Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) và Bộ trưởng ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith (phải). Nguồn ảnh: AFP Photo/JONATHAN ERNST.
Nguyễn Mạnh Hùng
- Lời tuyên bố mạnh mẽ nhất của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Trung Quốc
Ngày 13 tháng 7 năm 2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo đưa ra lời tuyên bố “Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông” (“U.S. Position on Maritime Claims in the South China Sea”).
Đây là lời tuyên bố mạnh nhất cho đến thời điểm này của Ngoại trưởng Hoa Kỳ đối với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông.
Trước kia, Hoa Kỳ chú trọng đến quyền tư do giao thông hàng hải và thực hiện các cuôc tuần tra để bảo vệ quyền ấy. Về tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, Hoa Kỳ không đứng vào phía nào, và chỉ đòi hỏi những tranh chấp ấy đươc giải quyết ôn hòa, căn cứ trên luât quốc tế.
Đôi khi Hoa Kỳ đã đưa ra những lời chỉ trích các đòi hỏi “quá đáng” và hành đông “bắt nạt” các nước nhỏ của Trung Quốc.
Còn lần này, đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ khẳng định một cách minh bạch rằng “các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên hầu hết ở Biển Đông cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát nguồn tài nguyên đó, là hoàn toàn bất hợp pháp”.
Đồng thời, Hoa Kỳ cảnh báo “thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình.”
Ngoài ra, Tuyên bố ngày 13/7 của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có 3 điểm đáng chú ý:
Thứ nhất, Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ hành động khẳng định sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng “chân lý thuôc về kẻ mạnh” của Trung Quốc.
Thứ hai, Hoa Kỳ bác bỏ “bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo” mà Trung Quôc đưa ra yêu sách tại quần đảo Trường Sa mà không phương hại đến yêu sách chủ quyền của các quốc gia khác.
Thứ ba, Hoa Kỳ vạch rõ những bãi và đá mà Trung Quốc yêu sách nhưng Hoa Kỳ khẳng đinh chúng thuộc chủ quyền của các quốc gia khác, như Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây của Phi Luật Tân; vùng biển chung quanh Bãi Tư Chính của Việt Nam, cụm bãi Luconia ngoài khơi Malaysia; vùng biển EEZ của Brunei; và Natuna Besar ngoài khơi Indonesia.
Ngoại trưởng Pompeo đưa ra thông cáo báo chí này trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc vì những hành đông vi phạm nhân quyền và dân chủ của Bắc Kinh tại Tân Cương và Hong Kong, mâu thuẫn kinh tế thương mại, chế tài qua lại giữa hai bên, và nhu cầu chính trị nội bộ trong cả hai nước.
Tổng Thống Trump lúc đầu không chống Trung Quốc và không coi nặng “thách thức Trung Quốc.” Ngươc lại, ông muốn ve vãn và đươc ve vãn bởi Chủ tich Tập Cân Bình mà cho đến nay ông vẫn gọi là “môt ngươi bạn rất tốt” (a very, very good friend of mine), đồng ý thiết lâp quan hê nước lớn kiểu mới (a new big power relations) giữa hai nước do Tập đề nghị, và cố gắng ký đươc một thương ước “lịch sử” với Trung Quốc để … làm lịch sử và phục vụ nhu cầu tranh cử của mình.
Tuy nhiên, áp lực của các lãnh đao chính trị và chiến lược gia thuộc cả hai đảng đòi hỏi phải đối đầu với Trung Quốc, vì họ nhận thức rằng không những “hệ thống giá trị” của Trung Quốc đối chọi vơi giá trị của Hoa Kỳ và Tây phương, mà Trung Quốc còn muốn thay thế Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới, buộc chính quyền Trump phải có thái độ cứng răn với Trung Quốc. Đó là chưa kể nhu cầu xây dụng lại lòng tin đang mất dần của nhiều nươc Á châu về khả năng và cam kết của Hoa Kỳ làm một “yếu tố ổn đinh” (stabilizing influence) trong vùng trước sự lấn lướt của Trung Quốc, trước khi quá muộn.
