Kinh tế - Chính trị
Sự hình thành tín ngưỡng Hồ Chí Minh: truyền thống Việt Nam và các biến tướng (Phần 1)
Published on
By
Olga Dror(Ảnh: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh của tỉnh Bạc Liêu. Hầu hết các địa phương đều có đền thờ như vậy. Ngoài ra, nhiều tỉnh thành ở Việt Nam còn có đền thờ các lãnh tụ phong trào cộng sản cấp địa phương)
Tác giả: Olga Dror, Giáo sư sử học tại Texas A&M University.
Bản gốc: Establishing Hồ Chí Minh’s Cult: Vietnamese Traditions and Their Transformations, The Journal of Asian Studies, Vol. 75, No. 2 (MAY 2016), pp. 433-466
Người dịch: Nguyễn Tiến Trung
Tóm tắt
Sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh được tôn vinh là trung tâm của một tôn giáo chính trị mới được thành lập và cuối cùng đã trở thành một phần của bức tranh tôn giáo Việt Nam. Bài viết này truy tìm nguồn gốc của tín ngưỡng Hồ Chí Minh và vai trò của chính ông trong việc củng cố hình ảnh của ông không chỉ với tư cách là vị lãnh tụ của dân tộc, mà còn là Bác, người đứng đầu đại gia đình dân tộc Việt Nam. Việc xem xét tiểu sử đầu tiên (tự truyện) của Hồ Chí Minh, đã giúp khám phá một số cách thức được sử dụng để đạt được những kết quả này.
Sự sùng bái Hồ Chí Minh đã biến đổi quốc gia và thay đổi truyền thống văn hóa Việt Nam. Nó được sử dụng để khiến người dân làm quen với trật tự mới, tạo ra cũng như duy trì lòng trung thành của người dân đối với các ban bệ chính phủ mới thành lập. Bài viết này xem xét quá trình Hồ Chí Minh đã đi từ vị trí chủ nhân của sự sùng bái đến việc mất kiểm soát và trở thành vật liệu của chính nó.
“TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ? Nhân dân cần một vị thần”, Tổng thư ký Đảng Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin nói với nhà văn Mikhail Sholokhov vào năm 1933 khi ông đang xóa sổ các truyền thống tôn giáo ở Liên Xô (Monefiore 2004, 139).1
Như đã xảy ra ở nhiều quốc gia khác, nơi các Đảng Cộng Sản lên nắm quyền, những người cộng sản Việt Nam đã gạt bỏ các vị thần vốn có từ trước khi họ thiết lập chế độ cai trị ở miền Bắc Việt Nam, vì những vị này không phù hợp với mục tiêu chính sách và ý thức hệ của họ. Khoảng đất trống đã trở thành một Olympus mới để hỗ trợ Đảng và nhà nước đạt được mục tiêu của mình.
Thay cho các vị thần được tôn thờ vì sức mạnh siêu nhiên, Olympus mới ở Việt Nam, cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác, là nơi sinh sống của con người, trong lịch sử và đương đại, được coi là những vị thần được ban cho sức mạnh siêu nhiên – một hiện tượng được gọi là tôn giáo chính trị.
Emilio Gentile, một học giả người Ý và là nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực tôn giáo chính trị, đã định nghĩa đây là “sự thánh hóa của một hệ thống chính trị được thiết lập dựa trên độc quyền quyền lực, sự độc thoại ý thức hệ không thể bị thách thức, cũng như sự phục tùng bắt buộc vô điều kiện của cả cá nhân và tập thể đối với mệnh lệnh của nó. Do đó, một tôn giáo chính trị không khoan nhượng, xâm lấn và theo chủ nghĩa cơ yếu (tuân thủ nghiêm ngặt các tín điều), đã mong muốn thấm nhuần mọi khía cạnh của đời sống cá nhân và đời sống tập thể của xã hội” (Gentile 2006, xv).
