Connect with us

Kinh tế - Chính trị

“Trật tự Bình thường Mới”: Một số Suy nghĩ về Tình hình Thế giới Hậu-Đại dịch

Ngô S. Đồng Toản

Published on

Tác giả: Nicholas Eberstadt, Cố vấn Cao cấp, Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á, Mỹ (NBR), Giáo sư Kinh tế Chính trị, the American Enterprise Institute (AEI)

Chuyển ngữ: Ngô S. Đồng Toản

Ngày 18 tháng Tư năm 2020

Nicholas Eberstadt đưa ra một cái nhìn sâu về các thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong một thế giới sau đại dịch viêm phổi cấp (gây bởi Virus Corina Vũ Hán). Đây là bài đầu tiên trong loạt bài “Trật tự Bình thường Mới ở châu Á”, nhằm phân tích các cách thức mà đại dịch Covid-19 có thể điều chỉnh, định hình, hay sắp xếp lại thế giới theo nhiều phương diện khác nhau.

Mặc dù chúng ta mới chỉ trải qua mấy tuần của đại dịch Covid-19, cái đã thấy hiển nhiên là nó đã tạo nên một cơn khủng hoảng sâu sắc nhất và căn bản nhất cho Hòa bình và sự Thống trị của Mỹ, mà tập hợp những sắp xếp về kinh tế và an ninh toàn cầu đã gặp phải trong ba thế hệ sau chiến tranh vừa qua.

Chúng ta vẫn đang ở ngay trong giai đoạn “màn sương chiến tranh” của tai ương. Loại coronavirus mới và sự tàn sát khắp thế giới của nó đã tới như một sự bất ngờ chiến lược đối với các nhà lãnh đạo tư tưởng cũng như các nhà ra quyết định chính trị. Quả thật, nó hình như là một sự tương đương trí óc với một cú va chạm hành tinh bất ngờ đối với hầu hết những ai phải đối phó trong môi trường mới không quen thuộc này. Có ít người đã nghiêm túc xem xét đến một trường hợp bất ngờ là, nền kinh tế thế giới có thể bị lung lay tới tận nền móng bởi một căn bệnh truyền nhiễm. Và ngay cả lúc này khi điều ấy đã xảy ra, thì nhiều người vẫn bị mắc trong hệ tọa độ tinh thần của một thế giới không còn tồn tại nữa.

Cái suy nghĩ “tiền chiến tranh” đó hiện đang rành rành ở giai đoạn sớm nhất của cái mà hóa ra có thể là một cuộc khủng hoảng trầm trọng và kéo dài. Hiện ở Hoa Kỳ, chúng ta thấy sau mỗi tuần, các nhà phân tích tài chính đáng kính của Phố Wall và các nhà kinh tế học từ viện hàn lâm luôn đánh giá sai về sự thiệt hại nhất, như chúng ta có thể trông đợi – luôn thiên về hướng lạc quan.

Sau lệnh đóng cửa đất nước vào tháng Ba năm 2020 để “làm phẳng đường cong”[1], những giọng dũng cảm nhất đã dám liều lĩnh nói rằng Hoa Kỳ có thể chạm tỷ lệ thất nghiệp 10% trước khi tình hình tồi tệ nhất qua đi. Với bốn báo cáo hằng tuần về ghi danh mất việc và 22 triệu đơn xin bảo hiểm thất nghiệp sau đó, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã cao hơn cái mốc 15%: nói cách khác là cao hơn mức năm 1931. Vào cuối tháng Tư, chúng ta có thể bị vượt quá hay phá vỡ ngưỡng 20%, đưa chúng ta về mức năm 1935, và mức 1933 (25%) sẽ không còn nghe khó tin nữa. Ngay cả như vậy, các nhà lãnh đạo chính trị và tài chính vẫn nói về một “sự phục hồi hình chữ V” nhanh chóng bắt đầu vào mùa hè, khiến đem chúng ta trở lại tình trạng kinh tế bình thường trong vòng vài tháng. Đây là suy nghĩ trước chiến tranh, và nó ngày càng có vẻ giống với sự tương đương về kinh tế của cách nói trong quá khứ về việc “những đứa trẻ sẽ trở về nhà dịp Giáng sinh” như thế nào.

