồi chú. Thế trở về với cái chuyện chú bị bắt đó, cái ngày 17/8 thì lúc đó hẵng còn là chính quyền của ông Trần Trọng Kim. Vậy thì Việt Minh làm sao mà họ, họ bắt được tức là lúc đó là họ bắt lén, họ họ coi như là bắt cóc, chứ không phải là bắt phải không?
NĐT: À không phải bắt là vì tôi có lẽ là mười vì có hai cuộc biểu tình. Biểu tình đầu tiên là ngày 17, ngày sau là ngày 19, hôm 19 mới mới mới tung truyền đơn, để tôi nhớ lại coi, ngày 17 thì không có, ngày 19 mới tung truyền đơn thì ngày 19, tôi bị bắt, 19 lúc mà nó thả, là nó tung cờ bao lơn Nhà hát lớn đó thì đấy cái hôm đó tôi bị bắt, vì tôi nhớ lại rồi. Vì là làm biểu tình liền liên tiếp hai lần 17 với 19. Thế thì ngày 19 nó nó khi mà nó nó tung cái cờ lớn lắm, cờ đỏ sao vàng thì là đúng cái ngày đó, tôi bị bắt khi mà trở về cái biệt thự đó. Để tôi nhớ lại vì tôi đi dự cả ngày 17 với ngày 19 mà, thế tôi nhầm cái ngày bị bắt đó.
LMH: Thế thì sau khi chú bị bắt thì họ giam chú ở đâu?
NĐT: Ở ngay ty Liêm Phóng ấy, tức là chỗ Hàng Cỏ đấy, gần toà án ấy, sát toà án thì vào đấy, tôi bị bắt ngay. Mà lúc bấy giờ ngày 19 sau khi đó còn biểu tình, mít tinh xong, mới lại biểu tình qua thành phố-à qua những cái đường phố trên Hà Nội đông lắm đông lắm. Tôi bị bắt thì là đưa luôn về đấy cả hay đưa luôn về về sở Liêm Phóng Pháp. Tới-ở đấy sau này thì một vài ngày sau thì thì thì tôi gặp nhiều lắm, trước hết là Hợi cũng bị bắt, Hợi cũng học ở trường trường Sarraut nhưng mà không hoạt động, biết nhau là Đại Việt thôi nhưng mà không hoạt động với nhau, cùng học trường với tôi thì biết nhau cả mà. Thế Hợi bị bắt, tôi bị bắt, một anh nữa cũng tên Hợi, cũng bị bắt. Sau này thì bây giờ tôi nhận ra, anh Hợi là một người mà tôi gặp ở cái biệt thự đó đấy, biệt thự ở tại đấy.
LMH: Tức là khi chú đến cái biệt thự đó, trải truyền đơn, chú cũng không biết, mấy cái người mà đưa cho chú để mà cùng trải truyền đơn cả?
NĐT: Không, không biết trước, đến đó biết thôi, cái lúc đó thôi mà mà họ biết rằng thì là phải tuỳ thuộc ở tôi, tôi điều khiển cái vụ đó, thế thôi. Trước kia, chúng tôi tuyệt nhiên không biết.
LMH: Thế sau khi chú bị bắt ở ty Liêm Phóng, rồi thì họ giữ bao nhiêu lâu thì họ thả hay là họ chở chú đi đâu?
NĐT: Ở đấy thì tôi bị giam vào xà liêm nhưng cái xà lim ấy, lại giam những 8 người cơ, trong đó có Bạch Thế Tòng. Sau này nữa thì là tôi biết có một anh Đại Việt, anh ấy người trung mà anh ấy học trường thuốc-à trường pharmacie đó-trường dược. Anh tinh thần lắm nhưng mà anh kể cho tôi nghe gia đình nghèo kia mà tự anh ấy học đến đỗ được tú tài, rồi vào trường dược. Thì anh ấy, con người rất tinh thần, rồi nói chuyện tôi dò biết ngay anh đúng là Đại Việt, chứ không phải nói bố láo anh cũng bị bắt. Cái trường hợp mà anh bị bắt thì tôi có hỏi nhưng mà anh ấy bảo: Thôi-trong này đông quá, tôi không kể được. Một cái buồng đó thì bằng- xà lim bằng thế này, rộng thế này thôi, thế này thôi, mà 8 người. Thế thành ra không có nói được chuyện gì với nhau.