Các tôn giáo chính trị nổi lên cùng với chính trị quần chúng và xuất hiện trong các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp (xvi), nhưng chúng đã phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XX cùng với chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao.
James Gregor, một nhà khoa học chính trị và một chuyên gia nghiên cứu về chủ nghĩa phát xít, gợi ý rằng hồi kết của chiến tranh vào năm 1945 “không báo hiệu sự biến mất hay sự suy giảm vai trò của các tôn giáo thế tục đối với cuộc sống của nhân loại. Chiến tranh kết thúc đã khởi đầu một thời kỳ mới trong lịch sử của các tôn giáo thế tục”.
Theo ông, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản đã trở thành hai biểu hiện phổ biến nhất của sự thần thánh hóa chính trị vào thời điểm đó, và những hình thức ấn tượng nhất là những hình thức “tự nhận mình là người theo chủ nghĩa Mác nói chung và người theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin nói riêng” (Gregor 2012, 226 –27).
James Gregor viết rằng Liên Xô và các quốc gia vệ tinh của mình đã “chiều theo một đức tin chung và hiện thân trong một “Nhà lãnh đạo” có nhiệm vụ bảo vệ và thúc đẩy sự chính thống” và “một hệ thống giám sát đối với giáo dục, xuất bản, chuyển giao thông tin và liên lạc dân sự” (Gentile 2006, xix; Gregor 2012, 228).
Do đó, danh sách những cá nhân là tâm điểm của các tôn giáo chính trị trong những năm trước chiến tranh và trong chiến tranh, chẳng hạn như Lenin, Stalin, Mussolini và Hitler, đã mở rộng sang những năm sau chiến tranh với nhiều người mới đứng đầu các chế độ toàn trị, chẳng hạn như Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên, Nicolae Ceausescu ở Romania, Enver Hoxha ở Albania, và Mengistu Haile Mariam ở Ethiopia.
Những nhân vật này đã trú ngụ trên các đỉnh Olympus mới và trở thành đại diện cho hệ thống chính trị mà họ là một phần trong đó. Là trung tâm của các tôn giáo chính trị mới được thành lập, họ tận hiến để dẫn dắt người dân quen với trật tự mới cũng như tạo ra và duy trì lòng trung thành của người dân đối với ban bệ chính phủ mới thành lập.
Việt Nam cũng vậy. Bộ mặt, cả mặt tiền và trung tâm của hệ thống chính trị cộng sản và tôn giáo chính trị ở Việt Nam, chính là Hồ Chí Minh.
Chú thích
- Họ hàng của Stalin, Maria Svanidze, nhớ một dị bản khác của cụm này khi Stalin nói với bà vào năm 1935 rằng: “Người dân cần một Sa hoàng, một ai đó để thần tượng, để sống và làm việc vì người đó.” (Radzinsky 1997, 355).
Tư liệu tham khảo
ARCHERS, JULES. 1971. Hồ Chí Minh: Legend of Hanoi. New York: Crowell-Collier Press.
BLANC, MARIE-EVE. 2005. “Vietnamese in France.” In Encyclopedia of Diasporas: Immigrant and Refugee Cultures Around the World, eds. Carol R. Ember, Melvin Ember, and Ian A. Skoggard, 1158–68. New York: Springer.
BROCHEUX, PIERRE. 2000. Ho Chi Minh. Paris: Presses de Sciences Po.
——. 2003. Hô Chi Minh: Du révolutionnaire à l’icône [Ho Chi Minh: From revolutionary to icon]. Paris: Éditions payots.
——. 2007. Ho Chi Minh: A Biography. Translated by Claire Duiker. Cambridge: Cambridge University Press.
BROOKS, JEFFREY. 2000. Thank You, Comrade Stalin! Soviet Public Culture from Revolution to Cold War. Princeton, N.J.: Princeton University Press.
——. 2003. “Stalin’s Politics of Obligation.” Totalitarian Movements and Political Religions 4(1):47–68.
