Connect with us

Lịch sử Việt-Mỹ

Tư liệu: Vai trò của Trung Quốc trong Cải cách Ruộng đất thập niên 1950s

Alex Thái Võ

Published on

(Chủ tịch Hồ Chí Minh [giữa] cùng một số lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam [trái] và đoàn Cố vấn Đảng Cộng sản Trung Quốc [phải] ở chiến khu Việt Bắc, Việt Nam, đầu thập niên 1950s)

Lời giới thiệu của PGS. TS. Alex Thái Võ, Trung tâm Việt Nam học, Đại học Kỹ thuật Texas

Cải cách ruộng đất ở Việt Nam từ năm 1953 đến 1956 là một sự kiện lịch sử quan trọng đã gây nhiều tranh cải trong hơn nửa thế kỷ qua. Một trong những chủ đề tranh cãi gây cấn nhất là vai trò của cố vấn Trung Quốc trong việc ảnh hưởng giới lãnh đạo Việt Nam thi hành cải cách ruộng đất.

Cố vấn Trung Quốc La Quý Ba

Bản “Ý kiến sơ bộ về vận động quần chúng năm 1953” của La Quý Ba, người được Bắc Kinh cử sang Việt Nam để trực tiếp cố vấn cho giới lãnh đạo nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH), trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trường Chinh, là một văn bản giá trị vì nó cho thấy những khía cạnh ít được biết đến của mối quan hệ Việt – Trung vào đầu những năm 1950.

Đây là một giai đoạn quan trọng khi VNDCCH, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Lao Động Việt Nam, phụ thuộc nhiều vào mô hình cách mạng của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ) trong việc thực hiện các chính sách quân sự, kinh tế và xã hội của mình.

Các nhà nghiên cứu sử đã tranh luận rất nhiều về mối quan hệ mật thiết và cốt yếu giữa các đồng minh cộng sản này, nhưng họ tìm thấy rất ít bằng chứng tài liệu để chứng minh cho những luận điểm của họ. Bản khuyến nghị của La Quý Ba có thể không phải là tài liệu duy nhất hiện có thể truy cập được để chứng minh mối quan hệ quan trọng giữa hai nước đồng minh, nhưng bản khuyến nghị ấy đáng được xuất bản và tham khảo vì tầm quan trọng của những đề xuất của La Quý Ba trong việc định hình việc thực hiện cải cách ruộng đất của VNDCCH cũng như ảnh hưởng quan trọng của chương trình đó đối với Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và việc củng cố quyền lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Xem bản chụp vản bản tại đây.

***

Ngày 9-10-1952

Văn Phòng

Tổng Bí Thư

Số 241 VP/TBT

 

Kính gửi Bác,

Đồng chí Quý có gửi đến anh Thận bản “ý kiến sơ bộ về vận động quần chúng năm 1953,” vậy anh Thận gửi đến Bác để tham khảo.

Kính thư,

TL/ anh Thận.

Tuan

 

Ý KIẾN SƠ BỘ VỀ VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG NĂM 1953

(Để tham khảo.)

1) Phương châm:

Thẳng tay phát động quần chúng, đả kích thế lực phản động, làm sụt thế lực phong kiến thỏa mãn đòi hỏi của quần chúng cho đúng mức, tổ chức quần chúng tích cực tham gia sản xuất, tích cực tham gia kháng chiến.

2) Nội dung:

a) Tố cáo những Việt gian, ác bá, phản đối những Việt gian, ác bác chiếm giữ và thao túng, tham ô những ruộng đất và tài sản của đình chùa, nhà chung, hộ và phe giáp, tịch thu và phân phối ruộng đất và tài sản của Việt gian và ác bá để chia cho nông dân không có ruộng hay ít ruộng cày cấy.

b) Kiểm tra việc gảm tô và thoái tô. (Nếu kiểm tra ra những địa chủ không theo lệnh giảm tô sau sắc lệnh giảm tô của Chính phủ nhân dân đã công bố thì phải triệt để giảm tô, số tô đã thu quá mức thì phải trả lại cho nông dân.)

c) Thanh toán nợ cũ. (Tiền tức của nông dân nộp cho chủ nợ nếu đã gấp đôi số vốn thì không trả tức nữa mà chỉ trả vốn thôi; nếu số tức đã gấp ba số vốn thì không trả cả vốn lẫn tức nữa, sau khi đã thanh toán xong nợ cũ thì nông dân được thu hồi những văn tự và ruộng cầm, không phải chuộc lại nữa. Nhưng không bao gồm quan hệ vây nợ đi lại có tính chất thương nghiệp.) Phụ chú: chủ nợ là chỉ những địa chủ cho vay chứ không bao gồm quan hệ vay nợ giữa nông dân với nhau.

