ARCHIVES
SERIES D: THE SECT CRISIS, MARCH-APRIL 1955
Published on
By
Nu-Anh Tran(Picture: Senate of the Republic of Vietnam.)
TABLE OF CONTENTS
Introduction to Series D
THE FORMATION OF THE UNITED FRONT AND THE ESCALATION OF THE CRISIS
D1. Telegram 3754 from the US Embassy in Saigon to the Secretary of State, March 8, 1955 / Randolph Kidder
D2. Thủ Tướng Phủ đính chánh các tin tức sai lầm về tình hình nội bộ Việt Nam / Phủ Thủ Tướng
D3. Lời tuyên bố trong cuộc hội họp báo chí ngày 21-3-55 tại 107 Trần Hưng Đạo Saigon / Chủ Tịch Đoàn Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia
D4. Kiến nghị ngày 20 tháng ba năm 1955 / Chủ Tịch Đoàn Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia
D5. Tuyên bố truyền thanh về những nguyên tắc hướng dẫn công cuộc phục vụ nhân dân (ngày 21–3–1955) / Ngô Đình Diệm
D6. Tuyên bố về việc các đoàn thể võ trang gởi kiến nghị đòi cải tổ chánh phủ (ngày 24-3-1955) / Ngô Đình Diệm
D7. Bức thư gửi đại diện “Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia” (27-3-1955) / Ngô Đình Diệm
D8. Thiếu Tướng Trình Minh thế giải thích về lập trường của ông / Trình Minh Thế
D9. La voix du Front unifié des forces nationalistes, 28 mars 1955, 2000h à 2030h, émission B, vietnamien / Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia
THE SPECTER OF VIOLENCE
D10. Communiqué no. 15 du 12-4-1955 / Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia
D11. Bức thư của Nguyễn Văn Thoại gởi Ngô Đình Diệm, ngày 13 tháng tư năm 1955 / Nguyễn Văn Thoại
INTRODUCTION TO SERIES D
The long-simmering conflict between Ngô Đình Diệm and the sects exploded into a full-blown crisis in March and April 1955. The disagreement focused on military and political centralization. During the war, political and military authority in the State of Vietnam (SVN) had been highly fragmented, especially in southern Vietnam. The sects had operated their own armies as supplementary forces to the French Expeditionary Corps but separate from the Vietnamese National Army (VNA), and the French had provided subsidies to the sect armies to offset the cost of fighting. The sects also administered autonomous zones parallel to the administration of the SVN. The sects taxed the population in their zones and provided defense, justice, and other services. Political and military leaders understood that the end of the war would lead to demobilization, and it remained an open question what role the sect armies and their autonomous zones would play during peacetime. The issue came to a head after the French abruptly cut off funds to the sects in the winter of 1954-1955. Sect leaders struggled to pay their soldiers and feared that they would lose control over their zones. The solution to their problem appeared to be military and political centralization. That is, the sects wanted to integrate their soldiers into the VNA and incorporate their zones into the administration of the SVN.
Diệm favored political and military centralization as well. He argued that the SVN needed a single military with a unified command to defend itself against the communists. He also insisted that the regime should be a unitary state in which local and regional authorities are subordinate to the central government. Only a strong, highly centralized government could effectively implement reforms, according to Diệm. In practical terms, that meant that only the central government had the right to draft soldiers and collect taxes, not the sects.
Beyond this basic consensus, Diệm and most sect leaders agreed on little else. The most immediate question was the number of sect soldiers that would be accepted into the VNA. The national army would have to be reduced in size due to a decrease in military aid from France and the US following the ceasefire. Sect leaders wanted their men be prioritized for inclusion in the reduced VNA and refused to integrate their armies unless Diệm accepted more soldiers. But the premier considered sectarian soldiers to be less qualified and disciplined than those in the regular army and agreed to set aside only a limited number of spots. The issue was especially pressing for the two largest sect armies, Nguyễn Thành Phương’s Cao Đài army and Trần Văn Soái’s Hòa Hảo forces, and both generals held out for more generous quotas. In response, Diệm opened negotiations with the commanders of the smaller sect armies, such as Cao Đài General Trình Minh Thế, Hòa Hảo General Nguyễn Giác Ngộ, and Colonel Nguyễn Văn Huệ, also of the Hòa Hảo. The rally of these other commanders and the quotas Diệm offered them meant a dwindling number of spots for Phương and Soái. The premier’s tactic also exacerbated divisions between the sect factions.
Equally important was the disagreement on the composition of the government. The sects announced that they would only integrate their armies on condition that Diệm form a national union government consisting of all major anticommunist groups. Knowing Diệm’s tendency towards nepotism, sect leaders were hesitant to give up their armies and autonomous zones without some assurance that the premier would share power with other anticommunists. Diệm countered that military integration had to take place before introducing any reforms and refused to accept their political demands. Throughout the disagreement, both sides depicted themselves as representing national aspirations and denounced the other as narrowly partisan.
Please note that Trình Minh Thế was known alternatively as Trịnh Minh Thế, and I have revised the documents to consistently use the first form of his name. Abbreviations have been written in full, and historical figures have been identified in brackets, when possible. Orthographical and other errors in the documents are indicated by the word sic placed in brackets.
THE FORMATION OF THE UNITED FRONT AND THE ESCALATION OF THE CRISIS
Sect leaders soon realized that Diệm was engaging in a strategy of divide-and-conquer, and several banded together to form the United Front of Nationalist Forces (Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia) in the spring of 1955. The coalition included the Bình Xuyên, the Cao Đài, and all Hòa Hảo factions except for those associated with Nguyễn Giác Ngộ and Nguyễn Văn Huệ. Cao Đài Generals Nguyễn Thành Phương and Trình Minh Thế agreed to join the front but requested that their participation be kept secret. The Cao Đài spiritual leader Phạm Công Tắc announced the coalition at a press conference in Saigon on March 4, and the Bình Xuyên political adviser, Lại Hữu Tài, read aloud the front’s official proclamation. The front promised to unite their armies and integrate into the Vietnamese National Army on the condition that Diệm broaden his administration.
The most detailed contemporary account of the press conference and the proclamation is a telegram from the American embassy in Saigon to the Secretary of State back in Washington. The letter writer, Randolph Kidder, was the counselor of the embassy and the chargé d’affaires at the time. The telegram summarized the proclamation and quoted a few phrases, including the front’s demand for a “democratic government of national union.” Kidder speculated that the document’s main audience was the US because it spoke to American concerns, but sect leaders and Diệm cared about many of same issues, and the US was likely one of multiple important audiences. The telegram uses the clipped language typical of diplomatic telegrams.
D1. Telegram 3754 from the US Embassy in Saigon to the Secretary of State, March 8, 1955
Randolph Kidder
Cao Dai pope held press conference Saigon afternoon March 4 and acted as spokesman for Cao Dai, Binh Xuyen, and Hoa Hao leaders whose representatives were present. At request of pope, Lai Huu Tai, Binh Xuyen political adviser, read proclamation of newly formed “United Front of Nationalist Forces” which had been signed March 3…
Proclamation said in view critically dangerous situation facing Vietnam and fact that fundamental nationalist forces not yet consolidated, leaders of different nationalist sects had decided forget their personal political views in order unite all political and military forces and give Vietnamese people one combat organization entitled “United Front of Nationalist Forces.”
Objectives of front are: 1) defense of territory Free Vietnam in order realize its unity; 2) perfect independence; 3) assure sovereignty of people by their participation in power. In order achieve these aims front believes it necessary have strong democratic honest government. Front denounces “dictatorship and sectarian policy which would provoke fratricidal war and cause collapse of nationalist cause.” (This is slap at Diem.) Government envisaged must have full support of people and national army with social organization based on “equitable, just and progressive foundations.”
Once this nationalist government is established all sects participating in front “solemnly promise to put their armed forces at its disposal.” There will thereafter be no armed forces of different sects but “only one national armed force.”
Placing supreme interest of nation above all, front firmly decides abandon all spirit of distrust and put end to all exactions by weeding out feudal forms of enslavement in order to establish basic principles of democratic, progressive and honest policies.
Front promises agrarian reform and no discrimination of party or religion toward refugees from north.
In order make Vietnam a “vanguard fighting unit of anticommunists in Southeast Asia,” front declares it “responds affirmatively” to appeals of free world and SEATO [Southeast Asian Treaty Organization] on basis respect for sovereignty Free Vietnam. Front proclaims: 1) policy of division, dictatorship and feudalism must end; 2) all forces of nation must unite to establish “democratic government of national union” and 3) achieve progressive society based on equity and social justice in order perfect independence and unity Vietnam.
Those listed as signing declaration are: General Tran Van Soai (Hoa Hao), General Lam Thanh Nguyen (Hoa Hao dissident), General Le Quang Vinh (better known as Ba Cut, Hoa Hao dissident), General Le Van Vien (Binh Xuyen), and Pham Cong Tac (Cao Dai pope). Pope added postscript that in view danger facing future of country he undertook all responsibility for signing declaration in name of Cao Dai armed forces and adepts.
Following reading of declaration, Cao Dai pope answered questions of press. In response to question as to attitude of front toward Diem government, pope replied[,] “Government will be obliged to apply program recommended by front.” Asked if Cao Dai and Hoa Hao contemplated withdrawing from government if program not applied, pope said matter not yet decided.
Although carried in Vietnam Presse, account of press conference together with text of proclamation were deleted from newspapers by censor. Press did, however, on following day carry alleged comments from their readers noting absence of signatures General Trinh Minh The (recently rallied Cao Dai dissident), General Nguyen Giac Ngo (Hoa Hao dissident) and Colonel Nguyen Van Hue (recently rallied Hoa Hao). Absence of signature Cao Dai General Phuong not commented on. Commentary dryly remarked on indignation of front against “sectarian politics” and noble aims this new group, expressing hope signatories would put laudable aims into practice. (This commentary, since it was permitted to appear in newspapers and strongly supported government, was very likely government inspired.)