BÙI TÍN. 1995. Following Ho Chi Minh: The Memoirs of a North Vietnamese Colonel.
Translated by Judy Stowe and Do Van. Honolulu: University of Hawaii Press.
BURCHETT, WILFRED. 1972. Ho Chi Minh, an Appreciation. New York: Wilfred Burchett Fund in association with the Guardian.
CHÍNH LUẬN [POLITICAL DISCUSSION]. 1965. “Ngày 19-5-65, miền Bắc cộng sản đã dàn cảnh sinh nhật họ Hồ để che dấu sự xâu xé nội bộ” [May 19, 1965, communist north stages Hồ Chí Minh’s birthday to conceal internal rupture]. May 20 or 21
(dates on the microfilm are cut off), 1, 3.
COSTELLO, FRANCIS J. 1995. Enduring the Most: The Life and Death of Terence MacSwiney. Dingle, Kerry, Ireland: Brandon.
CỨU QUỐC [SALVATION OF THE COUNTRY]. 1946a. “Điện văn mừng Hồ Chủ-tịch của vệ quốc đoàn Hà-nội” [Telegram congratulating President Ho from the National Army]. 244.
May 20.
——. 1946b. “Nhân ngày sinh-nhật Hồ Chủ-tịch hầu khắp đại biểu các giới và toàn thể
Thiếu-niên, nhi-đồng của Hà-nội đã đến mừng thọ Hồ Chủ-tịch” [On the occasion of President Hồ’s birthday representatives of almost all groups and of all youth and children came to wish longevity to President Hồ]. 244. May 20.
DAILY NEWS. 1948. “Vietnam Workers Arrested in Marseilles.” February 4.
DAUM, PIERRE. 2009. Immigrés de force: Les travailleurs Indochinois en France (1939–
1952) [Force of immigrants: Indochinese workers in France (1939–1952)]. Paris: Actes sud.
DE TRÉGLODÉ, BENOÎT. 2000. “Les relations diplomatiques Hanoï-Moscou-Pékin à travers les documents (1950–1954)” [The diplomatic relations of Hanoi-Moscow-Beijing through documents (1950–1954)]. Revue Historique des Armées 4:55–62.
DUIKER, WILLIAM. 2000. Ho Chi Minh. New York: Hyperion.
FENN, CHARLES. 1973. Ho Chi Minh: A Biographical Introduction. New York: Scribner.
FIGUÈRES, LEO, and CHARLES FOURNIAU, eds. 1970. Ho Chi Minh, notre camarade [Ho Chi Minh, our comrade]. Paris: Éditions sociales.
GASPARD, THU TRANG. 1992. Ho Chi Minh à Paris, 1917–1923 [Ho Chi Minh in Paris, 1917–1923]. Paris: L’Harmattan.
GENTILE, EMILIO. 2006. Politics as Religion. Translated by George Staunton. Princeton, N.J.: Princeton University Press.
GILL, GRAEME. 1980. “The Soviet Leader Cult: Reflections of the Structure of Leadership in the Soviet Union.” British Journal of Political Science 10:167–86.
GOSCHA, CHRISTOPHER. 2003. “La survie diplomatique de la République Démocratique du Vietnam: Le doute Soviétique effacé par la confiance Chinoise (1945–1950)?”
[The diplomatic survival of the Democratic Republic of Vietnam: Soviet doubt erased by Chinese trust (1945–1950)?]. Approches Asie 18:19–52.
——. 2006. “Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945–1950).” Journal of Vietnamese Studies 1(1–2):59–103.
GREGOR, A. JAMES. 2012. Totalitarianism and Political Religion: An Intellectual History.
Stanford, Calif.: Stanford University Press.
HÀ MINH ĐỨC. 1985. Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh [Literary works of Ho Chí Minh]. Hanoi: Nxb khoa học xã hội.
HÀ VĂN TẤN. 1993. Chùa Vietnam Buddhist Temples. Hanoi: Nhà xuất bản khoa học xã hội.