Hơn nữa, đây là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, và viễn tượng vẫn còn chưa tập trung vào những diễn biến mới ở các cường quốc dẫn đầu và các nền kinh tế lớn khác. Nếu chúng ta cố gắng thực hiện một biện pháp không do dự có tác động trên toàn cầu, thì chúng ta có thể thấy được cả các tin tốt và tin xấu – mặc dù hai mặt là không có cách gì làm cho cân bằng được.

Tin tốt là những nhà làm chính sách trên khắp thế giới đã học được từ Đại suy thoái trước chiến tranh và rất khó bị lặp lại các lỗi trước kia. Thay vì cắt giảm nguồn cung tiền và ép ngân hàng sụp đổ, Hệ thống Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ[2] lần này đang giúp cả thế giới có khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Tương tự, chính sách tài khóa của Mỹ, thay vì cố gắng áp đặt sự khắc khổ nhiều hơn lên một nền kinh tế đã bị đỗ vỡ bên trong thông qua các quỹ cân bằng, thì đang áp dụng học thuyết kinh tế của Keynes một cách phóng túng đến nỗi có thể làm cho chính Keynes giật mình. Với các gói “kích thích” kinh tế đã thông qua trong tháng trước, tỷ lệ thâm hụt ngân sách Mỹ so với GDP của năm nay đã chắc chắn là tương đương với mức Chiến tranh Thế giới Thứ II. Và, ít nhất cho đến nay, chưa thấy có các xung lực kiểu Smoot-Hawley[3] phát ra trên đường chân trời chính trị. Trước đây không lâu, chủ nghĩa bảo hộ đã có những ảnh hưởng dội lại tiêu cực lên hệ thống tài chính và nền thương mại quốc tế vốn đã bị áp lực nghiệm trọng. Niềm tin vào sự quản trị kinh tế của Mỹ và quốc tế đối với đại dịch hiện nay, ít nhất là vào lúc này, được phản ánh – trong số những cái khác – trong những đánh giá lạc quan đáng ngạc nhiên về các chỉ số chứng khoán cả ở Mỹ và nước ngoài.

Tin xấu, mặt khác, lại nằm trong bản chất của chính con virus và trong những tác động của nó tới đời sống con người và những sắp đặt kinh tế xã hội. Covid-19 là một virus cực dễ lây với khả năng gây chết người cao cho những ai bị phơi nhiễm với nó, và nó có thể được truyền bởi các “bệnh nhân siêu lây nhiễm” không có triệu chứng bị bệnh. Hơn nữa, vì bệnh này là từ động vật (nhiễm từ các loài khác) và chủng mới (loài người không có miễn dịch có sẵn), nên đại dịch sẽ lan tràn thế giới để tìm kiếm nạn nhân cho đến khi có một vắcxin hiệu quả được phát minh và sản xuất đại trà – hoặc tới khi có quá nhiều người bị nhiễm để xảy ra sự miễn dịch cộng đồng.

Một thí nghiệm kiểu Darwin để đem lại miễn dịch cộng đồng toàn cầu là không thể tưởng tượng được bởi vì nó có thể gây ra cái chết cho nhiều triệu người. Về các vắc-xin mới, thường phải mất nhiều năm để nghiên cứu ra chúng. Trừ phi có một phép màu, ngay cả một chương trình cấp tốc để hoàn thiện một vắc-xin hiện cũng được cho là phải mất ít nhất một năm, và nó có thể là một năm rưỡi hay lâu hơn trước khi một loại huyết thanh khả dụng sẽ có sẵn đại trà cho công chúng. Hơn nữa, hiện nay các báo cáo xuất phát từ Hàn Quốc cho thấy rằng, những bệnh nhân sống sót cũng có thể có nguy cơ bị tái nhiễm. Nếu vậy, vấn đề đưa ra một chương trình tiêm chủng kéo dài chống lại Covid-19 có thể lại càng trở nên làm thoái chí hơn.