Proclamation of “United Front of Nationalist Forces” by sects is indication of their activities will be concentrated political sphere for immediate future and possibility military disorders becomes more remote. We do not rule out possibility occasional grenade throwing to demonstrate unrest and dissatisfaction with government, fomented minor civil disturbances or isolated incidents involving national army troops, particularly in Hoa Hao area, but immediate effort against Diem government would appear to be political.
We believe proclamation designed in large measure for Americans. In addition to endorsing SEATO and avoiding personal attack on Diem or his “American backers,” proclamation bears down heavily on two American viewpoints. First, Americans have said they are supporting Diem because, among other things, he most likely succeed unifying elements Free Vietnam in effort save nation. Sect answer is here given that they, who represent most organized elements Free Vietnam, are not rallying behind Diem. Second point in declaration presumably slanted for Americans is promise abandon feudal character and practices and consolidate sectarian private armies into “one national armed force.”
Kidder
Source: Telegram 3754, Saigon to Secretary of State, March 8, 1955, National Archives and Research Administration (NARA), College Park, Maryland, Record Group 59 (RG59), Central Decimal Files (CDF) 1955–1959, 751G.00/3-855.
* * *
On March 19, over two weeks after the front’s press conference, Ngô Đình Diệm’s office issued a statement rejecting the sect leaders’ claims. Without mentioning the front by name, the statement implied that the sect armies were mercenaries who had fought for the French, accused sect leaders of selfishly clinging to their wartime privileges, and warned that the front’s obstinacy inadvertently aided the communists.
D2. Thủ Tướng Phủ đính chánh các tin tức sai lầm về tình hình nội bộ Việt Nam
Phủ Thủ Tướng
Thủ Tướng Phủ vừa công bố một bản thông cáo như sau:
Mới đây, các báo chí có công bố nhiều tin tức thất thiệt khiến cho người ta có thể có một nhận định sai lầm về tình hình nội bộ nước Việt Nam.
Có nhiều tin được các báo lớn ở ngoại quốc đăng tải lại. Vì vậy nên Phủ Thủ Tướng chánh phủ Việt Nam thấy cần phải trình bày với các nước bạn trên Thế Giới Tự Do sự thật về tình hình hiện tại của nước Việt Nam.
Như mọi người đều biết, nước Việt Nam đã phải trải qua một cuộc chiến tranh quá dài dẳng. Nhắm mục đích chánh thức là đỡ gánh nặng cho các quân đội Pháp và Việt, người ta đã tổ chức trong nước một chánh sách bộ lạc bắt chước theo cái chánh sách đã được áp dụng ở Bắc Phi, nghĩa là ban cho một số người nào đó nhiều lợi lộc và quyền hành để cho họ tuyển mộ những đội quân nhỏ gồm có những thân binh, tưởng như thế là khôn khéo.
Nay chiến tranh đã chấm dứt, chánh phủ Việt Nam muốn thống nhứt quyền hành, nền hành chánh và quân đội để thực hiện một cách mau lẹ và có một hiệu lực những cuộc canh tân sâu rộng, nó [sic] là những phương tiện duy nhứt khiến cho nhân dân đồng bào có thể bảo tồn được tự do cho nước nhà.
Có mấy nhân vật cầm đầu những đội quân riêng đó đã trung thành về hợp tác và ủng họ chủ trương nói trên vì chủ trương đó là con đường cứu quốc duy nhứt. Nhưng lại cũng có vài người quá chú trọng đến các quyền lợi cá nhân của họ và vì muốn giữ vững các quyền lợi đó nên tìm cách gây sự trở ngại cho chủ trương thống nhứt của chánh phủ. Thế rồi có một vài lãnh tụ nhỏ của phe nhóm chánh trị từ trước đến nay vẫn thèm muốn những đặc quyền của các giáo phái võ trang, cố gắng – nhưng vô hiệu quả – nắm vững lấy những đội quân riêng ít ỏi và các khu vực nhỏ hẹp của họ…
Không dám trực tiếp đương đầu với long ái quốc của dân tộc và sức mạnh của Quân Đội Quốc Gia, họ tìm cách reo rắc những sự phao đồn thất thiệt và những tin tức sai lầm, nhứt là cho dư luận ngoại quốc, ít am hiểu tình thế vì thiếu tin tức, tài liệu.
Vì thế mà họ kêu là “nội chiến” những hành động trong cảnh bị trong địa phương [should read: những hành động cảnh bị địa phương] mà chánh phủ nào cũng phải dùng đến để duy trì nền an ninh cho dân chúng đang bị mấy toán đạo tặc nhỏ hăm doạ.
Vì thế mà họ tả cảnh Saigon như đang ở vào tình trạng bị bao vây trong khi mà người dân Việt hay người ngoại quốc nào ở Saigon cũng có thể tự do và thảnh thơi đi lại suốt đêm ngày trong các đường phố buôn bán rộn rịp.
Tình hình nước Việt Nam kể ra từ mấy tháng nay đã cải tiến rất nhiều nhưng vẫn chưa vượt ra khỏi hẳn được cái giai đoạn khó khăn. Chúng tôi cần phải có sự giúp đỡ của tất cả các nước bạn trên Thế Giới Tự Do. Và cố nhiên chúng tôi còn phải cần đến sự viện trợ của các nước bạn đó về vật chất. Nhưng sự viện trợ của họ về tinh thần, đối với chúng tôi còn quý báu hơn nữa. Họ nên cân nhắc, suy xét kỹ các tin tức làm cho người ta hoang mang loan truyền từ nước Việt Nam tới họ. Và nhất là họ chớ nhắc lại, trước khi kiểm soát cẩn thận, [chính] xác tin tức thất thiệt mà những kẻ thù của nền tự do của dân tộc Việt Nam phóng ra, những kẻ đã vô tình hay hữu ý, tự dấn mình làm tòng phạm trong cuộc xâm lăng của cộng sản.
Source: “Thũ [sic] Tướng Phũ [sic] đính chánh các tin tức sai lầm về tình hình nội bộ Việt Nam.” Tiếng chuông 1192 (March 21, 1955): 1, 4.
* * *
The statement from the Office of the Prime Minister angered the leaders of the United Front, and Phạm Công Tắc held a press conference on March 21 and issued a fiery rejoinder. The front’s statement accused Diệm of denigrating the war dead, complained that the premier had failed to implement any significant reforms, and faulted Diệm for his nepotism, divisiveness, and dictatorialness. These failures were a boon to the communists, the front implied. Interestingly, the statement also blamed the premier for the secession of the Đại Việt Nationalist Party (Đại Việt Quốc Dân Đảng) in central Vietnam.
Additionally, Tắc released an ultimatum calling for a national union government and demanding that Diệm form a new cabinet that met with the approval of the front within five days. This time, even Nguyễn Thành Phương and Trình Minh Thế publicly added their signatures. The front presented it as a petition (kiến nghị), but observers largely interpreted it an ultimatum. After all, the accompanying statement warned that the front would rely on the people to resolve the situation if Diệm did not comply. Both documents, reproduced in full below, were published in Combat (Chiến đấu), the official organ of Trần Văn Soái’s Hòa Hảo faction. The journal was published in the city of Cần Thơ, adjacent to Soái’s autonomous zone, and apparently beyond the reach of government censors.
D3. Lời tuyên bố trong cuộc hội họp báo chí ngày 21-3-55 tại 107 Trần Hưng Đạo Saigon
Chủ Tịch Đoàn Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lức Quốc Gia
Ngày 19-3-55 vừa qua, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã phát hành một thông cáo, đại ý cho rằng cuộc tranh đấu từ 9 năm nay của nhân dân Việt Nam trong các đảng phái tôn giáo là một cuộc tranh đấu của các bộ lạc giống như bộ lạc mọi Phi châu. Thủ Tướng đã ngang nhiên phủ nhận sự hy sinh cao cả của dân tộc và thoá mạ hương hồn của muôn ngàn chiến sĩ quốc gia đã bỏ mình trên các chiến địa Việt Nam để bảo vệ quê hương xứ sở.
Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia đã nhận được nhiều sự phản kháng quyết liệt của các giới trong nước, và Chủ Tịch Đoàn mặt trận nhận thấy cần phải có một thái độ rõ rệt về vấn đề nầy.
Đã từ 9 năm nay toàn dân Việt Nam chiến đấu quyết liệt trong một tình trạng hiểm nghèo, vừa phải tranh thủ độc lập thống nhứt, lại vừa phải chống hoạ cộng sản để bảo vệ luôn tự do cho dân tộc. Muôn vạn chiến sĩ yêu nước đã vì đại nghĩa mà xả thân, không ai chối cãi được lòng hy sinh cao cả của họ. Và cũng không ai được quyền thoá mạ những người anh hùng dân tộc đó. Những chiến sĩ Hoà Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên, Thiên Chúa, Đại Việt, Quốc Dân Đảng và tất cả chiến sĩ quốc gia khác đã đem xương máu làm gạch vôi mà xây dựng nền tảng quốc gia. Chỉ có những người vô ân bạc nghĩa và quên lãng dân tộc mới dám phủ nhận công nghiệp đó.
Cách đây 3 tuần lễ, Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia đã phát hành một bản tuyên ngôn vạch rõ những chủ trương của mặt trận. Chủ trương tiến bộ đó cùng với máu của bao nhiêu chiến sĩ đã chết, cùng với tâm lực và thiện chí của bao nhiêu người đang tranh đấu là một bằng chứng hùng biện tỏ rằng dân tộc Việt Nam không ngu hèn, lạc hậu như bức thông cáo của Phủ Thủ Tướng ngày 19-3-55.
Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia không đồng ý với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm về nhiều điểm khác nữa trong chánh sách hiện hành của ông.
Sau 9 tháng chấp chánh, Thủ Tướng chưa thực hiện được một chương trình nào, và hiện nay nhân dân Việt Nam hết sức hoang mang trong khi cộng sản càng ngày càng tiến tới. Ấy là kết quả của một chánh sách độc tôn, gia đình, chia rẽ, không kính trọng ý nguyện nhân dân.
