Connect with us

Lịch sử Việt-Mỹ

Lịch sử truyền khẩu: Nguyễn Chí Thiện, lịch sử và thơ (Phần 2)

Triều Giang

Published on

Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ: Chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Chí Thiện được thực hiện bởi ký giả Triều Giang (Nancy Bùi), trong một dự án Lịch sử Truyền khẩu, được Hội Bảo Tồn Lịch sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt thực hiện.

Lịch sử Truyền khẩu (Oral History) là một phương pháp tiến hành nghiên cứu lịch sử thông qua các cuộc phỏng vấn đối với những người có kinh nghiệm cá nhân về các sự kiện quan trọng trong lịch sử. Trong nghiên cứu sử học, tư liệu phỏng vấn Lịch sử Truyền khẩu được coi là nguồn chính (primary source), cho nên nó chỉ là tư liệu, chưa phải một văn bản trình bày bức tranh cuối cùng về lịch sử như một công trình nghiên cứu khách quan hoặc toàn diện về một vấn đề. Đó là một lời kể, phản ánh quan điểm và tình cảm cá nhân người kể chuyện, và do đó, nó mang tính chủ quan. Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ chỉ giới thiệu tư liệu lịch sử. Việc phân tích tư liệu này là công việc của các nhà sử học. 

Lịch sử truyền khẩu: Nguyễn Chí Thiện, lịch sử và thơ (Phần 1), (Phần 2)

Triều Giang (Nancy Bùi) thực hiện, 

Nguyễn Chí Thiện kể 

***

NB: Thưa ông, trở lại cuộc sống của ông thì lúc bấy giờ nhân văn giai phẩm thì ông vẫn còn trẻ. Rồi vì lý do gì mà ông lại vướng vào cái chuyện đi tù như thế nào? Ông có thể kể cho biết không ạ?

NCT: Tôi đi tù thì cũng đơn giản thôi. Và cũng vì không biết. Chính là vì không hiểu cộng sản mới đi tù đấy. Cuối năm 1960, tôi xuống Hải Phòng. Cái trường là một trường dân lập. Nó có độ 3, 40 học trò đấy mà. Cái lớp thì đúng hơn. Nó ở ngay gần nhà tôi, trước cửa nhà tôi đấy. Thế tôi có một ông bạn quen, ông ấy dạy như thế. Dân lập có nghĩa là dạy cho cán bộ, dạy cho những người đứng tuổi. Học văn hóa thôi. Ông ấy ốm. Ông ấy nhờ tôi dạy học. Thì tôi nhận lời tôi dạy vì là bạn bè với nhau mà. Tôi nói sao mà tôi dạy thấy ông ấy. Thì dạy đúng một giờ sử. Lại dạy đúng một cái chương trình Đại chiến thứ 2. Thế thì tôi cũng vô tình tôi dạy theo tôi đấy. Chứ tôi không dạy theo sách vậy ạ. Tôi không dạy theo sách giáo khoa. Tôi dạy theo tôi là sở dĩ bọn Nhật đầu hàng đấy. Bởi vì có 2 quả môn nguyên tử của Mỹ. Bỏ xuống 2 thành phố. Đáng nghĩa là Nhật nó còn chiến đấu đến cùng cơ. Dù có tiêu diệt hay không nữa. Nó đặt tên cho cái chiến dịch chống đối là hòn ngọc vỡ. Nên là giai đoạn nước Nhật sẽ vỡ tan. Hòn ngọc nó phải ngọc vỡ chứ không chịu gói lành. Chiến lại Nhật đấy. Thế nhưng vì 2 quả môn nguyên tử nó đầu hàng ngay. Giảng thế là sai. Sai với sách giáo khoa. Sách giáo khoa nói là do Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân Quang Đông ở Mãn Châu. Cho nên nhận đầu hàng. Chứ không phải vì 2 quả môn nguyên tử. Sách giáo khoa nó dạy như thế mà. Thế thì tôi cũng vô tình mình nghĩ là mình biết thế nào thì mình dạy thế thôi. Thế thì sau đó bị bắt hiện. Sau đó bị bắt. Bị bắt đấy. Nó cho là tuyên truyền chống đảng. Kết tội như thế. Tôi có biết đâu. Nếu tôi biết là tôi dạy như thế là bị bắt. Thì tôi cũng không điên gì mà tôi dạy. Không điên gì mà nhận lời dạy giảng hộ cho ông kia nữa. Thế nhưng mình tưởng là mình chỉ nói sự thật lịch sử thôi. Đấy là không biết đấy chị biết không? Thanh niên mà. Mới có 20 tuổi đâu mà sao hiểu được. Mà mình nghĩ là làm chính trị là phải giải truyền đơn nè. Phải thành lập đảng nè. Phải viết báo nè. Thì mới được gọi là làm chính trị. Chứ không ai nghĩ là ngồi uống trà với nhau nói lung tung là làm chính trị chị biết không? Thế mà chỉ uống trà nói chuyện với nhau mà nó nghe được là cũng rũ tù rồi đấy chị biết không? Cũng thành chính trị. Chính vì nhiều người không biết chị ạ. Nhiều người nghĩ đơn thuần mà. Cho nên là đi tù oan không biết bao nhiêu cả. Thì tôi cũng vào cái diện gọi là đi tù oan lần đầu tiên đấy.

NB: Thế lần đấy tôi phải đi mất 3 năm rưỡi. 3 năm rưỡi thì trong 3 năm rưỡi thì tôi vào tù ngoài tôi cũng đã làm thơ rồi. Cũng bấy giờ là ông bao nhiêu tuổi ạ?