Thế sau này tôi biết là bên cạnh xà lim của tôi là Cung Đình Vận. Cung Đình Vận thì một mình xà lim, nó cùm ông, suốt đêm ông ấy rên. Còn Bạch Thế Tòng thì cũng giam chung với tôi. Sau này đó-à được được một, hai ngày đó thì tôi bị gọi lên thẩm vấn. Thì cái ngày tôi bị thẩm vấn là cái ngày, đúng tôi tôi bị bị tra điện. Thì lúc bấy giờ tôi mới nghĩ ra, tôi đọc cái bài Andrée Viollis đó, tả cảnh tôi bị tra điện. Thế thành ra lúc bấy giờ, tôi liên tưởng đến những cái gì mà tôi đã đọc trong cuốn sách đó thì tôi mới nghĩ rằng, có lẽ là nó tra điện mình thì đúng thế thật.
À qua cái về cái vụ tra điện, Tây trước kia nó dùng magneto nó quay. Đằng này tụi nó dùng ngay điện đèn. Vì tôi nhìn trên bàn thì không có, sau này tôi mới mới để ý, sau này mới nhớ ra là không có cái bàn-à không có cái máy máy quay magneto, à nó dùng đèn điện. Cái ghế như thế này này, ghế như thế này nhưng mà bằng gỗ, nó trói hết lại, nó trói lại, sau nó kẹp vào như thế này, nó kẹp với lại lần đầu tiên nó kẹp như thế này thôi. Nó giật cho tôi bắn người mà tuy là trói và trói luôn cả vào ghế đó, trói người xong, rồi trói luôn cả vào ghế, mà bật tung cả lên. Thế bị cái lần đó-lần đầu tiên là tôi gần như sửu, thế xong nó lại cho trở về, cho chở về phòng giam. Thì anh em, lúc bấy giờ miệng khô, giữ phần cơm không ăn nổi, thế đến hôm sau thì có có những người, vào trong tù thì mới thấy nhiều khi tự nhiên có cái lòng thương nhau. Thì có cái ông không phải là già 40 tuổi hơn rồi, ông bảo: Này cậu, khi nào mà nó gọi cậu lên thẩm vấn nữa đấy thì trước đấy đi đái trước đi. Hôm qua cậu bị như thế là may, cậu không có đái ra, chứ thường thường bị như thế là chỉ có vãi cứt, vải đái thôi, phải giữ liên lạc. Thế chỉ dặn có thế thôi.
Cái lần sau thì bị thật, sau bị thì ngoài cái ấy, nó lấy tay nó để vào con chim đó, cái đó mới là khổ, buốt, sau đến lúc được về đó, nó buốt. Người nó không ra người, đại loại nó giũ ra, thế về thì được anh em cũng đấm bóp nọ kia thôi không có gì cả. Thế thế cho nghỉ một hôm, không bị. Hôm sau nữa gọi lên, gọi lên thì lần này, nó bợp tai cho mấy cái thôi, thế xong nó hỏi một lúc thì hai đứa rồi nó bỏ về-à nó bỏ đi ra.
Thế tôi cứ ngồi thế thôi, mà hồi đó tôi thấy là mình mới là học sinh ở trường ra, mà chẳng mình không biết gì cả. Lúc bấy giờ mà tôi lẻn đi về được, tôi lẳng lặng đi xuống, không ai biết cả. Lúc bấy giờ đã 5 giờ rồi, khoảng 5 giờ chiều, hơn 5 giờ chiều rồi đó. Thì hoá ra sau này mới biết hai đứa nó đi về rồi. Nó chán nó đi về. Nó bỏ lại, mà nó cũng không gọi người khác đưa tôi dẫn, nó đánh xong nó hỏi, nó biên viết nọ kia, rồi nó bắt ký, thế ra rồi nó đi ra. Tôi cũng tưởng đi ra nó quay lại chứ, lại không, tôi ngồi, ngồi mãi, ngồi mãi, có lẽ đến xâm xẩm tối đó, tự nhiên có người đi qua đấy bảo: Này anh kia anh ngồi đấy làm gì đấy? Tôi lại còn ngây thơ hỏi: Thế không có ai đưa tôi về cả, buộc dao. Thằng đó tá hoả lên, bảo: Ngồi đấy. Chạy đi đâu một lúc, hai đứa lên, điệu tôi xuống.
Lúc bấy giờ về, tôi mới kể lại cho các anh em nghe thì mấy mấy ông lớn tuổi đó cười đó bảo: Cậu ơi, sao cậu ngây thơ thế. Lúc bấy giờ, cậu cứ lẳng lặng cậu ra. Nó cũng chẳng biết rằng cậu bị tù hay gì tưởng nhân viên hết-cậu đi ra. Thế đấy.