Những đồng bào di cư đều hiểu rằng sự thiên vị và phân biệt đảng phái trong sự đãi ngộ họ sẽ đưa đến những hậu quả tai hại.
Báo chí không được hưởng một phạm vi tự do tối thiểu nào, nên không đủ khả năng dẫn đạo dư luận.
Quốc hội, theo như đạo dụ vừa ban hành, không thỏa mãn được một phần nào sự chờ đợi của nhân dân, vì nó chỉ là một hình thức hội đồng tư vấn dưới quyền sai khiến của chánh phủ.
Các đoàn thể có quân đội đã nhiều lần tình nguyện giao quân lực cho chánh phủ xử dụng, để tiến đến một Quân Đội Quốc Gia duy nhứt, nhưng Thủ Tướng vẫn không hề chú ý tới nguyện vọng của những người chiến sĩ có nhiệt tâm phụng sự đó.
Nền hành chánh hiện nay đã biến thành một bộ máy đặt trọn dưới quyền thao túng của những người thân tín ông thủ tướng, sự kiện ấy gây mối bất bình trong giới công chức.
Sự đoàn kết dân tộc không được Thủ Tướng quan tâm, trái lại hễ có một phong trào đoàn kết nào ra đời là gặp ngay trở lực và chướng ngại nơi chánh quyền. Như trường hợp Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia. Chúng tôi chủ trương thống nhứt toàn lực nhân dân, và Thủ Tướng đã chống lại sự thống nhứt đó.
Ngoài sự bất hợp tác của Tướng Lê Quang Vinh đã gây nên tình trạng bất an ở miền Tây Nam Việt, tình hình ở Trung Việt lúc gần đây càng rối loạn thêm, nhiều tiểu đoàn Quân Đội Quốc Gia ly khai chống lại chánh phủ, là kết quả của chánh sách chia rẽ, bất lực của chánh quyền. Nhân dân và quân đội không thể sống dưới sự thao túng của vài người em ông thủ tướng, và không chấp nhận chánh sách chia rẽ dùng đảng nầy đánh phái kia, cho nên nhân dân và quân đội ly khai chánh quyền.
Về mặt nội trị đã thất bại như vậy, còn trên phương diện ngoại giao, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã tỏ ra thiếu khéo léo trong sự giao thiệp với các nước bạn. Ông không đặt vấn đề ngoại giao của quốc gia mà chỉ quan niệm ngoại giao là chánh sách cá nhân của ông và ngoại giao chỉ cho cá nhân thủ tướng mà thôi.
Tóm lại, trên phương diện nội trị, ông thủ tướng đã không huy động và lãnh đạo được sinh lực của toàn dân Việt Nam để chống hoạ cộng sản. Trên phương diện ngoại giao, ông đã làm giảm tin tưởng của chánh sách có thể đưa nước Việt Nam đến chỗ làm nô lệ cộng sản. (Đến chỗ này có thể đặt câu hỏi: như vậy thì ai là tòng phạm của cộng sản?)
Trước tình thế nguy ngập đó, Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia thể theo ý chí nhân dân Việt Nam đứng lên đề nghị với ông Thủ Tướng Ngô Đình Diệm một sự cải tổ toàn diện nội các hiện hữu để thi hành một chánh sách hiệu quả hầu cứu nguy đất nước.
Đó là bản kiến nghị ngày 20-3-1955 kèm theo đây, có mang chữ ký của toàn thể Chủ Tịch Đoàn mặt trận: Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Trung Tướng Trần Văn Soái, Thiếu Tướng Lê Văn Viễn, Trung Tướng Nguyễn Thành Phương, Thiếu Tướng Lâm Thành Nguyên, Thiếu Tướng Trình Minh Thế và Thiếu Tướng Lê Quang Vinh.
Nếu bản kiến nghị nầy không được thi hành trong thời hạn 5 ngày, mặt trận sẽ nhờ tới nhân dân giải quyết.
Saigon, ngày 21 tháng 3 dương lịch năm 1955
Chủ Tịch Đoàn Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia
Source: “Lời tuyên bố của Chủ Tịch Đoàn Mặt Trậng Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia.” Chiến đấu 282 (March 31, 1955): 2, 24.
* * *
D4. Kiến nghị ngày 20 tháng ba năm 1955
Chủ Tịch Đoàn Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia
Gởi ông Thủ Tướng chánh phủ Việt Nam
– Xét vì tình thế nước nhà đang hồi nghiêm trọng, cần đến sức chiến đấu của toàn lực quốc gia mới mong cứu nguy được tổ quốc;
– Xét vì nhân dân Việt Nam đang đòi hỏi một chánh quyền liên hiệp quốc gia, dân chủ và lành mạnh để lãnh đạo dân tộc vượt qua giai đoạn khó khăn nầy;
– Xét vì ngồi điềm nhiên toạ thị trong lúc nước nhà nghiêng ngửa là một trọng tội đối với tổ quốc và tiền nhân.
Chúng tôi quyết nghị
- Xây dựng một chánh quyền liên hiệp quốc gia, dân chủ và lành mạnh.
- Đệ đạt ý kiến nầy lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm yêu cầu trong thời hạn 5 ngày Thủ Tướng cải tổ toàn diện nội các hiện hữu để thay thế vào một nội các mới với sự thỏa thuận của Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia.
Tây Ninh, ngày 20-3-1955
Ký tên
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc
Trung Tướng Trần Văn Soái
Trung Tướng Nguyễn Thành Phương
Thiếu Tướng Lê Văn Viễn
Thiếu Tướng Lâm Thành Nguyên
Thiếu Tướng Lê Quang Vinh
Thiếu Tướng Trình Minh Thế
(Lời ghi chú của Thiếu Tướng Trình Minh Thế: Tôi là thiếu tướng Quân Đội Quốc Gia, cố nhiên không có quyền làm chính trị. Nhưng vì nhận rõ nguy cơ chung của dân tộc, tôi tán thành bản quyết nghị nầy).
Source: “Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia Chủ Tịch Đoàn kiến nghị.” Chiến đấu 282 (March 31, 1955): 7.
* * *
On the same day that Phạm Công Tắc released the ultimatum and the accompanying statement, Diệm also gave a speech about the ongoing crisis. It is not known whether the speech was a response to the front’s statement specifically as the exact time of the two events is difficult to establish. The premier contended that the government had made significant progress during his tenure and forcefully argued in favor of a unitary military and a unitary state. He also insisted that the country needed a source of revenue and denounced illegal taxation in an oblique reference to the sects’ habit of taxing the residents of their autonomous zones.
D5. Tuyên bố truyền thanh về những nguyên tắc hướng dẫn công cuộc phục vụ nhân dân (ngày 21–3–1955)
Ngô Đình Diệm
Đồng bào thân mến,
Tôi nói chuyện cùng đồng bào hôm nay để mọi người có thể nhận định xác thực thời cuộc và hiểu rõ những nguyên tắc căn bản hướng dẫn chánh phủ trong chương trình hoạt động phục vụ nhân dân.
Sau cuộc thương thuyết của phái đoàn Việt Nam, thủ tướng Pháp Mendès-France, ngay trước khi đình chiến đã công bố một bản tuyên ngôn xác nhận quy chế quốc gia độc lập của nước nhà. Từ tám tháng nay, tôi tranh đấu không ngừng để bản tuyên ngôn đó được triệt để thực hiện và mọi thẩm quyền đã được trao trả như đồng bào đã từng nhận thấy.
Trong thời gian đó, chánh phủ phải giải quyết bao nỗi khó khăn trong cuộc di cư vĩ đại của đồng bào Bắc Việt, đồng thời xúc tiến một chương trình canh tân xã hội sâu rộng.
Đạo dụ cải cách điền địa đã được ban bố, bộ luật lao động cũng đã được bổ sung.
Một chương trình khai thác đất đai nhất là vùng cao nguyên, một kế hoạch đại công tác đang được nghiên cứu, và trong một thời gian ngắn sẽ được thi hành.
Thực hiện cải cách ấy, tôi không có mục đích gì khác hơn là đặt nền móng cho một chế độ mà tất cả đồng bào mong muốn: một chế độ xã hội tiến bộ công bằng và nhân đạo.
Nhưng những cải cách kể trên chỉ có hiệu lực và thực sự giúp ích đồng bào nếu mỗi người đều ý thức những điều kiện thiết yếu chi phối vận mệnh nước nhà.
Nếu không có những cơ cấu hoàn toàn quốc gia tất không thể tạo nên một quốc gia độc lập tân tiến, đầy đủ khả năng.
- Và trước hết cần phải có một Quân Đội Quốc Gia duy nhất.
Căn cứ vào quan niệm đó – một quan niệm mà chắc chắn được đồng bào tán thưởng – nên đối với những lực lượng võ trang đã có từ trước ngày chuyển giao thẩm quyền quân sự cho ta, tôi chủ trương cần phải thực hiện sự hợp nhất chỉ huy và hành động trong hàng ngũ Quân Đội Quốc Gia. Về phương diện đó, cũng không nên quên rằng chúng ta phải thi hành một chương trình đã được hoạch định chung với các nước bạn.
Trong mấy tháng vừa qua, ta đã đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt và tôi tin rằng với tinh thần hiểu biết, chúng ta sẽ thâu được thêm nhiều kết quả khả quan hơn.
- Một điều cần thiết nữa là nền hành chánh phải có tính cách hoàn toàn quốc gia nghĩa là tất cả các phần tử phải đặt quyền lợi tối cao của nhân dân trên mọi tư tưởng đảng phái hay giai cấp. Trong công cuộc giải phóng xã hội, về tinh thần cũng như về vật chất, phải hiểu thấu nguyện vọng của nhân dân để che chở và nâng đỡ họ một cách đắc lực hơn.