NCT: Lúc bấy giờ tôi đi tù năm ấy tôi mới có hơn 22 tuổi thôi. Ồ dạ mà. Thì tôi đi tù như thế là năm 61 mà. Thế thì ở ngoài mình đã làm thơ rồi. Nhưng mà thơ ngoài làm thì cũng chưa chống đối mấy. Cũng nói lên một số cái cảnh xã hội thôi. Làm một ít bài thôi. Nhưng mà đến khi vào tù thì thấy kinh quá. Nó coi con người không bằng con vật. Không bằng con vật thật sự, chứ không phải là mình nói quá đâu. Không bằng con trâu, không bằng con bò đâu. Thua xa, hiểu không? Con người không có giá trị bằng nó. Cái điều mình chứng kiến như vậy. Thí dụ như một người hấp hối chết. Tự nhiên ngất họ rồi gọi là cứu. Nó không cần cứu đâu. Để cho chết, hiểu không? Nhưng con trâu, con bò mà hơi ốm một tí mà. Thì nó vội vàng nó cho uống mật này. Cho ăn đậu này. Nó tìm penicillin này, hiểu không? Nó cấp cứu lợn, cấp cứu bò ngay, hiểu không? Chỉ còn con người là thôi, hiểu không? Mà con người nó đói dài, thua con vật. Thậm chí có những anh tù đi qua mà thấy cái cảng cháo lợn. Cái cháo nấu cám lợn. Không có cái cóc gì đâu. Lấy cái ống tre, múc trộn cái để ăn, hiểu không? Nó bánh chết, hiểu không? Nó mà vỡ được nó bánh chết, hiểu không? Ở dưới, ăn của lợn ấy. Sự thực là không bằng. Thế vì cách đối xử của con người nó quá đáng quá. Anh nào dư xương, gầy nhom, chết chóc. Ngày nào cũng có người chết. Thế tôi mới xác định là phải làm thêm. Để ghi lại tất cả những hiện tượng chưa từng có, hiểu không? Trong lịch sử con người Việt Nam. Chính vì cái mục tiêu đó mà. Cho nên tôi quyết tâm là Giá viết văn này thì tốt hơn. Nó ghi được tỉ mỉ hơn mà. Thế nhưng mà viết văn thì không có. Nó khám trại luôn đấy mà. Giấy bút đâu. Mà ngay ở ngoài xã hội viết văn nó nguy hiểm quá chị ạ. Anh giấu ở đâu? Như tôi nói đấy. Nó xọc vào nhà, ngày đêm lúc nào nó muốn khám thì nó khám, hiểu không? Cho nên là phải làm thơ. Làm thơ để ghi lại tất cả những cái hiện tượng đó. Mà mình chứng kiến, để cho sau này. Mọi người biết, mà mục tiêu là gì? Để sau này có dịp sẽ gửi vào miền Nam. Cho miền Nam biết Cộng sản là thế nào, hiểu không? Để mà có sức chiến đấu. Để mà hiểu. Chứ tôi biết miền Nam mơ hồ lắm, hiểu không? Không sống ở đó không biết gì đâu. Cho nên là sau cái đi tù lần ấy, tôi được tha ra. Thì gần 2 năm rưỡi sau thôi. Nó lại bắt tôi. Lý do gì ạ? Lý do gì đâu. Lý do là mình làm thơ. Mình làm thơ thì có cái điều là, làm thơ thì nhất là thanh niên thôi mà. Tuổi mới có 25, 26 thôi. Thì có bạn bè phải không nào, phải đọc chứ. Phải đọc cho bạn bè nghe chứ. Đâu làm thơ có để trong đầu đâu, hiểu không? Mấy ông bạn cũng bất mãn như mình mà. Thế thì ngồi đọc cho nhau nghe. Thế thì câu có thích không, đọc cho người khác nghe. Thế thì nó cứ lan rộng ra thế. Thì cuối cùng nó nghi tôi đấy. Nó nghi tôi là tác giả. Vì cái lần mà tôi đi tù lần thứ nhất, tôi đã làm hơn 100 bài. Là làm là nhớ trong đầu hay là nó có ghi xuống không? Toàn nó không dám ghi ra, ghi ra chết. Nó bắt nó ra khám nhà, nó bắt nó mất mạng mới nói chứ. Thế cho nên là đến khi mà bạn bè, bạn bè nói rằng thế là… Đến tay cho nó. Đến tay cho nó, thế là tôi… Nó nghi rồi tôi. Thế mà nó bắt nó vào tù thôi ngay. Thế vào tù nó hỏi cung tôi, nó đọc một số bài thơ. Lưu truyền ở Hải Phòng với Hà Nội mà. Thế tôi không nhận. Đấy là tôi nhận, hiểu không nào? Tôi không nhận thì nó có cái gọi là sắc lệnh tập trung đấy. Nó có cần xét xử gì đâu. Nên nó cho tôi ngay. Đấy là vào đầu năm 66. Nó cho tôi đi, đi một mạch. Đi một mạch cho đến năm 77. Sau khi nó thắng miền năm 2 năm. Nó mới tha tôi. Mà tôi đi lần này thì bố chết, mẹ chết. Không được gặp. Vì ở trong tù. Thơ tôi làm, lúc đó đã được khoảng 400 bài rồi đấy. Thêm 11 năm rưỡi nữa trong tù mà. Làm được đến gần 400 bài tất cả. Thì đến lúc tôi ra tù. Thì ông bà tôi mất rồi. Thì tôi phải tìm cách. Tôi phải vào sứ quán anh. Để gửi đi. Gửi đi. Là vì lúc bấy giờ Trung Quốc có tấn công miền Bắc mà. 79 đấy. Tôi sợ nó bắt tôi nữa. Là vì nó gọi tôi lên đồn, lên xã luôn. Sợ mà nếu Trung Quốc tiếp tục tấn công, nó sẽ bắt tôi. Bắt tập trung lắm. Để bảo đảm hậu phương. Cho nên là tôi nghĩ phải gửi cho ngoại quốc thôi. Thế mình đi lần này thì chết. Làm sao mà sống nổi nữa phải không nào. Người lúc đó yếu rồi. Thế vì thế mới quyết định vào sứ quán Anh. Ngày 16 tháng 7. Năm 1979. Nhảy rào vào hay là vào lại? Vào lại thôi. Cái cửa nó có một anh công an vẫn đứng gác. Nó có ai vào bao nhiêu như thế bao giờ đâu. Thế mình đi đến cửa, mình tạt ngay vào đó mà. Cửa nó ngay bên lề đường mà. Vào rao tập thơ cho những nhân viên sư quán anh. Thế đến lúc đi ra thì bị bắt. Thì bị bắt lần này. Đi tù 12 năm 3 tháng rưỡi. Đến năm 1991. Sau khi Liên Xô đổ nó mới tha thôi nhé. Liên Xô không đổ nó không tha đâu. Tôi tha vào 28 tháng 10, cuối tháng 10. Năm 91. Mà Liên Xô đổ là 19 tháng 8. Thì nó mới tha tôi. Nó tha của ông Giãn Quốc Sĩ. Nó tha của ông Võ Đại Tôn. Nó tha của Dương Thu Hương nữa. Và cái gì mà nó tha là vì Liên Xô đổ nó tha. Thì đấy tất cả những cái thơ của tôi làm ở trong tù. Chỉ là ghi lại những cái cảnh sống trong tù. Những cái tâm tư, ý nghĩ, uất hận. Những nỗi đau khổ. Mình ghi thành 400 bài thơ.

NB: Cái 400 bài thơ đó ông có đăng ở trong đâu hả? “Hoa Địa Ngục.”

