Connect with us

Lịch sử Việt-Mỹ

Tài liệu giải mật của Hoa Kỳ về lịch sử Việt Nam (kỳ 1 – thi hành hiệp định Geneva)

US Vietnam Review

Published on

Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ: Gần đây, các cơ quan chính phủ Mỹ, đặc biệt là CIA, đã giải mật nhiều tài liệu, báo cáo liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ sẽ lần lượt giới thiệu các tư liệu này.

Dưới đây là một báo cáo tóm tắt (Information brief) của CIA ngày 16/03/1955, giải mật vào năm 2016, đăng trên CIA Library, liên quan đến việc thực thi Hiệp định Geneva 1954, cung cấp những thông tin để độc giả ngày nay hiểu thêm về lựa chọn chính trị của các bên ở giai đoạn này, dẫn đến các diễn biến lịch sử sau đó. 

Tư liệu này giúp chúng ta hiểu nhận thức của Mỹ về miền Bắc Việt Nam đương thời và các chính sách họ hoạch định tương ứng với nhận thức đó. 

Information Brief: VIET MINH VIOLATIONS OF THE GENEVA AGREEMENTS

Sau ba tháng đàm phán, vào ngày 21 tháng 7 1954, các bên tham gia hội nghị Geneva đã ký hiệp định đình chiến tại Đông Dương và thông qua tuyên bố chung. Hiệp định Geneva quy định quá trình rút quân và tập kết quân đội một cách trật tự, cấm tăng cường vũ trang, thực hiện đình chiến giữa các bên và việc tự do di chuyển giữa hai vùng. Tất cả đặt dưới sự kiểm soát của Ủy ban Kiểm soát Quốc tế (International Control Commission – ICC). Là một trong những bên ký hiệp định nhưng Việt Minh đã vi phạm các nội dung của Hiệp định và cản trở công việc của ICC. Các vi phạm gồm:

  1. Không hoàn thành việc rút quân đội và trang thiết bị
  2. Tuyển dụng và đào tạo quân đội Lào
  3. Vi phạm lệnh ngừng bắn
  4. Tiếp tục kiểm soát Lào về mặt chính trị
  5. Nhập khẩu thêm vũ khí quân trang
  6. Ngăn chặn dòng người vào Nam
  7. Không từ bỏ kiểm soát chính trị ở các vùng phi cộng sản
  8. Tiếp tục giam giữ tù nhân chính trị và tù nhân chiến tranh

Dưới đây là một vài thông tin sơ lược. Chi tiết của Báo cáo này tại CIA Library.

  1. Không rút hoàn toàn quân đội và trang thiết bị (Trang 2 và 3)

– Nhiều cán bộ Việt Minh đóng giả dân thường để tiếp tục tuyển quân và qua mắt ICC.

– Những quân nhân này ở lại vùng Việt Nam tự do với tư cách đặc vụ của Hồ Chí Minh và nhận hướng dẫn để chống lại một cách có hệ thống với nhân sự và quân đội Nam Việt Nam.

– Đầu tháng 3/1955 (…) 3000 quả mìn cũng được phát hiện tại Quảng Ngãi chỉ thời gian ngắn sau khi Việt Minh rút đi.

– Tại Lào, Việt Minh để lại lực lượng ước tính khoản 4000, cải trang thành thường dân, đồng thời trộn nhiều người Lào trong lực lượng để duy trì hoạt động Cộng sản ngầm.

– Tại Campuchia, các quan chức nước này cho rằng 2500 quân đội Việt Minh di tản chỉ chiếm một nửa lực lượng thật ở nước này.

– Không có bên thứ ba nào chứng kiến việc giải giáp lực lượng kháng chiến Khmer (Khmer resistance force) do Việt Minh tiến hành, không có bất kỳ nhóm lực lượng kháng chiến Khmer nào ra đầu hàng chính quyền trung lập, cũng như đăng ký thẻ căn cước để đi bầu.

  1. Tuyển dụng, đào tạo quân đội Lào, kiểm soát Lào về chính trị (Trang 4)

– Có ít nhất 4000 công dân Lào đã bị cưỡng bức xung quân và gửi đi Bắc Việt để đào tạo Cộng sản và tuyên giáo (indoctrination).

– Việc bắt cóc công dân Lào nói trên diễn ra sau đình chiến. Quan chức Lào và Pháp cũng như ICC không đủ thời gian để ngăn chặn. Việc tuyển quân cưỡng bức này cũng là một kỹ thuật khét tiếng từng sử dụng bởi quân nổi dậy Cộng sản Hy Lạp 5 năm trước. (trang 3)

– Chính phủ Pathet Lao, bù nhìn của Việt Minh từ 1949, đã kiểm soát 2 tỉnh Bắc Lào: Phong Saly và Sam Neua về mặt chính trị và quân sự. Mặc dù Pathet Lào đã ký tại hội nghị công nhận quyền kiểm soát của chính phủ Lào, lực lượng này dưới chỉ dẫn của quan thầy Việt Minh, tiếp tục tấn công Chính phủ Lào để giành quyền kiểm soát.

– Lãnh đạo Pathet Lao không giấu giếm sự thực là họ đang nỗ lực để đưa đến quyền kiểm soát của cộng sản. Họ tuyên truyền rằng mình là dân tộc chủ nghĩa, Chính phủ Lào bị Pháp kiểm soát, việc tấn công Chính phủ Lào không phải xâm lược, và họ sẽ mang lại bình đẳng cho tất cả người Lào.