- Quốc gia cũng cần phải có những nguồn lợi tối thiết để thực hiện mọi cải cách xã hội hầu đem lại cho dân chúng hoà bình, an ninh, thịnh vượng. Vì thế tôi luôn luôn kêu gọi lương tâm quần chúng hầu tránh cho nhân dân những sự thâu thuế bất hợp pháp.
- Trong khi chờ đợi hiến pháp do những đại diện có thẩm quyền của dân chúng khởi thảo, nếu muốn xứng đáng một quốc gia tự do, mỗi người chúng ta đều có bổn phận hướng những quan niệm chính trị riêng biệt của mình theo những nguyên tắc sau đây:
– Không hề có một hành động nào phương hại đến nền thống nhất quốc gia;
– Không hề có một hành động nào làm chậm bước chúng ta trên con đường đi tới một chế độ thực sự tân tiến;
– Không hề có một hành động nào trái với tinh thần kỷ luật cần thiết để duy trì hoà bình, an ninh và thịnh vượng chung.
Tôi xét cần công khai tuyên bố cùng đồng bào hôm nay vì tôi biết rằng các nước bạn đang chú mục tới tình hình nước ta.
Không thể độc lập thực sự nếu không thống nhất; không thể tiến bộ ngoài vòng trật tự, không thể có hoà bình nếu không hy sinh cho danh dự tổ quốc.
Source: Ngô Đình Diệm. “Tuyên bố truyền thanh về những nguyên tắc hướng dẫn công cuộc phục vụ nhân dân (ngày 21-3-1955).” In Con đường chính nghĩa, vol. 1, 35-37. Saigon: Sở Báo Chí Thông Tin, Phủ Thủ Tướng, 1955.
* * *
On March 24, Diệm responded directly and publicly to the front’s ultimatum. The premier repeated his argument about military and political centralization and insisted that the question of military integration had to be settled first before considering the composition of the government. He claimed that he had already invited the leaders of the front to meet with him about their demands but to no avail. Now, he reissued the invitation publicly.
D6. Tuyên bố về việc các đoàn thể võ trang gởi kiến nghị đòi cải tổ chánh phủ (ngày 24-3-1955)
Ngô Đình Diệm
Đồng bào thân mến,
Đồng bào hẳn đã rõ vấn đề thiết yếu trong hiện tình nước nhà.
Tôi muốn giải bày ở đây vấn đề đó.
Một số đại diện của các đoàn thể chính trị quân sự vừa đệ lên tôi một bản kiến nghị, yêu cầu trong hạn 5 ngày cải tổ chánh phủ, với sự thoả thuận của họ.
Kiến nghị ấy trong đoạn kể các lý do, có ghi những điều chỉ trích mà tôi để tuỳ đồng bào xét đoán, nhưng không đưa ra một chương trình xây dựng nào cả.
Hơn nữa, kiến nghị đó không đặt vấn đề then chốt; vì thực ra chỉ có một vấn đề duy nhất mà có giải quyết xong, mới giải quyết được mọi vấn đề khác.
Đó là vấn đề tổ chức quân đội – một đội quân hoàn toàn quốc gia – và lập trường của một số đoàn thể võ trang đối với việc đó.
Để đồng bào hiểu rõ tình hình, tôi tóm lược sau đây những việc đã xảy ra:
Vấn đề quân lực tại Việt Nam, đối với chánh phủ quốc gia không thể giải quyết theo những cách thức của bộ tư lệnh Pháp trước ngày chuyển giao thẩm quyền quân sự.
Trong thời kỳ người Pháp còn giữ quyền điều khiển chiến sự ở Việt Nam, vì những quan niệm và hoàn cảnh đặc biệt hồi đó, nên bên cạnh đạo quân viễn chinh Pháp, ngoài Quân Đội Quốc Gia, còn có những lực lượng bổ túc.
Nhưng nay, nước nhà đã độc lập. Dù ai lãnh đạo chính quyền, cũng phải hợp nhứt các lực lượng võ trang hiện hữu trên lãnh thổ, để tạo thành một Quân Đội Quốc Gia duy nhất, dưới một quyền chỉ huy duy nhất. Không thể quan niệm một nước Việt Nam độc lập với một Quân Đội Quốc Gia không tổ chức theo nguyên tắc ấy.
Theo đuổi mục tiêu đó, mục tiêu tối quan trọng vì ta cần phải đối phó với cộng sản, tôi hằng mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ của các lực lượng võ trang.
Bằng chứng là nhiều vị chỉ huy quân sự Cao Đài, Hoà Hảo đã nhiều lần tuyên bố nhận lời hợp tác.
Nhưng điều khó khăn là trên thực tế, mỗi người quan niệm sự hợp tác một cách khác nhau.
Theo ý tôi, những đoàn thể võ trang, sau khi tuyên bố hợp tác, nếu vẫn kiểm soát những khu vực, những địa điểm riêng biệt trên lãnh thổ ta, là trái với nguyên tắc thống nhất quân đội và quyền lợi chung của quốc gia.
Trước ngày đình chiến, tình trạng đó còn có thể hiểu được, nhưng nay cần phải chấm dứt vì nước nhà đã độc lập.
Thực ra, tình trạng ấy gây nhiều sự lạm quyền và có ảnh hưởng tai hại đến nền hành chánh chung.
Đâu còn dân chủ thực sự nữa, nếu những thảo luận hay yêu sách liên hệ đến quyền lợi chung lại có thể dựa vào quân lực.
Những điểm tôi vừa kể trên là những điểm thiết yếu của mọi chánh phủ lành mạnh.
Tôi tha thiết mong muốn mọi người hiểu rõ.
Vấn đề hợp tác ngày nay không thể quan niệm như hồi hai năm về trước. Cần phải thành lập một Quân Đội Quốc Gia duy nhất: tôi tin tưởng rằng những ai đã chiến đấu cho xứ sở, tất đều thấu hiểu những sự hy sinh cần phải có.
Nước Việt Nam cũng như bất cứ quốc gia nào muốn xây dựng xã hội trên nền tảng dân chủ, không thể từ bỏ những chủ quyền quốc chính, và phạm tới quyền lợi chung của nhân dân, để đổi lấy sự hợp tác của từng cá nhân hay đoàn thể.
Vì là một vấn đề quân sự, cần phải tôn trọng cá tính của vấn để giải quyết, không nên ràng buộc vào đó những điểm khác không phải chủ yếu.
Vả chăng, ngay khi quyền chỉ huy quân sự còn ở trong tay bộ tư lệnh Pháp, sự hợp tác của các lực lượng võ trang cũng không có nghĩa là đổi lấy quyền chánh trị.
Huống hồ, vấn đề chưa giải quyết xong trên địa hạt quân sự, thì làm sao có thể chỉ giải quyết trên phương diện chánh trị mà không đi tới hỗn loạn?
Đối với những lực lượng võ trang đã bằng lòng hợp tác, luôn luôn tôi thẳng thắn nêu ra những nguyên tắc ấy mà tôi thiết tưởng đồng bào đều tán thưởng.
Vì trách nhiệm của tôi đối với toàn dân, tôi không thể hành động trái với những nguyên tắc bảo đảm sự cải tổ hợp lý các cơ cấu quốc gia.
Không phải tôi không biết những nỗi khó khăn của những đoàn thể chính trị, quân sự từ ngày bộ tư lệnh Pháp thôi trang trải các chi phí của các lực lượng bổ túc.
Tôi sẵn lòng giúp họ giải quyết các nỗi khó khăn ấy trong khuôn khổ chương trình cải tổ Quân Đội Quốc Gia và giúp đỡ cựu quân nhân tái tạo đời sống. Thật vậy, chúng ta đều ghi ơn mọi chiến sĩ quốc gia, và có bổn phận săn sóc họ.
Nhưng, thiết tưởng không công bình nên phải ưu đãi các lực lượng bổ túc được gia nhập Quân Đội Quốc Gia, hơn các binh sĩ khác trong quân đội. Lại cũng không hợp lý, khi đã nằm trong quân đội, mà các lực lượng ấy vẫn giữ quyền chỉ huy riêng với những bộ tham mưu biệt lập.
Nếu thi hành chương trình quân sự đã thỏa định cùng những nước bạn, các quân số phải được rút bớt, thì một kế hoạch tỉnh giảm sẽ được nhất luật áp dụng cho các quân nhân.
Đối với những người, vì lý do chuyên môn, phải giải ngũ, chánh phủ sẽ thi hành mọi biện pháp giúp họ tái tạo cơ sở sinh hoạt với những chương trình thích ứng như chương trình đại công tác và cải cách điền địa.
Thiết tưởng những điều mà tôi vừa nói ở trên, không trái với quyền lợi quốc gia, quyền lợi nhân dân và quyền lợi của những phần tử trong các đoàn thể võ trang. Những phần tử ấy còn ở trong quân đội hay ra ngoài, cũng sẽ được hưởng những điều kiện sinh hoạt xứng đáng.
Nay chỉ còn tuỳ ở thái độ của các đoàn thể võ trang để công cuộc cải cách xã hội và kinh tế được thi hành nhanh chóng và có hiệu lực.
Trong những ngày gần đây, tôi đã nhiều lần mời đại diện các đoàn thể võ trang đến cùng tôi thảo luận lại vấn đề, nhưng vô hiệu.
Hôm nay, tôi công khai nhắc lời mời đó và tôi muốn rằng toàn thể đồng bào hiểu cho: tôi chỉ có một nguyện vọng duy nhất là đem lại thống nhất, an ninh và thịnh vượng cho xứ sở.
Sau chín năm đau thương vì chiến sự, ngày nay trong khung cảnh hoà bình đồng bào phải được quyền hưởng những điều kiện sinh hoạt khả quan hơn. Gieo rắc hay duy trì mầm mống chia rẽ là trái với nguyện vọng của toàn dân và không một ai có quyền hành động như vậy.
Từ ngày đình chiến tới nay đã tám tháng rồi.
Sự sống còn của quốc gia đòi hỏi ngay một cuộc hợp tác triệt để và vĩnh viễn.