d) Phân phối những công điền, ruộng nhà, ruộng hộ, ruộng của Việt gian phân phối cho nông dân không có ruộng hay ít ruộng sử dụng một cách công bằng và hợp lý (nhất là đối với những gia đình quân nhân và tử sĩ không có ruộng hoặc ít ruộng).

e) Xóa bỏ những quy định không hợp lý có tính chất phong kiến về rừng núi, thủy lâm, đình chùa, do hội nghị đại biểu nông dân thảo luận và đặt ra quy định hợp lý, do chính quyền địa phương quản lý, hoặc do ủy ban địa phương nhờ nông hội quản lý.

f) Điều tra những ruộng man bao (sic), phản đối đun sự đóng góp cho nông dân. Bình định sản lượng một cách công bằng và hợp lý, sửa chữa những hiện tượng đóng góp quá nặng hoặc quá nhẹ trong việc đóng thuế nông nghiệp.

3) Mục đích và yêu cầu:

Mục đích và yêu cầu là để thực hiện ưu thế chính trị trong nông thôn, củng cố mặt trận thống nhất ở nông thôn, đoàn kết để tăng gia sản xuất, đoàn kết để kháng chiến.

4) Cần nắm vững những khâu chính dưới đây:

a) Cần phải có lập trường vững, thái độ rõ rệt, thấm nhuần phương châm thẳng tay phát động quần chúng, đề phòng và khắc phục những quan điểm tư tưởng không đúng đắn dưới đây, dó là điều kiện trước tiên để phát triển phong trào.

1/ Sợ thẳng tay phát động quần chúng thì sẽ chia rẽ mặt trận thống nhất làm sụt lực lượng kháng chiến. Cần phải biết rõ: chỉ có phát đồng được quần chúng, Đảng đựa vào quần chúng, thì mới có thể làm cho quần chúng phát huy được lực lượng lớn mạnh trong sản xuất và trong cuộc kháng chiến thì mới có thể đập tan âm mưu chia rẽ của địch; thì mới có lực lượng giữ vững cuộc trường kỳ kháng chiến và chuyển sang tổng phản công.

2/ E rằng sẽ làm cho những phần tử lớp trên trong mặt trận thống nhất hoang mang và sợ sệt. Cần phải biết rõ: miễn là nắm vững và thi hành đúng chính sách; sách lược vận dụng được đúng mức; công tác tuyên truyền làm được khá; thực sự phát động được quần chúng, thì đại đa số phần tử lớp trên không đến nổi xảy ra hoang mang và giao động, hoặc hiểu nhầm nhất thời, rút cục thì cũng sẽ ổn định. Còn đối với một số ít phần tử phản động, những người xấu xa của dân tộc ẩn núp trong mặt trận kháng chiến, sau khi quần chúng đã thực sự vùng dậy thì sẽ vạch được mặt nạ của chúng, vì do việc chúng sợ sệt giao động, thậm chí chạy theo địch do (sic), không có hại đến sự nghiệp kháng chiến, mà trái lại chỉ giảm bớt lực lượng phá hoại; đối với mặt trận kháng chiến mà nói, thì không những không bị sụt yếu đi mà trái lại càng củng cố thêm.

3/ E ngại sẽ làm cho giai cấp địa chủ chống lại, phân tán tài sản của họ, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của xã hội ở vùng tự do, anh hưởng đến việc cung cấp vật chất cho bộ đội. Cần phải biết rõ: miễn là chúng ta biết nắm vững chính sách hiện này là “làm yếu thế lực phong kiến, chưa phải là tiêu diệt thể lực phong kiến” cho đúng; và biết nắm đúng sách lược “tranh thủ đa số, cô lập thiểu số, lợi dụng mâu thuẩn, đánh tan từng bọn”; biết nắm đúng phương châm sản xuất kết hợp với vận động quần chúng, và sau khi vận động kết thúc thì kịp thời chuyển sang sản xuất, như vậy sự chống cự của giai cấp địa chủ cũng sẽ không lan tràn được, sự chống cự của một số ít người cũng sẽ có thể kịp thời dập tắt. Dựa vào lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tích cực sản xuất của quần chúng, sẽ cung cấp cho cuộc kháng chiến nguồn nhân lực, vật lực và tài lực vô tận.