Thế ở đấy được độ vài ngày sau thì nó cho tôi ra tập thể, ra tập thể thì tôi gặp tất cả. Trước hết là Phan Cá Loắn-Bối Văn Cao Vái đó, ông Trần Văn Tuyên, ông bác sĩ Phạm Hữu Chương, đây là ba người mà tôi biết hồi ấy, ba người cùng giam ở trong đó nhưng các ông ấy ở tập thể. Tôi ra tập thể vào đấy, sau đó có cả Hợi nữa, cũng ra đấy, Hợi với lại. Thế ở thì độ, riêng tôi đó thì tôi ở độ, Hợi bị đưa đi, không biết đi đâu, bị họ đưa đi. Thì sau này tôi biết rằng thì là trên đường đưa đi, anh ấy được gia đình theo dõi nọ kia, đánh tháo thì không những cứu được Hợi mà cứu được vài anh em cũng Đại Việt nữa nhưng ở cái buồng khác, buồng giam khác tôi không biết.
Thế sau này ra, gặp lại nhau thì Hợi kể chuyện, mình mới biết là Hợi được thả ra-được giải cứu. Thế còn tôi, tôi cứ ở đấy. Sau nó lên, nó gọi tôi, nó hỏi thẩm vấn nọ kia, xong nó lại đánh, lại tra tấn điện đấy. Tôi bực quá, tôi bảo: Tôi không biết gì cả. Tôi bảo : Tôi đến đấy( tôi bịa ra ) tôi đến đấy, tôi đòi tiền họ mua gạo của nhà tôi, rồi họ không trả tiền, tôi đến tôi đòi tiền, rồi tội bị bắt, chứ không có gì. Từ đó tôi chỉ khai có thế thôi. Thế rồi họ mới mà không cũng buồn cười, họ không bao giờ, họ hỏi tôi địa chỉ tôi ở đâu cả. Mà nếu mà họ hỏi tôi địa chỉ thì dĩ nhiên rằng là tôi không thể nào tôi khai ở nhà tôi được thì tôi khai nhà nào không được. Thế thế thành ra, tôi không hiểu làm sao, họ không hỏi địa chỉ của tôi, hỏi tên tôi thì có. Nó cũng không hỏi rằng thì là tôi học ở đâu gì, không hỏi. Nó chỉ hỏi rằng thì là có phải Đại Việt không, mới nọ thế kia thôi. Ai đi liên lạc với với anh thế nọ thế kia. Tôi bảo: Chả có ai liên lạc. Tôi cũng chẳng biết Đại Việt là ai cả. Đại Việt là cái gì, tôi không biết. Thì nhân có cái chuyện mà cứ chối từ đầu đến cuối, dù là bị điện như thế đó, nó đánh như thế thì là nó nó đánh nữa, xong tôi tức mình, tôi bảo là: Tôi về tôi mới nói với anh em bảo, thôi nó đánh tôi, tôi không chịu được, tôi tuyệt thực mà tôi tuyệt thực thật. Cái chuyện tôi tuyệt thực đến tai chúng nó. Thế chúng nó lại lôi tôi lên, nó doạ bảo: Anh tuyệt thực, tôi cho anh chết luôn. Lúc bấy giờ tôi cũng hăng, tôi bảo: Ừ chết thì chết, các anh bắt tôi, tôi chẳng có tội gì cả mà các anh bắt tôi thì chẳng thà tôi chết còn hơn.
Thế rồi hai hôm sau, nó đưa tôi ra Hoả Lò, ra Hoả Lò thì nó đưa tôi vào cái chỗ biệt giam, sau này tôi mới biết là chỗ biệt giam. Một dãy xà lim như thế này đấy, có mấy buồng không có ai cả. Trong xà lim thì có một cái sạp bằng xi măng, nó bằng này, nó cao hơn cái này, rộng hơn một tý thế này. Mà lúc bấy giờ thì là trời nóng nực lắm nhưng mà trong cái đó lại rất lạnh. Nó kín mà, cầu tiêu ngay ở đằng đầu, lúc cái cửa vào là cầu tiêu, sau đó là một dãy xà lim thì có mình tôi ở đấy. Sau này nữa thì có một anh nữa, nó đưa vào, anh đó, nó giam vào cùng với cái buồng của tôi thôi. Thì như thế tôi cũng chẳng biết anh ấy là ai, mà tôi cũng không có nói, có nói chuyện với nhau. Tôi cũng không có có biết anh bị bắt là vì cái gì nhưng mà là con người đứng tuổi hơn tôi nhiều lắm, có vợ có con nữa. Mà anh nói là có được thăm nuôi nhưng mà nó không cho, nên ở nhà hai đứa đói lắm nhưng mà cái phần của tôi vì tôi nói tôi tuyệt thực mà thì là anh ấy ăn. Anh bảo tôi: Cậu ăn đi chứ… (nghe không rõ). Tôi tuyệt thực mà tôi tuyệt thực thật.