Tôi tin chắc rằng toàn thể đồng bào đồng ý với tôi về điểm ấy: đó là yếu tố định đoạt trong sự giải quyết vấn đề mà tôi vừa trình bày.
Source: Ngô Đình Diệm. “Tuyên bố về việc các đoàn thể võ trang gởi kiến nghị đòi cải tổ chánh phủ (ngày 24-3-1955).” In Con đường chính nghĩa, vol. 1, 102-105. Saigon: Sở Báo Chí Thông Tin, Phủ Thủ Tướng, 1955.
* * *
The United Front accepted Diệm’s invitation and sent a delegation to the Independence Palace on March 25. Hòa Hảo General Lâm Thành Nguyên headed the delegation, and the other signatories of the ultimatum sent representatives. But the premier insisted that he would only meet with the actual signatories rather than their representatives. Although the delegation brought a copy of the front’s proposal for reshuffling the cabinet, the emissaries decided not to share it with Diệm given what they considered his uncooperative attitude. There is no known extant copy of the proposal. The negotiations went poorly and did not produce a breakthrough. Two days later, Diệm held a press conference to release the text of his letter to General Trần Văn Soái, chair of the front’s presidium (chủ tịch đoàn). The premier claimed that he had reissued his invitation to the signatories so that they could present him with their proposal, but they had not taken him up on his offer. Finally, he promised to resolve the crisis by removing his close associates from the administration and urging the sects to do the same. Afterwards, he would form an “impartial” (vô tư) government.
D7. Bức thư gửi đại diện “Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia” (27-3-1955)
Ngô Đình Diệm
Thưa ông,
Tôi lấy làm ngạc nhiên khi được biết rằng chiều hôm qua lúc 15 giờ, 26 tháng 3 năm 1955, sau khi ông đã tiếp được thư tôi xác nhận rằng tôi sẵn sàng đón tiếp quý vị lãnh tụ để thảo luận cùng quý vị về bản kiến nghị ngày 21-3-55, tại trụ sở mặt trận một bản thông cáo đã được trao cho báo chí xuyên tạc sự thật, đổ lỗi cho tôi không chịu thảo luận với mặt trận.
Sự thật là tôi vẫn luôn luôn chờ đợi quý vị lãnh tụ, và mặc dầu tôi công khai mời quý vị nhiều lần, quý vị không chịu đến hội kiến với tôi.
Ngày 24-3-55, tôi công khai tuyên bố lập trường của tôi và chánh phủ về sự tổ chức một Quân Đội Quốc Gia thống nhứt các lực lượng quân sự và chỉ biết phụng sự đất nước và nhân dân. Trong lời tuyên bố đó tôi mời quý vị thảo luận cùng tôi về vấn đề then chốt ấy.
Ngày 24-3-55 tôi lại viết thư mời quý vị.
Ngày 25-3-55 chỉ có một mình Thiếu Tướng Lâm Thành Nguyên đến cùng với sáu ông nói rằng thay mặt quý vị, nhưng không trình tôi một ủy nhiệm thư nào cả.
Tôi nói với Thiếu Tướng Lâm Thành Nguyên là công việc quốc gia hệ trọng, tôi mời quý vị đã ký bản kiến nghị của mặt trận đến thảo luận trực tiếp với tôi. Từ đầu đến cuối buổi nói chuyện, không ai trình tôi một bản chương trình kế hoạch nào cả.
Ngày 26-3-55, như tôi đã nhắc lại trên đầu thư nầy, tôi lại gởi thư mời chính các vị lãnh tụ đã ký kiến nghị của mặt trận đến thảo luận cùng tôi và cho tôi biết chương trình, kế hoạch, nhưng vẫn vô hiệu quả.
Quốc dân và dư luận sẽ nhận rõ thiện chí của tôi, và thái độ không xây dựng của quý vị nhất thiết tránh sự hội kiến với tôi để thảo luận về những vấn đề mà chính quý vị đã nêu ra.
Quốc dân chắc sẽ đoán rõ về những lý do gì mà quý vị đã tránh hội đàm với tôi.
Tôi thấy cần phải giải bày với quốc dân và dư luận.
Trong lúc dân tộc hy sinh xương máu tranh đấu cho độc lập thống nhứt, thì các lãnh tụ đảng phái gây nên chia rẽ làm giảm lực lượng nhân dân. Cũng vì đảng cộng sản không có thái độ chân thành đoàn kết với các lực lượng quốc gia, đem kháng chiến phụng sự riêng cho đảng, cho nên công cuộc tranh đấu của dân tộc kéo dài, vô cùng gian khổ, mà kết quả là đất nước bị chia xẻ làm hai, miền Bắc bị đặt dưới quyền thống trị của bọn cộng sản quốc tế.
Trong miền Nam, cũng vì một vài lãnh tụ các đảng phái quốc gia không chịu đoàn kết với nhau, chỉ lo bồi đắp cho quyền lợi và địa vị riêng, bất chấp quyền lợi và nguyện vọng chung của nhân dân, cho nên mặc dầu đã đình chiến hơn tám tháng nay, dân chúng trong nhiều miền vẫn chưa được sống an cư lạc nghiệp.
Những hành động nặng óc đảng phái, nhẹ tinh thần quốc gia, nguy hại cho dân, cho nước đến như thế.
Những lời chỉ trích của một số lãnh tụ xuyên tạc rằng tôi đã lập một chánh phủ gồm những người thân tín của tôi.
Chính vì tôi không bao giờ chịu phụng sự quyền lợi riêng của một ai cả, nên không thỏa mãn được những đòi hỏi cá nhân.
Để chứng tỏ một lần nữa rằng tôi chỉ biết phụng sự quyền lợi tối cao của tổ quốc và nhân dân, tôi tuyên bố sẵn sàng để cho các vị mà người ta ngờ rằng thân tín của tôi rút ra khỏi chánh phủ.
Để loại trừ hết óc đảng phái, tôi tưởng về phần các đoàn thể chánh trị quân sự, cũng phải có một thái độ như vậy.
Chúng ta tất cả phải đặt quyền lợi chung trên quyền lợi riêng của đoàn thể.
Như thế, tôi sẽ lập một nội các vô tư gồm những người có tài đức, chỉ biết phụng sự quyền lợi quốc gia và dân tộc.
Đó là điều kiện cốt yếu để giải quyết những khó khăn hiện tại.
Tôi chân thành kêu gọi tất cả các vị lãnh tụ các đoàn thể quốc gia hãy hưởng ứng nguyên tắc trên.
Quốc dân đang mong đợi thái độ của quý vị.
Dư luận sẽ phán đoán thái độ của chúng ta.
Source: Ngô Đình Diệm. “Bức thư gởi đại diện ‘Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia’ (27–3–1955).” In Con đường chính nghĩa, vol. 1, 106–107. Saigon: Sở Báo Chí Thông Tin, Phủ Thủ Tướng, 1955.
* * *
By late March, the seemingly united front began to crack. On March 28, General Trình Minh Thế announced that he was withdrawing from the coalition. He claimed that he had only joined the group to act as a mediator between Diệm and the sects, and now that the premier had promised to form an impartial government, Thế considered the two sides to be reconciled. But the Cao Đài general was likely more calculating than his speech let on. Thế had been in negotiations with Diệm to secure legal recognition for Thế’s political party, the National Resistance Front (Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến), and financial assistance for his army. The general likely joined the coalition to apply pressure to Diệm and withdrew from it when the premier agreed to meet his demands. Thế’s defection from the front, followed shortly afterwards by Nguyễn Thành Phương’s withdrawal, significantly weakened the coalition’s military capacity. The transcription of the announcement reproduced below is from an article by Vietnam Press (Việt Nam Thông Tấn Xã, VTX), the official press agency of the SVN.
D8. Thiếu Tướng Trình Minh Thế giải thích về lập trường của ông
Trình Minh Thế
SAIGON (VTX) 28-3. – Sự hợp tác của tôi với chánh phủ Ngô Đình Diệm bắt đầu từ hôm 13-2 dương lịch vừa qua như ai nấy đã biết.
Sở dĩ có sự hợp tác đó là vì tôi tin tưởng rằng trong hoàn cảnh mới, tôi sẽ có thể đem hết công tâm thiện chí ủng hộ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm xây dựng một chánh quyền quốc gia lành mạnh, hợp với ý nguyện toàn dân. Bao nhiêu quan niệm của tôi đều được giải bày trong bài diễn văn đọc hôm cử hành lễ tiếp nhận. Chính Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã long trọng tán đồng mọi sở vọng của tôi nhất là trên lập trường tranh thủ nhân dân, dẹp bỏ óc chia rẽ bè phái, ngõ hầu đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi hiểm hoạ thực dân và cộng sản.
Bao giờ tôi cũng vẫn giữ lập trường duy nhứt. Về phần chánh phủ quốc gia, tôi luôn luôn mong mỏi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm sớm thực hiện những lời cam kết. Tiếc thay, giữa lúc nước nhà đương sống trong cảnh phân ly Nam Bắc, quốc dân đương đòi hỏi một chánh sách minh bạch dứt khoát vô tư, thì Ngô Thủ Tướng vì lẽ này hay lẽ khác đã làm mỏi lòng mong đợi của quốc dân. Nhiều phần tử tham quan ô lại, sản phẩm của triều đình cũ, của chế độ thực dân thối nát, hiện nay đương len lỏi vào chi phối các cơ quan chính quyền. Ngoài ra, vẫn thấy nảy nở những hình thức bất công thiên vị làm cho quốc dân đang nghi ngờ. Do đó phát sinh nạn đảng phái tranh giành ảnh hưởng, nuôi nấng tư tưởng địa phương anh hùng.