Trong phong trào quần chúng, có thể gặp trường hợp thế lực của địa chủ phong kiến lợi dụng một vài thiên hướng quá “tả” trong phong trào, để kêu la ầm ỉ, tổ chức chống lại, thậm chí một số cán bộ ta tư tưởng không trong sạch, lập trường giai cấp không vững, thiếu quan điểm quần chúng, cũng có thể đứng trên lập trường của giai cấp địa chủ để chống cự, cần phải chuẩn bị tinh thần về điều đó và phải có biện pháp xử trí cho được ổn thoả. Đối với những lời kêu la có tính chất phản động của giai cấp địa chủ, phải căn cứ vào lý do mà bác lại, đối với những hành vi chống cự của địa chủ thì phải dựa vào sức mạnh của quần chúng mà đả kích; đối với những hành vi chống cự của một số cán bộ, ngoài việc tiến hành giáo dục đầy đủ trước, sau khi việc chống cự xảy ra thì phải theo tình hình mà thi hành kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước một cách nghiêm ngặt.

b) Theo đòi hỏi cấp bách của quần chúng đông đảo, với tinh thần củng cố và mở rộng mặt trận thống nhất ở thôn quê, đoàn kết để sản xuất, đoàn kết để kháng chiến, chính phủ trung ương cần phải quy định và ban bố chính sách và sắc lệnh cần thiết, nông hội thì cần phải đặt cương lĩnh đấu tranh. Việc đặt ra và ban bố những chính sách, sắc lệnh và cương lĩnh đấu tranh, sẽ có một tác dụng dựa lưng và làm hậu thuẫn cho nông dân. Các cán bộ làm dân vận và các cán bộ đảng, chính, quân, dân khác, đều phải lấy đó làm vũ khí mạnh để phát động quần chúng, giải quyết những thắc mắc trên tư tưởng của quần chúng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh với thế lực phong kiến một cách có phân biệt, và giúp đỡ quần chúng giải quyết các vấn đề trong phạm vi chính sách pháp luật cho phép. Phương pháp dựa lưng và làm hậu thuẫn từ trên xuống dưới kếp hợp với phát động quần chúng từ dưới lên trên là một khâu quan trọng để quyết định cuộc vận động quần chúng thành công hay thất bại.

c) Cần phải tăng cường sự nắm lãnh đạo trong phong trào:

1/ Đối với những đối tượng đấu tranh, đối tượng tịch thu và đối tượng cần xử tử, thì cần phải điều tra kỹ lưỡng, phân tích và nghiên cứu, cần phải nắm nguyên tắc “diện” không nên quá rộng, quá lớn, và cần phải do cơ quan lãnh đạo nhất định và chuẩn y, và phải trải qua thủ tục pháp luật nhất định.

2/ Sách lược đấu tranh cần phải theo nguyên tắc có lý, có lợi, có mức. Và khéo nắm vững và áp dụng sách lược đấu tranh “có đánh có kéo, trong việc đánh lại có kéo.” (Nghĩa là có đã kích, có tranh thủ trong khi đã kích cũng tranh thủ.)

3/ Trong việc lãnh đạo đấu tranh cần phải quán triệt tác phong phát động tư tưởng và đường lồi quần chúng; phản đối lối bao biện làm thay.

4/ Cần phải giáo dục và tổ chức quần chúng nhằm mục đích đoàn kết để sản xuất, đoàn kết để kháng chiến.

5/ Nếu cần sửa chữa hoặc quyết định những vấn đề về chính sách và vấn đề về nguyên tắc lớn thì cần phải xin chỉ thị trước và báo cáo sau khi thi hành.

6/ Phải luôn luôn báo cáo thình hình công tác lên trên để xin chỉ thị. Cấp trên phải luôn luôn kịp thời chỉ đạo cấp dưới một cách cụ thể, mọi phát hiện thiên lệch thì phải sửa chữa kịp thời, và kịp thời giới thiệu, phổ biến những kinh nghiệm hay.

5) Trong vận động quần chúng kết hợp tiến hành việc chấn chỉnh các tổ chức cấp xã:

Để thực hiện ưu thế chính trị của Đảng trong nông thôn, đảm bảo chính sách, sắc lệnh của Đảng và Chính phủ được triệt để thi hành cho đúng, trong cuộc vận động quần chúng cần phải kết hợp với việc chấn chỉnh tổ chức cấp xã – chi bộ đảng, nông hội, chính quyền, vũ trang ở xa v.v…

