Connect with us

Lịch sử Việt-Mỹ

Phỏng vấn Phạm Đình Hưng: quá trình soạn thảo Hiến pháp VNCH 1967

Rosie Nguyen

Published on

Rosie Nguyễn

Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ xin giới thiệu bài phỏng vấn của nhà nghiên cứu Rosie Nguyễn, nghiên cứu sinh tiến sỹ Khoa Chính trị học, Đại học Oregon, với ông Ngô Thanh Tùng và ông Phạm Đình Hưng. Hai ông đã tham gia vào quá trình soạn thảo Hiến pháp 1967 thời Việt Nam Cộng hòa. Những tư liệu này cung cấp thông tin và cái nhìn của hai nhân chứng lịch sử về bối cảnh chính trị, cách nhìn và một số vấn đề quan trọng khác xoay quanh sự ra đời và vận hành của bản Hiến pháp này.

Dưới đây là phần phỏng vấn ông Phạm Đình Hưng. Ở đây Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ cung cấp bài phỏng vấn này như là tư liệu thô. Phân tích tư liệu là công việc của các nhà nghiên cứu. 

Xin ông cho biết vấn đề nào là gai góc và gây tranh cãi nhiều nhất trong quá trình soạn thảo Hiến pháp 1967?

Phạm Đình Hưng:

Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là lựa chọn chế độ cộng hòa đại nghị hay cộng hòa tổng thống. Nhiều người muốn chọn chế độ đại nghị, nhưng bản thân bác Hưng lại muốn chọn tổng thống chế. Bản Hiến pháp cuối cùng là sự dung hòa giữ chế độ tổng thống và đại nghị. Hiến pháp 1967 học theo cái hay của Nam Hàn là phải có ông Thủ tướng để giúp đỡ ông Tổng thống, điều hành việc nội trị giúp tổng thống. Tổng thống sẽ lo về những chiến lược lớn và xử lý chính sách ngoại giao.

Sắc luật tổ chức Quốc hội lập hiến vào năm 1966 quy định Hiến pháp mới phải được hoàn thành trong 6 tháng. Trong thực tế thì Ủy ban thảo Hiến soạn trong 4 tháng là xong, 2 tháng còn lại dùng để soạn các văn bản thi hành Hiến pháp.

Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc vốn là một luật sư, thủ tướng Trần Văn Hương vốn là một giáo sư. Họ vốn không có sự hậu thuẫn của quân đội. Trong khi đó Trần Thiện Khiêm vốn là đại tướng, xét về cấp bậc trong quân đội thì còn cao hơn cả Thiệu. Do đó ông Thiệu phải nể nang ông Khiêm. Hậu thuẫn của quân đội dành cho ông Thiệu rất lớn vì ông Thiệu từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như tư lệnh sư đoàn, quân đoàn, bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Vai trò của các đảng phái trong bầu cử là gì?

Phạm Đình Hưng:

Tôn giáo có vai trò lớn hơn đảng phái trong vấn đế tranh cử. Những liên danh tranh cử mạnh nhất là liên danh Phật giáo của giáo sư Vũ Văn Mẫu, liên danh Công giáo của luật sư Nguyễn Văn Huyền. Ông Huyền sau này là chủ tịch Thượng viện. Tôi thuộc liên danh của ông Nguyễn Ngọc Huy. Trong một liên danh tranh cử, những người nào nổi tiếng nhất, có uy tín nhất thì thường được xếp đầu tiên để cử tri dễ nhận diện. Khi đã được bầu vào Thượng viện thì những người cùng một liên danh thường có cùng một lập trường, và biểu quyết giống nhau.

Xin ông so sánh Giám sát viện của VNCH và Đài Loan?

Phạm Đình Hưng:

Giám sát viện của VNCH không có quyền lực lớn bằng Giám sát viện của Trung Hoa Dân quốc, vốn được xem như “đệ tứ quyền” trong bộ máy nhà nước. Tôi thuyết trình trước Quốc hội lập Hiến, đề nghị xem giám sát viện như nhánh quyền lực thứ tư, cần phải được đặt ngang hàng với ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, điều này không được quốc hội lập hiến approve.

Giám sát viện được thiết kế nhằm kiểm soát tham nhũng, chống lại việc biển thủ công quỹ, nhất là trong khối hành pháp. Drafters muốn giám sát viện có được tính độc lập, có khả năng truy tố, khép vào tội đại hình đối với các hành vi tham nhũng. Trong thực tế thì Giám sát Viện của VNCH được thành lập năm 1968, mới ra được một vài quyết định, chưa kiểm soát được gì nhiều khối hành pháp. Nguyên nhân là trong số 18 thành viên của Giám sát viện thì có 6 người là do Tổng thống chỉ định.

Hiến pháp 1967 quy định “Giám sát viện có quyền đề nghị các biện pháp chế tài về kỷ luật đối với nhân viên phạm lỗi.” Chữ “đề nghị” này khiến cho quyền lực của Giám sát viện bị giảm sút, các quyết định của Giám sát viện không có hiệu lực cưỡng hành trong thực tế.

Xin ông cho biết mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Hiến pháp 1967 được thiết kế và vận hành như thế nào?

Phạm Đình Hưng:

Ở nhiệm kỳ đầu từ năm 1968 đến 1972, bầu cử khá công bằng, đưa được những người tài đức, xứng đáng vào lưỡng viện quốc hội. Cả Thương Viện và Hạ Viện đều giữ được tư thế rất độc lập với nhánh hành pháp. Tuy nhiên, từ năm 1972 đến năm 1975, Tổng thống Thiệu có một người phụ tá đặc trách liên lạc với Quốc hội. Người này sử dụng những thủ đoạn chính trị để gian lận, manipulate, đưa người của mình vào làm dân biểu, nghị sỹ, làm suy yếu tính độc lập của Quốc hội. Từ năm 1972 trở đi, nhánh hành pháp có ảnh hưởng lớn đến những cuộc biểu quyết của quốc hội.

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