HALBERSTAM, DAVID. 1971. Ho. New York: Random House.
HANDACHE, GILBERT, ed. 1970. Ho Chi Minh: L’homme et son message [Ho Chi Minh: The man and his message]. Paris: Le nouveau planète.
HANNIGAN, DAVE. 2010. Terence MacSwiney: The Hunger Strike that Rocked an Empire.
Dublin: O’Brien Press.
HÉMERY, DANIEL. 1990. Ho Chi Minh: De l’Indochine au Vietnam [Ho Chi Minh: Indochina in Vietnam]. Paris: Gallimard.
——. 1992. “Jeunesse d’un colonisé, genèse d’un exil, Ho Chi Minh jusqu’en 1911”
[Youth of a colonized, genesis of an exile: Ho Chi Minh until 1911]. Approches-Asie 11:83–155.
HỒ CHÍ MINH. 1978. Về vai trò và nhiệm vụ của thanh niên [On the role and the tasks of youth]. Hanoi: Nxb sự thật.
——. 1989. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh [Testaments of President Hồ Chí Minh].
Hanoi: Ban Chấp hành Trung ương, Đảng cộng sản Việt Nam.
[HỒ CHÍ MINH: NO. 1 TRAITOR OF HIS COUNTRY] 1965.
Saigon: Nha tác động tâm lý, Bộ Thông tin tâm lý chiến ban hành.
HO TAI, HUE-TAM. 1995. “Monumental Ambiguity.” In Essays into Vietnamese Pasts, eds.
Keith Weller Taylor and John K. Whitmore, 272–88. Ithaca, N.Y.: Cornell Southeast Asia Program Publications.
HOÀNG KIM ĐÁNG. 2007. “Bác Hồ bắt nhịp bài ca kết đoàn” [Uncle Hồ conducts the solid-arity song]. Nhân dân, May 15. http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/di-san/item/
3915902-.html (accessed February 15, 2016).
HOÀNG NGUYÊN. 1991. “Tôi tham gia đoàn cán bộ đối ngoại đầu tiên đi Đông Nam Á” [I participated in the first delegation of foreign service cadres to go to Southeast Asia].
Nghiên cứu Đông Nam 1:51–56.
HOBSBAWM, ERIC. 1983. “Introduction: Inventing Traditions.” In The Invention of Tradition, eds. Eric Hobsbawm and Terence Ranger, 1–15. Cambridge: Cambridge University Press.
L’HUMANITÉ. 1947. May 21.
HUY ĐỨC. 2012. Bên thắng cuộc [The winning side]. 2 vols. Los Angeles, Calif.: OsinBook.
HUỲNH KIM KHÁNH. 1982. Vietnamese Communism, 1925–1945. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press.
JAPAN AND AMERICA. 1902. “Tencho-Setsu: The Emperor’s Birthday.” 2(8):25–26.
KALGOORLIE MINER. 1948. “Delegate Arrested in Paris.” February 3.
KEENE, DONALD. 2002. Emperor of Japan: Meiji and His World, 1852–1912. New York: Columbia University Press.
KIRKUS REVIEW. 1971. “Ho.” March 1. https://www.kirkusreviews.com/book-reviews/
david-halberstam/ho/ (accessed July 28, 2014).
KOBELEV, EVGENIY V. 1979. Ho Shi Min [Ho Chi Minh]. Moscow: Molodaya gvardia.
KUN, MIKLÓS. 2003. Stalin: An Unknown Portrait. Budapest: Central European University Press.
LACOUTURE, JEAN. 1967. Hô Chi Minh. Paris: Éditions du seuil.
——. 1968. Hô Chi Minh: A Political Biography. Translated by Peter Wiles. New York: Random House.
LAN, T. 1961. Vừa đi đường vừa kể chuyện [Stories told on the trail]. Nhân dân (2602–10, 2685–86, 2688, 2691–94).