Do đó, các xã hội trên khắp địa cầu đang đối mặt với viễn cảnh phải cách ly và kiểm dịch quay vòng cho đến thời điểm mà một đột phá về công nghệ sẽ cứu họ khỏi tình trạng này. Điều này hình như có ý nghĩa rằng, không chỉ tồn tại một sự cách ly quốc gia đơn lẻ về dân chúng và nền kinh tế để chống đỡ lây nhiễm đại trà, mà nhiều khả năng hơn là sẽ có các đợt cách ly nối tiếp nhau – không chỉ là một cú sốc kinh tế nặng nề mà là một cuộc khủng hoảng tiếp diễn mà nó gây áp lực hiệu quả kinh tế một cách nghiêm trọng đồng thời lên mọi quốc gia trên khắp thế giới.

Mặt trái khả dĩ của cuộc khủng hoảng này xem ra là tàn khốc hơn cho các xã hội giàu có: ngay cả có sự quản trị kinh tế tuyệt vời, thì họ cũng có thể rơi vào những đợt suy thoái khủng khiếp, vừa đau đớn vừa kéo dài. Nhưng tình hình đối với dân chúng ở các nước thu nhập thấp – và với các nước kém phát triển và yếu ớt nhất – có thể là khá thảm khốc. Không chỉ vì các chính phủ ở những nước này kém năng lực hơn nhiều trong việc ứng phó với đại dịch, mà còn vì người dân thiếu ăn và kém sức khỏe là dễ bị chết hơn nhiều. Thậm chí, ngoài những thảm họa nhân đạo mà chúng có thể trực tiếp sinh ra từ đại dịch hung dữ ở những nước nghèo, thì những hậu quả gián tiếp kinh khủng cũng có thể đang nằm đợi phát ra cho những quốc gia dễ bị tổn thương này. Sự sụp đổ của hoạt động kinh tế, bao gồm cả nhu cầu về các hàng hóa như khoáng sản và năng lượng, sẽ hàm nghĩa là thu nhập nhờ xuất khẩu và thanh toán quốc tế cho các nước nghèo sẽ bị đổ vỡ trong những tháng tới và sẽ duy trì ở mức thấp trong một thời gian vô hạn định. Ngoài sự lây nhiễm và đóng cửa, điều này còn có nghĩa là sẽ có sự bùng nổ không thể tránh được về nhu cầu thiết yếu – và dưới các chính phủ được trang bị kém để đối phó với việc này. Trong khi chúng ta có thể hy vọng về điều tốt nhất, thì điều xấu nhất lại có thể tồi hơn rất nhiều những gì mà hầu hết nhà quan sát hiện nay có thể hình dung ra.

Cuối cùng, tất nhiên, chúng ta sẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này thôi. Mường tượng ra “trật tự bình thường mới” hậu khủng hoảng là cực kỳ khó khăn vào lúc còn sớm này – chứ có lẽ không phải là ít có nhu cầu hơn việc hình dung xem thế giới hậu chiến tranh sẽ thế nào, chẳng hạn, từ điểm thuận lợi của mùa thu năm 1939. Do thiếu khả năng nhìn thấy những sự kiện tương lai, chúng ta chỉ có thể nhòm qua kính tối đen vào cái mà có thể là hình thù của những sự kiện sẽ xảy đến trong một trật tự hậu đại dịch. Nhưng cũng không là quá sớm để đưa ra một dự báo an toàn về cái trật tự sắp đến đó, và để xác định ba câu hỏi quan trọng nhưng vẫn chưa thể trả lời, mà các câu trả lời cho chúng sẽ hứa hẹn định hình trật tự ấy một cách dứt khoát.