Nhận rõ nguy cơ của dân tộc giữa giờ phút nghiêm trọng này tôi xét thấy có bổn phận ngăn ngừa một cuộc nội chiến có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Vì vậy, mặc dù ngày nay tôi đã là một tướng lĩnh quốc gia tôi cũng không thể không đứng vào hàng ngũ “Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia,” để cùng với các đoàn thể khác đệ lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bản kiến nghị ngày 20-3-55 yêu cầu cải tổ toàn diện nội các. Đặt chữ ký vào bản kiến nghị ấy tôi không mong gì hơn là tự mình nhận lấy vai trò điều giải 2 bên đang có một sự bất đồng quan điểm sâu sắc, một bên là chánh phủ, một bên là các đoàn thể chính trị, tôn giáo võ trang ở Nam Việt. Lập trường của tôi có thể tóm tắt trong vấn đề xây dựng chủ quyền đất nước và tránh hẳn một cuộc nội chiến.
Cho nên, một mặt tôi vẫn cương quyết ủng hộ một chánh phủ do Ngô Thủ Tướng cầm đầu, miễn là chánh phủ tỏ ra thiện chí và khả năng phụng sự dân tộc, một mặt tôi vẫn thẳng thắn siết chặt tình đoàn kết với các đoàn thể quốc gia miễn là các đoàn thể ấy biết dung hoà các quan điểm với nhau, đặt quyền lợi tổ quốc trên quyền lợi cá nhân, hoặc đảng phái. Nói thế tức là tôi đã giải đáp được mọi nỗi thắc mắc của quần chúng về thành phần Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia và tinh thần bản kiến nghị ký ngày 20 tháng 3-1955.
Đã một tuần nay, đứng trong thế nhân viên Chủ Tịch Đoàn mặt trận tôi không ngừng cố gắng tìm một lý lẽ yêu cầu các đoàn thể nên tranh đấu bằng những phương pháp ôn hoà hầu đi đến kết quả là Thủ Tướng Ngô Đình Diệm sau khi xem xét các điều kiện chủ quan, khách quan gấp rút cải tổ nội các sao cho thích hợp với tinh thần giai đoạn lịch sử.
Sáng hôm nay Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia đã nhận được 1 bức thơ trong đó Ngô Thủ Tướng long trọng cam kết cải tổ toàn diện nội các và thành lập một chánh phủ hoàn toàn vô tư đúng theo sự mong ước của toàn thể quốc dân.
Nhận thấy vai trò điều giải của tôi đã tạm xong và để gây một bầu không khí chính trị êm dịu thuận tiện cho sự thực hiện thắng lợi đầu tiên của giải pháp quốc gia, hôm nay trước mắt báo giới Việt Nam và ngoại quốc, tôi long trọng tuyên bố rút tên ra khỏi Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia. Tuy vậy, tôi vẫn luôn luôn gìn giữ nguyên vẹn tình thân thiện với các đoàn thể quốc gia trong mặt trận ngày nay.
Thiếu Tướng Trình Minh Thế
Source: VTX. “Thiếu Tướng Trịnh Minh Thế giải thích về lập trường của ông.” Đuốc Việt 17 (March 29, 1955): 1, 4.
* * *
Diệm’s letter on March 27 (document D6) inspired a sharp response from the United Front. The coalition’s underground radio station refuted the premier’s claims, insisted that its leaders had not asked to maintain military or political privileges, and again demanded that Diệm form a national union government.
D9. La voix du Front unifié des forces nationalistes, 28 mars 1955, 2000h à 2030h, émission B, vietnamien
Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia
Propos du jour : Qui est de bonne volonté ? Qui est saboteur ?
La motion du Front unifié des forces nationalistes a demandé au chef du gouvernement de remanier son cabinet dans un délai de cinq jours. Le président a semblé l’ignorer. Il a fait appel à des méthodes bureaucratiques et donné de nombreuses raisons, peu valables, pour essayer de temporiser. Si le président travaille pour le peuple, il se doit de répondre à ses aspiration. S’il comprend le peuple comme il le prétend, il a l’obligation de respecter ses désirs. Mais, le président a considéré le délai, fixé par la motion, comme une menace.
En tant que chef du gouvernement, Monsieur le Président, vous avez tout pouvoir. Mais, bien que le peuple ait conscience de votre prestige intellectuel et qu’il mette en vous tous ses espoirs, vous ne devez pas vous servir de votre qualité de président pour satisfaire vos ambitions personnelles, en restant sourd aux plaintes du peuple.
Monsieur le Président, vous poussez le peuple à sa perte… Des notes responsives ne servent à rien, sinon à vous permettre de gagner du temps, de regrouper vos forces, afin de les placer aux points stratégiques. Dans quel but procédez-vous à tous ces préparatifs militaires, si réellement vous êtes sincère et disposé à négocier avec nous ? Quelles sont les raisons qui vous ont amené à créer récemment la police préfectorale spéciale de Saïgon-Cholon ? Pourquoi cette création si subite ? N’est-ce point dans le but de tenir tête au Front unifié des forces nationalistes, qui n’aspire qu’à la consolidation de la paix ?
Le président a fait appel au jugement du peuple. Il aura donc bien des difficultés à affronter très prochainement.
Commentaire : La position du Front unifié des forces nationalistes
Il y a… une semaine, jour pour jour, que la crise a éclaté.
Le Front unifié des forces nationalistes a remis au président Diem une motion, dans laquelle il lui demandait de procéder au remaniement de son cabinet et lui proposait un programme. Le délai de cinq jours a expiré ; le président n’a pas encore tranché définitivement la question, il a fait de nombreuses déclarations et, en fin de compte, n’a pu pallier l’effusion de sang de samedi dernier.
Le Front, sans perdre son calme, lutte pour une juste cause. Les manœuvres du président ont échoué. Prenant conscience de cet insuccès, celui-ci a donné l’ordre aux journaux d’annoncer, avec de gros titres, que le gouvernement était disposé à négocier.
On se doit de souligner que M. Diem a dû recourir à de telles concessions, parce que le Front a toujours manifesté sa pondération et sa volonté de servir le peuple. Cependant d’un côté, il semble concéder mais, de l’autre, il cherche à influencer l’opinion publique, en rendant le Front responsable de la situation actuelle et en renforçant ses troupes.
Cette concession est bien éloignée de la conciliation.
Malgré tout, le Front a obtenu certains succès. Grâce à sa politique démocratique, grâce à sa lutte calme et raisonnable, le Front a créé au sein du peuple une nouvelle atmosphère. Il y a trois mois, les forces nationalistes ont donné la preuve irréfutable de l’intention qu’avait le président Diem de provoquer des querelles intestines au sein des forces nationalistes, afin de consolider sa position.
Récemment, il a traité publiquement les groupes nationalistes de…
Pour la juste cause commune, pour la sécurité du peuple, pour l’avenir de notre patrie, les forces nationalistes ont la mission de ne pas laisser au président Diem toute liberté d’appliquer une telle politique. Elles se sont opposées à lui dans le seul but de servir le peuple. C’est pourquoi le Front a remis en son nom, au président, la motion du 21 mars 1955, lui fixant un délai de cinq jours pour remanier son cabinet. Loin de prendre en considération les justes revendications du peuple, qui a souci du bonheur et de l’avenir de la patrie, M. Diem a fait publier des communiqués provocateurs, dans le désir d’augmenter la tension. Il a voulu que le sang coule, car il pensait qu’au terme du délai, le Front tomberait dans le piège tendu par les Américains. Le Front s’est aguerri par la souffrance et la misère et ne se laisse pas acheter par l’étranger.
Aujourd’hui, M. Diem consent à se séparer de ses parents qui occupent les places prépondérantes. Les revendications du Front s’avéraient donc justes, lorsqu’elles ont posé le problème du gouvernement. M. Diem est isolé ; c’est pourquoi il a manifesté le désir de contacter les leaders du Front, après avoir refusé de discuter avec les membres de sa délégation. Il a cherché à temporiser, afin d’attendre les directives de ses conseillers.
Pourquoi n’a-t-il pas voulu dissoudre son gouvernement avant de négocier ?
Devant cette attitude, le Front tient à porter à la connaissance du peuple qu’il reste ferme dans sa décision de lutter pour la juste cause.
Après le « cessez-le-feu », la tâche essentielle concerne l’unification du pays, dans la voie de la justice. Mais rien n’a été fait encore dans ce sens. Les problèmes de l’unité, de l’indépendance, de la liberté et du bonheur du peuple ont été négligés par M. Diem. Le Front s’en occupe désormais. La motion qu’il a présentée récemment lançait le premier cri contre le gouvernement autoritaire qui s’occupe avant tout de ses intérêts personnels et familiaux.
Bien qu’aujourd’hui, M. Diem le concède, le Front n’en continue pas moins à lutter au service du peuple.
Compatriotes,
Vous vous rappelez que le Front a été constitué pour vous, pour votre cause. Notre porte vous reste grande ouverte.
Nouvelles d’actualité : Saïgon
La presse d’aujourd’hui publie certaines nouvelles tendancieuses destinées à faire croire à l’opinion publique que des dissensions existent au sein du Front. La vérité est la suivante :
Hier soir à 17 heures, au cours d’une conférence de presse, le porte-parole du général Trinh Minh The a ainsi expliqué l’attitude du général :
« Le général Trinh Minh The a adhéré à ce Front dans le but de servir de médiateur entre le Front et le gouvernement. Dans sa lettre datée du 27 mars 1955, le président a consenti à remanier son gouvernement. Le général en a conclu que son rôle était terminé. »
À peine revenu de France, le général Ely, commissaire général de France au Viêt Nam, a précisé l’attitude des Français vis-à-vis de ce conflit. Il a déclaré notamment :
« Le gouvernement français et le gouvernement américain ne fourniront leur aide que dans le domaine exclusivement technique. Le gouvernement Ngo Dinh Diem doit lui-même examiner les mesures propres à faciliter le règlement du conflit. »
Cette déclaration signifie que ni la France, ni les U.S.A. n’interviennent dans les affaires intérieurs du Viêt Nam. En d’autres termes, M. Diem est libre de procéder à des réformes politiques, conformément aux aspirations du Front.
Qu’a demandé le Front ?