LEESE, DANIEL. 2007. “The Mao Cult as Communicative Space.” Totalitarian Movements and Political Religions 8(3–4):623–39.
THE LIFE OF STALIN: A SYMPOSIUM. 1930. New York: Workers’ Library Publishers.
LYOTARD, JEAN-FRANÇOIS. 1984. The Postmodern Condition: A Report on Knowledge.
Translated by Geoff Bennington and Brian Massumi. Minneapolis: University of Minnesota Press.
MAROUDA, MARINA. 2013. “The Unending Death of an Immortal: The State Commemoration of Hồ Chí Minh in Contemporary Việt Nam.” South East Asia Research 21(2): 303–21.
MARR, DAVID G. 1995. Vietnam 1945: The Quest for Power. Berkeley: University of California Press.
——. 2013. Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946). Berkeley: University of California Press.
MITTER, RANA. 2008. “Maoism in the Cultural Revolution: A Political Religion?” In The Sacred in the Twentieth-Century Politics: Essays in Honour of Professor Stanley G. Payne, eds. Roger Griffin, Robert Mallett, and John Tortorice, 143–65. Basing-stoke, England: Palgrave Macmillan.
MOHAN, S. DAS. 1951. Ho Chi Minh: Nationalist or Soviet Agent? Bombay: Democratic Research Service.
MONEFIORE, SIMON SEBAG. 2004. Stalin: The Court of the Red Tsar. New York: Vintage.
NEW YORK TIMES. 1964. “Planes Scatter Nehru Ashes.” June 13.
NGÔ SĨ LIÊN. 1993. Đại Việt sử ký toàn thư [Complete historical annals of Great Việt].
Hanoi: Nxb Khoa học xã hội.
NGUYỄN KHÔI. 2013. “Trần Dân Tiên thực là ai?” [Who is the real Trần Dân Tiên?]. September 26. http://nguyentrongtao.info/2013/09/26/tran-dan-tien-thuc-la-ai/ (accessed February 20, 2016).
NGUYEN, LIEN-HANG. 2012. Hanoi’s War: An International History of War for Peace in Vietnam. Chapel Hill: University of North Carolina Press.
NGUYỄN THẾ ANH. 1983. “Du rêve mandarinal au chemin de la révolution: Hồ Chi Minh et l’École Coloniale” [From mandarinal dream to the path of revolution: Ho Chi Minh and the Colonial School]. Ðường Mới 1:8–25.
——. 1990. “L’intinéraire politique de Hô Chi Minh” [The political path of Ho Chi Minh]. In Ho Chi Minh: L’homme et son heritage [Ho Chi Minh: The man and his heritage], ed. Marcel Bénichou, 12–38. Paris: Ðường mới.
NGUYEN VAN CUONG. 2013. “Mavzolei Ho Shi Mina – Tvorenie Vietnamo-Rossiyskoi druzhby” [Ho Chi Minh’s mausoleum – Creation of the Vietnamese-Russian friendship]. In Rossiysko-Vietnamskie otnoshenia: Sovremennost’ i istoria
[Russian-Vietnamese relations: Modernity and history], eds. E. V. Kobelev and V. M.
Mazyrin, 396–406. Moscow: Institute of Far Eastern Studies.
NHÂN DÂN [PEOPLE]. 1955. “Điện mừng sinh nhật Hồ Chủ-tịch” [Congratulatory telegrams on the occasion of President Ho’s birthday]. 448. May 25.
O’CALLAGHAN, ANTÓIN. 2000. The Lord Mayors of Cork: 1900 to 2000. Cork, Ireland: Inversnaid Publications.
PELLEY, PATRICIA M. 2000. Postcolonial Vietnam: New Histories of the National Past.
Durham, N.C.: Duke University Press.
PRAVDA [TRUTH]. 1923. April 22.
——. 1926. April 22.
——. 1927. April 22.
——. 1928. April 22.