Dự báo an toàn là, vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ vẫn là nơi của quyền lực kinh tế, chính trị, và quân sự toàn cầu – và sẽ duy trì như vậy trong ít nhất một thế hệ tới, cũng có thể lâu hơn nữa. Hiện tại, các quốc gia thuộc tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) chiếm đến 60% GDP thế giới và gần một nửa thương mại toàn cầu. Nếu chúng ta kể thêm Ấn Độ, là nước không phải thành viên APEC, vào bảng kê đó, thì ưu thế kinh tế của khu vực này lại càng có vẻ át hẳn. APEC cộng với India sẽ chiếm nhiều phần – có lẽ là hầu hết – sản sinh tri thức trong thế giới ngày nay. Bằng các đại lượng không chính xác một cách cần thiết như các bài báo trên những tạp chí khoa học có đánh giá của chuyên gia, các tác giả từ vùng APEC+Ấn Độ chịu trách nhiệm cho khoảng ba phần năm của sản lượng toàn cầu hiện nay. Chỉ có một quốc gia với năng lực quân sự toàn cầu thực sự (Hoa Kỳ) là một phần của khu vực, trong khi chỉ có hai chính phủ khác là có những tham vọng chiến lược toàn cầu (China và Nga). Ngoài những nước này, Ấn Độ và (trời ơi) Bắc Triều Tiên là những nước có vũ khí nguyên tử. Lúc này, tiềm lực hạch tâm kết hợp của tất cả các cường quốc hạch tâm bên ngoài khu vực APEC+Ấn Độ (Pháp, Anh, Pakistan, và Israel) càng thêm nhỏ bé bởi những kho chứa nguyên tử bên trong nó.

Trừ phi bị một tai họa rất lớn thực sự (một sự cố mà có thể được công nhận là do số phận gây ra, xét đến hoàn cảnh hiện tại), thì không thể thấy được cấu trúc nhà nước hay khu vực nào mà có thể thay thế cho vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như một trung tâm của quyền lực thế giới trong thời gian trước mắt. Một ngày nào đó, châu Phi có thể về lý thuyết sẽ trở thành một địch thủ về chiếm ưu thế địa chính trị, nhưng ngày đó còn rất xa đến nỗi một kịch bản như vậy vào lúc này có lẽ chỉ nên được mô tả bởi các nhà văn viết tiểu thuyết khoa học.

“Liệu đại dịch Covid-19 có làm chấm dứt thời kỳ toàn cầu hóa thứ hai bắt đầu từ 1945 không, giống như Thế Chiến I đã dẫn đến cái chết của giai đoạn toàn cầu hóa thứ nhất (1870-1914)?”

Về những câu hỏi đang còn hiển hiện để định hình trật tự toàn cầu mới, thì câu thứ nhất liên quan đến quy mô và tính chất của cái mà chúng ta quen gọi là “toàn cầu hóa” trong những năm và thập kỷ sắp tới. Liệu đại dịch Covid-19 có làm chấm dứt thời kỳ toàn cầu hóa thứ hai bắt đầu từ 1945 không, giống như Thế Chiến I đã dẫn đến cái chết của giai đoạn toàn cầu hóa thứ nhất (1870-1914)?

Vào thời điểm còn sớm hiện tại của đại dịch, cần phải đủ dũng cảm (hay ngốc nghếch) để đánh giá một cách tự tin rằng, một cái kết thúc cho những thiết chế xã hội có ảnh hưởng sâu rộng như hiện nay (phục vụ tích hợp nền kinh tế thế giới) là không thể đơn giản xảy ra. Nói như thế, ít nhất cho đến nay, sẽ có vẻ như là rất nhiều thứ mà chúng chưa từng bị sai lỗi cũng sẽ phải bị sai lỗi, và đồng thời quét sạch những nền móng của các mạng lưới thương mại, tài chính, thông tin liên lạc, công nghệ, văn hóa v.v…, mà chúng đã có mặt để kết nối sâu sắc các xã hội trên khắp thế giới hôm nay. Như thế chẳng khác gì phải có một chuỗi liên tục, chảy như thác, và không suy giảm của những điều sai lầm chính trị toàn thế giới – không loại trừ những phiêu lưu quân sự – để mà thiêu trụi cấu trúc này.