Mà tôi ngu, ngu đến nỗi, tôi tuyệt thực mà tôi lại không uống nước. Sau cái anh kia anh mới-cái anh cùng buồng, anh bảo: Cậu phải uống nước đi, cậu không ăn được, cậu uống nước. Thế hôm sau, có một thằng vào, ngoài cái thằng mà mà cầm chìa khoá đi, để mở cửa xe-mở của buồng, để cho mình đi tiểu, đi diếc đó thì là có một anh nữa nó vào, sách phải? Nhìn ra là một sấp báo Việt Nam. Sau này tôi mới biết là Việt Nam của ông Trần Khánh Hưng đó-ông Trần-ông Khánh Hưng-ông Trần Khánh Hưng đó. Sau này thì nó nó bê ra, có tờ báo ngày hôm nay, anh mà tử tế tôi cho anh đọc. Thì cái báo này là báo của tụi Việt Nam Quốc Dân Đảng đây này. Nó cầm lên trước, nó giở ra ngay cho xem. Việt Nam nhưng in trên bằng giấy bản mà, giấy bản chứ không phải giấy ấy, thế tôi biết, nó bảo: Thế là anh còn tuyệt thực không? Bảo: Tôi tuyệt thực chứ. Tôi tôi không có chuyện gì làm. Nó: Được rồi nếu mà anh muốn thế, tôi cho anh chết à. Tôi cho anh sang khu tử hình thì tôi tưởng nó cũng doạ thế thôi, mình tử hình gì. Sau này tôi mới biết là lúc mà sau đó, nó cho tôi ra ngoài sân của chỗ chỗ trại giam-à chỗ biệt giam đó đấy. Thì mở cửa ra ra sân, sân rộng bằng cái buồng này thôi nhưng mà trên thì là dây kẽm gai. Thế tôi mới biết rằng thì là cái chỗ biệt giam thật, là tù nguy hiểm nọ kia ấy gì đó. Cái sân trên thì kín dây kẽm gai nhưng mà có ánh sáng nắng nọ kia, nó cho đi chơi có mình tôi, đi chơi một cái ấy độ mươi mười lăm phút, nó gọi vào.
Thế hôm sau, gọi tôi ra, cũng cái thằng có tờ báo ấy. Nó: Thôi bây giờ tôi đưa anh sang khu tử tù, nó nói thật. Đưa sang khu tử tù thì là anh Hùng biết cái cái chỗ gọi là phố Richaude có chùa Quán Sứ đấy. Thế thì ngay cái đấy thì có tường cao lắm, ở trên có gắn mảnh chai, rồi thì là dây dây kẽm gai, nó cho chạy điện trên đó mà, dưới này thì là khu ở thì cái chỗ đó ở sướng lắm. À thế xong, toàn chấn song sắt thôi, một thoáng tôi được một một căn riêng. Tôi vào đấy thì bên cạnh là có một người nữa thôi, trong tất cả khu, chỉ có hai người đấy. Tôi một căn, anh kia một căn, ở sát nhau, hai cái ấy sát nhau. Đến lúc tụi nó đưa tôi vào đấy, nó đi ra thì bên kia có một cái ông, ông ấy mới nói, bảo: Cậu là ai? Tôi cũng nói tên thì rút cục ông kia là là của trong trong trong đội khố xanh đó, bấy giờ là đội trưởng hay quản chứ chưa phải là ấy. Đúng thế ra tôi tên mà tôi quên mất, thế ông ấy, tôi cũng nói, ông ấy à ông ấy hỏi tôi, tôi bảo: Tôi tôi như thế đấy, nó bắt tôi oan tôi cũng chẳng biết cái gì cả nhưng nó bắt thì tôi tuyệt thực đòi ra. Cậu cậu cậu tuyệt thực mấy ngày rồi? Dạ 3 ngày rồi. Miệng lúc bấy giờ đang nói chuyện thều thào lắm-3 ngày rồi. Thế ông ấy bảo, ông ấy bảo: Tôi ném cho cậu một cái củ đậu, cậu ăn nhá. Tôi từ chối bảo: Không, tôi không ăn. Phải ăn, ăn đi, ăn đi thì mới mới chịu đựng được, chứ cậu không ăn cái củ đậu này cho có tý nước đó, rồi thì là cậu chết uổng đi. Thế tôi không biết được, ông ấy cứ ném. Ném xong thì ông ấy bảo: Cậu ăn đi, ăn đi để mà mà mà chịu đựng được với chúng nó, chứ vào đây thì là. Sau tôi mới hỏi: Đây có phải là khu tử tù? Bảo: Đúng. Chúng nó nói thế, tôi biết rằng chúng nó nói đúng đấy. Tụi Tây nó dùng cái này. Khi nào những người sắp sửa chết nó đưa ra xử tử đó thì trước khi đó, nó cho ở buồng buồng này cho nó thoáng, cho trước khi chết cho được hưởng tý.