  1. Vi phạm lệnh ngừng bắn (Trang 5)

– Hàng loạt cuộc tấn công của cộng sản Pathet Lao vào lực lượng hoàng gia Lào đã diễn ra. Nghiêm trọng nhất là tấn công ngày 12/1 vào Nong Khang và Houei Thao ngay sau chuyến thanh tra của ICC.

– Ngày 17/08/1954, 1 nhóm quân VM tấn công nhóm tuần tra người Việt ở Đức Phong, Kiến An (Hải Phòng).

– Ngày 27/07/1954, Việt Minh tấn công tiền đồn Mung Moc và Khoai Lao ở Quảng Yên (Quảng Ninh).

– Ngày 07/08/1954, Việt Minh dẫn đắt dân làng tấn công lực lượng Việt Nam tại Tân Thành, Tây Giang, Đông Giang.

  1. Nhập khẩu vũ khí

– Quân dụng như đạn dược, pháo, phương tiện vận chuyển đã được đưa vào Bắc Việt số lượng lớn qua biên giới với Trung Quốc. (Hiệp định Geneva cấm). Đường biên giới Việt Trung dài giúp việc chuyển lậu vũ khí tránh khỏi tầm quan sát của ICC.

– Từ khi đình chiến, số lượng nhập lậu vũ khí từ Trung Quốc vào Bắc Việt: 1500 trận địa pháo và pháo phòng không, 500 súng cối, 9000 vũ khí tự động, 500 súng không giật, 30 xe tăng hạng nhẹ (trang 8)

  1. Ngăn chặn di tản vào Nam (trang 5,6,7,10)

– Việt Minh xử lý những người dân miền Bắc Việt Nam mong muốn di chuyển vào Nam tương tự như như tội phạm.

– Việt Minh ngăn trở số lượng lớn người di chuyển bằng thuyền, bằng cách phá huỷ thuyền bè, bắn tỉa, ngăn cách trẻ em khỏi cha mẹ.

– Tháng 11/1954, hơn 6000 người tị nạn từ Bùi Chu và Phát Diệm, bị Việt Minh ngăn cấm di tản hợp pháp, đã đến bờ biển bằng mọi cách có thể và được cứu thoát đến các con tàu Pháp đang chờ gần bờ.

– Sự biến ở Ba Láng tháng 1 năm 1955, do ICC báo cáo sau chuyến điều tra thực địa tại Ba Láng để xác minh việc Việt Minh ngăn cản người dân di cư vào Nam.

+ Trước khi đoàn ICC đến hiện trường, Việt Minh dàn dựng một vụ xung đột giữa giáo dân và quân đội, tạo cớ bắt giữ linh mục và nhiều người khác. Cho đến giữa tháng 2, nhưng người này vẫn còn bị giam cầm.

+ Khi ICC tới Ba Láng, Việt Minh tung người của mình tạo thành đám đông la ó lấn át tiếng giáo dân, ngăn cản họ trao đổi với ICC.

+ Theo báo cáo của ICC, Việt Minh không thông báo cho người dân biết Điều khoản 14d (tự do di chuyển).

– Cuộc điều tra ở Lưu Mỹ của ICC: Cuộc điều tra này kết thúc ngày 19/02 đã xác nhận rằng từ 9 đến 13 tháng 1, quân đội và du kích tấn công vùng Công giáo, giết chết 14 người, trong đó có 1 trẻ em và 1 người bị tra tấn, 22 lãnh đạo bị bắt, 1 tra tấn, 10 dân làng bị thương. Điều này buộc dân chúng phải tổ chức tự vệ vào đầu tháng Một. Du kích cản trở giáo dân tiếp cận đoàn điều tra của ICC và cấm họ rời Lưu Mỹ. Cả 69 giấy phép di tản được trưng ra đều là giả.

  1. Kiểm soát chính trị ở các vùng phi cộng sản (Trang 8 và 9)

– Cán bộ Việt Minh tiếp tục ở lại sau vĩ tuyến 17 để duy trì vùng kiểm soát trên thực tế tại những địa phương mình kiểm soát.

– Ước tính chỉ có 14 ngàn trong số 20 ngàn cán bộ Việt Minh di tản khỏi Plaine des Joncs (vùng Đồng Tháp Mười).

– Tại Lào, Việt Minh tăng cường tuyên truyền cộng sản theo cách của Trung Quốc và Nga, bao gồm phát hình ảnh Stalin, Malenkov, Mao, Hồ

– Việt Minh tăng cường tuyên truyền khái niệm bầu cử “tự do và dân chủ” kiểu Cộng sản.

  1. Giam giữ tù nhân chính trị và tù nhân chiến tranh (Trang 7)

– Đến 4/9/1954, Việt Minh trả 11.000 quân Pháp, phía Pháp trả hơn 3000 người Việt. Nhưng có hàng ngàn người Việt vẫn bị Việt Minh giam giữ. Việt Minh áp dụng chiến thuật giam giữ để tẩy não của Nga đối với tù nhân Đức và Nhật trong thế chiến thứ hai, để biến họ thành Cộng sản.

Continue Reading

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