Mặt khác, cũng khó để biết làm thế nào một thế giới sau đại dịch sẽ đứng dậy và đi tiếp với thương mại, tại chính, và quản trị toàn cầu như thể là đã chưa có gì nhiều xảy ra cả trong suốt năm 2020. Thậm chí với những giả thuyết lạc quan nhất – tức là, các giả thiết trong đó thời kỳ thứ hai của toàn cầu hóa sống sót được từ cú đánh nặng nề của Covid-19 – thì rất nhiều thứ vẫn sẽ phải khác đi một cách đáng kể. Cho tới khi xuất hiện một tương lai sinh trắc học, hậu-riêng tư thế nào đó, thì sự di chuyển tương đối tự do của nhân dân qua các biên giới quốc gia vẫn sẽ là một điều khó thực hiện. “Davos” vẫn giữ vững là một từ có vẻ cổ/là lạ, phần nào giống quốc tế ngữ “Esperanto” khi mà các lợi ích quốc gia và chủ nghĩa dân tộc về kinh tế lên ngôi trở lại. Chuỗi cung ứng quốc tế sẽ có xu hướng được thuê làm trong nội địa, mặc cho chi phí hữu hình trực tiếp liên quan đến sản xuất và lợi nhuận. Đồng thời, cuộc khủng hoảng hiện tại có thể phá vỡ và hủy diệt những mô hình kinh doanh thiếu hiệu quả cũ mà chúng đã sống lâu hơn tính hữu dụng của mình: những nhà kho “thùng lớn” và các phố mua sắm lớn, văn phòng không sản xuất (nhưng lôi cuốn về mặt xã hội học), công ty luật (với sự định giá kiểu Sô-viết về các dịch vụ của nó trên cơ sở đầu vào chứ không phải là đầu ra), và có lẽ cả trường đại học liên minh và kiểm soát giá cả, v.v…

Ở phương diện khác, sự hủy diệt mang tính sáng tạo mà cuộc khủng hoảng gây ra cuối cùng sẽ tạo rất nhiều cơ hội cho sự đổi mới và cải tiến năng động về năng suất, miễn là các nguồn lực từ các công cuộc kinh doanh không hiệu quả hay phá sản được tái phân phối cho các mục đích mới hứa hẹn hơn. Xin lấy một ví dụ, lợi nhuận về viễn thông sẽ có thể là cao, khiến khích lệ những đột phá ấn tượng. Các nền kinh tế hậu-đại dịch khắp thế giới cũng sẽ cần mọi sự tăng cao năng suất mà họ có thể lấy ra từ đổi mới công nghệ và tổ chức – vì chúng hầu như chắc chắn sẽ bị thúc ép bởi một gánh nặng lớn hơn nhiều về nợ công so với hiện nay. Hơn nữa, với các xu hướng về nhân khẩu học hiện nay và viễn tượng về giảm đáng kể di dân, thì việc sút giảm lực lượng lao động và già hóa rõ rệt của dân số nhiều nước có lẽ sẽ là điểm đặc trưng của ngày càng nhiều nền kinh tế trong vùng APEC-và-Ấn Độ cũng như phần còn lại của thế giới, và không chỉ trong các xã hội có thu nhập cao. Nhật Bản có thể trở thành một hình mẫu trong trường hợp này, nhưng không phải theo một cách tốt lắm: việc tránh “Japan hóa” có thể trở thành một mối bận tâm của các nhà làm chính sách, các học giả uyên thâm, và các khối quần chúng trong một kỷ nguyên có ước vọng giảm đi về toàn cầu hóa.

Một câu hỏi lớn thứ hai về thế giới sau đại dịch là liên quan đến China: cụ thể hơn, phần còn lại của cộng đồng quốc tế sẽ đối xử như thế nào với nhà nước ngày càng hùng mạnh nhưng có vấn đề về bản chất này?