NBT: Nó đăng ở ngoài này. Tôi đi tù, ngoài này 1980, nó in hết tất cả. In hết tất cả 400 bài thơ. Tại vì qua cái tòa đại sứ Anh. Qua tòa đại sứ Anh. Họ chuyển đi đâu, ông có biết? Họ chuyển sang London. London, dạ vâng. Họ chuyển sang London, họ đưa cho giáo sư Honey xem. Ông Honey là một giáo sư Việt Văn. Ông rất giỏi tiếng Việt. Ông là giáo sư phụ trách về Á Châu và Châu Phi. Thế thì ông có đọc. Ông có đọc và ông thấy được. Và ông có đưa cho ông Đỗ Văn. Là làm bên BBC. Thì ông Đỗ Văn mới đưa cho ông Châu Kim Nhân. Sang đấy in. In lấy tên là Tiếng Vọng Từ Đáy Vực. Di chúc của một người… Tù nhân. Tù nhân, vân vân. Nhưng mà lấy tên là không phải. Không phải tên của tôi. Thế thì bên này in. Thì lúc bấy giờ thì trong cuộc tôi biết. Là vì nó đưa cái tập thơ cho tôi xem. Thì tôi nhận ngay. Lúc bây giờ tôi mới nhận đấy chứ. Tôi mới nhận là thơ tôi phải không nào. Các thứ. Nó cầm, đưa vào tù. Nó hỏi ở đây vẽ thơ của anh không hay sao. Tôi không được nhìn đầu ra. Nó gấp cái lối này. Có cái bức thư tôi viết vào tiếng Pháp. Cái này có phải chứ anh không? Tôi mừng quá. Mừng quá. Đợi 15 tháng. Bắt từ tháng 7. Mở điện bán tận tháng 10. Năm 1980. Tháng 7, năm 79 đó. 15 tháng trời. Tôi toán 6 tháng là in thôi mà. Tôi không ngờ nó kéo dài 15 tháng. Mong quá. Cái cuối cùng tôi mừng quá. Tôi nhận ngay là không đúng tôi rồi. Cái này đúng là của tôi. Mình nhận ngay thôi. Bỏ chối cũng không được. Là vì nét chữ của mình mà. Các thứ nó biết hết. Tại sao mình chối được. Thế là lần đấy là đi tù. Như thế là đáng lẽ không về. Nhưng vì Liên Xô nó đổ. Thế giới thay đổi. Chứ nó nói thẳng vào mặt tôi nhé. Anh cứ làm thời rồi cho Diêm Vương nó xuất bản. Nó nói mới thế vậy chứ. Anh cứ tha hồ làm. Thế nhưng mà rồi cuối cùng còn có trời chứ. Không có trời thì ông lại tha mình. Liên Xô sụp đổ. Xã hội chủ nghĩa tan tành. Cuối cùng nó phải ngoại giao với ngoại quốc. Quan hệ bình thường với Mỹ. Rồi tối vệ quốc các thứ. Nó phải tha. Nó phải cho tôi sang đây.

NB: Thưa ông, ông sang đây như bằng cách nào ạ?

NCT: Sang đây là tôi đi máy bay sang. Đầu tiên là đi theo diện ODP. Là vì ông Anh ta đấy. Ông đi tuổi 13 năm. Ông sang năm 93. Thì ông bảo lãnh cho tôi. Thế nhưng mà sự thực ông không có quyền bảo lãnh. Nhưng mà Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ Nó nói cứ làm đơn đi. Bảo lãnh. Thế thì ông làm đơn bảo lãnh. Thế đầu tiên nó có cho đi đâu. Ông làm từ năm 93 thôi mà. Nó không cho đi. Đến khi mà Mỹ bình thường vào quan hệ ngoại giao. Clinton lên là bình thường vào năm 900 mà. Thì tôi chẳng xin nữa. Vì tôi xin lâu thì không được mà. Thế nó lại gọi tôi lên. Nó đưa visa cho tôi. Thì tôi mới vào Sài Gòn. Để đi sang đây. Vào Sài Gòn thì từ chương trình ODP Nó đổi sang chương trình HO. Bọn Mỹ nó đổi mà. Nó vào làm lại hồ sơ ngay. Nó đổi sang chương trình HO. Cho nên khi tôi sang đây là đi theo chương trình HO. Chứ không phải là ODP. Thế là tôi sang ngày 1 tháng 11 năm 95. Năm 15 năm đấy.

NB: Thưa ông thì sống trong ngục tù. Sống trong một cái xã hội kinh khủng mà ông vừa mới diễn tả đó. Khi mà ông bước chân sang Mỹ Cái cảm tưởng đầu tiên của ông thấy nó như thế nào?

NCT: Sự thật mà nói. Tôi cũng thấy nó bình thường thôi. Là vì lúc trẻ mơ. Mơ đi đó. Mơ nhìn thấy San Francisco. Mơ nhìn thấy nhiều thứ lắm. Thế nhưng mà đến cái lúc mình sang đây Người ốm yếu già nữa. Sang thấy nó mệt mỏi. Thế nên tôi sang đây mục đích là gì? Cũng với vui. Là vì mình sẽ làm được một số việc. Thí dụ như là tôi còn thêm 300 bài thơ nữa. Cái đợt tù thứ 3, 12 năm đấy. Tôi làm thêm 300 bài thơ nữa. Thì phải in chứ. Ở trong nước thì không in được. Mà hồi đó nó chưa có computer như bây giờ. để mà gửi vào mà. Cho nên là sang đây để in nốt tập thơ. 300 bài. Thứ 2 là để viết về nhà tù. Thì tôi đã viết được một quyển này. Hỏa lò về nhà tù. Ở trong nước tôi không làm được. Nó cứ theo dõi hàng ngày. Nó cứ quấy dày. Thế làm sao mà viết được. Thế cho nên tôi sang đây là có cái vui là Làm tiếp được một số việc. Làm tiếp một số việc mà mình định làm. Thế nhưng mà chỉ tiếc là mình định làm nữa. Vì tôi còn một việc nữa phải làm. Người yếu rồi. Đó là việc gì ạ? Nghĩ ngợi bây giờ nó hoa mắt rồi. Viết còn hồi ký chứ. Tôi không viết dài đâu. Đủ 300 trang thôi. Cô động lại mà. Từ cái ngày Cộng sản về. Từ năm 1954 về Hà Nội đấy. Cho đến ngày tôi đi Mỹ. Tôi chỉ cô động trong 300 trang. Nhưng mà không viết được nữa. Sức khỏe yếu rồi. Còn có một việc nữa mà chưa làm được.

NB: Thưa ông thì ông chưa biết lúc nào làm được đó. Thì nhân cái dịp này ông có thể nói sơ về những cái điều mà ông muốn nói trong cái cuốn đó trong một cái ngắn gọn để cho tuổi trẻ có thể hiểu được cái tấm lòng của một người coi như là cũng trải qua rất nhiều cho đất nước nước dân tộc.

