Connect with us

Người Mỹ gốc Việt

“We breathe”: đồng điệu, tự do, bình đẳng

Trùng Dương

Published on

Trùng Dương

Ngày của Mẹ năm nay, con gái tôi không tặng hoa mà đưa mẹ đi thăm tác phẩm của mình trưng bầy thường trực trên bức tường phía nam của toà nhà Vanport vừa hoàn tất và mới khánh thành cuối năm ngoái, tại trung tâm Portland, Oregon, nơi cô định cư từ trên 10 năm qua.

Tác phẩm, với cái tựa thật dài, “We breathe & breathing is (an) a|synchronous music, every body needs the air” (tạm dịch: “Ta thở & thở là một đồng nhạc, ai cũng cần dưỡng khí”), là một bài thơ khắc trên bảng bằng thiếc mầu bạc, vừa bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Các chữ có thân rỗng để buổi tối đèn rọi xuyên suốt từ phía sau khiến có thể đọc được chữ.

Trái, tác phẩm “We breath & breathing is (an) a synchronous music every body needs the air” gắn trên tường phía nam của Vanport Buidling, Portland, OR. Phải, tác giả Dao Strom chụp trước tác phẩm của mình. (Ảnh Trùng Dương, 5/2022)

Tác phẩm “We breathe & breathing is (an) a synchronous music” về đêm, với ánh đèn phía sau xuyên rọi qua những con chữ rỗng ruột. (Ảnh Jacobsen Valentine)

Chợt nhìn thấy các chữ Việt có dấu hẳn hoi khắc tỉ mỉ trên bảng thiếc mầu bạc gắn trên bức tường phía nam của Toà nhà Vanport cao bẩy tầng ngay giữa trung tâm thành phố Portland khiến tôi không khỏi cảm động.

Cảm động hơn nữa là việc con gái mình là tác giả của bài thơ bằng hai ngôn ngữ được khắc trên bảng thiếc được trưng bầy thường trực như một tác phẩm nghệ thuật công chúng (public art). Bạn đọc có thể nghe bài thơ bằng tiếng Anh do chính tác giả đọc, cùng bản dịch tiếng Việt do cô bạn đồng lứa Vi Khi Nao dịch và đọc tại đây, hay tại đây.

Bộ tác phẩm nghệ thuật Vanport 

Tác phẩm “Ta thở & thở là một bản đồng nhạc, ai cũng cần dưỡng khí” là một trong số 28 tác phẩm nghệ thuật công chúng/public art do Hội đồng Nghệ thuật Tiểu bang Oregon tuyển chọn và trưng bầy các nơi trong Tòa nhà Vanport, đặt theo tên của thị trấn Vanport, một thị trấn ra đời và cũng chóng vánh tan biến sau một trận lụt trong vỏn vẹn chưa tới một thập niên ở Oregon.

Thị trấn Vanport, tồn tại từ 1942 tới 1948, nguyên thủy nằm trên bờ sông Columbia dọc theo biên giới với tiểu bang Washington, vốn là nơi tập trung lần đầu tiên đủ các sắc dân, da trắng lẫn da mầu, thuộc tiểu bang Oregon có tiếng trong quá khứ là kỳ thị da mầu, đặc biệt người da đen. Vào đầu thập niên 1940, hàng chục ngàn người từ tứ xứ tới đây làm việc trong các xưởng đóng tầu để cung ứng cho cuộc Thế Chiến thứ hai. Thị trấn Vanport được thiết lập vội vã tạm bợ để đáp ứng nhu cầu nhà cửa cho đám nhân công này và gia đình họ, nhưng dân da trắng ở riêng một khu khác với người da mầu. Tuy nhiên, con cái của họ theo học cùng lớp cùng trường. Nhiều đứa trẻ lớn lên không có ý niệm về sự khác biệt chủng tộc cũng do sự chung đụng này.

Trẻ em thuộc mọi chủng tộc cùng học chung lớp tại thị trấn Vanport, Oregon (1942-1948). Nhiều em lớn lên không có ý niệm về sự khác biệt chủng tộc. (Ảnh trích từ phim tài liệu “Vanport”, OPB)

Và đặc tính đa chủng đó chính là di sản của Vanport, thể hiện qua bộ sưu tập nghệ thuật của 28 nghệ sĩ thuộc đủ mọi sắc dân, hiện được trưng bầy thường trực tại Toà nhà Vanport, toạ lạc tại số 1810 SW 5th Ave Portland, OR 97201, trong khuôn viên Đại học Tiểu bang tại Portland (Portland State University).