Il n’a demandé ni le maintien des prérogatives militaires et politiques, ni le maintien des attributs économiques, c’est-à-dire la perception directe des impôts dans les régions contrôlées par les troupes nationalistes, comme le prétendent Ngo Dinh Diem et ses sbires. Non, mille fois non ! Le Front a demandé au président de remanier son gouvernement, de le transformer en un gouvernement d’union nationale, de mettre fin au régime dictatorial, d’organiser les élections en vue de former l’Assemblée nationale. Il a demandé au président d’écouter les plaintes et les agissements du peuple. Cependant le président fait la sourde oreille et s’emploie à regrouper ses forces armées. Dans quel but ?
Les agissements du président ne proviennent pas d’un révolutionnaire, ni d’un démocrate, mais bien d’un mandarin de l’ancienne Cour de Hue. Si l’on ne se plie pas à ses exigences, on est exterminé, même si l’on a sacrifié sa vie dans la lutte contre les colonialistes et contre les impérialistes communistes. Si le peuple combat ces dictatures, ce n’est certes pas pour permettre à M. Diem d’en instaurer un autre.
Le président Ngo Dinh Diem est catholique, mais il ne suit pas les commandement de Dieu. Il manque de loyauté. Devant l’opinion publique mondiale, il manifeste son désir de coopérer sévèrement et loyalement, de remanier son gouvernement conformément aux suggestions du Front. En réalité, il refuse de recevoir la délégation du Front en alléguant maints prétextes. Il n’est conciliant qu’en paroles ; il mobilise ses troupes en vue de les jeter contre les groupements et les partis. Il confisque les armes de la population. Il fait occuper le poste de police central par ses soldats. Il crée une police préfectorale spéciale. Il amène les troupes « nung » dans le pays, dans quel but ?
Que désire-t-il ? Être le seul seigneur sans doute ?
Il recourt à la force pour réprimer tous ceux qui ne se rangent pas à son avis.
Il veut maintenir l’arbitraire de ce régime pour permettre à ses frères et à ses neveux d’en profiter.
Mais le peuple ne lui laissera pas le droit de faire la pluie et le beau temps, en un mot de nuire au pays. M. Ngo Dinh Diem doit en supporter toutes les conséquences.
Communiqué du Front unifié des forces nationalistes du 28 mars 1955.
Après avoir reçu la lettre, que le président Ngo Dinh Diem a adressée le 27 mars 1955 à tous les membres du præsidium du Front unifié des forces nationalistes, le « Ho Phap » Pham Cong Tac, président du Comité directeur, a convoqué le 29 mars 1955, une réunion extraordinaire. Bien que les membres du præsidium ne soient pas tous présents à Saïgon, les ministres caodaïstes et Hoa Hao demanderont au président Ngo Dinh Diem de réunir le cabinet en session extraordinaire, en vue d’examiner la situation grave telle qu’elle résulte de la journée du 28 mars 1955.
Le Bureau du comité directeur
Source: “La voix du Front Unifié des Forces Nationalistes – 28 mars 1955 – emission B,” March 28, 1955, National Archives Center II (Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II, TTLTQGII), Vietnam, Office of the Prime Minister Collection of the Republic of Vietnam (Phông Phủ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, PThTVNCH), 29236.
THE SPECTER OF VIOLENCE
Tensions escalated into violence at the end of March. The immediate cause concerned the Bình Xuyên more than the other members of the United Front. The gang had operated the National Police and Security Service since the previous year, and Diệm was keen on removing the Bình Xuyên from the security apparatus of the SVN. The premier moved troops into Saigon throughout March as a precautionary measure against the United Front. Then, he placed the Saigon prefectural police outside the administrative purview of the National Police and Security Service and ordered the Vietnamese National Army to occupy the prefectural headquarters. On March 29, Diệm announced the dismissal of the Bình Xuyên police chief Lại Văn Sang and ordered the national army to take the headquarters of the security service by force. The commander of the army refused to carry out the order for fear of sparking violence. That night, the Bình Xuyên shelled the Independence Palace and the army-occupied headquarters of the prefectural police, resulting in at least ten casualties and wounding dozens.
General Paul Ély, the commander of the French Expeditionary Corps, and his colleagues hurriedly brokered a truce between the United Front and the government, and Chief of State Bảo Đại ordered an extension of the truce. Fearing the possibility of more bloodshed, a group of anticommunist nationalists who were members of neither side hastily formed the Popular Committee for Reconciliation (Comité populaire de réconciliation) and offered to mediate, but it appears that Diệm had little interest in cooperating with it. On April 14, the day the truce expired, the underground radio station of the United Front issued a communiqué affirming that the coalition would not incite violence but warned that it would defend itself if attacked. The original manuscript of the communiqué is torn in places, and brackets indicate the location of the missing text.
D10. Communiqué no. 15 du 12-4-1955
Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia
En dépit de l’attitude provocante de M. Ngo Dinh Diem tant sur le plan politique que militaire, le Front unifié des forces nationalistes conserve son courage tranquille et reste fidèle à sa politique de non-violence.
Le Front approuve les initiative du Comité populaire de réconciliation et déplore que M. Diem ait cru devoir le faire dissoudre. Ce comportement de M. Diem trahit son dessein belliqueux.
Aujourd’hui, 12-4-55 (expiration du délai imparti à la trêve sollicitée par les milieux diplomatiques étrangers) les sombres desseins de M. Diem se révèlent plus visibles.
La ville entière de Saïgon a pu constater les préparatifs militaires de M. Diem.
Aux carrefours, aux coins des rues, presque partout, Diem a fait poster des soldats, l’arme pointée vers le pont en « Y », siège du Front unifié des forces nationalistes. Diem ne peut plus nier sa forfaiture. Veut-il faire verser le sang de ses compatriotes ?
Le Front est conscient de son rôle historique et la gravité des circonstances, affirme ici une fois de plus son attitude.
– Observation rigoureuse de non-violence. Mais si l’agression vient de M. Diem, le Front déclenchera la riposte à tous les échelons.
C’est dans cet esprit que fut rapidement organisé le Comité directeur de l’Armée populaire révolutionnaire pour la zone de Saïgon-Cholon.
Ce Comité a pour mission de lever et diriger les guérilleros et la population de la ville dans les opérations de self-défense et orienter la riposte du Front vers l’extinction des forces inconscientes qui se mettent servilement au service de Ngo Dinh Diem.
La lutte dans la ville serait pénible, très dure, affligeante.
- Diem veut la guerre, le Front se trouve dans l’obligation de riposter, tant pis pour la ville de Saïgon qui aurait sans doute à subir le sort de l’ancienne Rome qui se consumait dans un braisier gigantesque pour satisfaire à la folie furieuse d’un Néron.
Dans l’intention de préserver la population de Saïgon-Cholon de ses scènes de tueries et de destruction, nous lui avons enjoint d’évacuer sans tarder la ville.
Aujourd’hui le Front constate cette nouvelle orientation politique assez curieuse de M. Diem.
La presse sous le contrôle rigoureux de M. Diem, issue de Saïgon, a publié en première page et commenté favorablement les cinq points de coexistence préconisés par Chou En Lai.
Le Front unifié des forces nationalistes attire l’attention du monde civilisé et de la nation vietnamienne sur ce nouvel état de choses :
– Pendant qu’il active fiévreusement ses préparatifs d’attaque pour exterminer les partis [text missing] M. Diem fait tresser des lauriers sur la coexistence [text missing]
Source: Enclosure to Despatch 325, Saigon to Department of State, April 14, 1955, NARA, RG59, CDF 1955–1959, 751G.00/ 4-1455.
* * *
With the threat of violence looming, several members of Diệm’s cabinet counseled peace and moderation. Among them was his brother-in-law, Minister of Planning and Construction Nguyễn Văn Thoại. Thoại had been a longtime follower of the premier and a member of the government since Diệm took office, but Thoại grew frustrated with his relative’s refusal to consult cabinet ministers. On April 13, after the end of the truce, the minister wrote a lengthy letter to the premier arguing that the current crisis grew out of the government’s failure to cooperate with other groups. The minister suggested that Diệm form a provisional coalition government that met with the approval of the various groups, similar to the demand laid out in the ultimatum of the United Front. The provisional government would convene an elected national assembly, which would then draft a constitution and unify the armed forces. The proposal focused on resolving the immediate crisis while deferring the problem of military and political centralization. Thoại resigned from his position soon afterwards.
The proposal gained some traction despite Thoái’s departure from the administration. J. Lawton Collins, Eisenhower’s special representative with ambassadorial rank, seized upon the letter as the basis for resolving the conflict. Collins modified the proposal to stipulate that specific politicians would join with members of the current cabinet to form a provisional coalition government. When the American envoy pressed Diệm to adopt the plan, the latter refused, and Collins became increasingly convinced that Diệm should be replaced. Collins’ attempt to defuse the sect crisis and, later, replace the premier are well-covered in the English-language scholarship, but most accounts barely discuss the various attempts by Vietnamese in Saigon to peacefully resolve the crisis. For that reason, Thoại’s letter is of special interest and is reproduced in full below. Please note that the letter contains some small errors and unusual words and phrases, and they have been clarified in brackets, when possible.
D11. Bức thư của Nguyễn Văn Thoại gởi Ngô Đình Diệm, ngày 13 tháng tư năm 1955
Thưa Thủ Tướng,
Từ khi ở ngoại quốc công cán trở về, tôi nhận thấy rằng tình hình chính trị trong nước vẫn không sáng sủa hơn. Không những thế, tôi sợ nó còn trầm trọng thêm và đi đến sự mục nát, làm cho ngoại quốc dễ kiếm cớ can thiệp vào nền chính trị của ta, và đem lại những sự trọng tài phản nghịch quyền lợi của quốc dân.
Thực ra, vai trò chính tức là nhân dân và các chính đảng đại diện, mặc dầu mới phôi thai, vẫn chưa được hỏi ý kiến. Khi có những vấn đề hệ trọng như thống nhất quân đội hay uy quyền của chánh phủ, tôi tưởng rằng điều cần thiết nhất là phải bồi đắp căn bản pháp lý và tăng cường hoạt động của chánh phủ bằng cách hỏi ý kiến dân chúng, đứng làm trọng tài tối cao.