NCT: hì thực sự những cái đó thì tôi chỉ kể Về cuộc đời của tôi thôi. Một cuộc đời mà mình nói là vì Những cái ngây thơ. Những cái mà không am hiểu về chính trị. Thế rồi những cái sai lầm mà khi mà Đi theo Cộng sản. Ở lại với nó đấy. Thế rồi thì là sống trong chế độ đó. Thì những cái thủ loạn của Cộng sản nó như thế nào? Những cái mưu mô của nó như thế nào? Những cái đàn áp của nó như thế nào? Đường lối chính sách của nó Đối với con người như thế nào? Cái con người sống trong chế độ đó Nó thua con vật Phải nói thẳng như vậy. Nó như thế nào? Rồi bị chôn sống như thế nào? Cả cuộc đời bị vùi chôn. Ở ngoài xã hội cũng bị vùi chôn. Tôi định mô tả tỉ mỉ những cái đó. Nghĩa là gì? Nghĩa là mô tả một cái địa ngục. Một cái địa ngục trần gian. Mà mô tả một cách chân thực. Chứ không bôi nhọ họ. Không gì cả. Thế định làm cái việc đó nhưng mà chưa làm được. Thế cho nên tôi muốn làm. Thế cái tình hình, sự thực mà nói nó là như vậy.

NB: Thưa ông thì Ông sang bên này, ông cũng sinh hoạt rất nhiều. Thấy ông cũng xuất hiện nhiều nơi rồi cũng đi nói chuyện rồi cũng in sách, in thơ sinh hoạt cộng đồng thì ông cảm thấy rằng cái sinh hoạt ngoài cộng đồng này nó như thế nào? Đặc biệt là cũng có cái tin là người ta nói là ông là Nguyễn Chí Thiện giả. Ông trả lời như thế nào về vấn đề đó?

NCT: Cái này là phá hoại. Cái này nếu mà không có gì thì tôi mới lấy làm lạ. Chứ còn nó đánh phá tôi ấy mà. Thì tôi không lấy gì làm lạ cả. Cũng như nó đánh phá nhiều người. Đó là vì mình phải nhớ cái điều này là cộng sản ngoài này rất nhiều. Nó cãi lại rất nhiều. Thế nhưng tôi không nói tất cả những người đánh phá tôi hoặc đánh phá những người khác là cộng sản đâu. Nhưng mà có bàn tay cộng sản trong đó. Và có những người quốc gia, có đúng không? Vì thiếu suy nghĩ. Thiếu suy nghĩ hoặc vì động cơ nào đó hùa theo họ để mà đánh phá. Giờ tôi thí dụ cái này nhé. Những người đánh phá tôi là ai? Là những người đánh phá Thầy Thích Quảng Độ. Là những người đánh phá Cha Lý. Là những người đánh phá Lê Thị Công Nhân. Là những người đánh phá Nguyễn Đan Quế. Là những người đánh phá những người đấu tranh cho dân chủ ở trong nước hiện tại đây nè. Họ đánh phá tôi và đồng thời đánh phá tất cả. Có đúng không? Thì cái điều này mình phải thấy rõ rệt là có bàn tay rồi. Có bàn tay của Hà Nội rồi. Thế nhưng mà tôi không hồ đồ đến cái mức là kết luận tất cả những người đánh phá đều là điều làm tay sai cho cộng sản, nó không phải đâu. Có những người quốc gia nhưng mà thiếu suy nghĩ, thiếu hiểu biết. Có đúng không? Hùa theo đánh phá do cái bản chất thích viết chửi người nói. Thích viết chửi người nói. Chứ không phải tất cả là cộng sản. Nhưng mà cốt lõi là có bàn tay cộng sản ở trong đó. Cái điều đó là chắc chắn. Cái điều đó là chắc chắn.

NB: Ông thấy cái sinh hoạt cộng đồng của mình bây giờ cũng nhiều người than van là ai muốn làm cái gì cũng đều bị chống phá. Nếu mà gọi là coi như là phê bình xây dựng thì ai cũng chấp nhận. Nhưng mà chống phá rất nhiều và thấy rằng cái không khí nó không có lành mạnh. Thế ông có suy nghĩ gì về cái điều đó không?