“Tôi tin là các tác phẩm nghệ thuật có đối thoại với nhau,” bà Ella Ray, phối trí viên của bộ sưu tập nghệ thuật Vanport, viết trong bài giới thiệu bộ sưu tập này. “Gần đây tôi bắt đầu thắc mắc làm thế nào các đồ vật này, đặc biệt những món trưng bầy nơi công cộng, tồn tại giữa chúng nó với nhau trong khi chờ đợi thế giới [loài người] mở ra [và đến với nhau].”

Nằm trong khuôn khổ đồ án Percent for Art in Public Places Program của tiểu bang do Hội đồng Nghệ Thuật Oregon điều hành và đã thiết lập hơn 2,400 tác phẩm nghệ thuật dựng tại các nơi công cộng trên toàn tiểu bang, bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại cho toà nhà Vanport thực hiện “như một mời gọi người qua lại tham gia vào cuộc đối thoại với các tác phẩm,” bà Ray viết. Ngoài ra, việc chọn các tác phẩm của các nghệ sĩ đa chủng này còn là “một phản ảnh của các cộng đồng sinh sống tại Portland.”

Tiền sảnh tòa nhà Vanport, nơi trưng bầy một số trong 28 tác phẩm nghệ thuật trong bộ sưu tập nghệ phẩm Vanport. Phải, bức tranh tường, tựa là “Linh hồn của Vaport/The Spirit of Vanport”, do nghệ sĩ Alex Chiu thực hiện. (Ảnh Trùng Dương, 5/2022)

Ý niệm nền tảng cho tác phẩm ‘We breathe’

Con gái cho biết bài thơ cô viết cho tác phẩm trưng bầy tại toà nhà Vanport diễn ra vào tháng Sáu năm 2020. Đó là thời gian xẩy ra nhiều xáo trộn, bất an, và lo âu tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới vì đại dịch Covid-19, và các cuộc biểu tình của phong trào Black Lives Matter đối với sự tàn bạo của cảnh sát sau khi xẩy ra vụ giết hại George Floyd. Những cuộc biểu tình chống lại sự bất bình đẳng chủng tộc cũng đồng thời đã diễn ra tại các nơi tại Mỹ và trên thế giới chống lại chủ nghĩa thực dân, dẫn tới việc gỡ bỏ các tượng đài dựng lên nhằm tôn vinh các nhân vật hỗ trợ chế độ nô lệ hoặc làm giầu bằng việc mua bán nô lệ.

“Bài thơ là một suy ngẫm về sự phong phú và việc tập hợp và yếu tố không khí,” cô viết trong đề án nạp cho Oregon Art Commission. “Trong khi suy nghĩ làm thế nào mà các biến cố này lại đồng thời diễn ra, tôi bắt đầu thấy yếu tố dưỡng khí–sự hít thở: những rủi ro và quyền hít thở–giữ vai trò quyết định. Người ta có thể nói là trong các hệ thống của quốc gia chúng ta không có được sự hít thở tự do và hữu hiệu, rằng yếu tố quyết định là dưỡng khí đang bị tắc nghẽn, nhiễm độc, bị khước từ tới độ nguy hiểm. Dưỡng khí đồng thời cũng là yếu tố chính của sức khoẻ môi trường và sự bền vững. Bài thơ này [được trình bầy] như một tác phẩm nghệ thuật là để suy ngẫm về một sự hít thở hợp lưu, và để khơi dậy một giòng nhạc tuy không đồng bộ nhưng cùng hoà nhập.

“Chủ ý của tôi là viết bài thơ này từ thời điểm hiện tại lúc này, [với] ý thức về những bất bình đẳng và thảm hoạ của quá khứ, trong khi đề xuớng một câu hỏi hướng tới tương lai và làm sao ‘đọc’ [bài thơ] và sáng tạo nên tác phẩm; sự kiện [bài thơ] không có kết thúc nhất định là do cố tình như thế, với hy vọng là [bài thơ] mời mọc chúng ta suy ngẫm về một tương lai trong đó chúng ta cùng được hít thở dưỡng khí một cách lành mạnh hơn.”