Thế giới vẫn chưa tiến hành một cuộc điều tra khoa học đặc biệt được ủy nhiệm về nguồn gốc của đại dịch coronavirus, một việc hiển nhiên là cần thiết cấp bách. Tuy nhiên, có ít nghi ngờ rằng trách nhiệm nặng nề về khủng hoảng sức khỏe và kinh tế toàn cầu mà chúng ta đang phải đối phó là đặt lên Đảng cộng sản China CCP – và ở một mức độ nhẹ hơn nhưng hoàn toàn không nhỏ, lên những cộng tác viên của China bên trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Phải chăng CCP đã đặt sức khỏe của nhân dân China lên trên chính mình – phải chăng CCP đã ứng xử như một xã hội mở hay tuân theo các quy tắc minh bạch quốc tế – không có câu hỏi là số lượng người chết toàn cầu do đại dịch Covid-19 lại chỉ bằng một phần con số đã được báo cáo chính xác cho đến nay. Các nhà dịch tễ học của Đại học Southampton ở Anh cho rằng thiệt hại có thể đã được kiềm chế chỉ ở mức 5% của thực tế mà chúng ta đã phải gánh chịu với một chiến dịch ứng phó khẩn trương (và trung thực) đối với đại dịch Vũ Hán. Nếu ước tính đó là quá mức chính xác, thì nó lại tạo ra cảm giác về cái giá mà thế giới đã phải trả cho những ưu tiên và quy trình làm việc chuẩn của CCP. Chúng ta cũng đã biết về tội đồng lõa của Tổ chức Y tế Thế giới ở các cấp cao nhất của nó trong việc mua thời gian cho Bắc Kinh khi chế độ này tìm cách nhào nặn câu chuyện về cái đã xảy ra ở Tỉnh Hồ Bắc.

“…thế giới sau đại dịch sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc cuối cùng phải đấu tranh với một vấn đề lâu dài đang nảy nở: thế lưỡng nan đáng sợ của việc tích hợp toàn cầu mà không có sự đoàn kết”.

Có thể có câu chuyện là, nếu cuộc khủng hoảng này đã chỉ xảy ra một lần – khủng khiếp như là một thảm kịch. Đáng tiếc, vấn đề là ở chỗ, nó không là việc chỉ xảy ra một lần, và thực tế là không thể nào. Cốt lõi của bi kịch là một sự thật không thoải mái lắm nhưng không thể tránh được: CCP đơn giản là không chia sẻ cùng các lợi ích và tiêu chuẩn như là cộng đồng quốc tế mà nước này đã được tích hợp vào một cách trọng yếu và triệt để. Hơn nữa, có ít bằng chứng cho thấy rằng sự tích hợp vào nền kinh tế thế giới và quản trị toàn cầu đã giúp “đổi mới” chế độ China, với nghĩa là đưa nền chính trị và ứng xử của nước này đến gần hơn những tiêu chí chấp nhận được bởi các nước phương Tây. Trái lại là khác: trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình, chính trị China đã rõ ràng rời xa khỏi sự hội nhập khi chế độ này chỉ tập trung vào việc hoàn thiện một nhà nước giám sát được khống chế bởi “chủ nghĩa toàn trị thị trường” (một hệ thống tính điểm tín dụng xã hội, được vận hành bởi dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, và hơn thế nữa).

Do vậy, thế giới hậu đại dịch sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc cuối cùng phải đấu tranh với một vấn đề lâu dài đang nảy nở: thế lưỡng nan đáng sợ của việc tích hợp toàn cầu mà không có sự đoàn kết. China được liên kết chặt chẽ với mọi nền kinh tế trong khối APEC+India, cũng như với các nước khác trên thế giới. Các lợi ích của China cũng được nối kết sâu vào phần lớn guồng máy định chế mà nó được sinh ra để tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế. Làm thế nào mà các quốc gia còn lại trong cộng đồng quốc tế xoay xở được để bảo vệ các lợi ích của họ (bao gồm các lợi ích về an ninh y tế, nhưng không chỉ có thế) trong một thế giới như vậy? Có thể xác định chính xác và cách ly cẩn thận mọi khu vực mà trong đó các giao dịch cùng có lợi với CCP là thật sự xảy ra, và lập hàng rào ngăn mọi thứ khác, được không? Hay là cái ảnh hưởng độc tài của CCP sẽ làm hại, làm biến chất, và làm xuống cấp những định chế này, đồng thời chế ngự hay đầu độc các cơ hội hợp tác và phát triển kinh tế quốc tế tự do thực sự sau đại dịch Covid-19?