Có một điểm cần lưu ý là, Tuyên bố này bày tỏ thái độ đối kháng Trung Quốc “mạnh nhất của Mỹ từ trước đến nay”, nhưng chúng ta lại không thấy ông Pompeo hứa hẹn bất cứ biện pháp đối phó nào với hành động của Trung Quốc. Tuyên bố này được đưa ra chỉ 4 ngày sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tìm cách trấn an Hoa Kỳ bằng cách khẳng định rằng “Trung Quốc chưa bao giờ có ý đinh thách thức hay thay thế Hoa Kỳ; rằng “chúng tôi không cóp nhặt mô hình ngoại quốc, không xuất cảng mô hình Trung Quốc” vì “Trung Quốc sẽ và không thể trở thành như Hoa Kỳ,”
- Lựa chọn nào cho các nước nhỏ ở Đông Nam Á?
Có một câu hỏi có thể đặt ra là, các nước Á châu-Thái Bình Dương -Ấn Độ Dương nói chung, các nước Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và Việt Nam cũng như các nước khác trong khối ASEAN nói riêng có thể an tâm là nước Mỹ sẽ đứng sau sẵn sàng giúp đỡ, nếu bị Trung Quốc dùng biện pháp quân sự để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hay không.
Câu trả lời đúng mực có lẽ là: Những nước ấy, đặc biệt là các nước nhỏ ở Đông Nam Á phải hết sức cẩn thận với ông Tổng Thống lãnh đạo theo “the art of deal” này.
Môt mặt ông Trump đang bị sức ép của các lãnh đạo chính trị và chiến lươc gia thuộc cả hai đảng đòi phải đối đầu với Trung Quốc. Mặt khác, ông ấy muốn dùng áp lực để ký một thương ước “lịch sử” với Trung Quốc để phục vụ nhu cầu tranh cử của mình và … làm lịch sử.
Điều đình là phải tương nhượng, tương nhương cái gì và tương nhượng đến đâu. Thử xem những lời nói mềm mỏng và khéo léo của Vương Nghi mới đây cùng với triển vọng Trung Quốc nhâp cảng ào ạt nông phẩm của Mỹ có giúp ông Trump trở lại với chính sách lập một “quan hệ nươc lớn kiểu mới” với người mà ông ấy nhận là “a very, very good friend of mine” hay không? Thời điểm quan sát là từ nay cho đến tháng 11.
Như tôi đã trình bày trong môt cuộc phỏng vấn lần trước, nếu Hoa Kỳ thực tâm muốn ủng hộ ASEAN chống sự “bắt nạt” của Trung Quốc như họ nói, thì ít nhất Hoa Kỳ cần phải làm một số việc như sau:
-Thứ nhất, tuyên bố ủng hộ quyền các quốc gia Đông Nam Á khai thác dầu khí trong vùng biển thuôc chủ quyền của họ theo luật quốc tế và luật biển.
-Thứ hai, để hỗ trơ cho lời nói, Hoa Kỳ phải tiếp tục cho tầu chiến, như trường hợp USS Gabrielle Giffords và USS America, biểu dương lực luợng và theo dõi tầu khảo sát địa chất của Trung Quốc đi vào vùng tranh chấp để de dọa và ngăn cản không cho các nước trong khu vực khai thác tài nguyên của họ.
-Thứ ba, tái thương thuyết để gia nhập TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement), sau được đổi là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP – Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), bởi vì nó là môt cái neo kinh tế cho sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Á châu-Thái Bình Dương.
-Thứ tư, phê chuẩn công ước về luật biển 1982 để có tư cách chính thống đòi hỏi Trung Quốc tuân thủ Công ước quốc tế về luật biển.
Riêng đối với Việt Nam, điều kiên thứ nhất đã đươc ngoại trưởng Pompeo khẳng định. Phép thử điều kiện thứ hai là liệu Hoa Kỳ có biện pháp khuyến khích và bảo vệ các công ty dầu khí khai thác tài nguyên của Việt Nam trong vùng Bãi Tư Chính và khu vưc Cá Voi Xanh hay không.