Về bố cục như có vẻ rời rạc của những cụm chữ có khi lẫn lộn giữa tiếng Anh và Việt, tác giả “We breathe” cho biết là để người xem/đọc có thể tùy nghi sắp xếp lại và tạo nên những ý nghĩa và giải thích khác nhau tùy nghi. “Hy vọng của tôi là cách [trình bầy] đó gợi ý cho độc giả hay người xem về tính khả thể và phát hiện là ngôn ngữ–dù chỉ một giòng hay một cụm từ–có thể chuyên chở nhiều ý nghĩa có khi trái ngược nhau. […] Chủ ý là bài thơ trình bầy như một nghệ phẩm này là nhằm khuyến khích nhiều cách đọc, nghĩ và thấy khác nhau,” cô viết trong đề án.

Tại sao là những mẫu tự rỗng ruột, ban ngày nhìn vào là những lỗ đen đủ hình dạng của bộ mẫu tự và cả các dấu tiếng Việt; và tối đến khi đèn rọi xuyên qua những lỗ hổng đó thì cả chữ lẫn nghĩa như có được dưỡng khí làm bừng sống lại? Đó cũng chính là chủ điểm của tác phẩm “We breathe” vậy, tác giả giải thích.

Bên dưới là nguyên văn bài thơ, với bản dịch Việt ngữ xen kẽ của nhà văn cùng thế hệ với tác giả, Vi Khi Nao:

we breathe & breathing is (an) a|synchronous music, every

body needs the air

we breathe & breathing is

(an) a|synchronous music, yet every

body needs the air

[we are]  riven

tender                                        &

tender-

riven

asked to know/ hear our roots—

we dove

into the revolving

polyphonic

{tender   {timbre

{ether

my response is to sing

to the inevictable terror

shake the terrible terrific

] air

harness the

ineluctable

)  i fill the rift with river

)  i feel the rift

with river

mình thở  &  sự thở là

(một) à| đồng nhạc, tuy nhiên

ai cũng  cần  không khí

[mình]  đinh tán

âu yếm                                                       &

âu yếm-

tán đinh

hỏi để biết / nghe nguồn gốc của mình

mình nhảy vào

xoay quanh

đa âm

{âu yếm    {đà

{hóa ê the

phản ứng của tôi là hát

cho đến nỗi kinh hoàng không thể tránh khỏi

rung chuyển sự khủng khiếp tuyệt vời

] không khí

khai thác sự

o  tránh khỏi

)  tôi đắp rạn nứt với con sông

)  tôi cãm giác rạn nứt

với con sông

we breathe and breathing is   an a|synchronous music   yet every body needs the air

mình thở  &  sự thở là  à một|đồng nhạc   tuy nhiên ai cũng cần không khí

yet the air needs  a| music breathing and we  synchronous breathe an every body (is)

tuy nhiên không khí  cần một| nhạc thở và mình  đồng thở một mỗi người (là)

is every music a| body       breathing  needs

là mỗi nhạc một| thân hình                         sự thở  cần

is every body a| synchronous          and yet we

là  mỗi người  một| đồng bộ             và tuy nhiên mình

every air we music needs  a| synchronous  breathing body

mỗi không khí mình nhạc cần  là một| đồng  cơ thể thở

we  the air  music  body

mình  không khí  nhạc  cơ thể

needs  breathe  breathing  is

cần  thở  sự thở  là

yet  the  an  &

tuy nhiên  một  các  &

the air yet  is every body  a| breathing music  and we breathe  an synchronous

không khí tuy nhiên  là mỗi người  một| nhạc thở  và mình thở  một đồng bộ

mỗi nhạc  cần  một| cơ thể  đồng bộ

every music  needs  a| body  synchronous

mỗi không khí  cần  một| nhạc thở

every air  needs  a| breathing music

mình  không khí  nhạc  cơ thể

we  the air  music  body

cần  thở  sự thở  là

needs  breathe  breathing  is

tuy nhiên  một  các  &

yet  the  an  &

breathing is   breathing is    breathing is    and

sự thở là    sự thở là    sự thở là    và

breathing is   breathing is    breathing is    and

sự thở là    sự thở là    sự thở là    và

breathing is   breathing is    breathing is    and

sự thở là    sự thở là    sự thở là    và

&  và

&  và

&  và

]    phản ứng của tôi            là hát      [

]                my response is to sing       [

~

Poem by Dao Strom

Vietnamese translation by Vi Khi Nao

(2021)

[TD, 5/2022]

Một số Web links đề cập tới trong bài

Vanport Building

Vanport Building Art Collection

we breathe & breathing is (an) a|synchronous music, every body needs the air – Dao Strom (Nghe trên Youtube.)

The story of Vanport

Oregon black exclusion laws

Dao Strom

Vi Khi Nao

Sự thật đằng sau việc tháo gỡ các tượng đài

Why activists are vandalizing statues to colonialism

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