NCT: Tôi nghĩ khác. Đây là cái xã hội tự do. Phải thấy như thế mới đẹp. Cho nên là những cái chuyện là thứ nhất là tự do và thứ nhất là không có cộng sản ở đây. Đã phải nói thẳng như thế. Bản chất mình cũng đã là hay gây gổ rồi. Hay gây chuyện lôi thôi rồi. Lại thêm cái ông cộng sản nó khuấy vào nữa. Cho nên là càng to ra thì nó làm cái thế giới tự do mình phải chấp nhận thôi. Chứ cái việc mà mình làm thì mình cứ làm chứ. Đâu có thể vì những cái đó mà mình không làm. Mà hơn nữa tôi đi nhiều, tôi cũng giao thiệp nhiều tôi biết. Đồng bào của mình ở hải ngoại tốt. Đa phần họ biết đấy chị ạ. Họ biết ông nào làm bậy. Biết ông nào nói láo nói léo. Họ biết đấy chứ không phải không đâu. Cho nên là những cái đó mình đừng vì những cái đó. Mà mình nản lòng. Tôi sở dĩ dạo này tôi ít đi đâu vì tôi ốm thôi. Chứ tôi không nản đâu. Việc nó chửi nó cứ chửi. Tôi sang đến từ hồi tôi chưa bước trên sân nó chửi tôi rồi. Sang đến nó tiếp tục nó chửi nữa. Mà có những ông mang tiếng là người quốc gia mà chửi rất vô lý. Thí dụ tôi sang vào ngày 11 tháng 11. Có một ông đặt vấn đề này. Tại sao lại sang đây ngày ông Diệm bị chết? Sang Mỹ phải không nhỉ? Tại sao lại đến Mỹ vào ngày 11 tháng 11 là ngày… Mình đâu có định được cái ngày đó. Là ngày Tổng thống Mỹ. Ngày Tổng thống Hoa là ngày Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại. Đây đúng là một cái âm mưu của CIA với Cộng sản đưa ông này sang. Thí dụ những cái chửi bởi loanh quanh thì ai người ta tin. Thế nhưng mà theo tôi nghĩ những người làm việc không sợ chửi bậy. Bây giờ Obama chẳng bị chửi gì. Ông Bush cũng bị chửi. Chửi nặng nề chứ. Xã hội tự do mà, tránh sao được. Thế cho nên cái số như thế mà nó là thiểu số. Còn đại đa số đồng bào thì rất tốt. Họ am hiểu. Họ am hiểu. Và họ có hiểu biết của họ. Chứ họ không dễ dàng mà bị lừa đâu. Thế cho nên là mình sống. Sống với cái đa số đó. Mà hơn nữa là việc mình làm thì mình phải làm. Mình làm ở đây, chúng tôi làm ở đây có bao giờ còn hy vọng cái gì nữa không? Từ trẻ tôi chẳng hy vọng làm chính trị chứ. Cũng không hy vọng là sau này về nước và có quyền trước nọ kia không có. Mà bây giờ cũng sắp chết đến nơi rồi. Thì cũng chỉ là hy vọng làm thế nào giúp cho trong nước những người đấu tranh. Giúp cho những người đấu tranh, họ có can đảm đấu tranh về tinh thần, về vật chất. Giúp được phần nào hay phần đấy. Góp cái tiếng nói của mình vào với họ. Đưa cái tiếng nói của họ đi. Họ bị bắt thì làm thế nào cho thế giới can thiệp cho họ. Giúp đỡ cho gia đình họ. Để cho cái phong trào trong nước nó dâng lên. Những người cộng sản thức tỉnh thì mình khuyến khích họ. Họ đâu có giống mình. Ông Trần Độ làm sao ông giống tôi nào. Ông theo đàn cả đời. Nhưng mà khi ông ấy liên tiếp đòi dân chủ phản đối cái chế độ bây giờ. Mình phải ủng hộ chứ. Nhiệt tình ủng hộ ra nơi khác. Thì làm cái việc đó là để rút vào trong nước Nhanh chóng Nhanh chóng thay đổi. Dân chủ hóa. Mong ước chỉ có thế thôi. Mà tôi cũng chỉ muốn trong nước được dân chủ hóa. Con người có tự do. Chính quyền là do dân bầu nên. Chỉ mong có thế thôi. Chứ không mong có gì khác cả. Thế nhưng mà muốn cái đó thì mỗi người một tay. Cá nhân đừng nghĩ là không quan trọng đâu. Nhiều cá nhân thì nó thành lực lượng. Trong nước cũng vậy thôi. Ngoài này cũng vậy. Thì cuối cùng mình làm ở đến đâu? Mình làm đến đó. Góp phần nhỏ vào. Rất nhỏ. Vào trong công cuộc dân chủ hóa đất nước. Nhưng mà nhớ một điều. Hàng bao nhiêu triệu cái nhỏ nó thành cái to.

NB: Thưa ông có câu hỏi là, ông là một người trí thức miền Bắc. Ông vào đây rồi cuối cùng ông ở sau bên này. Thì ông nghĩ gì về chính sách của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam?

NCT: Người Mỹ ở Việt Nam thì tôi nói thật với họ họ sai lầm từ đầu. Chúng tôi ở miền Bắc thì thăng tiến. Đánh nhau với Cộng sản. Mỹ là gì? Là sốt ruột. Người dân Mỹ không bao giờ đánh nhau lâu đâu. Đánh nhau ở Triều Tiên mới có 2-3 năm. Thì ông ứng cử Eisenhower mà. Nên ứng cử muốn thắng đã phải hứa là rút quân. Đã phải hứa là hòa bình rồi. Thì mới thắng rồi. Mà mới đánh sau có 2-3 năm. Từ năm 50 đến năm 53 mà. Năm 52 ông ứng cử mà. Đánh nhau ở đâu cũng thấy nó không chịu được lâu đâu. Thế đánh nhau ở Việt Nam mà kéo từ năm 65 cho đến năm 73. 8 năm. Lâu quá. Mỹ chết cũng nhiều. Chết gần 60.000 cơ mà. Tiền của tốn kém. Thì Cộng sản nó biết cái đó. Cộng sản nó biết cái tính của Pháp cũng như của Mỹ thôi. Nói chung là nước Tư Bản dân nó sung sướng mà. Nó không bền bỉ, nó không chịu khổ được lâu. Cho nên Cộng sản nó nói mà. 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Nó nói rõ, nó biết cái đó là cái điểm yếu. Cái tử điểm của anh Tư Bản ấy. Thế mà Hồ Chí Minh nó có nói. Các anh giết của chúng tôi 10 người. Được. Chúng tôi chỉ cần giết anh một người thì chúng tôi thắng. Ông chết có độ mới có 59.000 thì ông la ầm, ông bao nhiêu thứ phản đối. Mẹ nó chết hàng triệu, nó có sao đâu đâu. Chẳng có ai nói gì cả. Sát chết 300.000. Sườn sương mất tích, nó không thèm báo cho thân nhân nữa. Nó đánh nhau với kẻ thù như vậy. Mà nó lại được cả cái phe xã hội chủ nghĩa rút. 300.000 quân Trung Quốc đóng ở miền Bắc. Thế rồi Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Cuba bắc Triều Tiên họ giúp nó hết. Tôi ở miền Bắc tôi biết mà. Nó quyết tâm đánh đến cùng. Hy sinh bao nhiêu cũng được. Hồ Chí Minh nói, nó cháy cả Trường Sơn cũng vẫn đánh. Lê Duẩn mặc quần đùi, cũng vẫn đánh. Ông biết sao có cái gan như vậy. Ông nản lòng thoái chí. Thế là ông tìm cách rút. Đấy là cách đánh sai. Tại sao Cộng sản có thể đánh lâu được? Quyết định chiến tranh là do Bộ Chính trị. Có mười mấy người. Đâu có phải do nhân dân. Đâu có phải do trung ương đảng. Không phải nó nữa. Nói về bộ chính trị Nó lâu được là vì sao. Tôi ở trong nước tôi tâm lý rồi biết. Cũng như tôi với chị ngồi đây. Có điều vài nhiệt độ. Có hít mùa đông này. Có trà uống này. Cơm măng, nước rớt, các món người dọn ra này. Trong khi để cho người khác đánh nhau. Tôi với chị nói với nhau dễ. Tiêu quyết lắm. Đánh 10 năm nữa cũng được. 20 năm nữa cũng được. Tôi với chị với gia đình chứ có gì đâu. Chúng nói là thế. Còn chính dân đâu có sợ. Thế mà anh đánh nhau với nó. Anh không đánh cho miền Bắc. Có nghĩa là nó hoàn toàn yên ổn. Chị có thấy không nè. Nó hoàn toàn yên ổn. Không sao cả. Không có gì đe dọa nữa cả. Cho nên nó cương quyết đánh. Đến cùng. Phải đánh cho miền Bắc. Chúng nó phải sơ tán lên rừng, lên núi. Bất ổn nhỉ. Lại vào hang mà sống mà. Thứ nhất là tuổi đã già rồi. Thứ 2 là xương máu người ta quen. Lúc bây giờ mày nó mới nghĩ thế. Thực sự nó đúng rồi. Chứ còn nếu mà không đánh cho miền Bắc thì muôn đời nó không sợ. Nó cứ kéo dài mãi là anh phải rút thôi. Mà nó rút, Mỹ lại không rút cho miền Nam. Thì miền Nam phải thua thôi. Chuyện đó là chuyện đương nhiên. Cho nên ông Mỹ sai lầm là sai lầm ở chỗ đó. Mà đánh cho miền Bắc. Thì Mỹ lại sợ. Tàu can thiệp. Bảo nè. Lại sợ thằng Mao Trạch Đông đấy. Quân tàu kéo sang. Thành ra một cái Triều tiên thứ 2. Thì tôi nghĩ này. Kể cả tàu can thiệp. Đánh cho miền Bắc. Cộng sản nó mới sợ. Cũng như đánh cho Nam Bắc Triều tiên nữa mà. Bắc Triều tiên thì suýt nó mất đấy. Bắc Triều tiên suýt nó mất đấy. Thì đánh cho miền Bắc. Đe dọa đến chế độ. Cái ghế ngồi của chúng nó mà. Thì chúng nó mới. Chịu hòa bình thực sự. Mới cam tâm. Thế còn Tàu có can thiệp hay không? Thì theo tôi ở miền Bắc tôi biết. Từ năm 1966 cho đến nay. Tàu không can thiệp nữa. Tại sao? Đại cách mạng văn hóa bên Trung Quốc mà. Thiên hạ đại loạn. Bên Trung Quốc là như thế mà. Mao Trạch Đông gọi là thiên hạ đại loạn. Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Nai, Bành Chân. Lưu Thiếu Kỳ. Vào tù hết. 20 triệu người chết trong cách mạng văn hóa. Từ 1966 cho đến 1976. Là khi Mạc Trạch Đông chết. Đất nước Trung Quốc tan hoang, loạn lạc. Nếu mà Mỹ tổ chức cho quân đội miền Nam đánh ra. Nhân dân miền Bắc nó chán đến tận cổ rồi. Ra là nó theo ngay. Ra là nó theo ngay. Đi đến đâu là dân ủng hộ đến đó ngay. Chắc chắn là như thế. Ai cũng hối hận. Thì kênh miền Bắc lôi thối to. Dù có không thắng, không chiến được miền Bắc. Nhưng mà ký đến một hiệp ước. Mà cái hiệp ước này, là Cộng sản sẽ phải tôn trọng. Là vì sao? Anh suýt nó chết. Đòi đe dọa ngay đến địa vị của anh. Đánh như thế, thì mới có thể có hòa bình. Mới giữ được miền Nam.