Thế tôi biết, tôi yên trí rồi chết thì lúc bấy giờ, không hiểu sao mình không có lo lắng gì cả. Thế rồi nghe cái ông kia, ăn trái củ đậu đó, thấy mát mẻ, thế hai hôm sau, tôi cũng không ăn cơm, đem cơm vào tôi không ăn. Nó đem nước vào có uống, nó cho nước thì tôi lại uống. Ông kia, sau ông kia ông bảo: Không ăn thì phải uống. Thế đến ngày thứ 3 hay thứ 4 đó thì nó gọi ra, nó không nói gì cả, gọi ra. Thế ông kia ông còn ở lại, ông đùa, tôi bảo: Tôi đi chuyến tôi thế này thì chết rồi đó, nó đưa đi rồi đấy. Nó đưa ra ngoài, qua cửa Hoả Lò ra ngoài thì thấy có xe xe chở khách-xe xe đò đấy thì nó đưa lên đấy. Lên đấy nó còng lại, xong ngồi lên trên đó, cả xe, tôi đếm được 3 xe nhưng 2 xe kia thì chặt người rồi. Cái xe thứ 3 của tôi thì một số người đã lên rồi. Tôi là một trong những người cuối cùng lên xe, trên xe ai cũng bị còng hết, lên trên đó, xe đi. Đi qua cầu cầu Doumer-cầu Long Biên đó, hoá ra nó đưa lên Thái Nguyên. Lên Thái Nguyên thì tất cả những anh em nào lên mà lên Thái Nguyên thì sắp chết rồi. Lên Thái Nguyên hồi đó mà nó tuyên truyền là là thủ đô cách mạng. Nó đưa vào giam, nhà giam của tỉnh lỵ, của Pháp trước ấy mà. Thế vào đấy, tôi để ý, lúc vào cái khu giam chúng tôi ấy thì ngay ở bên trái, có cái sân rộng, ngay bên trái, có cái nhà nhà riêng nhỏ, hoá ra phòng giam, sau này tôi biết là nó giam các bà ở trong đó.
LMH: Chú có nhớ là cái lúc đó là vào tháng mấy, năm 45 không?
NĐT: Tháng 8, cũng tháng 8, cũng tháng 8, năm 45
Bạn có thể thích
Sách của con trai thời Pháp thuộc: một nghiên cứu trường hợp về kinh nghiệm đọc của Hữu Ngọc
PHỎNG VẤN TRẦN THANH HIỆP
Nền y học, y tế, vệ sinh ở Việt Nam tiền bán thế kỷ 20 (phần 2)
PHỎNG VẤN NGUYỄN PHƯƠNG MINH
Biển Đông thời viễn cổ (trước thế kỉ 10), phần 2
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A)
Tư liệu lịch sử: Hốt xác đồng bào tử nạn trên ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’ 1972
“Người cộng sản” Ngô Đình Nhu – Điểm sách “Cộng đồng không tưởng tượng: Chủ nghĩa đế quốc và văn hóa ở miền Nam Việt Nam”
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C)
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B)
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ
-
Kinh tế - Chính trị1 năm trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A)
-
Tư liệu lịch sử3 năm trước
Tư liệu lịch sử: Hốt xác đồng bào tử nạn trên ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’ 1972
-
Lịch sử Việt-Mỹ4 năm trước
“Người cộng sản” Ngô Đình Nhu – Điểm sách “Cộng đồng không tưởng tượng: Chủ nghĩa đế quốc và văn hóa ở miền Nam Việt Nam”
-
Kinh tế - Chính trị1 năm trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C)
-
Kinh tế - Chính trị1 năm trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B)
-
Kinh tế - Chính trị4 năm trước
Vụ án Nhân văn Giai phẩm: Thụy An, một số phận bi thảm
-
Kinh tế - Chính trị5 năm trước
Tư liệu: Thư Trần Phú gửi Quốc tế cộng sản, phê phán Nguyễn Ái Quốc 17-4-1931
-
Giới thiệu4 năm trước
Nghiên cứu viên