Hiện nay chi bộ thôn quê của Đảng vẫn ở trong tình trạng bí mật hoặc nửa bí mật; thế lực phản động, thế lực phong kiến trong thôn quê chưa bị đả kích đến một chừng nào; đối với công việc này cơ quan và cán bộ lãnh đạo các cấp còn thiếu kinh nghiệm nhất định. Cho nên trong vận động quần chúng kết hợp với việc chấn chỉnh các tổ chức và công tác ở xã, hiện cần áp dụng phương pháp vững chắc. Do đó, việc vận động quần chúng kết hợp với việc chấn chỉnh tổ chức và công tác của chi bộ ở thôn quê, thì phải áp dụng phương pháp dựa vào những phần tử ưu tứ trong Đảng, mở mang đấu tranh chống khuynh hướng xấu trong Đảng (như chống tư tưởng, lập trường của địa chủ, chống quan điểm và tác phong thoát ly quần chúng, chống tham ô, chống tự tư tự lợi v.v.) đề xướng tư tưởng tự giác (tức là tăng cường giáo dục giai cấp, giáo dục chính sách, giáo dục quan điểm quần chúng, nâng cao giác ngộ giai cấp và trình độ chính sách, quan niệm quần chúng chung v.v.). Kết hợp với việc chấn chỉnh tổ chức mà không áp dụng phương pháp trải qua chi bộ của Đảng, mời quần chúng tham gia cuộc họp của Đảng để cùng nhau thẩm tra đảng viên và cán bộ. Những bước tiến cụ thể là:

a) Trước khi bắt đầu cuộc vận đồng đó, cấp trên phái cán bộ xuống dưới phổ biến trong Đảng về những phương châm chính sách vận động quần chúng, đi sâu vào quần chúng, mở mang phê bình, tự phê bình và đấu tranh tư tưởng trong Đảng, nghe những ý kiến của quần chúng trong và ngoài Đảng đối với cán bộ và đảng viên, trải qua một cuộc thẩm tra sơ bộ, thì cải tạo lại cơ quan lãnh đạo bước đầu, thay đổi những cán bộ mất lập trường giai cấp và thoát ly quần chúng đến nổi quan trọng, tổ chức những phần tử ưu tú trong Đảng thành tập đoàn lãnh đạo để phụ trách lãnh đạo cuộc phong trào vận động quần chúng.

b) Sau khi đoàn cán bộ công tác đã tiến hành việc phổ biến tuyên truyền và giáo dục, thì chia nhau phải xuống các làng tiến hành việc giáo dục tuyên truyền chính sách trong quần chúng cho được sâu và rộng, phát động quần chúng tích cực tham gia. Trải qua việc tuyên truyền giáo dục chính sách nhất định thì có thể do quần chúng bầu đại biểu lên xã hoặc huyện dự hội nghị đại biểu nông dân để tiến hành việc động viên và giáo dục vào sâu thêm, và thảo luận những vấn đề làm thế nào để tiến hành cuộc vận động. Việc bầu đại biểu cần phải nhắm những bần cố nông tốt, có tinh thần tích cực đấu tranh, lập trường giai cấp vững vàng, tác phong đúng đắn, có liên hệ với quần chúng và một số trung nông tốt.

c) Sau khi phong trào quần chúng đã lên, Đảng phải tập trung lực lượng lãnh đạo phong trào quần chúng, đã kích thể lực phản động và thế lực phong kiến và sát hoạch đảng viên vào sâu một bước trong cuộc vận động; chú ý giúp đở những đảng viện lạc hậu hoạt động.

d) Sau khi cuộc vận động quần chúng đã kết thúc, có thể tiến hành một cuộc giáo dục về điều lệ đảng tương đối có hệ thống và mở mang phê bình và tự phê bình, căn cứ vào những cuộc đấu chanh chống khuynh hướng xấu trong Đảng và những cuộc đấu tranh chống thế lực phong kiến ngoài Đảng để nhận xét từng đảng viên đã được thử thách trong những cuộc đấu tranh, rồi phân biệt thẩm tra và xử trí. Nguyên tắc thẩm tra và xử trí là:

– Đối với những phần tử địch dôi (sic) của giai cấp, phần tử gian điệp, phần tử thoái hoá vong bản, mà không sửa chữa được thì quyết không thương tiếc, nhân nhượng, phải thanh trừ khỏi Đảng.

– Đối với những đảng viên và cán bộ tự tư tự lợi, tác phong xấu, thoát ly quần chúng, nhưng trải qua quân chúng phê bình và giáo dục đã bằng lòng sửa chữa sai lầm, sau khi được quần chúng tha thứ thì cho phép sửa chữa sai nhầm, cải thiện quan hệ.

– Đối với những đảng viên hữu danh vộ thực, trải qua những cuộc giáo dục, rèn luyện thực tế trong phong trào quần chúng nếu vẫn chưa đủ điều kiện làm đảng viên, thì có thể khuyên họ rút lui khỏi Đảng. Nếu họ không bằng lòng rút lui khỏi Đảng thì có thể theo nguyên tắc “tạm hoãn” rồi thi hành.