NB: Thưa ông, thì ngày 30 tháng 4 năm 1975, anh đã nằm trong tù ạ. Và ông được cái tin đó, họ nói cho ông hay là cách nào?

NCT: Không phải lên 1975 mới biết. Từ lúc nó chiếm động ban Mê Thuột. Từ lúc nó thắng ở Phước Long. Báo chí nó thường xuyên cho chúng tôi đọc. Tuyên truyền mà. Tuyên truyền chắc không phải không. Vì là tin chiến thắng của nó mà. Nó đâu có giấu. Nó giấu là giấu những cái thất bại. Chứ còn đây là ra nà thắng lớn như vậy. Cho xem báo hết tất cả. Chúng tôi biết. Mà chúng tôi cũng biết là miền Nam sẽ thua. Miền Nam sẽ thua.

NB: Và chính cái ngày mà quyết định là thắng thực sự, rồi chiếm miền Nam dương cờ, thì cái không khí ở nhà tù lúc bấy giờ như thế nào?

NCT: Không khí nói chung, không cứ là ngày đó đâu. Và từ lúc tôi thấy rút rút mãi ấy mà. Anh em trong tù là chán nản lắm. Đến cái ngày đó anh em trong tù, toàn là những thanh niên như chúng tôi cả mà. Mà kể cả ngoài miền Bắc, nhiều nhân dân như thế mà. Người ta trông vào miền Nam. Hy vọng vào miền Nam. Thế bây giờ miền Nam tự nhiên thua một cách quá nhanh chóng. Thua quá nhanh chóng. Thành cho chúng tôi ngoài cái thất vọng ra. Thất vọng là bị thua đấy. Là Cộng sản đã thống trị cả nước ra. Còn thấy thất vọng là vì chỉ huy chiến tranh như thế nào? Mà nó đánh có mấy chục ngày. Đã thua. Nó mang tiếng lắm. Giá đánh từ vài năm cơ. Mà đánh vài năm tình hình nó thay đổi. Tình hình quốc tế nó biến chuyển có khi lại khác chứ biết không? Đây đánh có mấy chục ngày đã thua rồi. Không đánh nhau gì cả thì đúng hơn. Không đánh nhau gì cả thì đúng hơn. Thế cho nên là chúng tôi hận lắm. Chúng tôi nói thế này mà có cái cuộc sống thế này mà không chịu giữ lấy. Mà bây giờ Cộng sản nó vào thì chết rồi. Chắc là chết. Cộng sản nó vào là các anh chết rồi. Không còn đường sống nữa. Cho nên tôi mới làm thơ đấy chứ. Đảng tới là tan nát cả. Cả nước đã quy về một mối một mối hận thù, một mối đau thương. Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm luân thường. Đảng tới là tan nát cả. Tôi nói rõ như thế thôi. Thế là cái sự thất bại của miền Nam nó đem lại đau khổ không chỉ cho người miền Nam mà cho cả người miền Bắc. Tôi nghĩ là ở miền Bắc đau khổ hơn. Vì miền Nam chưa biết mùi. Sau khi ở một thời gian thì mới đau khổ thôi. Chỉ còn lúc nó vào thì cũng còn có người đón hết. Còn có người mừng nữa. Những học giả, Nguyễn Hiến Lê còn mừng nữa. Thế giới ông gì nữa. Á Nam, Trần Tuấn Khải còn mừng nữa. Nhiều người có trí thức như thế mà còn mừng. Nhưng mà sau này ở với nó một thời gian rồi thì lúc bấy giờ mới oán thôi. Chỉ còn miền Bắc chúng tôi thì lo. Lo ngày, lo đêm. Khi mà tiến quân như vậy lo ghen, lo mất miền Nam thì chết. Thì đồng bào miền Nam sẽ khổ. Tất cả mọi thứ tan nát hết. Mà không biết lúc nào lấy lại được giang sơn. Tôi nói là chế độ này trâu ngựa sống không ăn. Xài lang đã dựng xong nền thống trị. Cam tâm làm trâu ngựa cũng không ăn đâu. Xài lang nó cai trị thì trâu ngựa cũng không yên. Cho nên tôi nói là biết bao giờ lấy lại được giang san. Hỏi thế thôi mà.