Vì thế cho nên tôi đề nghị cùng Thủ Tướng thành lập, với sự thỏa thuận của các đoàn thể chính trị một chánh phủ lâm thời mà nhiệm vụ chính là sửa soạn trong thời hạng 3 tháng cuộc tuyển cử để triệu tập một quốc hội hoàn toàn do dân cử có tính cách đại diện thực sự. Quốc hội này sẽ lập một chánh phủ mới có trọng trách thi hành một chương trình chính trị gồm các vấn đề căn bản như hiến pháp, việc thống nhất quân đội, chế độ kinh tế và chính sách ngoại giao.
Ngay bây giờ có thể đề nghị với chánh phủ sắp tới chương trình hoạt động như sau:
Về nội chính
Cần phải đổi mới đời sống chính trị trong nước bằng cách khuyến khích các sự tổ chức chính đảng quốc gia. Sự ban bố tất cả các tự do dân chủ sẽ là điều kiện của sự đoàn kết quốc gia và gạt bỏ tất cả những chế độ chính trị ngoại lai.
Đồng thời phải thống nhất, cải tổ và giản dị hóa bộ mấy hành chánh. Việc chỉnh đốn các cơ quan hành chính sẽ giúp cho các công sở thêm phần vững chãi và liên tục. Khi mà sự tuyển dụng đã được công bằng và chắc chắn, sẽ có thể đòi hỏi các công chức phải tận tụy với trách vụ và thi thố hết tài năng.
Một vấn đề quan trọng nữa mà chánh phủ sắp tới cần phải giải quyết là việc thâu dụng các binh sĩ giải ngũ không kể là thuộc Quân Đội Quốc Gia hay quân đội phụ động. Vấn đề này cũng quan trọng không kém vấn đề di cư. Công việc định cư những binh sĩ giải ngũ này phải thi hành theo một nhịp cấp tốc đồng thời với dân chúng hồi cư.
Về chính sách kinh tế và tài chính
Sự di cư của dân chúng và sự giải ngũ các binh sĩ trong lúc đầu có tốn kém nặng nề cho công quỹ, nhưng rồi sẽ giúp cho sự khai thác các đất hoang, tăng gia sự sản xuất trong mọi ngành và làm cho nền thương mại được phồn thịnh, nói tóm lại là làm hồi sinh nền kinh tế đang kiệt quệ.
Việc thi hành mau lẹ chương trình cải cách điền địa, việc thiết lập một hệ thống hợp tác xã sẽ hướng dẫn và tăng cường sự sản xuất.
Một mặt thì phải định lại mực lương bổng, chú trọng tăng mãi lực của tiền lương hơn là tăng chỉ số lương để tránh cho giá sản xuất khỏi quá đắt trên thị trường quốc tế, như vậy sự xuất cảng sẽ dồi dào, và nền kinh tế khỏi bị nghẹn thở.
Một mặt khác, phải quy định một nền thuế khoá mới, có tính cách quốc gia chứ không có tính cách địa phương để ngăn ngừa sự tích trữ các lợi tức không chính đáng, khuyến khích sự tiết kiệm và việc kinh doanh.
Việc củng cố các cơ quan tín dụng đã có hay sẽ thành lập, sẽ đưa lại cho nền kinh tế quốc gia những hoạt động mới thích hợp với một nước trẻ trung tân tiến.
Nói chung thì chính sách kinh tế và tài chính sẽ dựa trên hai nguyên tắc:
– Việt Nam hoá lần lần mọi ngành hoạt động tức là cụ thể hoá nền độc lập thực sự.
– Thực hiện mọi chính sách kinh tế xã hội tự do theo đúng nguyện vọng sâu xa của dân chúng. Cần phải để người Việt Nam giữ một phần càng ngày càng quan trọng những hoạt động kỹ nghệ và thương mại trong nước. Muốn vậy phải quy định các luật lệ kinh tế mới, và kiểm soát chặt chẽ sự thi hành những luật lệ ấy để giữ vững sự ưu tiên của những quyền lợi quốc gia.
Trong các nhiệm vụ mới nầy chánh phủ phải giúp đỡ và hướng dẫn các sáng kiến của tư nhân. Khi vốn của tư nhân e ngại sự bất trắc, khi thiện chí cần đến thêm năng lực và thiếu phương tiện chuyên môn, chánh phủ phải làm vững tâm và khuyến khích họ bằng cách nhận lấy những rủi may và tham gia thực sự vào các kinh doanh mới. Đồng thời muốn tỏ rõ rằng chánh phủ chỉ giữ vai trò giúp đỡ và hướng dẫn trong buổi đầu, mà không muốn điều khiển độc tài, chánh phủ sẽ đề nghị các hình thức khế ước bảo đảm tính cách tự do của chính sách mới về kinh tế xã hội.
Về chính sách xã hội (vấn đề dân sinh)
Trong lúc chánh phủ khuyến khích những sáng kiến của tư bản, thì chánh phủ cũng phải bảo vệ quyền lợi của lao động[.] Chính sách về lao động không những chỉ chú trọng tăng gia lương bổng, phân phối lợi tức cho công bằng, mà còn phải giúp đỡ việc huấn luyện nghề nghiệp và nâng cao mực sống của công nông.
Mục tiêu này không thể đạt tới một cách giản dị bằng cách tăng chỉ số lương mà còn bằng một chính sách về y tế và giáo dục có cơ sở lâu dài. Không những phải mở nhà thương và trường học ở các đô thị lớn mà còn phải lập những trạm phát thuốc[,] những viện xem bệnh, những xe y tế lưu động cùng các trường tiểu học tại khắp các quận lỵ. Phải làm thế nào cho những gia đình nghèo khổ nhất ở thôn quê cũng được hưởng những thuốc men và những phương pháp trị bệnh tối tân.
Lại phải khuyến khích việc đào tạo các cán bộ cần thiết, các ngành cán bộ y tế, y tá, giáo viên sẽ được chánh phủ sắp tới đặc biệt lưu ý.
Phải mời tất [cả] các tầng lớp dân chúng tham gia vào công cuộc kiến thiết trong mọi ngành nhằm mục đích chung của quốc gia và ở ngoài mới [sic] sự vụ lợi cá nhân.
Các đoàn thể quốc gia mà có thành tâm đoàn kết với nhau thì sự giúp đỡ của các nước bạn mới thật là hữu ích cho nước nhà. Lúc bấy giờ sự viện trợ của ngoại quốc không còn là một nguyên cớ chia rẽ, một trở lực cho sự củng cố nền độc lập, mà sẽ giúp cho nước nhà mau đạt tới các mực phiểu [mục tiêu] của mình.
Khi đó nước Việt Nam sẽ thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ của mình là một nước Á châu, với tinh thần quảng dung [khoan dung] là cốt tính của dân tộc Việt Nam cũng như của các dân tộc Á châu. Chúng ta sẽ giao hảo với các nước láng giềng và cùng họ hợp tác một cách hiệu quả về phương diện kinh tế và văn hoá. Đã tìm thấy Á châu tính của mình, lại sẵn lòng dung thu [dung thứ] và ưa hoà bình, chúng ta sẽ đủ sức mà tự vệ trước sự đe doạ của những nền chính trị độc tài và hiếu chiến.
Kính thưa Thủ Tướng,
Trong giai đoạn hiện tại, phải làm thế nào quy tụ toàn thể dân chúng chung quanh một chương trình rõ rệt để thành lập một chánh phủ cả quyết đặt nền tảng và cơ sở thực sự dân chủ cho nước nhà. Đó là điều kiện tối yếu để bảo vệ nền độc lập phôi thai trông [sic] với sự can thiệp luôn luôn tái diễn của ngoại quốc.
Công cuộc thật là khẩn bách, tôi kính cẩn kêu gọi đến lòng ái quốc của Thủ Tướng để giúp cho chương trình này có thể thành tựu mau chóng.
Riêng về phần tôi, tôi nhất quyết chỉ phục vụ chính quyền trên căn bản nói trên, và không thể chấp nhận một sự thoả hiệp nào.
Xin Thủ Tướng chấp nhận lòng kính cẩn của tôi.
Source: Nguyễn Văn Thoại to Ngô Đình Diệm, April 13, 1945, TTLTQGII, PThTVNCH, 32660.
You may like
Books for Boys During the French Colonial Period in Vietnam: A Case Study of Huu Ngoc’s Reading Experiences
Parallel Journeys
Frustrated Nations: The Evolution of Modern Korea and Vietnam
Environmental Challenges in the Mekong and Impacts on Seafood Exports to the US
Sympathizer
Vietnam’s unresolved leadership question
Democracy in action: The 1970 Senatorial elections in the Republic of Vietnam (Part 1)
Pandemics and Morality: Lessons from Hanoi
The Limit to U.S.-Vietnam Security Cooperation
National Shame: How We (Americans) can learn from Nguyễn An Ninh
US-VIETNAM REVIEW
-
Politics & Economy4 years ago
Vietnam’s unresolved leadership question
-
ARCHIVES5 years ago
Democracy in action: The 1970 Senatorial elections in the Republic of Vietnam (Part 1)
-
Society & Culture5 years ago
Pandemics and Morality: Lessons from Hanoi
-
Politics & Economy4 years ago
The Limit to U.S.-Vietnam Security Cooperation
-
Politics & Economy4 years ago
National Shame: How We (Americans) can learn from Nguyễn An Ninh
-
Politics & Economy3 years ago
US-Vietnam Partnership must Prioritize Vietnamese Education
-
Politics & Economy5 years ago
China’s Recent Invention of “Nanhai Zhudao” in the South China Sea (Part 2: Examining the “Nanhai Zhudao” legal basis)
-
Politics & Economy1 year ago
Rethinking History and News Media in South Vietnam