– Đối với những phần tử ưu tủ, tích cực tranh đấu, lập trường quan điểm vững vàng, trung thành với cách mạng, chăm chỉ sản xuất, liên hệ quần chúng, tác phong đúng đắn thì phải mạnh dạn đề bạt lên tham gia công tác lãnh đạo, nếu đã đủ điều kiện thì có thể kết nạp vào Đảng.

Phương pháp chấn chỉnh tổ chức và công tác của nông hội, chính quyền và dân quân du kích xã kết hợp với phong trào quần chúng là bằng cách mở mang phê bình và tự phê bình, sửa chữa tư tưởng, tác phong của cán bộ, giải quyết những thắc mắc của quần chúng đối với cán bộ, tăng thêm đoàn kết giữa hai bên.

Trong thời kỳ đầu và thời kỳ giữa của cuộc vận động phải tập trung lực lượng đấu tranh với thế lực phong kiến nên chỉ kịp thời xử trí những phẩn tử phá hoại cá nhân trở ngại phong trào (những phần tử địch dôi (sic) của giai cấp, những phần tử phản động, phần tử gián điệp). Đối với những cán bộ thường có tư tưởng lệch lạc hoặc có tác phong xấu, thì tạm thời chưa xử trí. Lúc xử trí những phần tử phá hoại nằm vùng đừng để cho quần chúng chuyển mục tiêu đang đấu tranh chống lại thế lực phong kiến sang hướng khác, không để thế lực phong kiến có chỗ lợi dựng để tiến hành phá hoại.

Nếu đã có những điều kiện dưới đây, mới có thể lấy chấn chỉnh tổ chức làm trọng tâm công tác:

1) Ưu thế chính trị của thế lực phong kiến đã căn bản bị đánh đổ;

2) Ưu thế chính trị của quần chúng đã căn bản lập vững;

3) Trong thực tiển của cuộc vận động đã thử thách và nhận xét rõ cán bộ nào tốt hay xấu;

4) Đã xuất hiện rất nhiều phần tử tích cực mới trong quần chúng.

Việc chấn chỉnh các tổ chức cấp xã kết hợp với vận động quần chúng, phải luôn luôn chú ý đề cao sự tỉnh táo chính trị, đề phòng thế lực phong kiến có thể tiến hành cuộc tấn công và phản công lại.

6) Công tác chuẩn bị cuộc vận động quần chúng:

Để cho cuộc vận động quần chúng thu được kết quả mong muốn, không xảy ra hoặc ít xảy ra lệch lạc, cần phải chuẩn bị cho chu đáo và đầy đủ. Công tác chuẩn bị hiện nay phải chú ý những điểm dưới đây:

a) Điều tra nghiên cứu, tìm hiểu tình hình. (Như tình hình quán triệt giảm tô giảm tức và tịch thu ruộng đất của Pháp và Việt gian để phân phối và xử dụng công điền; thế lực địch nguỵ và phong kiến phản động cũng như những đặc điểm và quan hệ nội bộ của chúng; thành phần giai cấp phân chia có đúng không; tình hình các tổ chức và công tác của ta, nhất là tình hình cán bộ v.v…)

b) Chuẩn bị cán bộ, huấn luyện cán bộ. Trung ương nên chuẩn bị điều động và huấn luyện 200 cán bộ, chuẩn bị tổ chức đoàn cán bộ, những cán bộ được điều động huấn luyện phải đảm bảo một phần ba là cốt cán. Cố làm cho những cán bộ hiễu rõ chính sách, phương châm và mục đích yêu cầu của cuộc vận động quần chúng, cũng như những nguyên tắc quan trọng trong các khâu chính. Phải biết liên hệ thực tế áp dụng cụ thể.

c) Tuyên truyền chính sách đại quy mô bằng hình thức và phương thức báo chí, đài phát thanh, yết thị của Chính phủ, cán bộ phụ trách báo cáo trước quần chúng, soạn thành những bài hát v.v. để dược tuyên truyền sâu rộng chính sách, phương châm của cuộc vận động quần chúng.

d) Chuẩn bị tổ chức đoàn cán bộ tiến hành thí nghiệm trọng điểm để rút kinh nghiệm, rồi mới phổ biến; Trung ương nên chuẩn bị hai mươi (20) đoàn cán bộ công tác, ở Việt Bắc và Liên Khu 4 mỗi một liên khu chọn mười xã tiến hành thí nghiệm trọng điểm.

Ngày 3-9-1952

Quý.

 

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