NB: Câu hỏi của ông bây giờ nó dẫn đến phần câu hỏi cũng gần đến cuối rồi đó. Ông nghĩ rằng cái giới trẻ của Hải ngoại của mình bây giờ như thế nào và sau đó là giới trẻ của Việt Nam ở trong miền Nam như thế nào? Liệu họ có đem lại Giang Sơn họ có lấy lại được Giang Sơn với tự do dân chủ không?

NCT: Cái vấn đề dân chủ ở Việt Nam loại bỏ độc đảng, loại bỏ độc tài là cái điều chắc chắn sẽ xảy ra vì đấy là cái xu thế của lịch sử không cái gì có thể ngăn lại được. Nhưng có cái điều là lâu hay chóng thôi. Nếu mà nó lâu thì nước mình cứ chìm đắm mãi đây cứ khốn nạn mãi Nó lâu ngày nào là khốn nạn ngày ấy. Tôi mới nói thế đấy Còn nó nhanh hay không là nó lệ thuộc vào thời thế, nó lệ thuộc vào lịch sử, nhiều thứ lắm. Chứ còn giới trẻ trong nước bây giờ tôi thấy thất vọng Bây giờ nó không nghĩ đến nước non mấy đâu Nó nghĩ đến cái chuyện khác Đấy là một sự thực. Tôi hỏi nhiều người trong nước mà, tuy tôi ở ngoài quốc 75 năm rồi, nhưng tôi hỏi rất nhiều người sống trong nước ra đây. Chúng nó không nghĩ gì đâu. Chúng nó nghĩ đến ăn chơi, thằng có tiền thì nghĩ đến ăn chơi mà, thằng không có tiền thì nghĩ đến cách làm tiền, mà đâu có nào. Nghĩ đến xây dựng cơ nghiệp cơ duyên. Chứ còn nghĩ đến đất nước. Cái chuyện hầu như là không có mấy đâu. Họ nói thật với tôi nhiều lần. Không có mấy, mà đúng là không có mấy thật. Đó là 80 mấy triệu người mà cứ im phong phát đó, chưa thấy gì đâu, là lác đác lẻ tẻ một vài người đánh thua gì. Thế còn giới trẻ ở hải ngoại thì cũng đáng buồn như nhau. Nói tiếng Việt mà không biết thì làm sao nó yêu Việt Nam. Nói tiếng Việt còn wow, đọc sách tiếng Việt không đọc nổi Hỏi đến Trần Hưng Đạo đến Hai Bà Trưng, không biết là ai có đúng không? Các thứ mà hỏi đến đều là ú ớ cả thì làm sao nó yêu được Việt Nam. Sang đây thì sống theo lối Mỹ rồi Nghĩ gì đến Việt Nam, tôi đến nhà chơi con cái có ông bạn ta đấy. Có đứa nào nó nghĩ đến Việt Nam, nó nghĩ đến Cộng sản không có gì đâu, có một số cũng nhỏ thôi. Thì còn nghĩ đến Việt Nam. Hiểu biết Việt Nam, nhưng cái số nó quá nhỏ. Cho nên là cũng gây cho tôi một cái thất vọng không kém. Nhưng mà tôi nghĩ thế này này riêng ở hải ngoại thì phải làm thế nào cho các cháu nó giỏi tiếng Việt. Giỏi đây không phải là nói năng vài ba câu trong gia đình đâu mà phải là giỏi để phải đọc được sách phải quan tâm đến Việt Nam đọc được sách tiếng Việt .Vì có đọc được sách tiếng Việt hiểu được văn hóa Việt thì mới yêu được tiếng Việt Nam. Chứ anh ta không biết tiếng, ngôn ngữ mẹ đẻ thì không thể nào yêu được tiếng mẹ đẻ, không thể nào yêu được nước Việt Nam đâu. Đấy là cái nhiệm vụ tối cao để mà làm thế này. Dù cộng sản hay sau này không còn một xã hội dân chủ rồi mà những cái vị sống ngoại quốc cũng nên giữ cho con mình đừng mất gốc vì con mà bản thân mình. Thí dụ nếu con gái tôi 25 tuổi không nói được tiếng Việt, nói ú ớ nói chuyện với nhau toàn tiếng Anh. Đến đời con cô ấy thôi là mất hẳn mất hẳn gốc. Cái đó là cái nguy cơ, cái nhiệm vụ to lớn nhất là cho giới trẻ giỏi tiếng Việt. Thế còn trong nước? Trong nước thì phải giành cho ngôn luận. Cái quyền tự do ngôn luận. Bây giờ nhờ internet cũng khá đấy. Có một số người nó quan tâm. Qua internet không ngăn chặn được mấy mà. Nó đọc tin tức. Nó cũng giác mộ ra nhiều. Cái đó phải công nhận như thế. Thế nhưng mà nó vẫn giới hẳn. Nhiều người vào internet thì 100 người, may mới có vài người để ý chính trị. Thế còn nó mở internet theo dõi cái khác kìa? Chứ nó không theo dõi chính trị đâu. Thực tế trong nước nó như thế đấy. Thế nên cần có tự do ngôn luận. Khi có tự do ngôn luận trong nước. Mà cái này phải giành đấy, không được nó cho đâu. Vì nó nguy hiểm lắm. Cộng sản nó sống bằng lừa dối mà. Độc tài nào cũng sống bằng lừa dối. Độc tài nào cũng sợ tiếng nói. Thế vì thế mình phải giành đấy. Khắp nơi phải giành đấy. Cứ tự do ra báo, tự do viết truyền thông. Tự do in báo. Bắt người nọ người kia nổi lên. Khi mà rất nhiều nơi nó xảy ra như vậy rồi. Hết đàn áp có đúng không? Không đàn áp rồi nữa. Bên Liên Xô cũng thế đấy. Thì góp báo chốt vừa mới hé ra một cái. Khắp nơi ra báo làm sao nó đóng cửa không nữa. Khắp nơi nó hồi hộp. Nó thành lập các câu lạc bộ. Không phải chỉ có một vài nơi. Nó còn đàn áp được. Để toàn Liên Xô. Nó làm như thế. Phải có cái chỗ đoàn kết, làm sao nó vận động được như thế. Thì giành cái tự do ngôn luận. Nó có tự do ngôn luận rồi. Báo chí, truyền hình, hội thảo. Các thứ nó mới thức tỉnh nhân tâm. Làm cho giới trẻ và mọi người. Thấy rõ cái tội của Cộng sản. Có đúng không? Đối với dân tộc. Cái tội từ khi nó thành lập. Năm 1930 đến bây giờ. Lúc bây giờ quan chủ. Mới có cái sức mạnh. Để mà xóa sổ chúng nó đi. Thay bằng cái chế độ dân chủ. Chứ còn không. Thì khó khăn lắm. Mà đặc biệt quan trọng. Là những người Cộng sản phản định. Họ đánh từ bên trong. Tôi về tôi nói. Trong nước nó không nghe từ mấy đảng viên tôi có nghe. Quân đội nó đâu có nghe. Mày là thằng phản động của nó nè. Nhưng mà Ông Trần Độ nói nó nghe. Ông Hoàng Minh Chính nói nó nghe. Mấy ông tướng. Mấy ông tá. Mấy ông đảng viên lâu năm đàn anh của họ mà. Nói cho nó nghe. Chúng nó không nói là phản động đâu nè. Cả đời theo cách mạng mà. Bây giờ còn lên hắn chế độ thì nó đúng quá. Cho nên cái vấn đề Người Cộng sản thức tỉnh. Là đánh phá từ trong đảng đánh phá ra. Mà cái này vô cùng quan trọng. Đánh phá ngay vào hàng ngũ công an. Ngay vào hàng ngũ quân đội. Ngay vào hàng ngũ đảng viên. Cái đó mới phá được chế độ. Đấy. Phá được chế độ. Những cái nhiệm vụ này là gì. Ủng hộ những người trong nước đang tranh đấu cho Dân Chủ. Đặc biệt là những người Cộng sản phản tỉnh. Dù họ chưa giống mình. Ở ngoài này có cái kém. Có nhiều ông mang tiếng này trí thức đấy. Thấy họ viết chưa hoàn toàn như ý mình. Chửi ngay. Chửi ngay họ này. Cái đó là sai. Sai. Sai lớn. Cho nên là. Phải ủng hộ họ. Không cần giống mình, làm sao mà giống mình. Cả đời họ đi theo đảng. Cả đời từ bé về đầu đọc. Thế bây giờ họ đòi Dân Chủ. Đòi đa nguyên đa đảng. Đòi tự do. Còn muốn cái gì nữa. Cho nên là, đấy là cái rất quan trọng. Đi đâu cũng nói như vậy. Cũng may là số người chửi bậy. Ai cũng có mỗi Trần Độ. Có mỗi Hoàng Minh Chính, có mỗi Đặc Công Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần, Cả tôi cũng là Đặc Công. Họ có biết cái gì không? Họ có nói vừa.