——. 1929. December 21.
——. 1935. April 22.
——. 1939a. December 21.
——. 1939b. December 22.
——. 1940. April 22.
——. 1941. December 18.
——. 1942. April 22.
——. 1944. April 22.
——. 1945. April 22.
——. 1946. April 22.
——. 1947. April 22.
QUINN-JUDGE, SOPHIE. 1993. “Hô Chi Minh: New Perspectives from the Comintern Files.” Việt Nam Forum 14:61–81.
——. 2002. Ho Chi Minh: The Missing Years, 1919–1941. Berkeley: University of California Press.
RADZINSKY, EDVARD. 1997. Stalin. Moscow: Vagrius.
RAGEAU, CHRISTIANE PASQUEL. 1970. Ho Chi Minh. Paris: Éditions universitaires.
RAMESH, RANDEEP. 2008. “60 Years On, Gandhi’s Ashes Laid to Rest.” Guardian, January 31. http://www.theguardian.com/world/2008/jan/31/india.international (accessed June 29, 2015).
RENAUD, JEAN. 1949. Ho-Chi-Minh, Abd-El-Krim et cie [Ho Chi Minh, Abd El Krim and company]. Paris: G. Boussac.
RETTIG, TOBIAS. 2012. “From Subaltern to Free Worker: Exit, Voice, and Loyalty among Indochina’s Subaltern Imperial Labor Camp Diaspora in Metropolitan France, 1939–1944.” Journal of Vietnamese Studies 7(3):7–54.
ROUS, JEAN. 1947. Le conflit Franco-Vietnamien [The Franco-Vietnamese conflict]. Paris: Les documents populaires.
RUSSIAN STATE ARCHIVE OF SOCIAL AND POLITICAL HISTORY. 1950. “Pismo V. G. Grigoriana na imia I. V. Stalina po povodu 60-letia Ho Shi Mina” [Letter from V. G. Grigorian to I. V. Stalin regarding Hồ Chí Minh’s sixtieth birthday]. May 1. Ossobaya Papka
[Special dossier]. File 17, op. 163, d. 1549.
SAINTENY, JEAN. 1970. Face à Ho Chi Minh [Faced with Ho Chi Minh]. Paris: Édition seghers.
——. 1972. Ho Chi Minh and His Vietnam: A Personal Memoir. Translated by Herma Briffault. Chicago: Cowles Book Company.
SELIVANOV, IGOR N. 2014. Stalin, Ho Shi Min i “delo” Chan Ngok Dana: Fakty, hipotezy, arhivnye dokumenty [Stalin, Ho Chi Minh, and the “affair” of Tran Ngoc Danh: Facts, hypothesis, archival documents]. Kursk, Russia: Kursk State University.
STUHLMANN, MANFRED. 1960. Ho-chi-Minh: Ein leben für Vietnam [Ho Chi Minh: A life for Vietnam]. Berlin: Dietz verlag.
TAGLIAZUCCHI, PINO. 2004. Ho Chi Minh: Biografia politica (1890–1945) [Ho Chi Minh: Political biography (1890–1945)]. Torino, Italy: L’Harmattan Italia.
TRẦN DÂN TIÊN. 1949. Hu Zhiming zhuan 胡志明傳 [Stories about Hồ Chí Minh]. Translated by Zhang Nianshi 張念式 and Trương Niệm Thức. Shanghai: Bayue chubanshe.
——. 1955. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch [Vignettes of President Ho’s life and activities]. Hanoi: Nxb văn nghệ.
——. 1958a. Glimpses of the Life of Ho Chi Minh, President of the Democratic Republic of Vietnam. Hanoi: Foreign Languages Publishing House.
——. 1958b. Rasskazy o zhizni i deiatelnosti Prezidenta Kho Shi Mina [Stories about the life and activities of President Hồ Chí Minh]. Translated by V. I. Karpov. Moscow: Izdatelstvo inostrannoy literatury.