Cuối cùng, nhưng không kém quan trọng, có câu hỏi về sự sắp đặt của Hoa Kỳ trong một thế giới hậu đại dịch.

Ngay trước khủng hoảng Covid-19, có một việc không bí mật gì là Hoa Kỳ – mà nói đúng ra là người Mỹ – đã ngày càng trở nên miễn cưỡng trong việc gánh vác trách nhiệm lãnh đạo thế giới trong một trật tự toàn cầu mà Washington đã có công tạo ra, và sức mạnh của Mỹ là không thể thiếu được trong việc hỗ trợ trật tự ấy. Tuy nhiên, thái độ hoài nghi và ghét bỏ mà với nó những người đề xướng chủ nghĩa quốc tế của Mỹ đang ngày càng được chào mừng tại nhà, lại không được hoàn toàn giải thích bằng những gốc rễ lịch sử sâu xa của chủ nghĩa biệt lập ở nước ta. Cũng không thể mô tả nó một cách tùy tiện như là cơn bộc phát khác về bệnh hoang tưởng và tâm lý phản trí thức của những người bình dân, như những học giả kiểu Hofstadter trong tầng lớp trí thức hay huyênh hoang hiện nay muốn có nó.

Sự bất mãn đó với các nghĩa vụ quốc tế lớn của nước ta đã bị bóp méo mạnh với tình trạng kinh tế xã hội. Với những người nằm ở nửa dưới thấp của đất nước, những mối bất bình với thực trạng (mà nó không ngẫu nhiên lắm bao gồm một cam kết chính trị mạnh về nền Hòa Bình kiểu Mỹ) chắc chắn là không đánh lừa. Trong hơn hai thế hệ vừa qua, khoản điều chỉnh thường kỳ về giá ở Mỹ đã bị đổ vỡ đối với nhiều người. Ngay trước khủng hoảng Covid-19, tại đỉnh dự báo của chu kỳ kinh doanh, tỷ lệ công việc cho đàn ông Mỹ ở tuổi làm việc (nhóm tuổi 25-54) đã hơi bị thấp hơn so với năm 1939, lúc gần kết thúc Đại Suy thoái. Thật khó yên lòng rằng tình hình đáng báo động này lại thu hút tương đối ít sự quan tâm từ tầng lớp bàn bạc và ra quyết định (nhiều người trong số họ còn không có sự hiểu biết riêng rõ rệt về việc tầng lớp lao động sống ra sao, do cái bong bóng ngăn cách nổi tiếng của Charles Murray [4].