NB: Thưa ông thì, cái câu hỏi cuối cùng đó là những ngày cuối của cuộc đời thì mơ ước của ông là cái gì?

NCT: Tôi chẳng có cái mơ ước. Cái gì khác đâu? Bây giờ tôi nói thật thế này này. Thế này là cá nhân. Mà đó là cái công. Việc công là việc riêng. Bạn bè ở trong nước là những người tù đấy thôi. Thân lắm. Mà tôi sao cũng 15 năm rồi. Nhớ. Tôi còn bà chị. Còn các cháu. Tôi cũng muốn về gặp họ. Nhưng mà còn Cộng sản tôi không về được. Tôi không về được vì lý do này. Tôi về bây giờ nó gọi tôi lên đồn lên sở. Giả sử nó cho về. Nó gọi tôi lên đồn lên xã. Nó cấm tới đi nơi này nơi đó. Nó giáo dục tôi nữa. Nhìn cái lá cờ trong đó mình đã ghét rồi. Cho nên tôi là. Trong nước phải có tự do ngôn luận. Mức đầu phải có tự do ngôn luận. Có một hai tờ báo tư nhân là tôi về ngay. Về trong nước đấu tranh. Đi nói chuyện khắp nơi. Tự do ngôn luận này mà. Đi nói chuyện khắp nơi, viết báo. Có phần thực sự ở trong nước. Để dân chủ ở trong nước. Đấy là cái cuộc công. Việc riêng. Bạn bè tôi nhiều tuổi. Trên 70 gần 80. Chết dần chết mòn. Không gặp nhau nữa mà. Ông còn sống thì ốm đau rồi mà. Tôi gọi điện cho họ. Ông gặp chúng tôi một tí. Tôi cũng nhớ họ nữa, cũng muốn về. Thực sự là nói là muốn về đấy. Thế nhưng mà. Chưa có cách. Tôi rất mong, mong ước cuối cùng của tôi. Chả mong gì hơn đâu. Ăn thì không ăn được nhiều. Chơi thì không rồi, không có sức. Cho nên chỉ mong là cái công là để cho dân tộc nó khá lên. Chứ nếu mà để cộng sản. Làm mãi tai hại lắm. Đến hôm bây giờ, làm cái xe đạp chưa xong. Làm cái xe đạp phải mua phụ tùng. Mới làm được. Chưa làm được, tất cả mọi thứ. Cái đinh ốc cũng phải mua mà. Mà không phải tôi nói, mà đây là những người trong nước nói. Chưa làm được, cái đinh ốc cũng phải mua. Mà định làm vệ tinh. Nó có cái vô lý. Bây giờ đến nước học như vậy. Giáo dục thì sa đoạ. Do cộng sản. Khôi phục cái đó lâu lắm. Chuyện này được sớm người nào hay nể. Đấy là cái chung tôi mong. Còn cái riêng là muốn về. Gặp lại bạn bè. Gặp lại gia đình các cháu. Những năm cuối đời. Nguyện vọng của tôi chỉ có thế thôi. Không còn có mục tiêu nào khác cả. Mà không phải của tôi. Mà của những ông bạn tôi. Từ Bùi Tín, Vũ Thư Gia Đông, Minh Cần, cũng vậy. Chúng tôi đều 80 cả rồi. Họ đâu có tha thiết cái gì đâu.

NB: Xin cảm ơn ông rất nhiều. Cá nhân của chúng tôi. Cũng như là trong hội thay mặt. Cảm ơn ông đã bỏ thì giờ đến. Để mà tâm tình nói lên những cái điều. Ước vọng cũng như những cái kinh nghiệm. Ông đã trải qua để cho giới trẻ. Được hiểu biết và hy vọng. Nó trở thành một cái bài học quý giá. Cho cuộc đời của các em và cho đất nước. Tôi cũng cảm ơn. Đã được trả lời những cái yêu cầu. Và cũng mong cho giới trẻ. Hiểu được những cái sự thật. Về lịch sử của Việt Nam. Để cho các em có cái ý thức. Về cái hiện tình Việt Nam bây giờ. Cảm ơn ông.

 

 

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