——. 1959. Nukilan dari kehidupan Ho Chi Minh, presiden Republik Demokrasi Vietnam [Vignettes from the life of Ho Chi Minh, president of the Democratic Republic of Vietnam]. Jakarta: Pembaruan Publishing House.
——. 1960. Anekdotoj pri la vivo de Prezidanto Ho Chi Minh [Stories of President Hồ
Chí Minh’s life]. Translated by Nguyen Minh Kinh. Hanoi: Fremdlingva Eldonejo Publications.
——. 1972. Avec l’Oncle Ho [With Uncle Ho]. Hanoi: Éditions en langues étrangères.
TRẦN ĐƯƠNG. 2014. “Tấn ảnh Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn” [Uncle Hồ’s picture of conducting the Solidarity Song]. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, http://www.
nxbctqg.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4504:tm-nh-bac-
h-bt-nhp-bai-ca-kt-oan&catid=120:hc-tp-va-lam-theo-tm-gng-o-c-h-chi-minh&Itemid=
603 (accessed February 15, 2016).
TRẦN NGỌC DANH. 1949. Tiểu sử Hồ Chủ tịch [Biography of President Hồ]. Paris: Chi-hội Liên-Việt tại pháp. Archives Nationales d’Outre-Mer, Aix-en-Provence, fonds du Haut Commissariat de l’Indochine: SPCE, carton 370.
VƯƠNG LỘC and VƯƠNG KÍNH. 1965. Về quê Bác [Going to Uncle’s native place]. Hanoi: Nxb Kim Đồng.
——. 1970. Về quê Bác [Going to Uncle’s native place]. 2nd ed. Hanoi: Nxb Kim Đồng.
WORTHING, PETER. 2001. Occupation and Revolution: China and the Vietnamese August Revolution of 1945. Berkeley, Calif.: Institute of East Asian Studies.
Bạn có thể thích
Về giao thông và dự án xe lửa cao tốc ở Việt Nam
Giới thiệu sách “12 Bản của The Federalist Papers: Những Kiệt tác luận về Hiến Pháp Hoa Kỳ và chính quyền của dân, do dân, và vì dân.”
Về lịch sử và chiến lược xây dựng hệ thống xe lửa cao tốc ở Trung Quốc
Tranh siêu nghịch đảo : khả thể bốn chiều và sự mở rộng các biên độ
PHỎNG VẤN ĐOÀN VIẾT HOẠT
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A)
Tư liệu lịch sử: Hốt xác đồng bào tử nạn trên ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’ 1972
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B)
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C)
“Người cộng sản” Ngô Đình Nhu – Điểm sách “Cộng đồng không tưởng tượng: Chủ nghĩa đế quốc và văn hóa ở miền Nam Việt Nam”
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ
-
Kinh tế - Chính trị1 năm trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần A)
-
Tư liệu lịch sử3 năm trước
Tư liệu lịch sử: Hốt xác đồng bào tử nạn trên ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’ 1972
-
Kinh tế - Chính trị1 năm trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần B)
-
Kinh tế - Chính trị1 năm trước
Kinh tế Việt Nam từ 2010 đến 2023 và con đường phía trước (phần C)
-
Lịch sử Việt-Mỹ4 năm trước
“Người cộng sản” Ngô Đình Nhu – Điểm sách “Cộng đồng không tưởng tượng: Chủ nghĩa đế quốc và văn hóa ở miền Nam Việt Nam”
-
Kinh tế - Chính trị4 năm trước
Vụ án Nhân văn Giai phẩm: Thụy An, một số phận bi thảm
-
Kinh tế - Chính trị5 năm trước
Tư liệu: Thư Trần Phú gửi Quốc tế cộng sản, phê phán Nguyễn Ái Quốc 17-4-1931
-
Tư liệu lịch sử3 năm trước
Đảng phái quốc gia Việt Nam, 1945-1954 – Lời kể của nhân chứng