Gây không ít bối rối hơn cái tỷ lệ việc làm cho đàn ông Mỹ, là xu hướng ảm đạm trong việc tạo ra của cải cho những người nghèo hơn. Theo ước tính của Cục Dự trữ Liên bang, giá trị thực trung bình của các hộ gia đình thuộc giai tầng dưới ở Hoa Kỳ là thấp hơn vào năm 2019 so với năm 1989 khi Bức tường Berlin sụp đổ. Theo những ước tính này, trên thực tế, giá trị ròng của những hộ gia đình ấy thấp hơn khoảng một phần ba vào năm 2019 so với ba thập kỷ trước. Những người bỏ phiếu từ các hộ gia đình này có thể cáo lỗi nếu họ được nhắc để hỏi rằng sự “kết thúc Chiến tranh Lạnh” huyền thoại đã làm được gì cho họ. Hãy nhớ lại rằng những người Mỹ này đã chứng kiến ​​sự suy giảm giá trị thuần của hộ gia đình trong một thời kỳ khi tổng giá trị tài sản ròng danh nghĩa ở Hoa Kỳ tăng vọt lên gần 80 nghìn tỷ đô la – trung bình gần 250.000 đôla cho mỗi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở nước ta hiện nay. Kể từ khi Covid-19 xuất hiện trên đất chúng ta, giá trị tài sản ròng của giai tầng bên dưới ở Mỹ lại còn giảm xuống hơn nữa, vì khoản nợ của họ đã tăng lên và giá trị tài sản của họ (chủ yếu là nhà) giảm đi. Có thể mất khá nhiều thời gian trước khi bảng cân đối kế toán của những gia đình đó sẽ được trở lại “thuận lợi” như năm 2019.

Ở Hoa Kỳ, trách nhiệm theo hiến pháp trong việc nhận được sự đồng thuận của giới cầm quyền cũng áp dụng với những người thấp cổ bé họng, ngay cả khi họ tình cờ thỏa hiệp với đa số cử tri. Và trong một thế giới hậu đại dịch, thậm chí sẽ càng khó hơn để thuyết phục số đông lao động rằng nền kinh tế toàn cầu hóa và những vướng mắc quốc tế khác sẽ thực sự vận hành có lợi cho họ.

Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ muốn tạo ra sự ủng hộ trong nước rộng rãi cho trật tự Hòa Bình kiểu Mỹ, thì họ cần phải nghĩ ra một công thức nhằm đem đến thịnh vượng cho tất cả. Một nghị trình như vậy, tất nhiên, có thể thắng lợi dựa trên chính nó, dù có hay không để mắt tới an ninh quốc tế. Thiếu một lịch trình đáng tin như vậy, sự ủng hộ rộng rãi cho vai trò lãnh đạo quốc tế của Mỹ sẽ càng thêm để ngỏ cho câu hỏi về Hoa Kỳ sau đại dịch. Mối nguy mà sự ủng hộ đang giảm đi trong nội địa Mỹ đó đặt ra đối với trật tự thế giới hiện tại, là không được phép coi nhẹ. Nếu hoặc khi trật tự Hòa Bình Mỹ bị phá hủy, thì sự kết thúc của nó có thể không phải là do các mối đe dọa từ bên ngoài, mà có lẽ là do các áp lực từ bên trong.

Chú thích của người dịch

[1] Đường cong biểu diễn số lượng ca lây nhiễm theo thời gian. Việc làm phẳng đường cong là nói đến các biện pháp cách ly cộng đồng để giữ cho số ca bệnh hàng ngày ở một mức kiểm soát được đối với dịch vụ y tế (ND)

[2] U.S. Federal Reserve System – Gồm 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang trên toàn nước Mỹ, và có Hội đồng thống đốc có trụ sở tại Washington D.C., dưới sự giám sát của Ngân hàng Dự trữ Liên bang (ND)

[3] Smoot-Hawley Tariff Act: Các cuộc chiến thương mại đã diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Herbert Hoover ký Đạo luật Thuế quan năm 1930, thường được gọi là đạo luật Smoot-Hawley. Động thái này của Mỹ đã mở đường cho sự lây lan của chủ nghĩa bảo hộ trên toàn thế giới và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.

[4] Charles Murray cho rằng có một giai cấp trên mới mà nó hoàn toàn bị đứt kết nối với người Mỹ da trắng trung bình và văn hóa Mỹ nói chung. Khái niệm “bong bóng Charles Murray” (Charles Murray’s bubble) phản ánh khái niệm này. Người đọc có thể tham gia một bài khảo sát gồm 25 câu hỏi, in trong cuốn sách năm 2012 của ông nhan đề “Quốc gia rệu rã: Nước Mỹ của người Mỹ da trắng từ 1960 – 2010”, để biết cái bong bóng ngăn cách của mình dày ra sao.

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